Một số bài tập ôn thi luật Hình sự 2

90 phút - Được sử dụng tài liệu I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS. 2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Điều 97BLHS). 3) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS). 4) Tài sản do pham tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được. 5) Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS). II/ Hãy giải quyết các tình huống sau: Bài tập 1 (3 điểm) Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông. 1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A? 2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến: -ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A -ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8801 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số bài tập ôn thi luật Hình sự 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) 90 phút - Được sử dụng tài liệu I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS. 2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Điều 97BLHS). 3) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS). 4) Tài sản do pham tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được. 5) Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS). II/ Hãy giải quyết các tình huống sau: Bài tập 1 (3 điểm) Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông. 1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A? 2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến: -ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A -ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 BLHS. a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao? b)Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ? Bài tập 2 (2 điểm) X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X. Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên. Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1) Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành tội giết người. 2) Chỉ cấu thành “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (điều 95 BLHS) khi có hậu quả nạn nhân chết. 3) Tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành :tội giúp người khác tự sát” 4) Hành vi của người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ cấu thành “tội giao cấu với trẻ em” (điều 115 BLHS) 5) Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi không chỉ được quy định trong cấu thành “tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo điều 123 BLHS. 6) Không phải mọi loại tài sản đếu là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. 7) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được quy định trong “Tội cưỡng đoạt tài sản: (điều 135 BLHS). II. Hãy giải quyết tình huống: Ông N làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. Trưa ngày … năm 2006, B đến tiệm của ông N hỏi mua một số phụ tùng xe máy trị giá 4,8 trđ. B bảo ông N cho toàn bộ số phụ tùng đó vào một chiếc thùng (loại thùng đựng bột ngọt Vedan) và yêu cầu dán kín lại. Sau đó, B nói cần ra chợ mua một số đồ khác rồi sẽ quay trở lại lấy hàng rồi trả tiền. Một lát sau, B quay lại và chở theo một chiếc thùng (đã dán keo) giống y như loại thùng mà ông N đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông N vào nhà nghe điện thoại thì B đã nhanh tay tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy thùng phụ tùng nói trên (cú điện thoại đó là do B đã sắp đặt để S (14 tuổi) là cháu họ của B gọi cho ông N từ trạm điện thoại dùng thẻ từ). Khi ông N quay ra, B viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và một giờ sau quay lại nhận hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy B quay lại, ông N sinh nghi nên mở thùng ra xem mới biết bên trong chiếc thùng đó chỉ toàn là muối và rác thải từ chợ rau quả. Về việc định tội danh đối với hành vi của B có 3 ý kiến: - Ý kiến thứ nhất cho rằng: B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 BLHS. - Ý kiến thứ hai cho rằng: B phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS. - Ý kiến thứ ba cho rằng: B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS. 1) Theo anh (chị) ý kiến nào đúng? Tại sao? 2) Nêu lập luận và cơ sở để bác bỏ các ý kiến sai. Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1) Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của “tội bức tử” (điều 100 BLHS). 2) Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (điều 139 BLHS). 3) Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 4) Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành “tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo điều 194 BLHS. 5) Khai báo gian dối của người phạm tội là hành vi cấu thành “tội khai báo gian dối” (điều 307 BLHS) II. Bài tập tình huống. 1) 17 giờ chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn. Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu. A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C. A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiết khăn, ném cho A rồi chạy nhanh ra khỏi vườn. Chúng giấu chiếc khăn choàng đầu tại một hốc cây mà không kịp mở khăn để kiểm tra số tiền trong đó. Sáng hôm sau, A sai H (18 tuổi, là em vợ của A) đến hốc cây để lấy số tiền trên. H tìm được chiếc khăn choàng và thấy có 2 cọc tiền, một cọc 2.000.000 đồng, cọc còn lại là 2.400.000 đồng. H lấy cọc tiền 2.000.000 đồng giấu đi để xài riêng và đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đồng. A cho H 100.000 đồng. Số tiền còn lại chia đôi cho B và A mỗi người 1.150.000 đồng. A) Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B. B) H có đồng phạm với A và B trong việc chiếm đoạt số tiền của ông C hay không? Tại sao? C) Hành vi lấy 2.000.000 đồng của H có cấu thành tội phạm hay không? Nếu có thì cấu thành tội gì? 2) X và Y được biết về hệ thống ống dẫn dầu do một đơn vị quân đội đã thi công và chuẩn bị đưa vào vận hành nên đã móc nối với H là một chiến sỹ trong đơn vị này để đào trộm đường ống dẫn dầu bán lấy tiền tiêu xài. H đồng ý tham gia và đã vẽ sơ đồ hệ thống ống dẫn dầu, chỉ rõ vị trí thuận lợi cho việc đào trộm. Chúng hẹn nhau đến đêm sẽ thực hiện tội phạm. X và Y đến điểm hẹn, tuy không thấy H đến nhưng chúng vẫn phạm tội như kế hoạch. X và Y đã đào được một đoạn ống dẫn dầu và đem bán được 700.000 đồng. Vụ việc bị phát hiện. Tại cơ quan điều tra, H khai rằng hôm gây án, vì sợ trách nhiệm nên không đến. Hãy xác định: A) Hành vi trên của X và Y cấu thành tội phạm nào? B) H có phạm tội “không tố giác tội phạm” không? Tại sao? Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) I. Nhận định. Giải thích. 1. Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Đ.97BLHS) 2. Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. 3. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Đ.156, 157, 158 BLHS. 4. Hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác một cách trái phép là hành vi cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Đ.193 BLHS. II. Bài tập Tháng 12/2007, ông Q có đến kiểm tra việc kih doanh vàng bạc của gia đình ông N. Sau khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ nộp thuế, ông Q đe dọa sẽ nâng biểu thuế kinh doanh lên 30% làm cho ông N lo sợ và phải đưa cho ông Q 20 triệu đồng. Sau khi kiểm tra lại các quy định của pháp luật thì ông N thấy việc kinh doanh vàng bạc của gia đình ông không có gì vi phạm pháp luật cả, ông N đã làm đơn tố cáo. Cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, xác minh các hành vi của ông Q và ông Q đã thú nhận tất cả các hành vi của mình. Trong các tội danh sau, tội danh nào đúng, vì sao? Vì sao các ý kiến còn lại sai? 1. Ông Q phạm tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Đ.135 BLHS. 2. Ông Q phạm tội nhận hối lộ được quy định tại Đ.279 BLHS. 3. Ông Q phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại Đ.280 BLHS. Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) Lớp TM31B I. Nhận định. Giải thích. 1. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành tội giết người (Đ.93 BLHS) 2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 3. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc. 4. Khởi tố người không phạm tội là hành vi cấu thành tội truy cấu TNHS người không có tội được quy định tại Đ.293 BLHS. II. Bài tập. Khoảng 21h ngày 7/5/2007, A rủ 5 người bạn của mình (B, C, D, E, F) ra ngồi chơi ở ven đường quốc lộ 14. Ngồi được 1 lúc, A và đồng bạn thấy anh M đang chạy xe máy thì dừng lại đi vệ sinh. A nói với đồng bọn: "Nó kìa, ra vây xin tiền tụi bay". Cả bọn nhất trí và đến vây quanh anh M. A gằn giọng nói với anh M: "Ai cho anh tiểu ở đây, mất vệ sinh, phạt 50.000 đồng!". Thấy đồng bọn của A đông, đường vắng nên anh M móc ví ra đưa cho A 50.000. Thấy vậy, B nói: "Không phạt, lấy hết luôn" và giật ví của anh M lấy được 850.000 đồng. Trong lúc B lấy tiền trong ví anh M thì C cầm tay trái anh M gỡ chiếc đồng hồ anh M đang đeo. Sau đó, cả bọn rủ nhau đi nhậu bằng tiền chiếm đoạt được của anh M; anh M đến báo công an xã nên cả bọn bị bắt. Trong các tội danh sau, ý kiến nào đúng, vì sao? Vì sao các ý kiến còn lại sai? 1. A và đông bọn phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Đ.137 BLHS) 2. A và đông bọn phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Đ.135 BLHS) 3. A và đông bọn phạm tội cướp tài sản (Đ.133 BLHS) Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) LỚP QT32B THỜI GIAN: 75 phút I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (4đ) 1. "Giết phụ nữ mà biết là có thai" là trường hợp giết nhiều người. 2. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 500.000đ trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội. II. Bài tập BT1 (3đ) Khoảng 3h sáng, anh A làm nghề đấm bóp giác hơi, trên đường đi làm về thì gặp X và Y là dân phòng xã M gọi vào đấm bóp, giác hơi. Sau khi hỏi giá cả, anh A không đồng ý nên bỏ đi. X quay về chốt dân phòng lấy xe gắn máy đi tìm anh A. Khi gặp, X y/c anh A quay về chốt dân phòng để xin lỗi X và Y về việc không đồng ý đấm bóp, giác hơi. Anh A không đồng ý liền bị X dùng tay đánh mạnh vào mặt và buộc quay lại trụ sở dân phòng. Tại trụ sở dân phòng, X và Y y/c anh A vào bên trong trụ sở, đóng cửa lại rồi cả 2 dùng tay, chân đánh, đá anh A và thu giữ giấy CMND của A. Sau đó, X y/c A vào nhà vệ sinh suy nghĩ. Do sợ bị đánh, anh A lấy 150.000đ đưa cho X. X không nhận và nói "mày móc hết bóp ra, tao lục túi mà còn tao đập gãy chân". Do sợ bị đánh, A tiếp tục lục tiền trong bóp được 600.000đ rồi đưa cho X. X lấy số tiền này rồi chia cho Y 300.000đ. Hãy xđ tội danh đ/v hvi của X và Y. Giải thích tại sao? BT2 (3đ) A qua biên giới TQ mua trái phép 1 lượng pháo nổ khoảng 200kg rồi vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới VN. A bán số pháo nổ này cho B thì bị bắt. Hãy xđ tội danh đ/v hvi của A. Giải thích tại sao? Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ_HP3 (LẦN 2) LỚP: TM32a thời gian làm bài 75' I. các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?1. đối tượng tác động của tội cướp tài sản (đ133) chỉ là tài sản? 2. mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới dều cấu thành tội buôn lậu (đ153) II. bài tập: bài tập 1 chiều 28-10 A đi mua dây thép chỉ về giăng xung quanh ruộng dưa leo (gần đường đi, không có bờ rào bao quanh) rồi nối với nguồn điện 220V để diệt chuột. khoảng 20h cùng ngày, A về nhà ăn cơm. đúng lúc này anh T ở cùng thôn đi bắt rắn ngang qua không may vướng phải dây thép và bị điện giật chết. xác định A có phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì? bài tập 2: A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. biết công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá. A lấy trộm 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho là một ngư dân để B đánh bắt cá. Xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) ĐH Luật HN 1. Khẳng định đúng sai, tại sao? a. Cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ cấu thành tội chống người thi hành công vụ ( Đ257 - BLHS) b. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy cấu thành tội buôn lậu ( Đ153) c.Giết người vì động cơ đê hèn là giết chồng giết vợ để lấy chồng, vợ khác. 2. Bài tập. D điều khiển xe motô phóng nhanh, vượt đèn đỏ, gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng song không cứu giúp mà bỏ trốn, người bị tai nạn được đưa đi cấp cứu nhưng không kịp nên chết. Hỏi: D cấu thành tội gì? tại sao? Đề số 18 1. Các khẳng dịnh sau đây đúng hay sai, tại sao? a. Người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể không bị truy cứu TNHS. b. Buôn bán hàng cấm qua biên giới có thể cấu thành tội buôn lậu ( Điều 153 - BLHS). c. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản ( Đ136 - BLHS ). 2. A có ý định chiếm đoạt tài sản của D (chủ doanh nghiệp tư nhân). Qua theo dõi A biết D có con trai là E (7 tuổi). Hằng ngày sau khi tan học E đứng ở cổng trường đợi bố đến đón. Khi có việc bận D thường nhờ nhân viên trong công ty đến đón E. Một lần, A giả mạo là người cùng công ty được D nhờ đến đón E, tin và đi theo A. Sau đó A gọi điện yêu cầu D phải đưa cho mình số tiền 200 triệu đồng. Khi đến địa điểm nhận tiền, A bị bắt. Hỏi: Hành vi của A cấu thành tội gì? Tại sao. Hỏi thêm : Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là cấu thành vật chất hay hình thức + lý thuyết thế nào cấu thành vật chất, thế nào là cấu thành hình thức. Đề số 8 1.Khẳng định sau đây đúng hay sai: a. Phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ là tiền, tài sản có giá trị từ 500K trở lên b. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ chỉ bị xử lý theo điểm c khoản 2 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ c. Người thuê giết người và người được thuê giết người là đồng phạm tội giết người và bị xử lý theo điểm m, khoản 1, điều 93 BLHS 2. Do chưa có chồng, lại ko có việc làm, sau khi sinh con và đem con từ bệnh viện về, H (19 tuổi) đã bỏ lại con ở công viên. Rất may là người dân phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nên đứa trẻ ko bị chết. Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì, tại sao? đề số 26 : Câu 1: Khẳng điịnh sau Đ hay S? Vì sao? a, hành vi cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ cấu thành tội chống người thi hành công vụ (điều 257 BLDS). b, hành vi buôn bán ma túy qua biên giới cấu thành tội buôn lậu (điều 153) c, giết người vì động cơ đê hèn là hành vi giết vợ hoặc chồng để lấy chồng hoặc vợ nạn nhân. Câu 2: tình huống D có hành vi phóng nhanh, vượt đèn đỏ và gây tai nạn. Biết nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng D đa để mặc nạn nhân và bỏ trốn. Do không được cấp cứu kịp thời nên nạn nhân đã chết. Vậy D phạm tội gì?Vì sao? Đề số 3 1. Các khẳng định sau đúng hay sai: a. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể cấu thành tôi giao cấu với trẻ em theo điều 115 b. Người đưa tiền cho người lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi phạm tội đưa hối lộ theo Điều 289 c. Hành vi chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản 2. A là lái xe của 1 doanh nghiệp nhà nước, A được giao nhiệm vụ đến cảng H để nhận hàng, trên đường về A đã lấy một lượng hàng đem bán trị giá 10 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội j? Sinh viên được sử dụng BLHS 1999 Đề 11: Câu 1: Khẳng định đúng sai, tại sao? a. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy tố tội mua dâm trẻ chưa thành niên theo điều 256. b. Người không có trách nhiệm quản lý tài sản vẫn có thể bị truy tố về tộ tham ô. c. Nữ giới không thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm. Câu 2. Lợi dụng đêm tối, A lẻn vào nhà B để lấy trộm tài sản. Chưa kịp lấy thì A đã bị B bắt. A hành hung B để tẩu thoát. B tri hô mọi người và bắt giữ được A. A chịu tội gì. Đề Câu 1. a. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi chiếm đoạt được tài sản. b. Hành vi hối lộ không được miễn TNHS. c. Hành vi cố ý gây thương tích dưới 11% thì không bị truy cứu TNHS/ Câu 2. Ông A có một nhà nghỉ tư nhân, ông A cho chị H là nhân viên bán dâm đến hành nghề. Ông đã cưỡng ép chị H bán dâm nhiều lần. Ông A phạm những tội gì. Đề: câu 1: a) Người nào buôn bán phụ nữ qua biên giới mà người phụ nữ kia đồng ý thì ko bị tội b) Hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng nếu hành vi đó thực hiện ở nơi công cộng. c) Mọi hành vi vô ý gây thương tích chỉ cấu thành tội vô ý gây thương tích. Câu 2: A là 1 người đàn ông bị mắc bệnh, do không muốn làm khổ gia đình, A đã nhờ anh B hàng xóm (là bác si) đi mua thuốc độc để anh A uống. Và chính B cũng tiêm cho A chết. Định tội cho B. Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3) Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (06 điểm) 1. Mọi trường hợp giết người trong khi thi hành công vụ đều cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ ( điều 97 BLHS) 2. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu thành “ tội loạn luân” được quy định tại điều 150BLHS. 3. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành “tội chiếm đoạt chất ma túy” ( điều 194 BLHS). 4. Mọi hành vi gây rối ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội gây rối trật tự công cộng ( điều 245 BLHS). Câu 2. Do có ý định chiếm đoạt xe máy tại các cửa hàng mua bán xe máy cũ, A đến cửa hàng của anh B hỏi mua một chiếc xe gắn máy. Sau khi thỏa thuận giá chiếc xe là 23 triệu đồng, A đề nghị được chạy thử xe. Anh B đồng ý và nhờ C đi cùng. A chạy xe chở anh C ngồi phía sau, đi được khoảng 300m thì A dừng xe lại bên đường lấy 50 ngàn đồng đưa cho anh C nhờ mua gói thuốc lá. Khi anh C cầm tiền, xuống xe đi vào vỉa hè mua thuốc lá thì A mở khóa xe phóng đi thẳng. Về tội danh đối với hành vi phạm tội của A, có 3 ý kiến như sau: 1. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đ 139 BLHS) 2. A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ( đ 137 BLHS) 3. A phạm tội cướp giật tài sản ) đ 136 BLHS) _ Theo anh, chị ý kiến nào đúng? Tại sao? _ Chỉ rõ ý kiến nào sai? Tại sao? ĐỀ THI MÔN: PHẦN CÁC TỘI PHẠM ( LUẬT HÌNH SỰ HP 3) Thời gian làm bài: 75 phút I. Các nhận định sau đây đúng sai? tại sao? 1. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 2. Tổ chức đánh bạc không thuộc trường hợp "quy mô lớn" thì không phạm tội. II. Bài tập: Bài tập 1 (3đ) A 20 tuổi, B 22 tuổi là bạn cùng xóm. Vào lúc 20 giờ, A và B đi chơi. Đang đi trên phố, thấy bên kia đường có một phụ nữ cùng với một đứa con 9 tuổi đang cúi xuống cạnh một chiếc xe đạp sửa lại sên xe đạp, A và B băng qua đường lại gần chỗ mẹ con chị phụ nữ nọ (tên là Y). Thấy trên cổ chị Y có sợi dây chuyền bằng vàng, chúng liền thống nhất hành động. A tới chỗ chị Y giật mạnh sợi dây chuyền đồng thời xô vào chiếc xe đạp khiến chị Y mất thăng bằng té xuống chiếc xe đạp. A cầm sợi dây chuyền chạy mất. Chị Y liền la lên thì B giả vờ là người qua đường hỏi chị Y về sự việc đã xảy ra để A có cơ hội thoát thân. A và B đều bị bắt ngay sau đó. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao? Bài tập 2 (3đ) Khoảng 22 giờ, sau khi uống rượu xong, T lấy xe gắn máy rủ C đi chọc ghẹo người đi đường. Trên đường đi bọn chúng liên tục la
Luận văn liên quan