Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo điều kiện cho việc hình thành một số hình thức mới
trong quan hệ quốc tế (QHQT) khi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thoát ra khỏi ảnh
hưởng và khuôn mẫu của tư duy và mô hình hai phe, hai ch ế độ. Ngoài các mô hình sẵn
có, các quốc gia lớn nhỏ với hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau trên thế giới đã
không ngừng tìm ra các phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh ho ạt để thúc
đẩy quan hệ với nhau. Một trong các hình thức quan hệ mới đó là việc thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược giữa các quốc gia.
Chuyên đề cơ chế hợp tác an ninh lần này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu đề tài: mô hình
quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước lớn và nước lớn với nước nhỏ. Do thời
gian có hạn cũng một phần do kiến thức còn hạn hẹp. Chúng tôi hy vọng với việc nghiên
cứu 2 mô hình trên sẽ làm rõ một số khía cạnh về mô hình đối tác chiến lược như: khái
niệm, mục đích, các mô hình đối tác chiến lược. Đặc biệt nhấn mạnh vào những điểm
chung và những điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại hình quan hệ đối tác chiến lược nước
lớn- nước lớn và nước lớn- nước nhỏ.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước lớn và nước lớn với nước nhỏ (lấy cụ thể 2 mô hình quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc- Mỹ và Việt Nam - Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ chế hợp tác an ninh
NHÓM 13
Chủ đề:
Mô hình quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước lớn
và nước lớn với nước nhỏ ( lấy cụ thể 2 mô hình quan hệ đối tác
chiến lược Trung Quốc- Mỹ và Việt Nam- Trung Quốc)
Mục lục
I, Lý thuyết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1, Khái niệm về quan hệ đối tác chiến lược .................. Error! Bookmark not defined.
2, Các mô hình quan hệ đối tác chiến lược ................... Error! Bookmark not defined.
3, Lý do hình thành mô hình đối tác chiến lược ............ Error! Bookmark not defined.
II. So sánh mô hình quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn- lớn( Trung- Mỹ) và
nước lớn với nước nhỏ( Trung- Việt) ............................ Error! Bookmark not defined.
1. Điểm giống nhau ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Tính thiết thực: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tính ổn định lâu dài: .............................................. Error! Bookmark not defined.
2. Điểm khác nhau ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Lợi ích các nước ở mỗi mô hình là khác nhau ..... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đặc điểm mô hình quan hệ ................................. Error! Bookmark not defined.
III. Đánh giá, nhận xét ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Đánh giá chung về hai mô hình .............................. Error! Bookmark not defined.
2. Hiệu quảmột số điểm hạn chế và triển vọng của mô hình ..... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Vấn đề Đài Loan trong mô hình quan hệ giữa TQ- Mỹ ........ Error! Bookmark not
defined.
2.2. Tranh chấp Biên giới lãnh thổ trong mô hình quan hệ giữa VN- TQ…………….20
Kết Luận………………………………………………………………………………...21
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………..22
Lời mở đầu
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo điều kiện cho việc hình thành một số hình thức mới
trong quan hệ quốc tế (QHQT) khi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thoát ra khỏi ảnh
hưởng và khuôn mẫu của tư duy và mô hình hai phe, hai chế độ. Ngoài các mô hình sẵn
có, các quốc gia lớn nhỏ với hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau trên thế giới đã
không ngừng tìm ra các phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt để thúc
đẩy quan hệ với nhau. Một trong các hình thức quan hệ mới đó là việc thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược giữa các quốc gia.
Chuyên đề cơ chế hợp tác an ninh lần này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu đề tài: mô hình
quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước lớn và nước lớn với nước nhỏ. Do thời
gian có hạn cũng một phần do kiến thức còn hạn hẹp. Chúng tôi hy vọng với việc nghiên
cứu 2 mô hình trên sẽ làm rõ một số khía cạnh về mô hình đối tác chiến lược như: khái
niệm, mục đích, các mô hình đối tác chiến lược. Đặc biệt nhấn mạnh vào những điểm
chung và những điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại hình quan hệ đối tác chiến lược nước
lớn- nước lớn và nước lớn- nước nhỏ.
