Tiến lên xây dựng CNXH là mục tiêu của dân tộc ta. Trong quá trình xây dựng chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Để có được một xã hội tốt đẹp cần phải có thời gian xây dựng và phát triển LLSX và QHSX. Do vậy, cần phải trải qua thời kỳ quá độ để chuẩn bị, thừa hưởng những thành tựu của xã hội trước và định hướng theo quy luật của xã hội mới, nên cùng một lúc xẽ tồn tại nhiều hình thức đan xen. Việt Nam với mục tiêu xây dựng Nhà nước hội của dân do dân và vì dân. Một xã hội không có chế độ người bóc lột, xã hội mà mọi người làm chủ, tự giác lao động và hưởng theo lao động do vậy cần phải có thời gian dài. Tại Trung Quốc xác định thời gian này là hàng trăm năm.
Trong điều kiện Việt Nam bị tàn phá trong chiến tranh, và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa không còn, cần phải xây dựng nền kinh tế thị trường, phát huy tất cả tiềm năng, sức mạnh của nó để có được LLSX phát triển. Định hướng của Việt Nam là phát triển nền kinh tế dựa trên thành phần kinh tế Nhà nước làm nền tảng cho các thành phần khác phát triển theo định hướng của nó.
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường phải theo định hướng xã hội chủ nghiã Việt Nam đã dành được nhiều thành công, bên cạnh đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ chế chính sách, đặc biệt là vấn đề xác định quyền sở hữu ở nước ta. Tồn tại nhiều thành phần trên cở sở nhiều hình thức sở hữu.
Sở hữu ở nước ta vần còn là vấn đề gây tranh cãi, và có nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu, và có nhiều tranh luận trong vấn đề sở hữu tư liệu sản luật sở hữu là vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất, của một chế độ kinh tế-xã hội. Mỗi chế độ sở hữu thống trị và thích ứng nhất định. Đối với nước ta, thực hiện nhất quán nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tất yếu phải xác định được chế độ về thị trường liệu sản xuất phản ánh đúng bản chất kinh tế xã hội. Do đó, xây dựng một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất phát triển từ thấp lên đến cao theo hướng dần dần làm cho sở hữu XHCN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là một trong những nhiệm vụ then chốt và phải được tiến hành thật tốt trong suốt thời kỳ quá độ.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp đa dạng hoá sở hữu băng hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tiến lên xây dựng CNXH là mục tiêu của dân tộc ta. Trong quá trình xây dựng chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Để có được một xã hội tốt đẹp cần phải có thời gian xây dựng và phát triển LLSX và QHSX. Do vậy, cần phải trải qua thời kỳ quá độ để chuẩn bị, thừa hưởng những thành tựu của xã hội trước và định hướng theo quy luật của xã hội mới, nên cùng một lúc xẽ tồn tại nhiều hình thức đan xen. Việt Nam với mục tiêu xây dựng Nhà nước hội của dân do dân và vì dân. Một xã hội không có chế độ người bóc lột, xã hội mà mọi người làm chủ, tự giác lao động và hưởng theo lao động do vậy cần phải có thời gian dài. Tại Trung Quốc xác định thời gian này là hàng trăm năm.
Trong điều kiện Việt Nam bị tàn phá trong chiến tranh, và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa không còn, cần phải xây dựng nền kinh tế thị trường, phát huy tất cả tiềm năng, sức mạnh của nó để có được LLSX phát triển. Định hướng của Việt Nam là phát triển nền kinh tế dựa trên thành phần kinh tế Nhà nước làm nền tảng cho các thành phần khác phát triển theo định hướng của nó.
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường phải theo định hướng xã hội chủ nghiã Việt Nam đã dành được nhiều thành công, bên cạnh đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ chế chính sách, đặc biệt là vấn đề xác định quyền sở hữu ở nước ta. Tồn tại nhiều thành phần trên cở sở nhiều hình thức sở hữu.
Sở hữu ở nước ta vần còn là vấn đề gây tranh cãi, và có nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu, và có nhiều tranh luận trong vấn đề sở hữu tư liệu sản luật sở hữu là vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất, của một chế độ kinh tế-xã hội. Mỗi chế độ sở hữu thống trị và thích ứng nhất định. Đối với nước ta, thực hiện nhất quán nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tất yếu phải xác định được chế độ về thị trường liệu sản xuất phản ánh đúng bản chất kinh tế xã hội. Do đó, xây dựng một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất phát triển từ thấp lên đến cao theo hướng dần dần làm cho sở hữu XHCN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là một trong những nhiệm vụ then chốt và phải được tiến hành thật tốt trong suốt thời kỳ quá độ.
Hiện nay, đang có những nhận xét đang có những nhận xét, đánh giá phê bình khác nhau về các hình thức sở hữu. Trên thực tế nước ta chưa xác định một các chính xác, và còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng chế độ sở hữu mới. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề sở hữu có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về mắt lý luận và thực tiễn để nhanh trónh phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện kết thúc thời kỳ quá độ và có xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện.
I, Lý luận chung về sở hữu
1. Phạm trù sở hữu
Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của cải vật chất của xã hội. Để sinh sống, tồn tại và sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng ngày càng tăng của mình, con người phải chiếm hữu tự nhiên. Do vậy, chiếm hữu biểu hiện quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi gắn liền phát triển với tồn tại của con người, là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Khi đó sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định, gắn liền với một tổ chức xã hội nhất định. Vì vậy, sở hữu là quan hệ giữa người với người trong sự chiếm hữu tự nhiên, là phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự thay đổi các hình thái xã hội trong lịch sử.
