Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông nghiệp tốt

Mở rộng mô hình thí điểm của dựán thanh long Bình Thuận đến các hộnông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu trên diện rộng ởBình Thuận, Tiền Giang và Long An đã có những bước tiến triển khảquan trong suốt dựán này (Sản phẩm 1.2). Các yếu tố đóng góp cho sựtiến triển này gồm: • Hiệu quảcủa nhóm nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu thí điểm đạt chứng nhận GlobalGAP, nhưlà một mô hình “mẫu” đểnhân rộng • Hiệu quảcủa nhóm thực hiện dựán vềchất lượng triển khai áp dụng đểchuyển giao kỹthuật và biên soạn tài liệu cho các nhóm tựthân vận động và cho các cá nhân và những nhóm mới thành lập có mong muốn phát triển hệthống chất lượng GAP cho trái thanh long và các cây trồng khác • Tăng nhanh chóng và ổn định vềsốlượng đối tượng tuân thủ • Nhu cầu toàn cầu vềsản phẩm “An toàn, Hợp pháp và Chất lượng” và sau đó là hướng đến thịtrường tuân thủtiêu chuẩn yêu cầu đểthâm nhập thịtrường đó • Các tài liệu ấn phẩm giá trịvềcác nguyên tắc GAP và dùng cho thực hành đang được biên soạn • Khuynh hướng của ngành sản nông sản Việt nam được hình thành theo sau chương trình GAP để được hưởng lợi vềan toàn thực phẩm, môi trường sống an toàn hơn cho người sản xuất thông qua áp dụng GAP, có trách nhiệm và ý thức vềmôi trường. SOFRI và dựán thanh long đã gầy dựng nên một nền tảng cho sáng kiến GAP rộng khắp đất nước theo một cách bền vững và SOFRI cùng với ngành sản xuất nông sản đang hướng đến những nhu cầu to lớn hơn của việc mởrộng sáng kiến GAP với một sức bật phát triển.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông nghiệp tốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development Báo Cáo Tiến Độ Dự án CARD 029/07/VIE Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt MS6: Mở rộng Mô Hình Thí Điểm Tháng 11/2009 Nội Dung 1 Thông tin tổ chức 1 2 Tóm tắt dự án 2 3 Giới thiệu & cơ sở 2 4 Mở rộng mô hình thí điểm 6 4.1 Xác định và tiến độ tuân thủ GAP của nhà vườn và nhà đóng gói ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An 6 4.2 Hồ sơ về số lượng và sản lượng thanh long, tiếp cận thị trường và lợi nhuận cho người nông dân đối với nhà đóng gói mới và các nhóm nông dân nhỏ 14 4.3 Thông tin cụ thể về thị trường 15 5 Triển khai thực hiện & các vấn đề bền vững 16 5.1 Triển khai thực hiện 16 5.2 Tính bền vững 17 6 Các bước chính tiếp theo 17 7 Phụ lục 1 Tập huấn nông dân và mối liên quan của nhóm thực hiện dự án thanh long 18 8 Phụ lục 2 MARD phê duyệt trở thành Tổ Chức Chứng Nhận 20 9 Phụ lục 3 Tiêu Chuẩn VietGAP 21 10 Phụ lục 4 Bảng danh mục kiểm tra VietGAP 22 11 Phụ lục 5 Thư điện tử ngày 30 tháng 11, 2009 23 12 Phụ lục 6 Thư điện tử cho Ông Long từ TS Hòa Error! Bookmark not defined. 13 Phụ lục 7 Thông tin về HTX Long An thu thập từ cuộc họp ngày 3 tháng 11, 2009 26 14 Phụ lục 8 Dữ liệu điều tra trang trại thanh long tuân thủ Tiêu Chuẩn GlobalGAP ở Châu Thành, Long An 30 15 Phụ lục 9 Chi phí chứng nhận tuân thủ GlobalGAP Error! Bookmark not defined. 16 Phụ lục 10 Thông tin tiếp cận nhóm cộng đồng ở Tiền Giang 34 17 Phụ lục 11 Bảng tính Thông tin Tập Huấn Nông Dân 37 Thuật Ngữ BRC Hiệp hội nhà bán lẻ Anh quốc: Tiêu chuẩn toàn cầu - THỰC PHẨM CARD Hợp tác về Nông nghiệp và phát triển nông thôn CTU Trường Đại Học Cần Thơ DARD Sở Nông Nghiệp & PTNT EUREPGAP Nhóm làm việc các nhà bán lẻ sản phẩm của châu Âu; Thực Hành Nông Nghiệp Tốt GAP Thực Hành Nông Nghiệp Tốt GlobalGAP Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn Cầu HAI Tổ chức quốc tế Hassall and Associates HCE