I, Lý thuyết
Nếu như trước chiến tranh lạnh các nước chủ yếu hợp tác với nhau dựa trên mô hình
những liên minh, cộng động an ninh, tổ chức an ninh, qua đó đánh giá qua khả năng có
thể trợ giúp nhau về quân sự để răn đe hoặc trừng phạt một liên minh đối lập, tăng cường
sức mạnh quân sự bằng biện pháp hợp lực thì sau chiến tranh lạnh các nước hợp tác lại
với nhau trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thông qua việc xây
dựng các hình thức hợp tác thích hợp và đều bị ràng buộc bởi những hình thức hợp tác đó.
Các hình thức hợp tác mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu, khiến cho việc hợp tác trở
nên chặt chẽ.
1, Khái niệm về quan hệ đối tác chiến lược
Về lý thuyết, các mối quan hệ đối tác chiến lược đều là dạng quan hệ hợp tác với mức độ
phát triển cao hơn hợp tác thông thường và mở rộng hoặc đi sâu thêm trên nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Có thể định nghĩa mối quan hệ đối tác chiến lược như sau : Đối tác chiến lược chỉ mối
quan hệ hợp tác quan trọng vừa có tính hướng vào những mục tiêu cụ thể vừa có hàm ý
về mong muốn quan hệ lâu dài
Nếu coi hợp tác là một quá trình thì việc các nước hợp tác với nhau sẽ đem lại những lợi
ích hữu hình như kinh tế, thương mại, an ninh…Tuy nhiên, ở mức độ vô hình, hợp tác sẽ
làm sáng tỏ ý đồ trước mắt và lâu dài của các bên, tăng sự ràng buộc về lợi ích từ một
lĩnh vực rồi lan sang các lĩnh vực khác để từ đó làm cho việc kết thúc hợp tác trở nên khó
khăn hơn.
2, Các mô hình quan hệ đối tác chiến lược
Trong các mối QHQT, quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập giữa :
- Các nước lớn với nhau
- Các nước nhỏ với nhau
- Một nước lớn và một nước nhỏ
- Một nước với một tổ chức quốc tế/ cơ chế đa phương
Một số mô hình quan hệ đối tác giữa nước lớn với nhau:
- ĐTCL mang tính xây dựng: TQ- Mỹ
- ĐTCL hướng tới thế kỉ XXI: Nga- Trung Quốc; TQ- Mỹ
Một số mô hình quan hệ đối tác giữa nước nhỏ với nhau :
- Hợp tác toàn diện: Viêt Nam- Cuba
Một số mô hình quan hệ đối tác giữa nước lớn với nước nhỏ:
- Hợp tác toàn diện: Việt Nam- Trung Quốc( 2008); Việt Nam- Nhật Bản…
- Quan hệ đối tác ổn định và bền vững: Tuyên bố chung Việt Nam- Hoa Kì
(21.6.2005)
- Tuyên bố chung về xây dựng Quan hệ đối tác chiến lược hướng tới thế kỉ XXI:
Nga và Việt Nam (4.1996)
3, Lý do hình thành mô hình đối tác chiến lược
Tìm đến mô hình đối tác chiến lược xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có:
- Lợi ích của các bên khi tham gia hợp tác (kinh tế, an ninh…)
- Để cùng chống lại mối đe dọa hoặc sức ép từ bên ngoài
- Các quốc gia muốn tăng vị thế của mình trong QHQT
- Các bên tham gia hy vọng quan hệ đối tác chiến lược có thể sử dụng làm nền cho
việc thúc đẩy quan hệ tiến triển và lâu dài hơn nữa.
