Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân ” Tuy nhiên nhân dân không thể trực tiếp mà phải thông qua người đại diện cho mình thực hiện quyền lực Nhà nước, đó chính là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 97 Hiến pháp 1992 quy định “Đại biểu Quốc Hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.” Điều đó đòi hỏi mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và nhân dân hay nói cách khác là giữa đại biểu Quốc hội và cử tri phải thực sự khăng khít, chặt chẽ, mang tính hai chiều, có như vậy quyền làm chủ của nhân dân mới được bảo đảm và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu và mong đợi của nhân dân đối với người đại biểu ngày càng cao. Để đáp ứng những mong đợi đó cũng như thắt chặt mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, công tác tiếp xúc cử tri phải được thực hiện tốt và ngày càng được tăng cường, hoàn thiện.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội và cử tri theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
1. Mèi quan hÖ gi÷a ®¹i biÓu Quèc héi víi cö tri theo ph¸p luËt hiÖn hµnh 2
1.1 Quy định chung về mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri 2
1.2 Tiếp xúc cử tri – hoạt động chủ yếu gắn kết đại biểu Quốc hội và cử tri 3
1.2.1 Các hình thức tiếp xúc cử tri 3
1.2.2 Nội dung tiếp xúc cử tri 4
1.3 Hoạt động giám sát của cử tri đối với đại biểu Quốc hội 5
2. Thùc tr¹ng mèi quan hÖ gi÷a ®¹i biÓu Quèc héi víi cö tri vµ mét sè ph¬ng híng gi¶i quyÕt 7
2.1 Hình thức tiếp xúc cử tri 7
2.2 Công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại của cử tri 8
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 9
Bµi lµm
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…” Tuy nhiên nhân dân không thể trực tiếp mà phải thông qua người đại diện cho mình thực hiện quyền lực Nhà nước, đó chính là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 97 Hiến pháp 1992 quy định “Đại biểu Quốc Hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.” Điều đó đòi hỏi mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và nhân dân hay nói cách khác là giữa đại biểu Quốc hội và cử tri phải thực sự khăng khít, chặt chẽ, mang tính hai chiều, có như vậy quyền làm chủ của nhân dân mới được bảo đảm và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu và mong đợi của nhân dân đối với người đại biểu ngày càng cao. Để đáp ứng những mong đợi đó cũng như thắt chặt mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, công tác tiếp xúc cử tri phải được thực hiện tốt và ngày càng được tăng cường, hoàn thiện.
Vậy mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri được pháp luật hiện hành quy định như thế nào và thực tế mối quan hệ đó đang được thực hiện ra sao? Bài tiểu luận sau của em sẽ tìm hiểu phần nào những vấn đề trên. Do kiến thức chưa sâu nên bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong sự chỉ dạy và góp ý của thầy cô. Em xin chân thàn cảm ơn!
1. Mèi quan hÖ gi÷a ®¹i biÓu Quèc héi víi cö tri theo ph¸p luËt hiÖn hµnh
1.1 Quy định chung về mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri
Điều 8 Hiến pháp 1992 quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…” Như vậy giữ mối liên hệ khăng khít với nhân dân là nhiệm vụ của mọi cơ quan Nhà nước cũng như cán bộ, công chức Nhà nước. Nhưng đặc biệt đối với đại biểu Quốc hội đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm tiên quyết của người đại biểu nhân dân bởi mối liên hệ đó chính là cầu nối, mạch máu quan trọng gắn kết nhân dân với Quốc hội và Nhà nước.
“Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.” - Điều 97 Hiến pháp 1992
Theo tinh thần của Hiến pháp 1992, các luật liên quan cũng có các quy định tương tự về mối quan hệ giữa đại biểu và cử tri. Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan Nhà nước hữu quan.”
1.2 Tiếp xúc cử tri – hoạt động chủ yếu gắn kết đại biểu Quốc hội và cử tri
Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri được gắn kết chủ yếu thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu. Đây là hoạt động quan trọng, làm cầu nối thông tin giữa cử tri với đại biểu cũng như Quốc hội. Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai.
1.2.1 Các hình thức tiếp xúc cử tri
Điều 12 của Nghị quyết số 08/2002/NQ-QH11 ban hành quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định:
“1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp không thể tham gia tiếp xúc cử tri thì đại biểu Quốc hội báo cáo với Trường đoàn đại biểu Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc. Đại biểu Quốc hội liên hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương nơi cư trú hoặc Ban chấp hành Công đoàn nơi làm việc để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri.”