Trường Đại Học Kinh Tế - Hue HCMC Tp. Hồ Chí Minh LAC Khóa Đánh Giá Viên trưởng MARD Bộ Nông Nghiệp & PTNT MRL Mức dự lượng tối đa P&FR Viện Nghiên Cứu Cây Trồng & Thực Phẩm New Zealand PPD Phòng Bảo Vệ Thực Vật SGS Société Générale de Surveillance SOFRI Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (tiền thân là Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam) UK Vương quốc Anh UKAS Tổ Chức Công Nhận Anh Quốc USA Hoa Kỳ VIETGAP Tiêu chuẩn Thực Hành Nông Nghiệp Tốt VIETGAP WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Page 1 1 Thông tin về Tổ Chức Tên dự án Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) Tổ chức Việt Nam Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (iền thân là Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam) Điều phối dự án phía Việt Nam Nguyễn Văn Hòa Tổ chức Úc Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực Phẩm New Zealand Nhân sự phía Úc John Campbell, Allan Woolf, Leonie Osborne và Marlo Rankin Ngày khởi động Tháng 02, 2008 Ngày Hòan thành (theo phê duyệt) Tháng 02, 2010 Ngày Hòan thành (được gia hạn) Báo cáo định kỳ Mở rộng Mô Hình Thí Điểm Liên lạc Phía Úc: Trưỏng Nhóm Tên John Campbell Telephone: +64 3 9073602 Chúc vụ Trưởng dự án Fax: +64 3 9073596 Tổ chức Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực Phẩm New Zealand Email: john.campbell@plantandfood.co.nz Phía Úc: Liên lạc hành chánh Tên Leonie Osborne Telephone: +64 9 925 7232 Chúc vụ Trợ lý Fax: +64 9 925 8626 Tổ chức Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực Phẩm New Zealand Email: leonie.osborne@plantandfood.co.nz Phía Việt Nam Tên TS Nguyễn Minh Châu Telephone: +84 73 893 129 Chúc vụ Trưởng dự án Fax: +84 73 893 122 Tổ chức Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (SOFRI) Email: mch@hcm.vnn.vn Page 2 Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices 2 Tóm Tắt Dự Án Mở rộng mô hình thí điểm của dự án thanh long Bình Thuận đến các hộ nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu trên diện rộng ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đã có những bước tiến triển khả quan trong suốt dự án này (Sản phẩm 1.2). Các yếu tố đóng góp cho sự tiến triển này gồm: • Hiệu quả của nhóm nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu thí điểm đạt chứng nhận GlobalGAP, như là một mô hình “mẫu” để nhân rộng • Hiệu quả của nhóm thực hiện dự án về chất lượng triển khai áp dụng để chuyển giao kỹ thuật và biên soạn tài liệu cho các nhóm tự thân vận động và cho các cá nhân và những nhóm mới thành lập có mong muốn phát triển hệ thống chất lượng GAP cho trái thanh long và các cây trồng khác • Tăng nhanh chóng và ổn định về số lượng đối tượng tuân thủ • Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm “An toàn, Hợp pháp và Chất lượng” và sau đó là hướng đến thị trường tuân thủ tiêu chuẩn yêu cầu để thâm nhập thị trường đó • Các tài liệu ấn phẩm giá trị về các nguyên tắc GAP và dùng cho thực hành đang được biên soạn • Khuynh hướng của ngành sản nông sản Việt nam được hình thành theo sau chương trình GAP để được hưởng lợi về an toàn thực phẩm, môi trường sống an toàn hơn cho người sản xuất thông qua áp dụng GAP, có trách nhiệm và ý thức về môi trường. SOFRI và dự án thanh long đã gầy dựng nên một nền tảng cho sáng kiến GAP rộng khắp đất nước theo một cách bền vững và SOFRI cùng với ngành sản xuất nông sản đang hướng đến những nhu cầu to lớn hơn của việc mở rộng sáng kiến GAP với một sức bật phát triển. Dự án thanh long đã dành phần lớn năng lượng trong suốt thời gian thực hiện cả hai dự án để khuyến