Môn: địa chất môi trường - Chương 11: Các khía cạnh địa chất của sức khỏe môi trường

Trong công nghiệp và nông nghiệp chúng ta đã sử dụng nhiều vật liệu từ trái đất và những ngành sản xuất khác cho rất nhiều mục đích mang lại lợi ích. Bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại những vật liệu được sản xuất này còn có tác động tiêu cực đến môi trường, chúng đang dần phá hoại hệ sinh thái trên hành tinh này. • Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bảo vệ cây trồng của chúng ta nhưng chúng đã để lại những tác dụng phụ. DDT hữu ích trong việc trừ tiệt muỗi tận gốc muỗi gây bệnh sốt rét, một trong số nhiều bệnh làm suy nhược cơ thể trên thế giới. Nhưng DDT là hóa chất gây làm cho vỏ trứng mỏng và mềm, dẫn đến cái chết cho gà con. • Có nhiều ngành công nghiệp có quá trình vận hành máy móc yêu cầu ở nhiệt độ cao, do vậy amiăng dùng để phòng chống cháy nổ.Tuy nhiên, công nhân tiếp xúc với amiang có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi rất cao ( asbestosis).

docx24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn: địa chất môi trường - Chương 11: Các khía cạnh địa chất của sức khỏe môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Môi Trường Lớp 10kmt Môn: Địa chất môi trường Chương 11 Nhóm thực hiện: Huỳnh Phan 1017205 Nguyễn Thị Kim Ngân 1017172 Ngô Ngọc Ngân 1017169 Nguyễn Trần Kim Xuân 1017347 Nguyễn Thị Thanh Thủy 1017280 Đoàn Ngọc Quỳnh Như 1017202 Nguyễn Lê Phương Nguyệt 1017184 Hồ Thị Mỹ Lợi 1017152 Trương Tâm Chung 1017031 Phan Minh Nhật 1017196 Trần Hồng Phúc 1017211 Sơ lược về tác động của một số hóa chất nhân tạo T rong công nghiệp và nông nghiệp chúng ta đã sử dụng nhiều vật liệu từ trái đất và những ngành sản xuất khác cho rất nhiều mục đích mang lại lợi ích. Bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại những vật liệu được sản xuất này còn có tác động tiêu cực đến môi trường, chúng đang dần phá hoại hệ sinh thái trên hành tinh này. Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bảo vệ cây trồng của chúng ta nhưng chúng đã để lại những tác dụng phụ. DDT hữu ích trong việc trừ tiệt muỗi tận gốc muỗi gây bệnh sốt rét, một trong số nhiều bệnh làm suy nhược cơ thể trên thế giới. Nhưng DDT là hóa chất gây làm cho vỏ trứng mỏng và mềm, dẫn đến cái chết cho gà con. Có nhiều ngành công nghiệp có quá trình vận hành máy móc yêu cầu ở nhiệt độ cao, do vậy amiăng  dùng để phòng chống cháy nổ.Tuy nhiên, công nhân tiếp xúc với amiang có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi rất cao ( asbestosis). Vì vậy sức khỏe của con người luôn gắn liền với môi trường và việc tiếp xúc với các hóa chất, những vật liệu, thực phẩm,…mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Giới thiệu Sức khỏe Môi trường L à một thành viên trong hệ sinh thái của hành tinh này, con người đã tác động đồng thời cũng chịu rất nhiều tác động từ môi trường, hay sinh quyển, khí quyển, thạch quyển và thủy quyển. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn về các yếu tố môi trường và tác động của chúng đến sức khỏe con người. Chúng ta càng tiếp tục tìm hiểu về chu trình địa chất, từ các yếu tố trong đất, đá, nước đến các mô hình về khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực, chúng ta càng nhận ra sự quan trọng của các yếu tố này và bằng cách nào mà chúng ảnh hưởng đến con người. Bệnh được coi như 1 sự mất cân bằng giữa cá thể và môi trường và ít khi do 1 nguyên nhân duy nhất. Những đóng góp của các nhà địa chất cho chúng ta biết về nhiều nguyên nhân của nó và cách mà các khía cạnh địa chất tác động đến sức khỏe con người. Để làm được điều này, các nhà khoa học phải nghiên cứu rất cẩn thận, chính xác đồng thời phải kết hợp với các bác sĩ cùng các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác. Mặc dù, công việc rất khó khăn, nhưng kết quả của nó có thể sẽ rất thú vị thậm chí đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe môi trường. Nghiên cứu các khía cạnh địa chất của sức khỏe môi trường, cũng cần phải xem xét các nhân tố văn hóa, khí hậu liên quan đến bệnh tật và tỉ lệ tử vong. Việc làm này sẽ giúp thu hẹp lại các ảnh hưởng địa chất. Môi trường truyền những bệnh nhiễm khuẩn Con người được hấp thụ năng lượng nhờ thực phẩm, nước, không khí, đất nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gián tiếp tạo ra môi trường nhiễm bệnh. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát môi trường nhiễm bệnh như cải thiện vệ sinh và xử lý nước, được xem là mối quan tâm sức khỏe môi trường hàng đầu.Vấn đề quan trọng là mối liên hệ giữa độc tố và chất gây bệnh ung thư do con người sản xuất trong trong xã hội công nghiệp ngày nay. Ở các nước đang phát triển bệnh truyền nhiễm được truyền qua môi trường chiếm với tỉ lệ tử vong cao nhất. Ví dụ: ở Hoa Kỳ,mỗi năm có hàng ngàn ca bệnh truyền nhiễm và ngộ độc thực phẩm. Muỗi, bọ chét… chính là nguyên nhân chính của những bệnh này. Chúng làm bẩn thức ăn,nước, đất hay truyền xuyên qua hệ thống thông gió của một tòa nhà gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính, ngộ độc thực phẩm, sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết, bệnh Lyme và cryptosporidiosis… Yếu tố văn hóa Các yếu tố văn hóa phản ánh truyền thống văn hóa và việc ứng xử của mỗi người trong một xã hội để không ngừng tồn tại và phát triển. Việc tạo nên sự liên kết hoặc rào cản giữa con người và các nguyên nhân gây bệnh ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện của bệnh. Tính chất và mức độ của những mối liên kết phụ thuộc vào những nhân tố như thuế quan và sự công nghiệp hóa. Người dân ở nông thôn và người dân ở thành thị có những vấn đề sức khỏe khác nhau. Bằng chứng là xã hội công nghiệp đã gần như loại bỏ các bệnh như bệnh tả, thương hàn, giun móc, và kiết lỵ, nhưng con người có nhiều khả năng bị ung thư phổi và các bệnh khác liên quan đến ô nhiễm không khí, đất và nước. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, việc xây dựng nhà cửa bằng các tấm xi măng để bảo tồn năng lượng. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà, chẳng hạn như khí radon, dẫn đến các bệnh ung thư phổi. Một ví dụ khác là tỷ lệ cao của bệnh ung thư dạ dày ở Nhật Bản (4).Người Nhật thích gạo được đánh bóng bằng một loại bột, nhưng họ lại không biết rằng loại bột này có chứa tạp chất là amiăng-một chất gây ung thư. Ảnh hưởng của ngộ độc chì hàng đầu có thể bao gồm thiếu máu, chậm phát triển trí tuệ, và bại liệt. Chì được tìm thấy trong rượu whisky bán lậu, đã dẫn đến nhiễm độc chì ở người lớn và trẻ sơ sinh thậm chí phụ nữ mang thai (5). Câu chuyện về sự sụp đổ Đế Chế La Mã.Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng nhiễm độc chì lây lan rộng rãi là một trong những lí do dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Ước tính rằng những người La Mã sản xuất khoảng 55.000 tấn chì hàng năm kéo dài khoảng 400 năm.  Chì được dùng làm dụng cụ ép nho để chế biến xi-rô dùng sản xuất rượu nho, mỹ phẩm và thuốc men của người La Mã. Giai cấp cầm quyền đã dùng một loại ống làm từ chì để dẫn nước vào nhà của họ. Việc sử dụng các vật liệu từ chì một cách thiếu hiểu biết đã dẫn đến những sự lây lan bệnh nhiễm độc chì một cách rộng rãi. Hậu quả nghiêm trọng là bệnh thai chết lưu, dị tật và tổn thương não... Các nhà lịch sử học đã tìm thấy hàm lượng cao của chì có trong xương của người La Mã cổ đại, điều này dẫn dắt hỗ trợ cho giả thuyết trên (5).  