II. So sánh mô hình quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn- lớn( Trung- Mỹ) và
nước lớn với nước nhỏ( Trung- Việt)
1. Điểm giống nhau
1.1. Tính thiết thực:
Thực tế cho thấy, tính thiết thực ở chỗ khi xác lập quan hệ hai nước là quan hệ đối tác
hay đối tác chiến lược của nhau, các nước đều xác định sẽ đi vào hợp tác trong những
việc cụ thể và trên một hoặc nhiều lĩnh vực nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của
từng nước và từng kiểu cặp quan hệ. Đầu tiên các nước có thể sẽ phát triển quan hệ theo
chiều rộng mà trước hết là trên cơ sở “xây dựng lòng tin” và dần dần từng bước đi vào
phát triển theo chiều sâu nâng tầm quan hệ thành đối tác chiến lược.Trong quá trình hợp
tác, các nước đều thực hiện những lợi ích chiến lược riêng phục vụ những lợi ích của
từng quốc gia trên cơ sở đàm phán hòa bình, hợp tác hữu nghị chia sẻ với những lợi ích
chung của cả hai quốc gia. Kể cả với mô hình đối tác chiến lược hai nước lớn hay giữa
một nước lớn với một nước nhỏ, hai nước đều xây dựng mối quan hệ với nhau một mặt
đem lại lợi ích cho cả đôi bên( mục tiêu chung) như tăng vị thế và ảnh hưởng, mặt khác
mỗi nước đều những lợi ích chiến lược riêng như mục tiêu phát triển.
Tính thiết thực trong quan hệ hợp tác thể hiện rõ nhất trong nhu cầu hợp tác về kinh tế
giữa các nước. Thay vì xu thế đối đầu, hợp tác là cầu nối tạo ra bầu không khí đối thoại
giữa các nước trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng,…Dù là mô hình
quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lớn với nhau; nước lớn- nước nhỏ hay nước
nhỏ- nước nhỏ đều cho thấy hợp tác về kinh tế là sự cần thiết, đem lại lợi ích cho nhau,
ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau trong những vấn đề quốc tế và khu vực. Thêm vào đó,
với mô hình quan hệ đối tác giữa một nước lớn và một nước nhỏ, yếu tố lợi ích kinh tế là
rất quan trọng với sự phát triển của nước nhỏ và nước lớn đã lợi dụng con bài kinh tế để
tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Sự phân tích hai là cặp quan hệ Mỹ –Trung và Việt- Trung sau đây sẽ cho minh chứng
rõ nhận định này.
1.1. Tính ổn định lâu dài:
Các bên tiến hành những dự án hợp tác cụ thể nhưng đều có ý định duy trì quan hệ lâu
dài và phát triển quan hệ đi vào chiều sâu vì khi hợp tác với nhau, bên cạnh những lợi ích
hữu hình về kinh tế, thương mại, an ninh còn có những lợi ích vô hình chẳng hạn như hợp
tác sẽ làm sáng tỏ chiến lược trước mắt và lâu dài của các bên. Nó như mối dây liên hệ
làm tăng sự ràng buộc lợi ích từ một lĩnh vực rồi lan sang các lĩnh vực khác. Điều này
khiến cho việc kết thúc hợp tác trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, qua hợp tác các bên có
thể giải quyết bất đồng, xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung, các cơ cấu hợp tác chặt
chẽ hơn, thời gian hợp tác kéo dài, lĩnh vực hợp tác mở rộng hoặc đi vào chiều sâu giữ
được mối quan hệ lâu dài và ổn định hơn.
Với mỗi quốc gia có một cách hiểu và lý giải về quan hệ đối tác chiến lược khác nhau.
Tuy nhiên , nó đều là một quan hệ hai chiều đã có hoặc hướng tới trong tương lai. Vì thế,
nó không nhất định phải thể hiên thực chất quan hệ trong hiện tại mà chữ “chiến lược”
chủ yếu nhằm nhấn mạnh yếu tố lâu dài, hướng tới tương lai nhiều hơn. Biểu hiện với
cặp quan hệ Việt –Trung, do đặc thù quan hệ nước lớn và nhỏ, quan hệ hai nước chưa đi
sâu vào thực chất, còn nặng trên văn bản giấy tờ và dừng lại ở việc đưa ra những nguyên
tắc hành xử cơ bản do tính ràng buộc không cao. Trung Quốc luôn có xu thế gây sức ép
hoặc lấn lướt, sẵn sang sử dụng các biện pháp mạnh để đạt được lợi ích quốc gia. Tuy
nhiên, xây dựng quan hệ đối tác là quan trọng để đáp ứng tính nguyên tắc “ốn định lâu
đài, hướng tới tương lai” trong chính sách đối ngoại hai nước. Với mô hình quan hệ hai
nước lớn Mỹ- Trung, hai chữ chiến lược ở chỗ hai nước xác định mục tiêu lâu dài trong
quan hệ hợp tác những vấn đề quốc tế cụ thể : môi trường, khủng bố, vũ khí hạt nhân và
đặc biệt là vị trí trong mối quan hệ quốc tế.