khích, động viên người nông dân và nhà đóng gói áp dụng GAP nhưng quyết định đưa và thực hiện GAP tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhóm thực hiện dự án đã kiên quyết theo đuổi thực hiện GAP: nhiều hộ nông dân và nhà đóng gói đã được tập huấn, cải thiện hoạt động của họ và/hoặc đã đi đến đạt được chứng nhận GlobalGAP hoặc VietGAP (Phụ lục 1). Dự án đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập các số liệu đáng tin cậy cần thiết để tổng hợp: sản lượng trái; tị trường thâm nhập; và lợi nhuận mà người nông dân đạt được; cho nhà đóng gói hiện hành và nhà đóng gói mới và cả các nhóm nông dân. Một số thông tin thị trường đã được đưa vào báo cáo này nhưng vẫn còn rất khác biệt so với nguồn từ dự án để có quyết định chính xác về tầm ảnh hưởng của dự án. 3 Giới thiệu & Cơ sở Người sản xuất thanh long ở Việt nam từng chứng kiến giá bán trái thanh long tụt giảm khoảng 60% kể từ năm 2000, và có thể phần nào đó tạo ra sự phụ thuộc vào thị trường nội địa và xuất khẩu lân cận. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu lớn ở Việt nam nhưng một phần lớn đáng kể trong tổng sản lượng được thu từ rất nhiều hộ nông dân sản xuất quy Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Page 3 mô nhỏ. Trong suốt dự án thanh long GAP trước đây số 037/04VIE, các hộ nông dân được đánh giá thông qua điều tra so sánh chuẩn để xác định hiện trạng của các hộ nông dân sản xuất thanh long so với tiêu chuẩn theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu giá trị cao. Tiếp theo đó, dự án tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng dạng văn bản, tập huấn và giám sát việc triển khai thực hiện ở một mô hình “Thí điểm” của nhà xuất khẩu, nhà đóng gói, và gồm cả các hộ nông dân sản xuất lớn và nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Toàn Cầu – Thực Phẩm phiên bản 5 cho nhà đóng gói và GlobalGAP cho cá trang trại. “Mô hình chất lượng thí điểm” được thành lập hiện đang thử nghiệm các thị trường giá trị cao như Vương quốc Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ. Dự án này, “Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông nghiệp tốt GAP”, đang nỗ lực Hòan tất những liên kết với các thị trường giá trị cao, cũng cố sự hình thành mô hình thí điểm để đảm bảo tính bền vững, tạo ra sự mở rộng hoạt động của mô hình thí điểm và hình thành nên các hoạt động sản xuất thanh long thương mại ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Rất nhiều và đang tăng lên về số lượng các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trị cao cho trái thanh long của họ. Mục tiêu dự án được xây dựng trong các báo cáo tiến độ giai đoạn. Triển khai dự án đến cộng đồng Tầm nhìn tiền dự án • Hòan thành và duy trì mô hình thí điểm thanh long Hoàng Hậu ở Bình Thuận. Đạt Chứng Nhận GlobalGAP cho nhóm nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu • Nhân rộng dự án thí điểm thanh long triển khai thực hiện ở vùng Tiền Giang và Long An • Giới thiệu các công ty xuất khẩu để tạo ra động lực và kết nối thị trường với các trang trại sản xuất trên cơ sở ủy thác cho thị trường/nhà xuất khẩu • Tăng thu nhập cho người nông dân từ việc bán trái thanh long cho các thị trường giá trị cao • Nhóm thực hiện dự án thanh long của SOFRI chuyển từ Hòan thành công việc phát triển các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ; chuyển sang định hướng lãnh đạo cho nhà xuất khẩu/các HTX; chuẩn bị chuyên gia hỗ trợ cho ngành sản xuất; thu phí dịch vụ để hỗ trợ SOFRI thực hiện Nghị Định 115 • Xây dựng cơ sở và năng lực cho SOFRI để tư vấn và