Để hoạt động tiếp xúc cử tri được cụ thể hóa và mang tính thường xuyên hơn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11 - ĐCTUBMTTQVN ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Theo đó trước và sau kì họp Quốc hội khoảng hai mươi ngày, đại biểu Quốc hội phải tiếp xúc với cử tri ở địa phương mình ứng cử để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri hoặc báo cáo kết quả kì họp Quốc hội với cử tri. Ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kì họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri cả ở nơi cư trú và nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo các chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri. Với mỗi hình thức tiếp xúc đều có những hướng dẫn cụ thể về công tác tổ chức, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, trong đó tiếp xúc cử tri theo định kỳ hoặc theo nơi cư trú, nơi làm việc và theo chuyên đề, lĩnh vực đại biểu quan tâm được tổ chức dưới hình thức Hội nghị tiếp xúc cử tri. Còn việc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thì chỉ mang tính chất cá nhân hoặc nhóm cử tri.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
1.2.2 Nội dung tiếp xúc cử tri
Trong khi tiếp xúc cử tri, đại biểu phải lắng nghe, tiếp thu góp ý cũng như nguyện vọng của cử tri; trả lời những thắc mắc và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri.
“Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị ở trung ương gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời chuyển những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để xem xét, giải quyết và trả lời cử tri.” - Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11 – ĐCTUBMTTQVN. Cứ sau mỗi kỳ họp các đại biểu thu nhận được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri, các ý kiến đó được tập hợp lại để báo cáo với Quốc hội, đây là cơ sở để Quốc hội thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như là thực hiện việc giám sát, đánh giá về những hoạt động chung của Chính phủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt khi nhận được khiếu nại, tố cáo của cử tri, đại biểu có trách nhiệm xem xét, kịp thời chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời theo dõi và đôn đốc quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và có trách nhiệm thông báo lại với cử tri.
Bên cạnh việc lắng nghe ý kiến và trả lời thắc mắc của cử tri thì việc báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và Quốc hội cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình tiếp xúc cử tri. Mỗi năm một lần, vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội phải báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri.
1.3 Hoạt động giám sát của cử tri đối với đại biểu Quốc hội
Cử tri có quyền tham gia các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến về các vấn đề mà cử tri quan tâm, góp ý về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó cử tri cũng có quyền giám sát đối với hoạt động của đại biểu bằng cách trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
Hoạt động giám sát của cử tri giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu Quốc hội, đồng thời đảm bảo tính hai chiều của mối quan hệ đó. Bởi hơn ai hết cử tri là người quan tâm nhất tới hoạt động của đại biểu Quốc hội. Chỉ khi đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì lợi ích hợp pháp của cử tri mới được bảo vệ, quyền làm chủ đất nước của nhân dân mới thực sự được phát huy.
Ngoài các văn bản nêu trên thì việc giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa đại biểu và cử tri cũng luôn được chi tiết hóa trong nội dung các chương trình hoạt động cụ thể của các đoàn đại biểu Quốc hội.
Như vậy, bởi tính chất đặc biệt quan trọng mà mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri luôn được Nhà nước ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp và một số văn bản pháp luật liên quan khác, đảm bảo cho mối quan hệ đó luôn diễn ra đúng với bản chất tốt đẹp vốn có. Tuy nhiên qua theo dõi thực tiễn, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri cũng như chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội còn nhiều vấn đề phải bàn.
2. Thùc tr¹ng mèi quan hÖ gi÷a ®¹i biÓu Quèc héi víi cö tri vµ mét sè ph¬ng híng gi¶i quyÕt
2.1 Hình thức tiếp xúc cử tri
Hiện nay trong các hình thức tiếp xúc, Hội nghị tiếp xúc cử tri đang phổ biến hơn cả, đặc biệt là theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Đây là hình thức tiếp xúc mang tính chuyên môn cao, thường được tổ chức một cách chuyên nghiệp và có số lượng cử tri tham gia đông đảo. Tuy nhiên cử tri tham gia Hội nghị lại chủ yếu là các “đại cử tri”, tức là các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, các đồng chí cán bộ hưu trí, còn những đối tượng là doanh nghiệp trẻ, nhân dân lao động... lại rất ít.