Một hỗ trợ khác cho giả thuyết này đến từ một sự nghiên cứu những lõi băng từ những sông băng Greenland, trong khoảng thời gian từ 500 B.C tới A.D.300, nồng độ chì trong nước đá gấp bốn lần bình thường. Điều này cho thấy khai thác mỏ và luyện kim của kim loại chì trong thời Đế quốc La Mã làm ô nhiễm không khí ở Bắc bán cầu (6). Ngày nay, vấn đề nhiễm độc chì ở trẻ em vì chì còn được lưu trữ trong đất và sơn cũ của các tòa nhà. Yếu tố khí hậu Yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, và tổng lượng mưa có ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ mắc bệnh. Bệnh liên quan đến thời tiết tồi tệ nhất là bệnh sán mù, bệnh sốt rét được tìm thấy ở vùng nhiệt đới. Những sinh vật gây bệnh do chịu ảnh hưởng của khí hậu như ốc sên, muỗi … Sán máng (ốc sốt) là một nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở trẻ em và gây suy nhược hàng triệu người trên thế giới dẫn tới hậu quả kinh tế- xã hội to lớn. Nó được kết luận là căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới (2). Khi xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa hoặc khí hậu… lên tỉ lệ mắc bệnh ta phải có thái độ nhìn nhận nghiêm túc, tránh có cái nhìn chung chung mà quên đi vào phân tích từng yếu tố tác động,từng môi trường tác động cụ thể để có kết luận toàn diện và chính xác.  Ví dụ, nếu chỉ kiểm tra yếu tố khí hậu thì lưu vực Amazone là nơi thích hợp nhất mà bệnh sán máng phát triển, nhưng đó chỉ là hai vùng hạn chế của sông Amazone vì hầu hết các khu vực khác đất không có đủ canxi cho  bệnh sán máng sống sót. Một phần khác của lưu vực sông này nước có tính axit do có mặt của đồng và các kim loại nặng khác ảnh đến môi trường sống của những con ốc, gây khó khăn cho bệnh sán máng phát triển(1).  Vậy khi giới thiệu về sức khỏe môi trường, chúng ta có thể thấy một số mối quan hệ phức tạp giữa các tỉ lệ mắc bệnh và môi trường. Mà tiêu biểu là mối quan hệ giữa địa chất đối với sức khỏe con người. Trong chương này chúng ta hiểu rõ hơn các yếu tố địa chất, ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến sức khỏe có tầm quan trọng đối với sức khỏe như thế nào và ảnh hưởng của môi trường địa chất lên tỷ lệ mắc bệnh tim và ung thư, và là những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Chương này kết thúc với một cuộc thảo luận của bức xạ khí radon, bao gồm cả các yếu tố địa chất liên quan và các mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Một số nhân tố địa chất của sức khỏe môi trường Đ ất cho chúng ta trồng cây lương thực, đá được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, xây các khu công nghiệp, nước được sử dụng để uống, và không khí mà chúng ta hít thở, chúng có tầm quan trọng với sức khỏe con người và sinh vật trên hành tinh này nhưng chúng đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường sống xung quanh. Nhiều người trong chúng ta vẫn tin rằng đất, nước và không khí là những vật chất“ tự nhiên”, “ tinh khiết”, “ không ô nhiễm”; những tác động của con người đã vô tình làm “ ô nhiễm” và làm chúng ngày càng “ tồi tệ” hơn. Các yếu tố tự nhiên phong phú. Những nguyên tố thấp nhẹ được gặp thường xuyên hơn so với những nguyên tố nặng. 26 nguyên tố đầu tiên chu kì làm phong phú hơn nhất trong đá của lớp vỏ lục địa. Mô sống được cấu tạo chủ yếu từ 11 nguyên tố, được gọi là nguyên tố đa lượng. Chúng là H, Na, Mg, K, Ca, C, N, O, P, S và Cl. Fe Những nguyên tố vi lượng giúp điều chỉnh các quá trình vận động của cuộc sống. Các nguyên tố được nghiên cứu cần thiết cho dinh dưỡng là F, Cr, Mn, Co, Cu, Zn, Se, Molypden, I. Còn nhiều hơn nữa các nguyên tố vi lượng cần thiết và cho quá trình sống. Các nguyên tố khác, như Ni, Asen, Al, Ba, kiềm là những nguyên tố gây hậu quả sinh lý do sự tích tụ trong các mô sống. Tập trung và phân tán chất hóa học Sự di chuyển của các chất và các hợp chất qua các thời kỳ thông qua thạch quyển,thủy quyển, sinh quyển, khí quyển, và trong các chu trình sinh địa hoá. Quá trình tự nhiên: hoạt động núi lửa hoặc sự phong hóa các vụn đất đá, các thử nghiệm hóa học vào môi trường đều thải ra nhiều chất khí, chất rắn…độc hại. Ngoài ra, con người có thể tạo ra các chất thải gây ô nhiễm hoặc những chất gây ô nhiễm môi trường như : phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, bón phân vi lượng kích thích sự tăng trưởng cho cây trồng. Sau khi thải ra bởi quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo, các chất khí, chất rắn, hợp chất này sẽ được phục hồi bởi các quá trình địa hóa và hình thành đá làm mất đi nồng độ ban đầu của chúng.Như vậy, nồng độ của một nguyên tố hóa học cụ thể hoặc hợp chất có thể hoàn toàn khác nhau trong đá macma so với trong đá trầm tích - là sản phẩm của sự phong hóa đá macma.Nồng độ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào bản chất của các quá trình sinh địa hoá và hình thành đá. Ví dụ, ở thời tiết ban đầu phải tăng 10 lần Selen trong đá macma để hình thành đá phiến sét. Nhưng ở than đá, đá trầm tích và phosphorties (đá giàu canxiphotphat) không cho thấy sự gia tăng đó. (Ví dụ này và các quá trình sinh địa hoá và hình thành đá, chẳng hạn như thời tiết, sự tăng trưởng, lọc, và lắng đọng,.. làm tập trung và phân tán các yếu tố và các chất khác trong môi trường.) Quá trình của con người cũng phải chịu trách nhiệm về nồng độ của hóa chất do làm tăng dân số Phong hóa: Phong hóa là là một quá trình tự nhiên giải phóng những phần tử được sử dụng bởi sinh quyển trong quá trình sống.(Qua các phân tích vật lý và hóa học của vật liệu đá và quá trình trong sự hình thành đất. Các quá trình này tạo cơ hội cho thời tiết giải phóng các nguyên tố vi lượng trong đất, đá vào môi trường làm ô nhiễm môi trường.) Ví dụ, chì được thải vào môi trường khi chất phụ gia chì trong xăng được phát ra thông qua hệ thống ống xả, thủy ngân, cadminum, niken, kẽm, và các kim loại khác được giải phóng vào khí quyển và nước thông qua công nghiệp và các hoạt động khai thác mỏ. (Giảm ô nhiễm chì đang thành công môi trường. Nó không còn được sử dụng như một chất phụ gia trong xăng ở Hoa Kỳ và một số nước trên thế giới. Kết quả là, nồng độ chì trong không khí đã giảm đáng kể (hơn 90%), và điều này sẽ có ảnh hưởng sức khỏe môi trường tích cực cho hàng triệu người trước đây.) Lọc: Lọc, bồi tụ, lắng đọng, hoạt động sinh học, và các quá trình khác có thể tập trung hoặc phân tán các yếu tố sau khi được giải phóng bởi quá trình tự nhiên và nhân tạo.  Rửa trôi đất là quá trình phổ biến- là loại bỏ vật chất hòa tan trong dung dịch từ trên tầng đất thấp , diễn ra chủ yếu trong khí hậu ấm áp, ẩm ướt, nơi đất dễ mất chất chất dinh dưỡng.Vật liệu không hợp vệ sinh hoặc độc hại ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hơn nữa, các nguyên tố vi lượng còn có thể được tập trung ở mức độ không mong muốn. Tích lũy:   Tích lũy là quá trình lưu giữ các vật chất trong đất một thời gian dài. Chẳng hạn, muối có thể tích tụ trên bề mặt đất thông qua quá trình bốc hơi cùng với các vật chất khác đã được lọc khỏi dung dịch nước và tích lũy trên bề mặt  B. Một ví dụ về sau này được tìm thấy ở các vùng bán khô cằn, nơi tích tụ của canxi cacbonat (lớp trầm tích) được tìm thấy ở trên mặt B của một số loại đất. (xem Chương 3 để biết thêm về mặt đất) Lắng đọng : Lắng đọng vật liệu trái đất dẫn đến hai vấn đề môi trường quan trọng.  