2. Điểm khác nhau
Trước hết cần nhận thấy rằng, do vị trí địa chính trị kinh tế của các nước, ý thức hệ, mối
quan hệ trong quá khứ và vị trí của đối tác….mà ở mỗi mô hình hợp tác các nước xác
định lợi ích chiến lược riêng. Đồng thời ở mỗi mô hình cũng biểu hiện những nét khác
biệt. Vậy lợi ích của các nước ở mỗi mô hình như thế nào; đặc điểm mỗi mô hình quan hệ
ra sao? Sau đây chúng tôi xin trình bày làm rõ vấn đề trên.
2.1. Lợi ích các nước ở mỗi mô hình là khác nhau
2.1.1. Mục tiêu của mỹ và TQ trong mô hình quan hệ đối tác chiến lược
TQ- Mỹ
a) Mục tiêu của Mỹ:
Kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay, mục tiêu chiến lược của Mỹ luôn là xây dựng một nước
Mỹ hùng cường, đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và ngăn không cho bất kỳ một
quốc gia, thế lực nào nổi lên đe dọa vai trò bá chủ cả Mỹ. Tuy nhiên, bản thân Mỹ cũng
nhận thấy thế và lực trong cán cân lực lượng toàn cầu không còn được như trước nữa.
Thêm vào đó, xu thế toàn cầu hóa đã làm gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
và tính chất dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, Mỹ ngay lập tức đã chủ trương áp
dụng phương thức “tiếp cận mềm” tìm kiếm sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với đồng
minh và các nước lớn khác trong việc duy trì an ninh thế giới và bảo đảm sự phát triển
ổn định của nền kinh tế toàn cầu, trong đó Mỹ đóng vai trò đầu tàu lãnh đạo.
Trong quan hệ với Trung Quốc, một sự kiện có tác động thúc đẩy sự hợp tác chiến lược
giữa hai nước lớn là sự kiện làm trấn động nước Mỹ và toàn thế giới 11/9. Sau đợt bị tấn
công khủng bố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và của này, nó cho thấy Mỹ rất
cần sự hợp tác của các nước trong cuộc chiến chống khủng bố .Vì vậy, Mỹ đang điều
chỉnh chiền lược theo hướng mềm dẻo hơn, chú trọng hơn đến thái độ và lợi ích của nước
khác, đặc biệt là trong quan hệ với các đối tác lớn Nga và Trung Quốc.Với Trung Quốc,
Ngày 19-10 , chủ tịch Giang Trạch Dân hội đàm với tổng thống Bush , trao đổi ý kiến về
những vấn đề quan trọng như quan hệ Trung- Mỹ và chống khủng bố v v ... đi đến nhận
thức chung quan trọng . Hai bên nhất trí đồng ý cùng nhau ra sức phát triển quan hệ hợp
tác mang tính chiến lược . Bush tuyên bố Trung Quốc là đối tác chứ không dùng “đối thủ
chiến lược”, tỏ thái độ sẵn sang trao đổi thông tin về tiến trình thực hiện chương trình
phòng thủ tên lửa quốc gia.
Theo đánh giá của Mỹ, Trung Quốc là một cường quốc đang ngày càng có tiếng nói
chính trị và kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một đối thủ sẽ là
người cạnh tranh nguy hiểm đối với vai trò bá chủ thế giới của Mỹ. Mục tiêu chính trong
chính sách của Mỹ đối với quốc gia này là kiềm chế, nhằm ngăn chặn sự nổi lên của
Trung Quốc trở thành mối đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Mỹ.Tuy nhiên, biện pháp
ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc có sự thay đổi từ thời B.Clinton đến thời tổng thống
Bush và nay là nhà lãnh đạo mới Obama. Chính quyền B.Clinton chủ trương kiềm chế
Trung Quốc thông qua phương thức tiếp cận mềm dùng đối thoại, tiếp cận toàn diện với
Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, lôi kéo quốc gia này vào các công việc quốc tế và
định chế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo, đồng thời thúc đẩy dân chủ nhân quyền thực hiện ý đồ
diễn biến hòa bình ,chuyển hóa nội bộ từ bên trong nhằm mục tiêu buộc TQ phải tự
nguyện thừa nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ mà đỉnh cao là khái niệm “đối tác chiến lược
mang tính xây dựng hướng vào thế kỷ XXI”. Dưới thời Bush thì có những điều chỉnh
theo hướng cứng rắn hơn bắt đầu từ tuyên bố “đối thủ cạnh tranh chiến lược” thay cho
“đội tác chiến lược mang tính xây dựng”… với ý đồ dùng thực lực và ảnh hưởng buộc
Trung Quốc phải chấp nhận vai trò siêu cường của Mỹ. Ngày nay, Obama lên nắm quyền
và có những cố gắng duy trì hợp tác và điều phối chặt chẽ trong đối phó với cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, thúc đẩy cải cách hệ thống kinh tế toàn cầu cho dù còn tồn tại khá
nhiều những bất đồng về cả lợi ích kinh tế và an ninh.
