Một số bài học kinh nghiệm và đề xuất cho dạy nghề Kiên Giang

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới có ý nghĩa rất quyết định. Phải đảm bảo được năng lực chuyên môn, đa dạng nguồn nhân lực để thích ứng nền kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu phát triển của cộng đồng, phải đáp ứng được mối quan hệ cung cầu lao động ở cả ba bậc: Sơ –Trung-cao cấp nghề. Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp với nâng cao ý thức kỹ luật lao động, tác phong lao động hiện đại cũng như năng lực hành nghề trong đội ngũ lao động của Tỉnh Kiên Giang.

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài học kinh nghiệm và đề xuất cho dạy nghề Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . I. DẪN NHẬP: iên Giang là một tỉnh có những tiềm năng lớn và đa dạng. Diện tích đất nông , lâm nghiệp rộng lớn; một vùng biển bao la với trử lượng lớn thủy sản trong lòng nước, ở đáy biển có thảm thực vật biển đa K BỘ GIO DỤC V ĐO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM  MỘT SỐ BI HỌC KINH NGHIỆM V ĐỀ XUẤT CHO DẠY NGHỀ KIN GIANG (Mơn học:Lịch sử pht triển gio dục nghề nghiệp Việt Nam ) GVHD :TS V THỊ XUN Học vin : TRẦN THỊ HẠNH THẢO TP.HỒ CHÍ MINH 2006 2 dạng; một trử lượng lớn đá vôi, đá xây dựng, cao lanh, đất sét xây dựng cho ngành công nghiệp xi măng và công nghiệp xây dựng cả vùng; những phong cảnh xinh đẹp ở các đảo,vùng bờ biển, các khu rừng đặc chủng trong đất liền và rừng nhiệt đới hổn hợp . . . là điều kiện phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế biển, hoạt động du lịch trong nước và khu vực. Giai đọan 2001- 2005, tỉnh Kiên Giang đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 11,2%. Giai đọan 2006- 2010 dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng bình quân là 13% trở lên. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới có ý nghĩa rất quyết định. Phải đảm bảo được năng lực chuyên môn, đa dạng nguồn nhân lực để thích ứng nền kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu phát triển của cộng đồng, phải đáp ứng được mối quan hệ cung cầu lao động ở cả ba bậc: Sơ – Trung- cao cấp nghề. Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp với nâng cao ý thức kỹ luật lao động, tác phong lao động hiện đại cũng như năng lực hành nghề trong đội ngũ lao động của Tỉnh Kiên Giang. 3 II. NỘI DUNG A. Tình hình kinh tế – xã hội. Để tạo bước đột phá về kinh tế cần chú trọng các lĩnh vực sau: 1. Nông nghiệp- thủy sản phải phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, nâng cao năng suất. Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, phát triển nuôi thủy sản trên biển, trên sông. 2. Tạo sự phát triển cao trong lĩnh vực công nghiệp, trọng tâm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Tắc Cậu, khu công nghiệp Thạnh Lộc, Khu công nghiệp Rạch Vượt, các cụm công nghiệp Thứ Bảy, Vĩnh Hòa Hưng Nam để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng ( Cty xi măng Hà Tiên II, Cty xi măng Holcim). 3. Tạo sự tăng trưởng đột biến trong các lĩnh vực xuất khẩu và phát triển du lịch, trọng tâm là xuất khẩu tôm và phát triển du lịch ở Phú Quốc. 4. Tập trung cải thiện kết cấu hạ tầng và tạo mội trường đầu tư thuận lợi để huy động vốn của toàn xã hội. 5. Tập trung cao cho đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, lành nghề và thu hút nhân tài phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, sản xuất cây con giống, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông thủy sản và công nghệ thông tin. B. Tình hình phát triển giáo dục. Khắc phục tình trạng bất cập trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ, tạo cơ sở để nâng cao rỏ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục: * Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học- công nghệ trình độ cao,cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. * Quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp với nâng cao ý thức kỹ luật lao dộng và tác phong lao động hiện đại cũng như năng lực hành nghề. * Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng,với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các 4 ngành, đặc biệt nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. * Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đẩy mạnh dạy nghề nông dân để phục vụ công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ. C. Cơ cấu tổ chức và hệ thống trường lớp hiện nay: 1. Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang: Thành lập năm 1966, tiền thân là trường trung học kỹ thuật Rạch Giá, trường công nhân kỹ thuật Kiên Giang, nay là trường trung học kinh tế- kỹ thuật Kiên Giang. Các ngành nghề đào tạo chính: Cơ khí ô tô, Cơ khí chế tạo máy, Điện công nghiệp, điện tử- viễn thông, Kinh tế, Tài chính kế toán, Nghiệp vụ du lịch, Công nghệ thông tin, Nuôi trồng thủy sản, Kỹ thuật nông nghiệp, Xây dựng dân dụng, Xây dựng giao thông, Nghiệp vụ giao thông đường thủy, Khoa đào tạo tại chức, Ngắn hạn và trung tâm đào tạosát hạch lái xe ô tô. Liên kết với trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM và Đại học Thủy sản Nha Trang đào tạo liên thông hệ Đại học các ngành: Điện khí hóa, Cung cấp điện, Điện – Điện tử, Kế toán doanh nghiệp và Tài chính doanh nghiệp. Hệ tại chức ngoài việc tuyển sinh họ tại trường, nhà trường đã mở thêm 3 cơ sở đào tạo tại Phú Quốc- Kiên Lương- Vĩnh thuận, Đào tạo KTV trung cấp sản xuất vật liệu xây dựng cho nhà máy xi măng Holcim. Có khoảng 2/3 thiết bị hiện đại được trang bị từ năm 2003, trong 3 năm gần đây, mỗi năm có hơn 1.000hs tốt nghiệp ra trường, đáp ứng được một phần nhu cầu lao động có kỹ thuật của Tỉnh Kiên Giang. Hiện có gần 5.000hs các hệ đang theo học tại trường, trong đó hệ chính quy có hơn 5 3000hs. Khoảng 50% học sinh sau khi ra trường có việc làm, 10% học sinh tiếp tục học bậc cao hơn. 2. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Huớng nghiệp Kiên Giang. Thành lập năm 1990, nhiệm vụ dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Năm 2000 đến nay Trung tâm có liên kết với các trường Sư phạm Kỹ thuật IV Vĩnh long, trường trung học nghiệp vụ du lịch Vũng tàu, trường thủy sản TP- HCM, trường May- thời trang TP HCM, trường dạy nghề Kiên Giang đào tạo các nghề: Điện công nghiệp, Điện tử, Điện lạnh, May công nghiệp, kỹ thuật bếp, thủy sản. Do vừa học nghề và vừa học văn hóa, nên khi tốt nghiệp hệ đào tạo nghề xong các em vẫn học tiếp văn hóa thêm 1 năm vì vậy số học sinh ra trường có việc làm ở các nghề không đồng đều , có nghề rất cao 100% ( Kỹ thuật bếp), nghề chế biến hải sản 70%, nghề điện 30% , đặc biệt nghề may do không có xí nghiệp may nên không có việc làm. 3. Trường dạy nghề Kiên Giang. Thành lập năm 2003.Với loại hình đào tạo nghề dài hạn , chủ yếu đào tạo các nghề theo nhu cầu như: Vận hành xe máy công trình, kỷ thuật cầu đường, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thú y, nghiệp vụ du lịch, vận hành máy thủy động cơ, chế biến thủy sản. Với đào tạo nghề ngắn hạn trường áp dụng đa dạng hóa các loại hình đào tạo qua việc mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, tin học ứng dụng, tập huấn cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các nghề như: trồng trọt, bảo vệ thực vật, điện dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, may… Qua hơn 2 năm họat động, trường đã tổ chức đào tạo trên 10.000 lao động, trong đó nghề dài hạn gần 1500 người 4. Trung tâm xúc tiến việc làm. Thực hiện dịch vụ giới thiệu việc làm, dạy nghề nông thôn. D. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Hiện nay, giáo viên giảng dạy ở các trường còn thiếu, một số chưa đảm bảo chất lượng chuẩn theo yêu cầu của công tác đào tạo nghề Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề không thống nhất, chậm đổi mới nên chưa đáp ứng được theo yêu cầu của sản xuất và việc làm, với thị trường lao động. Cơ cấu giáo viên và cơ sở vật chất cho dạy nghề xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản, du lịch còn thiếu trong khi đây là những ngành chủ yếu tạo cơ sở hạ tầng , để tăng tốc phát triển kinh tế xã hội. 6 Học sinh tốt nghiệp các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tư tưởng coi trọng bằng cấp, không coi trọng việc học nghề, tỉ lệ học sinh giảm rất nhiều so với đầu vào. Khảo sát tình hình họat động ở một số xí nghiệp ở Kiên Giang. Các xí nghiệp thì chỉ có xí nghiệp xi măng với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nhân được đào tạo lành nghề, thường xuyên được tập huấn bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu về quản lý và vận hành công nghệ mới. Còn các xí nghiệp như thủy sản , mặc dù có đến 10 xí nghiệp nhưng chủ yếu là thu mua, phân loại và cấp đông. Lượng nguyên liệu không ổn định, nên chỉ tuyển công nhân thời vụ. Mặt khác do công nghệ chế biến còn chậm đổi mới, trừ các dự án chế biến đang được xây dựng, lắp đặt tại Tắc Cậu, cho đến nay, toàn tỉnh chỉ có 4 dây chuyền IQF (250kg/h/dây chuyền) các thiết bị chế biến còn lại hầu hết là tủ đông tiếp xúc , thích hợp cho các sản phẩm đông dạng blok đã qua nhiều năm sử dụng.Trình độ tay nghề của công nhân, lao động nhìn chung còn yếu, thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có khả năng vận hành những dây chuyền sản xuất tiên tiến. Tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến trong những tháng đầu năm vẫn thường xuyên xảy. 7 Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những dự báo về sự phát triển dịch vụ du lịch ở tỉnh Kiên Giang là có cơ sở và đó chính là điều kiện để nhiều ngành mới ra đời thu hút hàng vạn lao động . Phú Quốc đang hình thành khu du lịch chất lượng cao, gắn với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù như tham quan, nghỉ dưỡng, biển, rừng… khuyến khích các nhà đầu tư , các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương,đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nét độc đáo cho sản phẩm du lịch như chế tác ngọc trai, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nước mắm, hồ tiêu… Cần một nguồn nhân lực lớn như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ khách sạn nhà hàng đạt tiêu chuẩn. 8 Nhìn lại 5 năm từ 2000- 2005 có thể thấy hệ thống dạy nghề trong toàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Cùng với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành chưa kịp thời. Các ngành có nhu cầu lớn thì chưa có kế họach đào tạo, hầu hết chỉ đào tạo các nghề theo truyền thống của nhà trường . Y thức của người dân không thích cho con em học nghề- làm công nhân, một thực tế diễn ra là phần lớn các em sau khi tốt nghiệp phổ thông đều có nguyện vọng vào đại học. Công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông chỉ đơn thuần thông tin về ngành nghề, việc học hướng nghiệp với suy nghĩ là được cộng điểm nên các em thường chọ những nghề dễ như tin học, nấu ăn do vậy sự tìm hiểu nghề, thói quen lao động , rèn luyện ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động không có. Thói quen lao động tự do của người dân do kinh tế gia đình phát triển phổ biến vì vậy nguời dân chưa có ý thức của người công nhân. Cụ thể như năm 1989 tỉnh có hình thành xí nghiệp may công nghiệp, đào tạo công nhân tại chổ có rất đông công nhân , vượt cả số lượng dự kiến. Nhưng trong quá trình sản xuất do không tuân theo quy trình sản xuất , hàng hóa hư hỏng nhiều, hướng dẫn sửa chưã thì công nhân bỏ việc: Cá biệt có khi đang sản xuất nghe có tàu cá về là tự động nghĩ để đi sơ chế hải sản. Từ đó đến nay có 9 nhiều xí nghiệp tư nhân mở ra như : XN May Đông Hồ, XN May Viễn Đông đều thất bại. E. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO DẠY NGHỀ Ở KIÊN GIANG: Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sự hợp lý về cơ cấu trình độ , cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới nhằm khắc phục những nhược điểm củađạo tạo nghề trong giai đọan hiện nay là: * Nâng cao hơn nữa công tác hướng nghiệp cho học ở các trường phổ thông, Giới thiệu cơ cấu ngành nghề , các nghề cần thiết theo yêu cầu phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, đồng thời giới thiệu các nghề địa phương làm cho học sinh hiểu một cách khái quát, có cái nhìn tổng quát về các hoạt động nghề trong xã hội, hiểu được vị trí vai trò, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của các nghề cần thiết, hiểu được nhu cầu sử dụng nhân lực của từng vùng và hệ thống đào tạo nghề trong tỉnh kiên Giang. * Phát triển hợp lý cơ sở đào tạo nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. * Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. * Đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đào tạo nói chung. * Thực hiện đào tạo liên thông bậc cao hơn. * Liên kết với các công ty xí nghiệp để đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. * Tổ chức dịch vụ sản xuất trong trường học, giúp học sinh nâng cao tay nghề, tạo sản phẩm phục vụ xã hội. * mềm hóa chương trình đào tạo. * Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học * Thực hiện đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập theo sát mục tiêu đào tạo. * Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu 10 cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có tay nghề. * Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh * Quan tâm vấn đề đào tạo nghề cho nông dân bảo tồn các làng nghề truyền thống vì nó tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở các vùng nông thôn , tạo điều kiện cho các địa phương mở rộng ngành nghề sản xuất và dịch vụ như: Làng chiếu Tà niên đa số người lao động là người Kmer, nghề chế tác đồi mồi, đá huyền ở Hà Tiên phục vụ cho cho ngành du lịch, nghề làm bếp lò truyền thống của khoảng 80 hộ dân ở tổ 6, ấp Đầu Doi, thị trấn Hòn Đất, mà đã từ lâu hình ảnh bếp lữa không chỉ gắn bó với cuộc sống mà còn thể hiện nét văn hóa của người dân Việt Nam ngày nay nó đã có mặt ở một số quán ăn truyền thống, nhà hàng. * Có chế độ khuyến khích để thu hút học sinh vào học nghề. III. KẾT LUẬN. Lao động và việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu do sự tác động trực tiếp đến cuộc sống từng con người và cũng là sự phản ánh trình độ phát triển của kinh tế – xã hội và giáo dục – đào tạo. Bởi vì việc làm là phản ánh yêu cầu về quy mô, chất lượng nơi làm việc theo ngành nghề do phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi; còn lao động là phản ánh sự đáp ứng về quy mô, chất lượng của sức lao động do phát triển hệ thống giáo dục- đào tạo cung ứng. Nhận rõ vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong sự phát triển nguồn nhân lực ở Kiên Giang còn lâu dài. Trong thời gian tới, cần khẩn trương xây dựng lại danh mục đào tạo nghề mới, có chú trọng tới dự báo phát triền ngành nghề ở các khu công nghiệp đang xây dựng. Mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cần được đổi mới, đặc biệt coi trọng chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo. -----------------------------  --  ---------------------------- 11 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII (2005 – 2010). - Một số giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh Kiên Giang. (Báo cáo UBND Tỉnh). MỤC LỤC I DẪN NHẬP. 2 II NỘI DUNG . 3 A Tình hình kinh tế – xã hội. 3 B Tình hình phát triển giáo dục. 3 C Cơ cấu tổ chức và hệ thống trường lớp hiện nay. 4 1 Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang. 4 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Huớng nghiệp Kiên Giang. 5 Trường dạy nghề Kiên Giang. 5 Trung tâm xúc tiến việc làm. 6 D Một số bài học kinh nghiệm. 6 E Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho dạy nghề ở kiên giang. 9 13 III KẾT LUẬN: 11 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO : 11