Kim loại nặng và một số vật liệu khác gây ra sự gián đoạn sinh học khi chúng bị rơi, đổ vào suối, hồ, và đại dương. Ví dụ, thủy ngân có thể chứa trong các hạt lơ lửng hoặc lắng xuống trầm tích đáy, làm tăng nồng độ thủy ngân trong môi trường nước. Con người sử dụng nước hay vật liệu có chứa trầm tích để nuôi cá dần dần cơ thể chúng hấp thụ thủy ngân, và loài động vật khác ăn cá bị nhiễm thủy ngân (chim), một trong các loài này cuối cùng cũng bị tiêu diệt , điều này tác động lên chuỗi thức ăn, đó gọi là gián đoạn sinh học. Quá trình trên được gọi là sự tích tụ chất độc trong cơ thể, khi chất độc đạt tới một nồng độ nhất định sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe. Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng cần thiết ở một số khu vực do các nguyên tố ban đầu tồn tại trong các trầm tích di chuyển đi nơi khác bởi nước, đá và gió.Vấn đề thứ hai là các nguyên tố ban đầu có thể tương tác với các quá trình khác như lọc, lắng đọng… Xói mòn và lắng đọng bởi gió loại bỏ đi các nguyên tố một cách có chọn Yếu tố vi lượng và sức khoẻ: M ỗi nguyên tố có một phạm vi rộng ảnh hưởng đến thực vật và động vật. Ví dụ, selen là chỉ là nguyên tố độc hại trong khu vực có nồng độ selen cao, hầu hết không có ảnh hưởng lâu dài ở những khu vực khác mà nó còn mang lại lợi ích phuc vụ cho việc chăn nuôi. Mâu thuẫn được giải quyết rõ ràng khi chúng ta nhận ra rằng selen được cung cấp quá mức, thứ hai trạng thái cân bằng, và trường hợp thứ ba sự thiếu hụt một số trường hợp được bằng việc bổ sung nguồn thực phẩm động vật(12). Trong phần này chúng tôi sẽ xem xét một số tác dụng sinh học của các nguyên tố vi lượng, hoặc các chất vi lượng. Đề cập đến các nguyên tố hoặc các hợp chất cần thiết trong một lượng nhỏ nhưng có thể độc hại với số lượng lớn hơn. Liều lượng phụ thuộc và Liều lượng hiệu quả: Những tác động của một nguyên tố vi lượng nhất định lên một sinh vật phụ thuộc vào liều lượng hoặc nồng độ của các nguyên tố đó. Liều lượng phụ thuộc này có thể được biểu diễn bởi đường cong tương ứng với liều lượng, được thể hiện ở hình 13.2a (12,13).  Nồng độ khác nhau của một nguyên tố trong một hệ thống sinh học được cung cấp chống lại những ảnh hưởng đến sinh vật, có ba điều là rõ ràng: Thứ nhất, nồng độ lớn có thể là độc hại thậm chí gây chết người (DEF trong hình 13.2a), nồng độ ít có thể có lợi hoặc thậm chí cần thiết cho cuộc sống (AB). Thứ 2, đường cong phản ánh độ ổn định ở nồng độ cao nhất và lợi ích tối đa cho sự sống. Có một ngưỡng cho nồng độ mà tại đó nó bắt đầu gây hại cho sự sống. 1 trong những ngưỡng đó là điểm A (trong hình 13.2a) bên dưới đó, nồng độ giảm đồng nghĩa với sự thiệt hại tăng, 1 điểm khác là điểm D, trên đó nồng độ tăng làm tăng thiệt hại. Tất cả những điểm A, B, C, D, E và F trong hình 13.2a đều là dấu hiệu của những ngưỡng nồng độ. Thật không may, điểm E và F chỉ được biết ở một vài chất (như là chúng ảnh hưởng đến con người và những loài khác) và điểm D thật sự quan trọng nhưng cũng không được biết đến. Độ rộng của khoảng có lợi nhất và ổn định (điểm B và C) cho 1 sinh vật sống phụ thuộc vào trạng thái cân bằng sinh học của cá thể. Nói cách khác, trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động, dù có lợi, có hại, hay gây chết người, có thể rất khác nhau cả về số lượng và chất lượng đối với những chất khác nhau và do đó hoàn toàn chỉ có thể quan sát được ở những điều kiện đặc biệt. Thuật ngữ độc tố chỉ các chất độc hại cho người và những sinh vật khác. Nghiên cứu về độc tố và môi trường ảnh hưởng của chúng cũng như các hậu quả về kinh tế và luật pháp của độc tố trong môi trường, hay còn được gọi là độc học. Nghiên cứu của độc học thường sử dụng khái niệm liều lượng hữu hiệu, mà được đo lường bằng tác dụng ảnh hưởng trên dân cư hơn là trên 1 cá thể riêng biệt. Như những nghiên cứu được thể hiện thông qua những đường cong trong hình 13.2b, phụ thuộc vào chất độc và những loài được nghiên cứu. Mỗi đường cong này cho thấy tỉ lệ phần trăm của dân số thể hiện 1 phản ứng đặc biệt với chiều tăng của nồng độ của một loại độc tố cụ thể. Điểm TD-50 là nồng độ (lượng độc tố) mà tại đó 50 phần trăm dân số nhận thấy phản ứng, mà có lẽ là 1 triệu chứng cụ thể, sự tấn công của 1 căn bệnh, hay thậm chí là cái chết. Nếu phản ứng mà chúng ta tính đến là cái chết, liều lượng ảnh hưởng đó được gọi là lượng gây chết (LD). LD-50 là nồng độ mà tại đó 50 phần trăm dân số chết. Đường cong thứ 3 trong hình 13.2b có thể miêu tả số lượng những người phát triển một dạng nổi mẩn phản ứng với 3 độc tố khác nhau. Đường cong A là một đường cong tuyến tính cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa các lượng độc tố và tỉ lệ phần trăm dân số có phản ứng. Trong trường hợp này, nếu tăng gấp đôi liều lượng độc tố sẽ gây ra gấp đôi số người phát triển phản ứng nổi mẩn. Đường cong B thể hiện phản ứng phi tuyến tính, trong đó sự gia tăng nhanh nhất tỉ lệ phần trăm dân cư cho thấy sự phản ứng xuất hiện ở khoảng 25-75 phần trăm dân cư. Đường cong C thể hiện phản ứng không tuyến tính chỉ ra ngưỡng ảnh hưởng (điểm T trên đường cong). Đó là, như là lượng hoặc nồng độ tăng, không có phản ứng đáng kể đến khi nồng độ đạt mức ngưỡng, sau đó phần trăm dân số cho thấy một sự gia tăng phản ứng. Sự mất cân bằng của những nguyên tố vi lượng được lựa chọn. Một cuộc thảo luận đầy đủ về những tác động địa chất và môi trường của tất cả các nguyên tố vi lượng sẽ là 1 cuốn sách giáo khoa trong chính nó. Mục tiêu của chúng tôi ở đây là thảo luận về một vài đại diện để thể hiện những ảnh hưởng có thể của sự mất cân bằng (quá nhiều hoặc quá ít) của các nguyên tố vi lượng. Vì mục đích này chúng tôi đã chọn Flo, iod, kẽm và selen. Thêm vào đó, nó rất giá trị liên quan đến các vấn đề nguyên tố dấu vết đối với con người sử dụng đất, mà chúng ta sẽ làm với ví dụ về khai thác mỏ. Flo Flo là một nguyên tố vi lượng quan trọng, mà ở dạng các hợp chất florua hoặc florua. Hợp chất canxiflorua giúp ngăn ngừa phân rã men răng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tăng khả năng chống chịu của những tinh thể apatit (canxi photphate) trong răng. Một tiến trình tương tự cũng diễn ra trong xương, tại đó florua giúp phát triển cấu trúc xương hoàn hảo hơn, quá trình này diễn ra ít và gần như yếu ở tuổi già. Flo khá dư thừa trong những tảng đá và trong một số lớp đất và nước. Hầu hết Flo trong những lớp đất và nước được bắt nguồn từ đá gốc, nhưng nó có thể cũng được bổ sung bởi hoạt động núi lửa, tro núi lửa giàu Flo tích tụ dưới những lớp đất ở đó. Hoạt động và ứng dụng của những phân bón Công nghiệp đã cũng ảnh hưởng 1 phần đến thành phần đất trong đó, trên một cơ sở hạn chế, cộng tác địa phương tới một sự tăng cường trong sự tập trung của Flo trong những lớp đất và nước. Những mối quan hệ giữa sự tập trung của khí Flo và sức khỏe chỉ nói lên một đáp tuyến cũng như 1 liều đặc biệt (đưa vào Hình 13.3).Sự tập trung của khí Flo tối ưu (Điểm B) cho sự giảm của bệnh sâu răng (sự suy sụp răng) là khoảng 1 phần triệu. Những mức Flo cao hơn so với 1.5 ppm không hề có một cách đáng kể về việc giảm bớt sự tác động của bệnh mục xương nhưng họ tăng biến cố và tính nghiêm trọng của sự tạo vết (sự mất màu) của răng. Trong
Luận văn liên quan