Cũng cần thấy Trung Quốc một cường quốc đang lớn mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, là
uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và là đối tượng mà Mỹ duy trì và
phát triển quan hệ, nhất là trong việc bảo đảm an ninh ở châu Á- Thái Bình Dương.
Trung Quốc còn là một nhân tố quan trọng mà Mỹ sử dụng để hạn chế sự phát huy vai trò
ảnh hưởng của Nhật Bản nhằm đảm bảo cho các lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái
Bình Dương. Thêm vào đó, phát triển quan hệ song phương với Trung Quốc và Nga là
một trong những biện pháp được Mỹ tính toán nhằm chia tách mối quan hệ "đối tác chiến
lược Trung- Nga" trong tứ giác Mỹ- Trung- Nga- Nhật. Quan hệ tốt với Trung Quốc còn
giúp Mỹ kiểm soát được vấn đề phát triển vũ khí, trong đó có vũ khí hạt nhân, của một số
nước như Iran, Pakistan,... tránh cho Mỹ cùng một lúc phải đối phó với quá nhiều vấn đề
quốc tế.
b) Mục tiêu của Trung Quốc:
Từ đầu thập niên 1990 trở lại đây, Trung Quốc từng bước bổ sung và hoàn thiện chiến
lược đối ngoại “hòa bình, độc lập, tự chủ” đã đề ra từ thập niên 90. Trung Quốc chủ
trương ngoại giao “toàn phương vị” xác lập quan hệ bạn bè hợp tác với các cường quốc
Nga, Pháp, Mỹ, Nhật vừa để tranh thủ các nước này trong hợp tác, đầu tư, thu hút vốn,
công nghệ, thị trường, tăng cường uy tín chính trị, vừa để cân bằng quan hệ chống lại chủ
trương “đơn cực hóa” của Mỹ và xây dựng một thế giới đa cực trong đó Trung Quốc ở
vào một vị thế có lợi nhất.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Trung Quốc, trong thời kỳ quá độ tiến lên một trật tự
thế giới mới, Mỹ là siêu cường duy nhất, có tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật lớn, có
vị trí vai trò rất quan trọng trong các vấn đề quốc tế. Duy trì quan hệ ổn định với Mỹ giúp
Trung Quốc một mặt thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước, mặt khác giúp trung
Quốc có vị thế cao hơn trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với các nước phương
Tây nói riêng. Điều đó giải thích tại sao từ 1989 đến nay Trung Quốc luôn tỏ ra mềm
mỏng và có nhiều nhượng bộ với Mỹ về những vấn đề cụ thể như dân chủ, nhân quyền,
bán vũ khí cho Iran... nhằm đạt được mục tiêu lớn là cải thiện quan hệ với Mỹ, hy sinh
"tiểu cục" để đạt được "đại cục"
Hiện nay Trung Quốc thực hiện “chiến lược ngoại giao nước lớn” với nội dung là duy trì
quan hệ hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới , lợi dụng các quan hệ này để tạo ra điều
kiện bên ngoài có lợi cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc ,đồng thời tiếp tục tham gia
vào các thể chế quốc tế để thay đổi luật chơi của các tổ chức này hiện do Mỹ và các nước
phương tây chi phối .