Ngoài ra trong hoạt động tiếp xúc thì các cử tri còn khá thụ động, nghĩa là chỉ tổ chức Hội nghị tiếp xúc khi đại biểu có nhu cầu. Như vậy không phù hợp với bản chất của mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri bởi trong mối quan hệ này đại biểu là người đại diện cho cử tri, được cử tri bầu ra, quyền chủ động tiếp xúc đáng lí phải được ưu tiên hơn cho cử tri.
Một hình thức tiếp xúc cử tri khác là tại nơi ở và nơi làm việc của đại biểu, thậm chí là của cử tri. Đây là hình thức tiếp xúc tuy không có số lượng đông đảo cử tri tham gia nhưng lại có chất lượng, hiệu quả tiếp xúc rất cao, giải quyết được hai nhược điểm trên. Thứ nhất đó là hình thức này được tổ chức đơn giản nên vừa tạo không khí gần gũi, thích hợp với các cử tri là quần chúng nhân dân bình thường vừa ít tốn kém hơn. Thứ hai, cũng bởi hình thức đơn giản mà khi cử tri có nhu cầu thì có thể dễ dàng liên hệ để được sắp xếp tiếp xúc với đại biểu. Thực tế cho thấy khi gặp gỡ riêng lẻ, các cử tri rất nhiệt tình, phấn khởi chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với đại biểu. Tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng hình thức này lại không được các đại biểu quan tâm tổ chức nhiều.
Thiết nghĩ việc đa dạng hoá các hình thức tiếp xúc cử tri là rất cần thiết bởi mối quan hệ với cử tri là mối liên hệ thường xuyên chứ không chỉ theo định kỳ, đặc biệt cần phát huy những hình thức đạt hiệu quả cao; hạn chế việc tiếp xúc “cử tri chuyên nghiệp” hoặc “đại cử tri”; tổ chức tiếp xúc cử tri phù hợp với từng đối tượng cử tri hoặc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri với thành phần đa dạng, đại diện đầy đủ các tầng lớp nhân dân; bên cạnh tiếp xúc cử tri theo các hình thức pháp luật quy định thì có thể tiếp xúc thông qua trang web, thư điện tử, bản tin...; trong khi tiếp xúc cử tri, vai trò của cá nhân đại biểu phải nổi trội hơn tập thể Đoàn đại biểu, có như vậy mới tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng đại biều; giúp cử tri chủ động hơn trong hoạt động tiếp xúc như khi cử tri có yêu cầu thì Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để đại biểu Quốc hội có thể gặp gỡ cử tri.
2.2 Công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại của cử tri
Đây là một nhiệm vụ quan trọng của đại biểu Quốc hội, phản ánh hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri. Đại biểu có trách nhiệm tổng hợp, phân loại các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri sau đó gửi cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đồng thời có trách nhiệm giám sát công tác giải quyết các kiến nghị đó. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số văn bản trả lời chung chung, chưa giải quyết triệt để những vấn đề mà cử tri kiến nghị.
Cần đẩy mạnh công tác giải quyết các kiến nghị của cử tri tuy đây là việc làm rất khó vì liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, ngành. Các đại biểu cần tích cực giám sát để kịp thời thông báo với cử tri, cần thiết thì phải tự mình tìm hiểu và trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền lợi của cử tri. Khi những ý kiến, kiến nghị của cử tri được giải quyết thì niềm tin của cử tri đối với đại biểu Quốc hội sẽ được nâng lên, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri sẽ thêm gắn kết.
Đại biểu chính là cầu nối quan trọng nhất giữa Quốc hội với cử tri. Mặc dù hoạt động của đại biểu trực tiếp chịu sự chỉ đạo và điều hành của Quốc hội nhưng xét đến cùng thì cử tri mới là người nắm giữ sinh mạng chính trị của đại biểu. Mọi họat động của đại biểu Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung đều không thể tách rời khỏi mục đích cuối cùng là phụng sự nhân dân.
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nxb Công an nhân dân 2010;
2, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội - Nxb ĐHQG 2005;
3, Hiến pháp Việt Nam năm 1992;
4, Luật tổ chức Quốc hội 2001;
5, Nghị quyết số 08/2002/NQ-QH11 ban hành quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
6, Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11 - ĐCTUBMTTQVN ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri