Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng lần thứ 7 đã chỉ ra rằng nước ta cần phải “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu được sản xuất trong nước”. Với tinh thần đó nước ta đã thực hiện AFTA, gia nhập APEC và khi có đủ điều kiện sẽ gia nhập WTO.
Có thể nói không một nước nào đạt được tốc độ phát triển nhanh mà không có mở cửa kinh tế và tích cực hội nhập. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà” theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định đời sống xã hội. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu do đó nâng cao cạnh tranh của khu vực này nhằm giữ vững thị trường trong nước, củng cố và mở rộng thị trường nước ngoài, có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để đạt được điều đó, hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó tập trung phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước cả về mặt chất lượng và giá cả.
Ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, trình độ lao động, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước Để đảm bảo phát triển nhanh mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập thì một điều không thể không nhắc tới là điều kiện về vốn. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn trong khi các doanh nghiệp này hiện nay rất hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn lớn, tuy vậy vốn của Ngân hàng tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó phải chăng là do chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa cao.
Trong quá trình học tập tại ĐHKTQD và đồng thời thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em nhận thấy được những khó khăn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung đang phải đối mặt trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vậy sau khi thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em xin trình bày đề tài: “Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)”. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
+ Chương I: Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
+ Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
80 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài
Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng lần thứ 7 đã chỉ ra rằng nước ta cần phải “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu được sản xuất trong nước”. Với tinh thần đó nước ta đã thực hiện AFTA, gia nhập APEC và khi có đủ điều kiện sẽ gia nhập WTO.
Có thể nói không một nước nào đạt được tốc độ phát triển nhanh mà không có mở cửa kinh tế và tích cực hội nhập. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà” theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định đời sống xã hội. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu do đó nâng cao cạnh tranh của khu vực này nhằm giữ vững thị trường trong nước, củng cố và mở rộng thị trường nước ngoài, có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để đạt được điều đó, hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó tập trung phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước cả về mặt chất lượng và giá cả.
Ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, trình độ lao động, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước… Để đảm bảo phát triển nhanh mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập thì một điều không thể không nhắc tới là điều kiện về vốn. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn trong khi các doanh nghiệp này hiện nay rất hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn lớn, tuy vậy vốn của Ngân hàng tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó phải chăng là do chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa cao.
Trong quá trình học tập tại ĐHKTQD và đồng thời thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em nhận thấy được những khó khăn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung đang phải đối mặt trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vậy sau khi thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em xin trình bày đề tài: “Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)”. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
+ Chương I: Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
+ Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Chương I
Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.1 Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Tiền thân của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại bắt đầu từ khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá được mở rộng. Do đó, sự khác biệt giữa các đồng tiền ở các vùng khác nhau dẫn đến một thương nhân đã thực hiện đổi tiền đúc cho các nhà buôn và thường được gọi là các “thương gia tiền tệ”. Việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đã xuất hiện nhiều thương gia giàu có, họ không biết dùng tiền để làm gì và muốn cất giữ nó ở một nơi an toàn. Khi đó hoạt động nhận tiền gửi xuất hiện. Cùng với hoạt động này hoạt động chi trả hộ cũng hình thành. Do tích luỹ được nhiều tiền nên các thương gia tiền tệ này kiêm cả nghề cho vay. Trong thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Các thương nhân đổi tiền trở thành các chủ ngân hàng.
Như vậy nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm những nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, cho vay. Cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng các tổ chức kinh doanh tiền ngày càng tăng và nghiệp vụ mới được áp dụng: thanh toán bù trừ, thanh toán bằng thương phiếu, nghiệp vụ bảo lãnh trong cho vay và thanh toán. Vào thế kỷ XVII, loại hình ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới như: ngân hàng Amxtecdam (1603 - Hà Lan), ngân hàng Hămbuôc (1619 - Đức) và ngân hàng Anh Quốc (1964) nhưng là hệ thống ngân hàng một cấp. Đến thế kỷ XVIII và XIX, sự mở rộng nhanh chóng kinh tế hàng hoá ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã thúc đẩy hình thành ngân hàng hai cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá, nhất thể hoá và kinh tế tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một bước, đồng thời trên thế giới xuất hiện các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực.
Có nhiều khái niệm về NHTM:
Theo pháp lệnh ngân hàng và các tổ chức tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động tín dụng”.
Theo luật các tổ chức tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng mà được thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm nhiệm vụ ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.
Từ những khái niệm trên theo em hiểu thì: NHTM là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với những hoạt động chính là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán.
1.1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại.
1.1.1.2.1 Tạo lập nguồn vốn
a. Huy động vốn
Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào. NHTM huy động thông qua tiền gửi, phát hành trái phiếu và đi vay.
+ Tiền gửi
Người ta gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích: để bảo quản, để thu nhập, để sử dụng dịch vụ chi trả hộ và để vay. Dựa trên mục đích của người gửi tiền, tiền gửi được phân chia thành hai loại: tiền gửi giao giao dịch và tiền gửi phi giao dịch.
Tiền gửi giao dịch: là tiền gửi không có cam kết về kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán, gồm tiền gửi có thể phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển tiền.
Tiền gửi phi giao dịch: là các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội, tiết kiệm dân cư. Đây là những khoản tiền không thanh toán, tạm thời nhàn rỗi, hiệu suất sử dụng cao vì nó tương đối ổn định nhưng lãi suất cao hơn tiền gửi giao dịch.
+ Nguồn vay
Phát hành trái phiếu: gồm tín phiếu ngân hàng, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng.
Vay từ ngân hàng trung ương, từ các NHTM khác nhằm bù đắp thiếu hụt, đảm bảo thanh toán khi cần thiết.
+ Ngoài ra ngân hàng còn có các hoạt động khác như: nhận uỷ thác đầu tư, đầu tư tài chính nhưng không nhiều.
b. Vốn pháp định
Vốn pháp định là vốn ban đầu theo luật định khi đi vào kinh doanh. Tuy nhiên nó gia tăng trong quá trình hoạt động bằng cách trích từ lợi nhuận kinh doanh hoặc tăng mức đóng góp của chủ sở hữu. Bên cạnh vốn pháp định, các NHTM còn lập các quỹ dự trữ.
1.1.1.2.2 Sử dụng và khai thác các nguồn vốn
Hướng cơ bản trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của NHTM là cho vay và đầu tư trong đó chức năng cho vay là chủ yếu.
a. Cho vay
Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay thì có thể phân thành 3 loại:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay truyền thống, có vị trí cơ bản trong hoạt động sử dụng và khai thác các nguồn vốn của NHTM, bao gồm những khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm.
+ Cho vay trung và dài hạn: là loại cho vay được thực hiện đối với những chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Bao gồm những khoản cho vay trên một năm. Một mặt chúng đáp ứng yêu cầu vay vốn trung và dài hạn của xã hội để mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Mặt khác chúng phù hợp với khả năng huy động vốn ngày càng nhiều của NHTM.
b. Đầu tư
Đầu tư hay còn gọi là hoạt động chứng khoán giúp NHTM sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư như:
+ Mua chứng khoán ngắn hạn của Chính Phủ: đem lại thu nhập cho Ngân hàng, đảm bảo cân bằng thu chi ngân sách, điều hoà lưu thông tiền tệ.
+ Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp: tham gia vào việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời giảm rủi ro cho ngân hàng trong quá trình giám sát khách hàng trong quá trình sử dung vốn vay.
c. Hoạt động ngân quỹ (có thu phí)
Hoạt động ngân quỹ là hoạt động liên quan đến việc thu chi tiền mặt. Nó bao gồm: nghiệp vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các ngân hàng khác, tiền trong quá trình đang thu, nghiệp vụ chứng khoán ngắn hạn.
1.1.1.2.3 Các hoạt động nhận uỷ thác
a. Hoạt động bảo lãnh: là nghiệp vụ ngân hàng cam kết trả tiền thay cho khách hàng được bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh. Hoạt động này mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua phí bảo lãnh.
b. Hoạt động thanh toán tiền hàng, dịch vụ, quản lý, phát hành chứng khoán, mua bán, bảo quản chứng khoán, cung cấp thông tin, tư vấn kinh doanh.
c. Các hoạt động khác như dịch vụ cho thuê két sắt.
1.1.2 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.2.1 Tín dụng Ngân hàng
a. Khái niệm
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế phát sinh trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác một lượng giá trị dưới dạng tiền hoặc hàng hóa với những điều kiện mà hai bên thỏa thuận.
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc thiết bị, bất động sản.
Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết hạn sử dụng theo thoả thuận người đi vay phải hoàn trả người cho vay.
Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn lúc cho vay hoặc nói cách khác người đi vay phải trả thêm lợi tức.
Trong quan hệ tín dụng, có nhiều loại chủ thể tham gia như: Nhà nước, Ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng. Với mỗi loại chủ thể có thể phát sinh nhiều loại quan hệ tín dụng khác nhau như: tín dụng Nhà nước, tín dụng Ngân hàng, tín dụng thuê bao.
Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động mà trong đó Ngân hàng luôn đóng vai trò là người cho vay, nguồn vốn chủ yếu mà Ngân hàng cho vay là nguồn tiền gửi và Ngân hàng chỉ đi vay trong những trường hợp khẩn cấp.
b. Phân loại tín dụng Ngân hàng
Có nhiều loại tín dụng khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân chia, như phân chia theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn, theo đối tượng, theo hình thức đảm bảo vốn vay.
* Phân loại theo mục đích sử dụng:
+ Tín dụng đối với bất động sản: là loại tín dụng liên quan đến việc mua bán và xây dựng nhà cửa, đất đai.
+ Tín dụng công nghiệp và thương mại: là loại tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn để bổ xung vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ.
+ Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,thức ăn gia súc, nhiên liệu.
* Phân loại theo thời hạn:
+ Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. đối với NHTM tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng cao.
+ Tín dụng trung hạn: Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định.Trước đây thời hạn mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra với tín dụng trung hạn là 1 đến 3 năm. Tuy nhiên đến nay để đáp ứng yêu cầu vay của các doanh nghiệp, các NHTM đã đưa thời hạn này lên 5 năm. Việc nâng thời hạn tín dụng lên 5 năm đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp vì đối với một tài sản cố định có thời hạn sử dụng tương đối dài nên cần phải có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có thể hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng và sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Còn đối với các nước khác trên thế giới thời hạn này lên tới 7 năm.
Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tạo hoặc đổi mới công nghệ thiết bị, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống sản xuất…Trong nông nghiệp tín dụng trung hạn chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng như máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều.
+ Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng mà thời hạn của nó dài hơn so với tín dụng trung hạn. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…
Đối với các NHTM chủ yếu vẫn là ngiệp vụ tín dụng ngắn hạn, từ những năm 70 trở lại đây tuy đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp nhưng nghiệp vụ vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế.
* Phân loại theo căn cứ bảo đảm.
+ Tín dụng không bảo đảm: là loại tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.
+ Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà ngân hàng chỉ cấp khi khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có người thứ ba đứng ra bảo lãnh.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác nhau như theo phương thức hoàn trả, theo xuất xứ món vay, theo hình thái giá trị.
c. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý, vai trò tín dụng ngân hàng cũng có sự thay đổi về bản chất. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như một công cụ cấp phát thay ngân sách. Chính vì vậy xảy ra tình trạng nơi cần vốn để sản xuất thì không có hoặc không kịp thời, nơi thì lại để vốn nằm ứ đọng trong một thời gian dài. Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường hầu như tình trạng dó đã chấm dứt. Ngày nay, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, là nguồn vốn quan trọng, chủ động để phát triển kinh tế trong nước. Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế, tạo ra khả năng tài trợ cho các ngành công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp… và tạo ra khả năng tiêu dùng cho dân cư, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Điều đó tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Trong các ngành sản xuất kinh doanh, tư khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng đều có sự tham gia của tín dụng.
Dưới đây là những vai trò cụ thể của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với nền kinh tế nước ta.
+ Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập chung vốn cho sản xuất.
Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa cung và cầu. Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, các NHTM luôn cố gắng đạt được lợi nhuận tối đa. Hoạt động tín dụng mang lại khoảng 70% thu nhập cho ngân hàng. Chính vì vậy, thông qua hoạt động huy động vốn, các ngân hàng đã tập chung được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, các ngân hàng lại đưa nguồn tiền đó trở lại nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô ngày càng lớn hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc tập chung và phân phối tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu. Như vậy tín dụng ngân hàng được sử dụng như một công cụ quản lý tích cực tác động to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực khuyến khích tiết kiệm cũng như đầu tư.
+ Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Do đó nhu cầu đầu tư phát triển là rất cần thiết. Nếu thực hiện được trình đó thì nhân tố không thể thiếu là vốn. Để có vốn, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm ở các nguồn khác nhau, nhưng thường thì các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng. Đây là nơi cung cấp vốn ổn định và an toàn, sẵn có và rẻ nhất. Như vậy, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Tín dụng ngân hàng tài trợ cho ngành kinh tế chủ lực, ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế kém phát triển.
Đối với nước ta là một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế chủ lực, các ngành kinh tế mũi nhọn vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Tín dụng ngân hàng đã góp phần phát triển các ngành kinh tế này thông qua việc cho vay đưới các hình thức khác nhau, qua đó đã góp phần vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước rất quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho sử dụng toàn bộ tài nguyên và sức lao động hiệu quả nhất. Do vậy, nhà nước phải ưu tiên phát triển một số ngành kinh tế ít sinh lợi, một số ngành kinh tế kém phát triển. Trong việc làm này nhà nước cũng cần sự hỗ trợ tín dụng của ngân hàng.
+ Thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ là công cụ kinh tế phục vụ cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng nhanh vòng quay vốn. Cơ hội kinh doanh không nhiều và chỉ mang tính chất thời điểm. Trong sự cạnh tranh gay gắt này, vốn đầu tư là yếu tố quyết định sự thành đạt của một doanh nghiệp hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến ngân hàng như là một nguồn vốn cho vay linh hoạt nhất. Tuy nhiên, để được vay vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải chứng tỏ được tính khả thi của dự án đầu tư, sự lành mạnh của tình hình tài chính cũng như khả năng hoàn trả lãi đúng thời hạn. Nguồn vốn của ngân hàng không phải là vô hạn nên chỉ những sự án có mức sinh lời cao mới được vay vốn ngân hàng. Bởi vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu nên ngân hàng phải hết sức cân nhắc khi cho vay. Các đơn vị kinh tế, cá nhân khi vay vốn ngân hàng đều phải cam kết thực hiện các điều kiện nhằm đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nếu không thực hiện đúng cam kết các doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt, tài sản thế chấp bị phát mãi và quan trọng hơn cả là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bị giảm sút.
Chính vì những lý do trên mà các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn, đồng thời hoàn thiện công tác hạch toán kế toán. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong cuộc chạy đua nhằm vay vốn của ngân hàng. Như vậy tín dụng ngân hàng đã gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển quan hệ đối ngoại.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự hợp tác bình đẳng đôi bên cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và trong khu vực đang được phát triển đa dạng cả về nội dung và hình thức, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đó là nhân tố hết sức quan trọng cho sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong các phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau qua việc đầu tư vốn ra nước ngoài và tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Để thực hiện quá trình đầu tư ra nước ngoài hay các hoạt động thương mại giữa các nước, yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là vốn bằng tiền. Lượng vốn cần cho các hoạt động