Trong chính sách đối thoại của mình Trung Quốc coi quan hệ ổn định với Mỹ có ý nghĩa
chiến lược quan trọng. Cũng cần thấy rằng, sau sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ là siêu cường
duy nhất trên thế giới, Trung Quốc quan hệ ổn định với Mỹ mang đến cho Trung Quốc
cơ hội để vươn lên trở thành 1 cường quốc toàn diện có tầm vóc toàn cầu. Xét về mối
quan hệ đối ngoại, về mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây luôn chịu
sự chi phối của quan hệ Trung –Mỹ. Quan hệ tốt đẹp với Mỹ sẽ là bước căn bản loại bỏ
“vành đai đen”bao vây Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn, thúc đẩy quan hệ Trung
Quốc với các nước lớn khác, nâng cao vị thế tại khu vực. Ngoài ra quan hệ Trung –Mỹ
còn được dùng như biện pháp nhằn cân bằng quan hệ trong tam giác Mỹ-Trung-Nhật.
Trung Quốc coi phát triển quan hệ với Mỹ là một phương cách nhằm nâng cao vị thế của
Trung Quốc trong quan hệ tam giác này .Về chính trị nội bộ duy trí mối quan hệ tốt đẹp
với Mỹ còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc duy trì sự ổn định của đất
nước. Về kinh tế Mỹ là 1 nước có tiếng nói quan trọng trong các tổ chức tài chính và
thương mại quốc tế như IMS, WTO, WB… có tác dụng trực tiếp hoặc dán tiếp tới sự
phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Nói tóm lại, Trung Quốc và Mỹ có những lợi ích song trùng, nhưng về mặt chiến
lược, lợi ích của hai bên lại không phù hợp với nhau. Mục tiêu của Mỹ là duy trì địa vị
lãnh đạo thế giới, không để cho các nước cạnh tranh vai trò này của Mỹ. Trong khi đó,
Trung Quốc mặc dù tạm thời chấp nhận vai trò siêu cường của Mỹ, nhưng muốn thiết lập
một thế giới đa cực, trong đó Trung Quốc là một cực, có vị trí và vai trò quan trọng trên
trường quốc tế. Sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược này có tính chất lâu dài, cạnh tranh
nhau, nhưng không mang tính chất loại trừ nhau.
2.1.2. Mô hình quan hệ đối tác chiến lược Trung- VN
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước “ liền núi, liền sông” đã tồn tại bên nhau hàng ngàn
năm lịch sử.sự ra đời VNDCCH và CHNDTH tạo điều kiện mối quan hệ phát triển 1 tầm
cao mới, nhân dân và ĐCS TQ đã giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược nhưng đáng tiếc vì nhiều nguyên nhân mà sau khi VN thống
nhất, quan hệ hai nước căng thẳng dẫn chiến tranh biên giới 1979. Đến tận 11/1991 trước
những đòi hỏi cấp thiết của việc đổi mới, hai nước chính thức bính thường hóa quan hệ
với khai thông hợp tác trên nhiều mặt. Trong chuyến thăm TQ của Lê Khả Phiêu lãnh đạo
hai nước xác định đưa quan hệ đối tác giữa hai nước theo nguyên tắc 16 chữ: “ láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lại và “láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Việt Nam và Trung Quốc xác định quan hệ hai nước nhằm mục đích phục vụ hợp tác và
phát triển giữa 2 nước vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Tuyên bố
chung Việt Nam và Trung Quốc 1999 xác định mục tiêu : “tiếp tục không ngừng phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy quan hệ nhà nước phát triển toàn diện”
a) Mục tiêu của Trung Quốc
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc chịu sự chi phối của các nhân tố truyền thống tư
tưởng và nội bộ Trung Quốc, bởi vậy từng bước xác lập ảnh hưởng ở Việt Nam là một
nội dung trong thực hiện “chính sách nước lớn”, tư tưởng Đại Hán bành trướng, chủ
nghĩa dân tộc của dân tộc Trung Hoa là những nhân tố tác động đến việc hình thành
chính sách Việt Nam của Trung Quốc. “Gia tăng ảnh hưởng”, an ninh và phát triển là
những mục tiêu cơ bản của Trung Quốc. Do vị trí chiến lược đặc biệt ở Đông Nam Á nên
về lâu dài Việt Nam là địa bản tr