công nghệ kỹ thuật, dựa trên nền tảng khoa học đầy đủ cho ngành sản xuất nông sản • Sử dụng sự kích thích để tăng thu nhập cho người nông dân từ trái cây được chứng nhận cung cấp cho thị trường giá trị cao để tạo ra động lực cho chương trình mở rộng tiếp cận cộng đồng. Triển khai thực hiện dự án Những kết quả nỗi bật đạt được của dự án thanh long có liên quan trong báo cáo này là những lĩnh vực phát triển về nguồn nhân sự và cơ sở hạ tầng. Dự án này, và dự án thanh long trước đây, đã hình thành ý định ưu tiên phát triển cơ sở và hạ tầng phù hợp cũng như kỹ năng cho sáng kiến chất lượng GAP của ngành sản xuất nông sản. Điều này cần đảm bảo nó có cơ hội tốt nhất đáp ứng được các nhu cầu năng động của thị trường trong ngành xuất khẩu, có thể cải thiện được đời sống của các hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ thông qua việc thâm nhập các thị trường giá trị cao. Page 4 Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Ngay từ buổi đầu tiên của dự án, một chương trình tiếp cận cộng đồng đầy tham vọng đã được lên kế hoạch, đặc biệt là cho các tỉnh Tiền Giang và Long An. Mặc dù trong giai đoạn báo cáo này dự án đạt được đúng tiến độ rất tốt và ổn định, có những lúc có sự chậm trễ giữa những kế hoạch đã vạch sẵn cho chương trình tiếp cận cộng đồng với những kết quả thực tế đạt được. Trong giai đoạn báo cáo này, người viết báo cáo hy vọng rằng các hộ nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu Hòan toàn chịu trách nhiệm trong việc tạo ra những thay đổi về GAP theo khuynh hướng thị trường qua đó giảm bớt yêu cầu từ nhóm thực hiện dự án của SOFRI. Tuy nhiên, dù tiến độ của dự án đạt được là rất tốt, phát triển GAP vẫn đòi hỏi một nỗ lực đáng kể từ các chuyên gia của SOFRI. Những khó khăn của dự án đã được xác định và hành động khắc phục đã được thực thi để chương trình tiếp cận cận cộng đồng đạt được động lực như kế hoạch định sẵn. Những khó khăn đó gồm: • Thời gian làm việc của cá nhân và nguồn nhân sự dự án cam kết nâng cao vận hành cuốn cẩm nang theo yêu cầu thay đổi từ EurepGAP sang GlobalGAP và để tuân thủ với tiêu chuẩn GlobalGAP mới; và tương với tiêu chuẩn BRC cập nhật từ Phiên bản 3 thành Phiên bản 5. Cẩm Nang Vận Hành tuân thủ theo tiêu chuẩn đã được cập nhật đến nay đã Hòan tất • Sự trì hoãn đã tạo ra sự lưỡng lự ở người nông dân hướng đến thực hiện GAP do khả năng tiếp nhận nguồn hỗ trợ thông qua nguồn kinh phí dự án cấp tỉnh. Nguồn kinh phí sẵn sàng của các dự án GAP cấp tỉnh đã được tìm hiểu thông tin nhưng vẫn chưa có. Số hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ tiếp cận tăng lên nhanh chóng nếu như các nguồn hỗ trợ sẵn sàng • Các nhà chuyên môn thực hành hệ thống chất lượng chuyên nghiệp đã bỏ ra một lượng lớn thời gian để đảm bảo việc chuyển giao kỹ thuật GAP chỉ nhắm đến những đối tượng thật sự mong muốn đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn mà họ đã chọn lựa. Năng lực quốc gia và những thành tựu bền vững dự án đạt được bao gồm • Các nhà thực hành chất lượng của SOFRI đã được tập huấn và hội đủ điều kiện để làm nên những thay đổi về GAP: o 1 nhân viên được Tổ Chức Chất Lượng New Zealand (New Zealand Organisation for Quality) tập huấn và cấp chứng nhận Thanh Tra Nội Bộ: người này, sau đó dưới sự hỗ trợ của trưởng dự án, đã trình bày khóa Thanh Tra Nội Bộ cho các cán bộ khoa học của SOFRI o 35 người được tập huấn và Cấp giấy chứng nhận là Thanh Tra Nội Bộ; 29 người được tập huấn và Cấp giấy chứng nhận về HACCP; và có 21 được tập huấn và có chứng nhận An toàn lao động và Sơ cấp cứu và chứng nhận GolbalGAP do SGS Việt nam tập huấn và chứng nhận. Tất cả gồm nhân viên của SOFRI và khối tư nhân đều được tập huấn. Danh sách học viên tham gia các lớp tập huấn khác nhau được trình bày trong báo cáo Cột mốc 5 của dự án thanh long (Xem Phụ lục 1 của báo cáo này thuộc mục Tập huấn nông dân và mối liên quan của nhóm thực hiện dự án thanh long) o Hai cán bộ được SGS Việt nam tập huấn và cấp chứng nhận Khóa Đánh Giá Viên Trưởng (LAC): đòi hỏi phải Hòan thành thực tế áp dụng tiêu chuẩn của United Kingdom Accreditation Service (UKAS) trước khi Hòan toàn được chứng nhận o Bộ Nông Nghiệp & PTNT phê chuẩn cho SOFRI trở thành Tổ Chức Chứng Nhận cho Tiêu Chuẩn VietGAP: sử dụng hai đánh giá viên đạt Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Page 5 chứng nhận LAC phụ trách đánh giá và phê chuẩn chứng nhận (Tham khảo Phụ Lục 2 trong báo cáo này được phía Việt nam ký vào văn bản) o Cán bộ đã hội đủ điều kiện của dự án tiến hành các lớp tập huấn có chất lượng cao về GAP cho nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu: VietGAP và GlobalGAP cho nông dân và GlobalGAP đóng gói trên trang trại, BRC và các tiêu chuẩn về thị trường đặc biệt cho nhà đóng gói và xuất khẩu o Mặc dù tập trung cho trái thanh long, một số các loại cây trồng khác cũng đã được đề cập theo sáng kiến chất lượng có sự tham gia hay liên quan của các cán bộ thực hành chất lượng đã thông qua tập huấn. • Phát triển cơ sở hạ tầng bởi cán bộ dự án và khỏi xướng dự án (SOFRI): o Cán bộ dự án có liên quan đến việc quyết định/hoạch định chính sách ở cấp Chính phủ o Cán bộ dự án đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển Tiêu chuẩn VietGAP (xem Phụ Lục 3, hình ảnh trang bìa cuốn tiêu chuẩn, bản in và bản điện tử) o Cán bộ dự án được mời để xây dựng Tiêu chuẩn VietGAP và tài liệu tập huấn cho các loại cây ăn trái của Việt nam, gồm cả việc xây dựng danh mục kiểm tra VietGAP (Phụ lục 4 danh mục kiểm tra) o Dịch vụ hỗ trợ GAP đã được phát triển: đăng ký thiết bị phục vụ phân tích và theo dõi chất lượng đất, cây trồng, nước v.v... Chẩn đoán, nghiên cứu ứng dụng, giải quyết vấn đề v.v... o Các mối liên kết giữa thị trường với nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu o Trung tâm xuất sắc của SOFRI cung cấp các dịch vụ chất lượng cao về tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ cho ngành sản xuất cũng như có mối quan hệ công tác rất tốt với SGS Việt nam. Liên kết nhà đóng gói với nhà xuất khẩu Ghi chú: SGS là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chất lượng khắp toàn cầu, và được vận hành bởi tiêu chuẩn tương đương nhau trên tổng thể. SGS Việt nam được hỗ trợ, giám sát bởi SGS New Zealand, là nơi phê duyệt tất cả các kết quả thanh tra chứng nhận và có quyền bảo đảm cho các Chứng Nhận Tuân Thủ bởi SGS Việt nam. Page 6 Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Các lợi ích từ kết quả đạt được gồm • Chất lượng cao trong tập huấn và hỗ trợ cho sự tiến triển sáng kiến GAP ở Việt nam ở mọi cấp độ. Chăm sóc chu đáo để đảm bảo những đối tượng được tập huấn đều có sự đồng nhất để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng được lựa chọn, một cách đầy đủ và trung thực • Năng lực GAP đối với thanh long và các loại cây trồng khác của khối tư nhân có đủ cơ hội để duy trì sự bền vững trong tương lai • GAP cho ngành nông sản của khối tư nhân là khối có mối lưu tâm về các tiêu chuẩn thị trường giá trị cao và thật sự có nhu cầu để Hòan toàn tuân thủ theo tiêu chuẩn như là một đòi hỏi hàng đầu để thâm nhập và duy trì các thị trường giá trị cao • Danh tiếng cho Viện Cây Ăn Quả Miền Nam về vai trò đầu tàu trong sáng kiến chất lượng trái thanh long: o Thực hành áp dụng và phát triển Tiêu Chuẩn Chất Lượng ở cấp tỉnh và cấp quốc gia o Trong Khu vực Đông Nam Á thông qua các bài báo cáo của các cán bộ thực hành chất lượng tại các cuộc họp và hội nghị o Tổng thể cho các hệ thống và quy trình nhằm đảm bảo sản phẩm tuân thủ để thâm nhập các thị trường quốc tế, đang có nhu cầu và đang mở rộng, và để đáp ứng những tuân thủ của WTO o Phát triển GAP cho ngành sản xuất nông sản Việt nam một cách có hệ thống và có kiểm soát với ưu tiên hàng đầu là tính bền vững. 4 Mở rộng mô hình thí điểm 4.1 Xác định và tiến độ tuân thủ GAP của nhà vườn và nhà đóng gói ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An Triển khai dự án cụ thể cho các tỉnh mục tiêu của dự án: Bình Thuận 1. Nhà đóng gói của dự án thí điểm thanh long Bình Thuận nhận được chứng nhận tuân thủ Tiêu Chuẩn GlobalGAP (để biết tòan bộ thông tin thay đổi tiêu chuẩn của nhà đóng gói thí điểm vui lòng tham khảo báo cáo Cột mốc số 5 của dự án) a. Nhà đóng gói của dự án thí điểm tiếp tục hướng đến tiêu chuẩn BRC theo quá trình tập huấn của nhóm thực hiện dự án, định hướng và Thanh tra nội bộ. Đây là sự chuẩn bị để đưa vào áp dụng cho nhà đóng gói mới, lớn hơn đang được xây dựng b. Nhà đóng gói thí điểm gần như tuân thủ theo BRC và đã có được sự phê chuẩn là nhà cung ứng được đăng ký cho thị trường USA c. Có rất nhiều mối quan tâm đến cam kết của quản lý nhà đóng gói thí điểm về việc tạo thuận lợi, tập huấn và duy trì đủ con người có chất lượng/hội đủ điều kiện trong các lĩnh vực chủ chốt của các hoạt động nhà đóng gói để đạt được và sau đó là duy trì sự tuân thủ BRC. Có quá nhiều sự tin cậy đang được đặt lên một nhân viên lãnh đạo chất lượng duy nhất của nhà đóng gói. Định hướng để giảm thiểu khó khăn này đã được thực hiện và đang tiếp tục; việc trì hoãn thực hành áp dụng tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói mới có thể/nên hỗ trợ để giảm thiểu các khó khăn về nguồn nhân lực như đã ghi nhận. Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices Page 7 2. Cập nhật về nhà đóng gói, đóng gói trên trang trại, Chứng nhận GlobalGAP của công ty Ticay (Ông Long) ở Bình Thuận: a. Được lên kế hoạch từ đầu năm 2009 để dự án hỗ trợ nhằm nâng nhà đóng gói này từ tuân thủ GlobalGAP trở thành được chứng nhận theo Tiêu chuẩn BRC b. Thay vì có sự liên lạc trao đổi có ý nghĩa giữa dự án và Ticay, cho tới nay không có tiến triển nào được báo cáo c. Những khó khăn làm trở ngại tiến độ đang được xác định và giảm thiểu. Hợp phần này chỉ là một phần mở rộng hợp tác với Ông Li Hai Long của Ticay – Bảo Thanh Co. Ltd., cũng được đề cập về sự phát triển GlobalGAP cho các trang trại sản xuất nhỏ; nhà xưởng tuân thủ đóng gói trên trang trại và các mối liên kết với các thị trường giá trị cao ở các tỉnh Tiền Giang và Long An (Phụ lục 5 email cho Ông Long). Có một chương trình phát triển của Sở NN&PTNT Bình Thuận giới thiệu Thực Hành Nông Nghiệp Tốt cho các hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ với tiêu chuẩn VietGAP của Bộ NN & PTNT, là tiêu chuẩn có sự đóng góp rất lớn từ nhóm thực hiện dự án của SOFRI. Chương trình GAP của Sở NN&PTNT Bình Thuận gồm: • Mục tiêu công bố đạt 3000 hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ hoạt động và đạt chứng nhận Tiêu chuẩn VietGAP, để có thể tiếp cận thị trường Trung quốc • Đạt được 125 nhóm, HTX và trang trại độc lập • Khoảng 350 hộ đã đạt được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn VietGAP • Hầu hết các lớp tập h
Luận văn liên quan