Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực trạng bất ổn trong hệ thống NHTM Việt
Nam hiện này là do cấu trúc sở hữu khác nhau. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã l ựa
chọn đề tài cho công trình của mình là: “Mối quan hệ gi ữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi
ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
92 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỐI QUAN HỆ GIỮA
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO TRONG
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Mã số: …………….
i
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Lí do chọn đề tài
Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực trạng bất ổn trong hệ thống NHTM Việt
Nam hiện này là do cấu trúc sở hữu khác nhau. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài cho công trình của mình là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi
ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc sở hữu, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân tố
này; phân tích hoạt động của ngành NH trong thời gian vừa qua; kiểm định mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và rủi ro; đề xuất một số kiến nghị cho hệ thống NHTM Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh; phƣơng pháp thống kê mô tả; phƣơng pháp kiểm tra định
lƣợng. Dữ liệu đƣợc lấy từ dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế và dữ liệu nội tại của 11 NHTM
trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP trong giai đoạn 2007 - 2012
Nội dung nghiên cứu
- Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thƣơng
mại.
- Chƣơng 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam
- Chƣơng 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân
hàng thƣơng mại.
Đóng góp của đề tài
Đề xuất những kiến nghị nhằm đóng góp vào kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng hiện này của chính phủ.
Định hƣớng phát triển đề tài
Mở rộng số lƣợng NH và năm nghiên cứu, đƣa thêm biến, mở rộng mẫu nghiên cứu
sang quốc gia khác và mở rộng thêm các loại hình NH.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. vi
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU........................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu ..................................................................................... 3
1.5 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 4
1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 5
1.7 Định hƣớng phát triển đề tài ......................................................................................... 5
2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................. 7
2.1 Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu ............................................................................. 7
2.1.1 Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính................................................. 7
2.1.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng ............................................................................. 8
2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 13
2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................... 13
2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng........................................................................ 14
2.2.3 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng ........................................................................... 16
2.2.4 Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng............................................ 17
2.3 Rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng........................................................ 18
2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán ........................................................ 19
2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán ............................................ 19
iii
2.3.3 Ảnh hƣởng của rủi ro mất khả năng thanh toán................................................ 21
2.3.4 Các nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh toán trƣớc đây ........................ 21
2.4 Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
rủi ro của ngân hàng ............................................................................................................... 22
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................................... 26
3. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 27
3.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam................................... 27
3.1.1 Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 28
3.1.2 Hoạt động cho vay ................................................................................................ 29
3.1.3 Diễn biến lãi suất .................................................................................................. 31
3.1.4 Năng lực tài chính................................................................................................. 31
3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................... 33
3.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ............................................................................................................. 40
3.3.1 Rủi ro tín dụng ...................................................................................................... 40
3.3.2 Rủi ro mất khả năng thanh toán .......................................................................... 43
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................................... 46
4. NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................ 47
4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 47
4.1.1 Mô hình tác động cố định (Fixed effects model).............................................. 48
4.1.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) .................................. 49
4.1.3 Kiểm định lựa chọn mô hình............................................................................... 50
iv
4.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 51
4.3 Mô hình thực nghiệm .................................................................................................. 55
4.4 Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 61
4.4.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng ....................................... 61
4.4.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán ................ 64
Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................................... 68
5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG
LAI ............................................................................................................................................... 69
5.1 Các kết quả chính của đề tài ....................................................................................... 69
5.2 Các đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại ................. 69
5.2.1 Đề xuất đối với cơ quan quản lí ......................................................................... 69
5.2.2 Đề xuất đối với ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 71
5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 72
5.4 Định hƣớng phát triển đề tài ....................................................................................... 72
Kết luận chƣơng 5 .................................................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................ vii
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................. ix
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................. xi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. xii
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên đầy đủ
MCLR Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cổ điển
FEM Mô hình tác động cố định
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
LSDV Ƣớc lƣợng hồi quy biến giả tối thiểu
SDROA Độ lệch chuẩn ROA
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc
NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
BĐS Bất động sản
NHNN
Ngân hàng nhà nƣớc
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
NH Ngân hàng
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ VÀ BẢNG
Hình 3.1 Tăng trƣởng các chỉ tiêu tiền tệ (2007 – 2011)
Hình 3.2 Tăng trƣởng tín dụng (2008-2012)
Hình 3.3 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng Nhà Nƣớc trong những năm 2010-2012
Hình 3.4 Ma trận sở hữu vốn giữa các ngân hàng
Hình 3.5 Chỉ số Z-score trung bình giữa nhóm 7 NHTMCP và 4 NHTMNN
Hình 3.6 Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2004 – tháng 9/2012)
Hình 3.7 Tăng trƣởng tín dụng GDP, tín dụng và tỷ lệ tín dụng/GDP (200 1- 2011)
Bảng 3.1 Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM các quốc gia trong khu vực (2011)
Bảng 3.2 Loại hình các tổ chức tín dụng năm 2008 và 2013
Bảng 3.3 Mức vốn pháp định áp dụng cho các loại hình ngân hàng qua các năm
Bảng 3.4 Thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong giai đoạn 2007-2012
1
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, ngành ngân hàng đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng khỏe
mạnh sẽ góp phần giúp nền kinh tế phát triển, và ngƣợc lại hệ thống ngân hàng suy yếu
sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế điều này đã đƣợc kiểm chứng ở cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - 2008 vừa qua, với sự sụp đổ tín dụng ở Mỹ
cùng với sự phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành ngân hàng nhƣ Lehman
Brothers, Merrill Lynch. Hậu quả tất yếu của điều này đã đẩy toàn bộ nền kinh tế rơi vào
thảm cảnh ảm đạm. Do vậy việc đảm bảo tính an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng
đóng vai trò hàng đầu trong chính sách của mỗi quốc gia đặc biệt trong giai đoạn hậu
khủng hoảng hiện nay.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi và chịu ảnh hƣởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Thực trạng hiện
nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất ổn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu
vẫn còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao. Thật vậy, tháng 9/2012, trên tạp chí Wall Street,
Barclays - tập đoàn ngân hàng lớn của nƣớc Anh nhận định rằng tỷ lệ nợ xấu Việt Nam
đã ở mức 20%, tƣơng đƣơng con số 16 tỷ USD (nguồn: tapchitaichinh.vn, ngày
18/06/2012), ngoài ra trong hệ thống còn tồn tại rủi ro mất khả năng thanh toán của các
ngân hàng nhỏ đang hoạt động yếu kém. Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực
trạng trên là vấn đề sở hữu chéo tràn lan ở giữa các ngân hàng với nhau và việc ảnh
hƣởng từ các cấu trúc vốn khác nhau. Vậy câu hỏi đƣợc đặt ra là làm thế nào để hệ thống
ngân hàng Việt Nam luôn đảm bảo đƣợc tính ổn định và hạn chế đƣợc các vấn đề rủi ro
một cách tốt nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Xuất phát từ thực tế trên về hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đề
tài nghiên cứu đƣợc lựa chọn là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Đề tài sử dụng mô hình cấu trúc sở hữu vốn để tiến
2
hành nghiên cứu cho các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, từ đó đƣa ra các đề xuất về
cấu trúc sở hữu vốn hiệu quả cho hệ thống.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân
tố này trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
- Phân tích hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thực
trạng về rủi ro mất khả năng thanh toán và rủi ro tín dụng trong hệ thống.
- Kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro tín dụng, rủi ro mất khả năng
thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng mô hình định lƣợng.
- Từ kết quả của mô hình nghiên cứu, đề tài đƣa ra những đề xuất về cấu trúc sở hữu
vốn nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro của NHTM trong các
cấu trúc sở hữu khác nhau, đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh đƣợc áp dụng để thực hiện lƣợc khảo các kiến
thức lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến nội dung của đề
tài
- Phƣơng pháp thống kê mô tả áp dụng để phân tích tình hình hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2012, đồng thời, áp
dụng phƣơng pháp phân tích so sánh để đánh giá rủi ro trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng.
- Phƣơng pháp kiểm tra định lƣợng đƣợc áp dụng thông qua ứng dụng các mô hình
hồi qui với chuỗi dữ liệu bảng thông qua sử dụng phần mềm Eview 8.0. Nội dung
3
đề tài đã áp dụng các mô hình kiểm định khác nhau nhƣ mô hình Fixed Effect và
mô hình Random Effect. Trong đề tài, mô hình định lƣợng cấu trúc sở hữu vốn
của ngân hàng thƣơng mại đƣợc chia thành 3 nhóm: cổ đông nƣớc ngoài, cổ đông
cá nhân và cổ đông là tổ chức trong nƣớc. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và hành vi chấp nhận rủi ro ở các ngân hàng, đề tài đo lƣờng tác động
của cấu trúc sở hữu đến hai biến rủi ro là rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu và
rủi ro mất khả năng thanh toán thông qua hệ số Z-score.
1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào NHTMNN và NHTMCP trong hệ thống các
tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Cụ thể, để tìm hiểu về thực trạng hoạt
động của các NHTM, đề tài sử dụng các dữ liệu phản ảnh hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Trong khi đó, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của
NHTM, đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 11 ngân hàng thƣơng mại
trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP. Hai rủi ro chính trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc đề cập trong để tài là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả
năng thanh toán.
Về dữ liệu, có ba nguồn dữ liệu chính đƣợc thu thập trong đề tài. Cụ thể:
Các dữ liệu vĩ mô về hoạt động của hệ thống NHTM đƣợc tham khảo từ báo cáo thƣờng
niên của Ngân Hàng Nhà nƣớc, trong khi đó, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ là tỉ lệ lạm
phát, lãi suất cơ bản đƣợc thu thập từ website của Tổng cục thống kê.
Các dữ liệu nội tại của ngân hàng nhƣ là cấu trúc sở hữu của NHTM, các chỉ tiêu phản
ảnh rủi ro cũng nhƣ tình hình họat động của ngân hàng đƣợc tham khảo từ các báo cáo
thƣờng niên của các ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn năm 2007-2012 và cơ sở dữ
liệu của Bankscope đƣợc cung cấp bởi công ty Bureau van Dijk.
4
1.5 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu đƣợc chia thành
5 phần, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu.
Nội dung chƣơng này trình bày một cách tổng quát nhất về đề tài bao gồm: lí do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dữ liệu nghiên
cứu, kếu cấu của đề tài, đóng góp của đề tài và định hƣớng phát triển của đề tài.
Chương 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thương mại.
Nội dung chƣơng này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến cấu trúc sở hữu và rủi
ro của ngân hàng thƣơng mại. Về cấu trúc sở hữu, đề tài tìm hiểu cấu trúc sở hữu của các
doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng. Về khung lý thuyết rủi ro, đề tài trình bày
những nghiên cứu liên quan đến hai loại rủi ro chính đƣợc đề cập là rủi ro tín dụng và rủi
ro mất khả năng thanh toán.
Chương 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam
Nôi dung chƣơng này trình bày tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam dựa trên các khía cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và năng
lực cạnh tranh. Các nội dung phân tích về cấu trúc sở hữu và thực trạng về rủi ro tín dụng
và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong hệ thống cũng đƣợc đề cập để
đánh giá về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
Chương 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng
thương mại.
Nội dung chƣơng 4 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đo lƣờng mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng bao gồm: Phƣơng pháp nghiên cứu mô hình,
dữ liệu nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm phản ảnh mối quan hệ giữa cấu trúc sở
hữu và rủi ro trong hoạt động của các NHTM.
5
Chương 5: Kết luận, đề xuất và một số định hướng nghiên cứu trong tương lai
Từ kết quả thực nghiệm, nội dung chƣơng này trình bày những kết quả chính của mô
hình, một số kiến nghị gắn liền với cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cùng với những hạn chế của mô hình và định hƣớng
phát triển trong tƣơng lai.
1.6 Đóng góp của đề tài
Công trình nghiên cứu đã khái quát đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng của hệ thống
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đồng thời cũng cung cấp thêm một số lý thuyết
vể cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro
mất khả năng thanh toán.
Thêm vào đó, bài nghiên cứu đã nêu đƣợc mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro
của ngân hàng. Từ đó chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị dành cho các ngân hàng
thƣơng mại và cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thông qua các
biện pháp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ xây dựng môi trƣờng cạnh tranh trong ngân
hàng Việt Nam, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng….
Chúng tôi mong bài nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào đó vào việc giải quyết vấn đề đang
đặt ra cấp thiết hiện nay của nƣớc ta là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp hệ thống
ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, nhất là trong thời kỳ mở
cửa của nƣớc ta hiện nay, việc tăng cƣờng tính cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam và
ngân hàng nƣớc ngoài là một vấn đề vô cùng quan trọng.
1.7 Định hƣớng phát triển đề tài
Đề tài nghiên cứu vẫn có những hạn chế nhất định nên cần phải hoàn thiện thêm theo một
vài định hƣớng sau để nâng cao giá trị bài nghiên cứu:
Thứ nhất, số lƣợng ngân hàng cũng nhƣ số năm