Trong xã hội ngày càng hiện đại , nền kinh tế của đất nước đang trên đà vận chuyển . Một trong những ngành công nghiệp chủ đạo góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước không thể không kể đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô , ngành chi phối đến yếu tố vận chuyển , một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng ngành sản xuất ô tô vẫn là một trong những ngành công nghiệp non trẻ của đất nước ta và còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp ô tô nước ngoài . Do vậy , để ngành sản xuất ô tô trong nước có thể phát triển lớn mạnh thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành là vô cùng quan trọng .
Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô của người dân trong nước ngày càng cao , có thể thấy rõ ràng thông qua số liệu của Tổng cục Hải Quan , chỉ trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập tới 5.758 ô tô nguyên chiếc các loại với kim ngạch là 135,5 triệu USD , tăng 170% về lượng và 190% về giá trị so với cùng kì năm 2013 trong khi năm 2009 đạt mức 8.000 chiếc . Những con số đó thể hiện nhu cầu của người dân về xe ô tô là rất lớn nên tại sao ngành sản xuất ô tô trong nước vẫn không có bước đột phá để phát triển ?
Trong điều kiện hội nhập hiện nay , đặc biệt là trong năm 2015 sẽ có Cộng đồng Asean ra đời nên việc các nước có ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển như Thái Lan hay Malaysia sẽ có thuận lợi khi được nhập vào Việt Nam ở mức thuế nhập khẩu là 0% khi đến năm 2018 . Vậy nên nếu Việt Nam nếu không có các chính sách bảo hộ hợp lí , chặt chẽ và đúng lúc thì ngành sản xuất ô tô trong nước liệu có khả năng cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu từ các nước trong cộng đồng Asean trong tương lai .
57 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOATHƯƠNG MẠI
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO HỘ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 .
GVHD :
SVTH :
MSSV :
LỚP :
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SINH VIÊN.
Giảng viên hướng dẫn:
TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN XÉT CỦA GVHD
ĐIỂM:
TP. HCM, ngày.tháng.năm 2014
Giảng Viên Hướng Dẫn
Mục lục
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm đến tháng 10/2014 15
Biểu đồ 2.2 : Số lượng ô tô nhập khẩu theo tháng năm 2014 .16
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội ngày càng hiện đại , nền kinh tế của đất nước đang trên đà vận chuyển . Một trong những ngành công nghiệp chủ đạo góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước không thể không kể đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô , ngành chi phối đến yếu tố vận chuyển , một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp . Nhưng ngành sản xuất ô tô vẫn là một trong những ngành công nghiệp non trẻ của đất nước ta và còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp ô tô nước ngoài . Do vậy , để ngành sản xuất ô tô trong nước có thể phát triển lớn mạnh thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành là vô cùng quan trọng .
Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô của người dân trong nước ngày càng cao , có thể thấy rõ ràng thông qua số liệu của Tổng cục Hải Quan , chỉ trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập tới 5.758 ô tô nguyên chiếc các loại với kim ngạch là 135,5 triệu USD , tăng 170% về lượng và 190% về giá trị so với cùng kì năm 2013 trong khi năm 2009 đạt mức 8.000 chiếc . Những con số đó thể hiện nhu cầu của người dân về xe ô tô là rất lớn nên tại sao ngành sản xuất ô tô trong nước vẫn không có bước đột phá để phát triển ?
Trong điều kiện hội nhập hiện nay , đặc biệt là trong năm 2015 sẽ có Cộng đồng Asean ra đời nên việc các nước có ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển như Thái Lan hay Malaysia sẽ có thuận lợi khi được nhập vào Việt Nam ở mức thuế nhập khẩu là 0% khi đến năm 2018 . Vậy nên nếu Việt Nam nếu không có các chính sách bảo hộ hợp lí , chặt chẽ và đúng lúc thì ngành sản xuất ô tô trong nước liệu có khả năng cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu từ các nước trong cộng đồng Asean trong tương lai .
Bên cạnh đó , dù Việt Nam đã có những chính sách bảo hộ hiện tại đối với ngành sản xuất ô tô nhưng có đem lại hiệu quả như mong muốn ? Trong 10 năm , ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển khi các linh kiện , phụ tùng để sản xuất ra một chiếc ô tô trong nước chiếm tới 70% là phải nhập khẩu từ nước ngoài , tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm còn thấp dẫn đến giá thành cao hơn xe lắp ráp ở Thái Lan 20% trên một chiếc .
