Mô hình tổ chức kế toán Ngân hàng Thương mại trong điều kiện công nghệ hiện đại tại chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Lạc Trung

Trước xu thế hoá nền kinh tế, để hoà nhập tốt với xu thế đó đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia phải hoàn thiện mình về nhiều mặt. Từ đó có thể hội nhập vào nền kinh tế chung một cách “bình đẳng” nhất là những nước đang phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển với một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đa dạng, tất nhiên là nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong vòng của quy luật toàn cầu hoá nền kinh tế . Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những tăng trưởng đáng mừng nhưng trên thực tế để hoà nhập với nền kinh tế thế giới một cách “bình đẳng” một cách toàn diện thì nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều thử thách trước mắt cũng như còn rất nhiều việc phải làm nhằm hoàn thiện mình như nâng cao chất lượng hàng hoá, xây dựng chính sách kinh tế phù hợp, phát triển công nghệ thông tin… Một trong những việc hết sức quan trọng hàng đầu là chúng ta phải xây dựng một hệ thống Ngân Hàng phát triển đủ khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu của tình hình mới… Với hệ thống Ngân Hàng chúng ta cần phải có nhiều sự đổi mới trong đó kế toán Ngân Hàng cùng phải có sự phát triển tương xứng. Đề tài bao gồm 3 chương: Chương I. Tổng quan về kế toán Ngân Hàng. Chương II. Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam với mô hình tổ chức kế toán tại chi nhánh Ngân Hàng NN&PTNT Lạc Trung. Chương III. Những yêu cầu đặt ra với kế toán Ngân Hàng Việt Nam và hướng giải quyết. Chương I. Tổng quan về kế toán Ngân Hàng. I. Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò của kế toán Ngân Hàng. Kinh tế Ngân Hàng ra đời và phát triển cùng với việc ra đời ngành Ngân Hàng năm 1951. Từ đó cho tới nay do đòi hỏi của nền kinh tế, kế toán Ngân Hàng đ• có những thay đổi lớn lao, nhiều mặt đáp ứng tốt những chuyển biến không ngừng của nền kinh tế qua các thời kỳ. Ngày nay kế toán Ngân Hàng đ• khẳng định rõ vai trò to lớn của mình là chỗ dựa tin cậy của Đảng, hỗ trợ đắc lực trong việc thực hiện những chính sách kinh tế của Nhà nước. 1. Đối tượng của kế toán Ngân Hàng: Đối với Ngân Hàng, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế, tài chính ở mỗi đơn vị Ngân Hàng. Nội dung công việc của kế toán Ngân Hàng là ghi chép, phân loại, tổng hợp và xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của Ngân Hàng nhằm cung cấp thông tin kế toán phục vụ yêu cầu kiểm tra, điều hành và quản lý kinh doanh, đánh giá hoạt động của Ngân Hàng. Do vậy, đối tượng của kế toán Ngân Hàng cũng là tài sản vốn cũng như quá trình vận động của nó diễn ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân Hàng. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nên đối tượng của kế toán Ngân Hàng có những đặc trưng riêng. Thứ nhất: đối tượng cảu kế toán Ngân Hàng chủ yếu tồn tại dưới hình thức giá trị (tiền tệ) kể cả nguồn gốc hình thành cũng như vận động. Đặc điểm này quyết định bởi đặc điểm kinh doanh tiền tệ của Ngân Hàng (T - T’) nó khác xa với sự vận động tài sản trong quá trình sản xuất (T - H - SX - H’ - T’) và lưu chuyển hàng hoá (T - H - T’). Cũng chính vì vậy, kế toán Ngân Hàng chủ yếu dùng thước đo giá trị làm đơn vị ghi sổ kế toán. Thứ hai: Đối tượng kế toán Ngân Hàng có mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với đối tượng kế toán các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế thông qua quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán giữa Ngân Hàng với khách hàng. Từ đặc trưng này dẫn đến thông tin kế toán Ngân Hàng là thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp được nhiều đối tượng quan tâm sử dụng như khách hàng, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý… chính phủ… Mặt khác, về phía Ngân Hàng thông qua mối quan hệ này bằng các chính sách của mình, Ngân Hàng đ• tác động vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường công tác quản lý kinh tế, tài chính. Thứ ba: Xét về quy mô và sự chu chuyển vốn thì đối tượng kế toán Ngân Hàng có quy mô; phạm vi rất lớn và có sự tuần hoàn thường xuyên, liên tục theo yêu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lý kinh doanh của Ngân Hàng. Thứ tư: xét về nội bộ Ngân Hàng, giữa đối tượng kế toán Ngân Hàng nhà nước (NH cấp 1) và đối tượng kế toán Ngân Hàng thương mại (NH cấp 2) có sự khác nhau. Đối tượng kế toán của Ngân Hàng nhà nước cũng là tài sản; vốn nhưng nó phản ánh hoạt động của cơ quan quản lý Ngân Hàng nhà nước, Ngân Hàng phát tiền, Ngân Hàng của các Ngân Hàng . Đối tượng kế toán Ngân Hàng thương mại cũng là tài sản vốn, nhưng nó phản ánh hoạt động kinh doanh với khách hàng và các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân trong toàn bộ nền kinh tế .

doc85 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 7197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình tổ chức kế toán Ngân hàng Thương mại trong điều kiện công nghệ hiện đại tại chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Lạc Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan