Khi có xã hội loài người trên trái đất, con người ngày càng nhận thức rất rõ rằng “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất: cây cỏ, động vật và con người”; Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”. Sự phát triển các nền văn minh thế giới, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội của con người đều gắn liền với các hoạt động khai thác, bảo vệ, cải thiện và tàn phá, hủy hoại chất lượng đất cũng như làm ô nhiễm môi trường đất. Cùng với các ô nhiễm như : ô nhiễm nguồn nước , ô nhiễm không khí , thì ô nhiễm đất cũng là vấn đề rất đáng báo động hiện nay , đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hóa hoc .Ô nhiễm đất không chỉ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp , chất lượng nông sản mà còn lương thực, rau quả. . . ảnh hưởng dáng tiếp đến sức khỏe cho người và động vật .
Vấn đề ô nhiễm đất dài hạn còn lớn hơn cả ô nhiễm không khí hoặc ô nhiễm nước, với những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất thực phẩm và sức khỏe con người.
Nhiều dải đất rộng lớn đã bị ô nhiễm , các kim loại nặng từ các mỏ kim loại và nhà máy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đất và khả năng duy trì hoạt động nông nghiệp.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô tả nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề :
Khi có xã hội loài người trên trái đất, con người ngày càng nhận thức rất rõ rằng “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất: cây cỏ, động vật và con người”; Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”. Sự phát triển các nền văn minh thế giới, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội của con người đều gắn liền với các hoạt động khai thác, bảo vệ, cải thiện và tàn phá, hủy hoại chất lượng đất cũng như làm ô nhiễm môi trường đất. Cùng với các ô nhiễm như : ô nhiễm nguồn nước , ô nhiễm không khí , thì ô nhiễm đất cũng là vấn đề rất đáng báo động hiện nay , đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hóa hoc .Ô nhiễm đất không chỉ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp , chất lượng nông sản mà còn lương thực, rau quả. . . ảnh hưởng dáng tiếp đến sức khỏe cho người và động vật .
Vấn đề ô nhiễm đất dài hạn còn lớn hơn cả ô nhiễm không khí hoặc ô nhiễm nước, với những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất thực phẩm và sức khỏe con người.
Nhiều dải đất rộng lớn đã bị ô nhiễm , các kim loại nặng từ các mỏ kim loại và nhà máy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đất và khả năng duy trì hoạt động nông nghiệp.
Đất nước, chính phủ và cộng đồng nên nhận ra nhiễm độc đất nghiêm trọng như thế nào, ngày càng nhiều khu vực đang bị ảnh hưởng, mức độ ô nhiễm đang tăng cao và phạm vi của các chất độc gia tăng.
Giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu .
Ô nhiễm đất ngày nay nó rất phức tạp do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt , rác thải sinh hoạt xây dựng công nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng . Chúng ta cần phải có sự chung tay của chính phủ và toàn xã hội để giải quyết .
Phần I : Tổng quan
1. Định nghĩa :
Ô nhiễm đất là sự đưa vào môi trường đất các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường . Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm.
2.Phân loại :
Chúng ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm:
* Ô nhiễm đất do nước thải công nghiệp và sinh hoạt .
Công nghiệp ngày càng phát triển thì nước thải ô nhiễm ngày càng nhiều càng độc hại ,nếu nước thải này mà không xử lý thải ra môi trường làm ô nhiễm đất trầm trọng khi canh tác nông nghiệp làm cho cây trồng không sống hoạt bị biến đổi ,không canh tác được , ảnh hưởng đến con người .Cũng như đô thị mộc lên càng nhiều thì nước thải sinh hoạt ảnh hưởng đến ô nhiễm đất.
Hình ảnh ô nhiễm đất do nước thải ảnh hưởng đến cây trồng:
* Ô nhiễm đất do phân hóa học và hóa chất bảo vệ thưc vật.
Trong nông nghiệp, loại ô nhiễm này gây ra do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ vật hại, chất diệt cỏ và các c ất kích thích tố thực vật.
Để tăng năng suất cây trồng , ở trên thế giới cũng như nước ta có xu hướng tăng cường sử dụng các chất hóa học, vì vậy nó tác động đến môi trường đất ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất.
Sử dụng phân hóa học quá liều cũng làm cho đất bị chua. Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí cây trồng và hiệu quả sử dụng phân hóa học.
Do hệ thống tưới tiêu không hợp lí hoặc do mưa nhiều nắng lắm, đất trồng trọt bị rửa trôi mất lớp hữu cơ , dưới tác dụng của ánh sáng một số hợp chất chứ lưu huỳnh bị oxi hóa thành axit HSO4 , axit H2SO4 lại tác dụng với sắt, nhôm trong keo đất thành sunfat sắt hoặc sunfat nhôm, gây ra đất phèn, loại đất này có độ pH thấp và khó trồng trọt.
Phân bón hóa học được bón vào đất, một phần được thực vật hấp thụ, một phần được đất giữ lại, nhưng một phần tương đối lớn bị rửa trôi vào các nguồn nước hoặc phóng thải vào khí quyển, gây ô nhiễm chung cả thạch quyển, khí quyển và cả thủy quyển.
Thuốc Bảo vệ thực vật cũng có nhiều loại, ở nước ta đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ lâu, ngày nay nó càng tăng lên đáng kể về khối lượng và chủng loại. Cũng giống như phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng bị rửa trôi theo nguồn nước rất nhiều, ước tính tác dụng trừ vật hại chỉ có 1-2% nên gây ảnh hưởng rất mạnh đến môi trường.
Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật cũng để lại một số hậu quả xấu cho con người và môi trường. Con người tiếp xúc lâu dài với thuốc có thể bị rối loạn sinh lí, sinh hóa, gây bệnh ung thư, sinh con quái thai và ảnh hưởng đến tính chất di truyền của con người .
Số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu do ăn rau, quả phun thuốc trừ sâu chưa bị phân hủy tăng lên khá nhiều. Cũng do thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm số lượng của nhiều loài sinh vật có ích như ong mắt đỏ , nấm có ích làm giảm tính đa dạng sinh học, làm xuất hiện các loài sâu bệnh kháng thuốc và là nguyên nhân bùng nổ nạn dịch của ry nâu, bệnh đạo ôn ở một số vùng .
* Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp và sinh hoạt :
Hoạt động sản xuất công nghiệp đã để lại các chất thải gây ô nhiễm ở cả 3 dạng : rắn , lỏng , khí .
Khoảng 50% chất thải công nghiệp là chất thải rắn như than, bụi, chất hữu cơ , xỉ quặng.., trong đó có 15% có khả năng gây độc nguy hiểm .
Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất. Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm đất bởi các hóa chất và kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr, Cd. Các nhà máy còn xả vào khí quyển rất nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOx ..., chúng cũng sa lắng xuống môi trường đất. Đó cũng là nguyên nhân gây ra mư a axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật .
Hằng ngày con người và các động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải vào môi trường đất. Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác. Khu vực càng đông người thì các chất phế thải đó càng lớn. Đó cũng là vấn đề cần được xã hội quan tâm giải quyết một cách thường xuyên và khoa học .
Một số hoạt động công nghiệp làm phát sinh bụi, nước thải và chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất (do không được thu gom và xử lý đúng quy định) như: bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm đất khu vực lân cận; chất thải (nước thải và chất thải rắn) từ hoạt động sản xuất thép, cơ khí, gốm sứ, gia công kim loại, sửa chữa ôtô, xe máy... chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ...; chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân huỷ, sunfua... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất...
Hoạt động khai thác khoáng sản như khoáng ilmenit chứa titan làm phát sinh lượng lớn chất thải rắn (đất, cát, sỏi) che phủ nhiều vùng đất ven bờ, đồng thời làm tăng xâm nhập mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nước ngầm. Hoạt động nuôi tôm nước lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn làm chua đất (hay suy giảm chất lượng đất).
Hình dưới là ô nhiễm đất do chất thải của các xưởng mạ kẽm.
Hình này là ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
* Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học .
Ô nhiễm đất do chất thải mất vệ sinh, hoặc sử dụng phân bắc tươi, hoặc bón trực tiếp bùn thải sinh hoạt đã gây cho người và động vật bị nhiễm các loại trực khuẩn lị ,thương hàn amip, kí sinh trùng như giun sán.
Đất bị ô nhiễm trứng giun kí sinh, nhiễm vi sinh vật thường gặp ở một số vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau . Đất là một con đường truyền dịch bệnh phổ biến: Người - đất - nước - côn trùng - ký sinh trùng; Người - hoặc vật nuôi - đất - người hoặc đất - người .
* Ô nhiễm đất do chiến tranh .
Miền Nam nước ta qua cuộc chiến tranh tàn khốc đã phải hứng chịu hơn 100.000 tấn chất độc hóa học, trong đó có các hợp chất đioxin .
* Ô nhiễm đất do thảm họa địa hình
Miền núi, cao nguyên nước ta chiếm khoảng 67% diện tích cả nước với gần 20.883.000 ha, có địa hình cao và dốc, có các yếu tố chia cắt ngang, chia cắt sâu, với chiều dài sườn dốc lớn gây ra các trung tâm mưa lớn nhất nước, gây xói mòn đất, là nguyên nhân suy thoái môi trường đất.
Hiện tượng sạt lở đất, không những làm mất đất đang sản xuất mà còn làm cho sự định hình một số khu sản xuất ở miền núi trở nên thiếu ổn định. Ngoài ra, do hiện tượng phá rừng, đốt rừng, đời sống du canh, du cư cũng làm cho đất đồi núi tăng thêm hiện tượng xói mòn, lở đất .
* Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho đất là quá trình đốt nhiên liệu như củi, xăng, than, dầu khí trong sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt. Đặc biệt nhà máy điện, luyện kim, cháy rừng, phát rừng đốt rẫy làm tăng nhiệt độ của đất, làm hủy hoại môi trường đất, làm đất mất màu mỡ .
Khi nhiệt độ trong đất tăng lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật đất phân giải chất hữu cơ , làm chai cứng đất, làm mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng lên sẽ làm giảm hàm lượng khí oxi trong đất, làm mất cân bằng oxi trong đất và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo ra sản phẩm trung gian không có lợi cho cây trồng như: NH3, H2S, CH4, andehit ...
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên là một trong các nguyên nhân chính gây nên các hiên tượng Elnino, Lanina, làm mực nước biển sẽ dâng cao,gây ra thiên tai hạn hán, lũ lụt, bão tố …
* Ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ
Nguồn ô nhiễm đất bở i các chất phóng xạ là những phế thải của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ , trung tâm nghiên cứu nguyên tử , các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học ). Bên cạnh lợi ích rất to lớn thì phóng xạ đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ .
3.Thực trạng .
Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có hàng chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chỉ có 2 khu công nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các khu, cụm công nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các cụm công nghiệp và các làng nghề không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý sơ bộ) xả trực tiếp vào môi trường, làm ô nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ... Những con sông này vẫn là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công nghiệp, y tế chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý triệt để. Việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khí thải tại một số làng nghề tái chế kim loại có chứa các chất như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm giảm độ PH của đất cũng gây ô nhiễm đất. Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không hợp lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các vùng trồng rau thâm canh của tỉnh lượng hóa chất BVTV sử dụng tăng gấp 3- 5 lần so với các vùng trồng lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Ngoài ra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Cầu, sông Đuống không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm sông làm giảm diện tích đất canh tác, sinh hoạt.
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.
Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,... trong đất rất khó bị phân huỷ.
Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
Các hoạt động sản xuất làm phát sinh nhiều bụi như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đá xây dựng…) tuy có gây ô nhiễm đất bởi bụi chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ độc hại khác nhau, nhưng mức độ ô nhiễm nói chung là không đáng lo ngại . Các hoạt động sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều nước thải và chất thải rắn , nhưng không được thu gom và xử lý đúng quy định, mà thải trực tiếp vào đất sẽ gây ô nhiễm đất ở khu vực xung quanh. Tuy chưa có nghiên cứu chi tiết nào về sự ô nhiễm đất bởi các chất thải công nghiệp .
Nói chung, tuy mức độ ô nhiễm đất do các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản tuy chưa phải là nghiêm trọng, nhưng sự thay đổi tính chất đất sẽ kéo theo nhưng lo ngại về sự thay đổi hệ sinh thái trong vùng và tác động bất lợi đến đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các động vật, thực vật cạn vùng ven bờ. Thêm vào đó, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản còn làm xáo trộn về địa hình vùng ven bờ cũng tác động bất lợi đến các hệ sinh thái .
Hoạt động khai thác đã phát thải vào môi trường một lượng lớn CTR phủ lên bề mặt vùng xung quanh, làm thay đổi tính chất cơ lý của đất và có thể làm tăng mức phóng xạ ở những vùng tập trung CTR. Mặt khác, việc khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ quá trình sàng tuyển quặng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nước ngầm vùng ven bờ.
Hiện nay ô nhiễm đất ngày càng nhiều ở trên khắp thế giới như ở nước ta các vùng ô nhiễm nặng bởi đioxim do chiến tranh còn lại, ô nhiễm do nước thải của các khu công nghiệp thải ra môi trường chưa sử lý gây ô nhiễm đất như : ở Đồng Nai thì nhà máy bọt ngọt vedan đã thải ra môi trường mà chưa xử lý đã làm đất và nguồn nước ở đó ô nhiễm khá nghiêm trọng. Còn do nước thải sinh hoạt của người dân và các đô thị .
4. Nhận xét chung.
Ô nhiễm đất ngày càng nhiều do sối mòn, lũ lụt , chất thải sinh hoạt , nước thải do các khu công nghiệp … nhiều vùng bị ô nhiễm nặng. Tình trạng nhiều khu công nghiệp , khu chế xuất , đô thị , khai thác tài nguyên khoán sản ngày càng nhiều làm cho đất bị ảnh hưởng ô nhiễm ,như ở Quảng Ninh khai thác than những bải chứa than ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất ,không khí và nguồn nước ngầm . Ô nhiễm đất của nước ngày càng báo động nên mọi người dân cùng với chính phủ chung tay xử lý bảo vệ môi trường đất ,nước ,không khí .
II.Nguyên nhân .
* Phương pháp xử lý nước thải trong sản xuất giấy :
Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm mà lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến 500 m3 nước. Nước được dùng trong các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước.
Như vậy trong quá trình sản xuất giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải ra, trong đó những yếu tố gây ô nhiễm chính đó là:
pH cao do kiềm dư gây ra là chính.
Thông số cảm quan (màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn xuất của lignin gây ra là chính.
Cặn lơ lửng (do bột giấy và các chất độn như cao lin gây ra).
COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra là chính, các chất hữu cơ ở đây là lignin và các dẫn xuất của lignin, các loại đường phân tử cao và một lượng nhỏ các hợp chất có nguồn gốc sinh học khác, trong trường hợp dùng clo để tẩy trắng có thêm dẫn xuất hữu cơ có chứa clo khác.
Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá , thuốc bảo vệ thực vật , vỏ cây ... Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ 70:30. . Thành phần hữu cơ chủ yếu là trong dịch đen lignin hòa tan và dịch kiềm. Ngoài ra, là những sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần hữu cơ bao gồm những chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm natrisunfat lien kết với các chất hữu cơ trong kiềm.Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông phẩm màu, cao lanh .Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng và các chất rơi vãi . Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hồi hóa chất từ dịch đen. Mức ô nhiễm của nước ngưng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất .
Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn xeo giấy:
- Nước thải (NT) từ công đoạn xeo giấy được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ.
- NT chảy qua SCR (song chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất kích thước lớn.
- NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ đây NT được bơm qua bể lắng để lắng cặn (chủ yếu là bột giấy).
- Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung.
Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy:
- Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ.
- NT chảy qua SCR (song chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất kích thước lớn.
- NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ đây NT được bơm qua bể trộn có bổ sung NaOH và phèn.
- NT được cho qua bể keo tụ kết hợp với bể lắng nhằm mục đích tạo phản ứng keo tụ và lắng cặn (chủ yếu là bột giấy).
- Sau đó NT được đưa đến hệ thống xử lý chung.
Hệ thống xử lý chung sau khi hòa trộn hai nguồn nước thải đã qua xử lý sơ bộ :
- Sau khi qua một số bước xử lý sơ bộ nước thải từ cả hai công đoạn sản xuất được hòa trộn với nhau và được điều chỉnh về khoảng pH thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật (pH = 6,5 – 7,5) tại bể trung hòa.
- NT tiếp tục được cho qua bể lọc sinh học hiếu khí nhằm xử lý BOD5, COD, mùi hôi trong nước thải,…
- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể lắng 2 để loại bỏ bùn hoạt tính. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về bể lọc sinh học để duy trì mật độ của vi sinh vật, bùn dư được dẫn về bể nén bùn.
- NT bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh. Sau khi ra khỏi bể khử trùng nước thải sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
*Mô tả nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp :
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được tách riêng với nước mưa