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất ô tô có yếu tố nước ngoài sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn thị trường một khi Cộng đồng Asean 2015 ra đời , họ sẽ ưu tiên chọn các thị trường vốn đã có được nền tảng sản xuất nhất định như Thái Lan , Malaysia hay Indonesia chứ không chọn Việt Nam . Đó là một bất lợi khác nữa của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng khi đó là một ngành công nghiệp chủ chốt của một quốc gia nhưng còn trên đà phát triển .
Nhận thấy được điều đó nên em đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015 “
2. Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá chung hoạt động sản xuất ô tô trong nước hiện nay cũng như tình hình nhập khẩu ô tô trong nước .
- Phân tích , đánh giá thực trạng các chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước hiện nay , nêu ra những mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những bất cập của các chính sách để khắc phục .
- Đề ra các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ của các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu là các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước , đặc biệt là định hướng các chính sách đó khi cộng đồng kinh tế Asean 2015 ra đời.
- Phạm vi nghiên cứu : các chính sách bảo hộ trong nước Việt Nam đối với ngành sản xuất ô tô .
4. Kết cấu của báo cáo :
Ngoài phần mở đầu và kết luận , báo cáo được kết cấu làm ba chương :
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết về bảo hộ .
Chương 2 : Phân tích thực trạng về bảo hộ sản xuất ô tô trong nước hiện nay .
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao tính bảo hộ sản xuất ô tô trong nước .
LỜI CẢM ƠN
Trong quátrình thực hiện đề tài, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nguồn tài liệu còn eo hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy .
Em xin chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn , đóng góp ý kiến và đưa ra những cách thức dễ hiểu để em hoàn thành bài báo cáo này của mình .
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THYẾT VỀ BẢO HỘ
- Trong phần này sẽ cho chúng ta hiểu về các khái niệm sẽ được đề cập ở các chương tiếp theo . Các khái niệm có liên quan đến đề tài “ Một số giải pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập hiệp hội Asean 2015 “ , giúp ta hiểu hơn về thực trạng về sự bảo hộ của Nhà nước là gì và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước , đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế mà vẫn tận dụng được nguồn lợi khi gia nhập Asean 2015 sắp tới .
1.1. Một số khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước :
1.1.1 Khái niệm :
- Bảo hộ ( Tiếng Anh là Protection ) có nghĩa là che chở , bảo vệ để không gây ra tổn hại . Trên thế giới ngày nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ.
- Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam , “ Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài , nhằm kích thích phát triển ngành kinh tế trong nước , không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo .
- Theo Từ điển thương mại quốc tế ( Walter Goode ) , “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế “ . Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan , trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan . Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm các lĩnh vực văn hoá , môi trường và các mối quan tâm khác .
- Tóm lại , Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước , đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài .
- Theo quan điểm cá nhân , em cho rằng bảo hộ sản xuất trong nước là Chính phủ hay Nhà nước sẽ có áp dụng phương thức là áp đặt thuế hay các hàng rào phi thuế quan hoặc sẽ gây những khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu để kích thích và khuyến sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đó trong nước .
1.1.2 Vai trò của bảo hộ :
- Đảm bảo ngành cần được bảo hộ sẽ phát triển tốt trong nước và đủ sức cạnh tranh với các thị trường bên ngoài .
- Hạn chế tối đa việc nhập khẩu sản phẩm hay hàng hoá cần được bảo hộ , khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển và tăng quy mô sản xuất .
- Khuyến khích người dân tiêu dùng hàng hoá trong nước để các doanh nghiệp trong nước sản xuất và đầu tư nhiều .
- Đề phòng và tránh việc nguy cơ đất nước sẽ không có khả năng phát triển 1 ngành công nghiệp hay 1 loại hàng hoá nào đó , ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước , đặc biệt là trong thời điểm hội nhập hiện nay , hàng hoá nhập khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi từ các hiệp định thương mại được kí kết.
- Bảo vệ các đơn vị , các doanh nghiệp , các nhà sản xuất trong nước trước các sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ nước ngoài . Hướng đến một đất nước có đầy đủ các ngành công nghiệp , các hàng hoá sản phẩm được sản xuất trong nước , tránh tình trạng bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu .
- Giải quyết việc làm trong nước , giảm thiểu tình trạng thất nghiệp , trong một số trường hợp đó là sự trả đũa của các quốc gia với nhau .
1.1.3 Đặc điểm của bảo hộ :
- Các chính sách bảo hộ thường được áp dụng đối với các ngành công nghiệp còn non trẻ của một đất nước , là các ngành mà trong nước mới đi trên đà phát triển còn các nước trong khu vực hay thế giới đã phát triển rất nhiều .
- Việc bảo hộ sẽ cấp thiết hơn khi đất nước bưới vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .
- Nếu không áp dụng một cách khéo léo có thể gây ra mâu thuẫn giữa hai quốc gia trong thời kì hội nhập hiện nay .
- Bảo hộ là con dao hai lưỡi khi Chính phủ sử dụng cho một ngành công nghiệp trong nước mình , nếu vận dụng có hiệu quả và đúng đắn thì sẽ giúp ngành công nghiệp được bảo vệ sẽ phát triển tốt và đến một thời gian sẽ không cần phải sử dụng bảo hộ nữa , có thể để nó vận động theo sự thay đổi của thị trường . Nếu không vận dụng một cách đúng đắn thì sẽ gây ra tình trạng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp được bảo hộ sẽ quá ỷ lại vào các chính sách bảo hộ của Chính phú và Nhà nước trong khi việc sử dụng bảo hộ chỉ làm được trong một khoản thời gian nhất định , không thể kéo dài mãi mãi .
- Việc bảo hộ đối với một ngành công nghiệp của một đất nước không thể thực hiện kéo dài mãi mãi trong thời điểm hiện nay , khi hội nhập , không một quốc gia nào có thể đồng ý mãi với việc hàng hoá của họ khi xuất khẩu vào lại lôn bị mức thuế quá cao với lí do là để bảo hộ sản xuất của nước nhập khẩu . Vì vậy việc bảo hộ chỉ mang tính ngắn hạn .
1.2 Các biện pháp để thực hiện bảo hộ :
1.2.1 Chính sách thuế quan :
- Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nói riêng và cả ngành công nghiệp nói chung thì chính sách thuế dường như là biện pháp được ưu tiên sử dụng đầu tiên . Đối với chính sách này , Nhà nước hay Chính phủ sẽ áp đặt lên mặt hàng cần được bảo hộ một mức thuế nhập khẩu để giá khi bao gồm thuế của mặt hàng nhập khẩu đó cao hơn giá của mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước . Việc làm đó để bảo hộ và đảm bảo khi có hàng hoá nhập khẩu thì hàng hoá trong nước vẫn có chỗ đứng , sản phẩm vẫn có thể bán được , doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất bình thường được , không ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước .
1.2.2 Hàng rào phi thuế quan :
- Là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời .
- Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới, nên ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có EU. Tại EU, đây là biện pháp bảo hộ phi thuế quan chủ yếu và phổ biến nhất cho các hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Hệ thống này được cụ thể hóa qua 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Với nhiều nước xuất khẩu là nước đang phát triển, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động là những tiêu chuẩn rất khó vượt qua được.
- Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hóa và DN Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đây là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Các biện pháp bao gồm:
Thứ nhất : cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng... Vì thế, những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược... nhưng nhìn chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá phù hợp.
Thứ hai : hạn ngạch nhập khẩu . Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kì nhất định . Trong xu hướng tự do thương mại hoá , đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông sản .
Thứ 3 : sử dụng giấy phép . Theo chế độ này hàng hoá muốn thâm nhập vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng .
- Biện pháp chống bán phá giá : Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.
- Quy định về hành vi bán phá giá của Việt Nam với hoàng hoá nhập khẩu: Trước hết, có thể khẳng định rằng, những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành Việt Nam đối với việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam về cơ bản là phù hợp với những quy định của ADA và pháp luật chống bàn phá giá của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, là đối với các quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO thì pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá đã đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Hiệp định này, không có quy định trái hoặc mâu thuẫn. Điều này được khẳng định bởi chính ý kiến của đại diên bên phía Việt Nam trong quá trình đàm phán vào WTO. Đồng thời cũng được ghi nhận trong Báo cáo của Ban Công tác: “Theo quan điểm của Việt Nam, pháp luât mới về các Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam tuân thủ hoàn toàn với Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng và Hiệp định Chống bán phá giá của WTO”. Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không có sự phân biệt đối xử khi tính giá thông thường giữa nước có nền kinh tế thi trường với nước không có nền kinh tế phi thị trường. Theo ADA và pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước khác như Hoa Kỳ, EU, malayxia, Ấn Độ .ngoài các cách tính giá thông thường như PLCBPG năm 2004 đã quy định, thì ADA và pháp luật các nước này còn cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền bỏ qua các cách thức tính giá thông thường nêu trên và tự mình xác định cácc thức mà mình cho là phù hợp nếu nước có sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá là nước có nền kinh tế phi thị trường. Thông thường trong trường hợp này sau khi kết luận nước có sản phẩm đang bị điều tra là nước có nền kinh tế phi thị trường thì cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể không sử dụng giá bán sản phẩm tường tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu mà chọn một nước thứ bat hay thế. Theo đó, giá trị thông thường được xác định dựa trên giá bán sản phẩm tương tự này tại thị trường nước thứ ba. Nước thứ ba thay thế được chọn để xác định giá trị thông thường phải là nước có nền sản xuất sản phẩm tương đồng với nước xuất khẩu sản phẩm bị điều tra để bảo đảm mức độ tương đồng giữa hai thị trường (thị trường của nước thứ ba thay thế và thị trường của nước xuất khẩu có sản phẩm bị điều tra) về chi phí sản xuất, chi phí quản lý, lợi nhuận hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước có nền kinh tế bị coi là nền kinh tế phi thị trường đều chứng tỏ việc xác định giá thông thường theo cách này đã không đảm bảo công bằng. Thực tế Việt Nam đã hứng chịu chịu nhiều thiệt hại khi bị sử dụng cách tính này khi bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài. Ví dụ: trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành Việt Nam về việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định so với quy định pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là so với Hiệp định ADA, thể hiện:
Thứ nhất: Các vấn đề như: thế nào là “điều kiện thương mại thông thường”, thế nào là “hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với số lượng, khối lượng hoặc trị giá của hàng hóa không đáng kể” hay thế nào là “ giá thành hợp lý” không được PLCBPG năm 2004 quy định. Ngay cả Nghị định số 90/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng không có quy định hướng dẫn. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nói chung và việc xác định giá thông thường nói riêng. Trong khi đó, pháp luật của Hoa Kỳ và pháp luật nhiều nước trên thế giới và quy định của ADA đều xác định cụ thể những vấn đề này. Ví dụ, khi quy định về “điều kiện thương mại thông thường”, ADA tiếp cận từ mặt trái của nó, tức là chỉ đưa ra các trường hợp không được coi là trong điều kiện thương mại thông thường tại Điều 2.2.1 như sau: “ Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá không theo các điều kiện thương mại thông thường và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài với một khối lượng đáng kể và được bán với mức giá không đủ để bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý”. Thực chất đây chính là trường hợp việc mua bán được thực hiện mà trong đó người bán chịu lỗ vốn, tức là bán với mức giá không đủ đề bù đắp chi phí sản xuất ra đơn vị hàng hóa.
Thứ hai : pháp luật hiện hành Việt Nam không có quy định về nguyên tắc so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu để tính biên độ bán phá giá . Về mặt lí luận và thực tiễn cho thấy , muốn xác định được hành vi bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể làm căn cứ để áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì cơ quan điều tra chống bán phá giá của nước nhập khẩu phải xác định được giá thông thường , xác định được giá xuất khẩu , sau đó thực hiện các điều chỉnh cần thiết với giá thông thường và giá xuất khẩu để đưa chúng về mức tại khâu xuất xưởng . Cuối cùng tiến hành so sánh giã thông thường với giá xuất khẩu được điểu chỉnh , qua đó mới tính toán được biên độ phá giá cụ thể . Tuy nhiên , quy trình tính toán biên độ phá giá như trên đã không được Pháp Luật Chống Bán Giá năm 2004 quy định đầy đủ . Nghị định số 90/2005 thì có đề cập đến quy trình này tại Điều 25 , Điều 26 và Điều 27 nhưng nguyên tắc trong việc so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu như thế nào thì không được quy định . Hạn chế này có thể dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu khi tính toán biên độ phá giá của cơ quan điều tra chống bán phá giá , dẫn đến kết quả của các cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ có nhiều sai lệch .
- Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc : một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa mới được tiêu thụ tại quốc gia đó.
- Trợ cấp : đây là một trong những căn cứ mà nước tiêu thụ hay còn gọi là nước nhập khẩu sẽ lấy để làm khó và đánh một loại thuế đặc biệt lên sản phẩm được chứng minh là có sự trợ giúp của Nhà nước của nước xuất khẩu trong quá trình sản xuất . Ví dụ điển hình trường hợp Cá Ba Sa của Việt Nam . Liên qua đến cơ chế thị trường .
1.3 Cộng đồng kinh tế Asean 2015 :
1.3.1 Khát quát chung về Asean :
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Là