Con người chiếm hữu vật tự nhiên không chỉ đơn thuần tiêu dùng cá nhân, mà quan trọng hơn là tiêu dùng cho sản xuất, tái sản xuất thêm nhiều của cải để chiếm hữu. Như vậy, một mặt, quan hệ giữa người với người trong sản xuất đặt ra, từ đó mới có quan hệ sinh hoạt. Mặt khác, quan hệ giữa người với người bao giờ cũng phải có vật làm trung gian, môi giới. Vật đó là sản phẩm của tự nhiên hoặc là thành quả của lao động. Sở hữu là quan hệ kinh tế chứ không phải là quan hệ ý trí của con người trong xã hội. Một cá nhân không thể lấy ý trí của mình để tự khẳng định là người sở hữu mà không quan tâm tới người khác cũng đang muốn sở hữu vật đó. Sở hữu trở thành thực tế khi mối quan hệ giữa người với người, độc lập với quan hệ ý chí.
Phạm trù sở hữu khi được luật hoá thành quyền sở hữu và được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu.
Chế độ sở hữu là chủ thể của các quan hệ sở hữu thành các quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt thừa kế, chuyển nhượng mua bán...
Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ tài sản theo ý chí của mình.
Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc là từ bỏ quyền sở hữu.
Vậy sở hữu được xem xét theo hai khía cạnh:
Thứ nhất, sở hữu được coi là một phạm trù kinh tế, là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu TLSX.
Thứ hai, sở hữu với tính cách là một hình thức pháp lý, là hình thức phản ánh quan hệ sở hữu khách quan vào trong pháp luật.
Trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam phát triển chế độ công hữu TLSX, xoá bỏ chế độ tư hữu TLSX để tiến lên CNXH. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi sở hữu là mục tiêu, vừa là phương tiện.
2, Sự hình thành, phát triển và biến đổi sở hữu về tư liệu sản xuất.
Sở hữu TLSX là hình thức xã hội của sự chiếm hữu về TLSX, một nội dung chủ yếu trong hệ thống sản xuất. Hình thức mức độ, quy mô, phạm vi và tính đa dạng của sở hữu không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định mà là một quá trình lịch sử tự nhiên. Điều đó có nghĩa sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và chuyển hoá các hình thức sở hữu về TLSX là do tính chất và trình độ phát triển của một lực lượng sản xuất tương ứng quyết định. Nói cách khác, sự biến đổi các hình thức sở hữu quyết định bởi quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Hình thức sở hữu trải qua các thời kỳ từ sở hữu bộ lạc phát triển tuần tự theo quá trình phát triển của nó qua các thời kỳ, đó là: sở hữu công xã, sở hữu phong kiến. Khi phong kiến tan rã, xuất hiện công trường thủ công tương ứng với nó là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đối vói công truờng thủ công và đối với giai đoạn phát triển công nghiệp không chó chế độ nào khác ngoài ngoài chế độc xây dụng trên cơ sở tư hữu. Khi lực lượng sản xuất phát triển còn ở mức thấp, tương ứng với nó là sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu nhỏ phân tán.
Lực lượng sản xuất từng bước phát triển tỷ lệ thuận với tiến trình tập trung hóa và xã hội hoá quan hệ sở hữu mà đỉnh cao của nó là sở hữu toàn dân. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế, các công ty cổ phần, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia hoặc các nông trại lớn ở nông thôn được coi là những biểu hiện của quá trình xã hội hoá quan hệ sở hữu ở một mức độ nhất định.
Với bước phát triển của xã hội, và LLSX thì chế độ công hữu XHCN xẽ được xác lập như một tất yếu khách quan bởi sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ LLSX.
-Chiếm hữu tư nhân về các loại sản phẩm khác nhau, bởi lẽ người 6a không thể trao đổi nếu không là người làm chủ nó và chỉ trao đổi một sản phẩm này lấy sản phẩm khác.
-Sự trao đổi cần có sự trao đổi tương đương, bởi lẽ người ta xẽ không trao đổi, cung cấp sản phẩm của mình cho người khác, nếu học không đổi lại cho anh ta một lượng tương đương về giá trị các hàng hó cần thiết. Như vậy, nếu như phân công lao động xã hội trong khi chia xã hội thành những người sản xuất khác nhau dẫn tới có nhu cầu trao đổi, thì sự phân chia xã hội về sở hữu trong khi xã hội thành người sở hữu khác nhau đã thực hiện hoá sự trao đổi và chuyển nó thành trao đổi tương đương. ở đây, cái chất lượng xã hội đã thấm vào các vật tự nhiên chuyển chúng thành các vật kinh tế, chuyển chiếm hữu thành sở hữu, chuyển lao động cá nhân thành lao động xã hội.
Vậy là quan hệ kinh tế, nói đúng hơn, các quan hệ của chỉnh thể kinh tế xã hội, trong những điều kiện lịch sử nhất định, đã bắt buộc sự chiếm hữu riêng rẽ của những người khác nhau về các điều kiện và kết quả sản xuất khác nhau, nói cách khác, bắt buộc xuất hiện hình thái đối kháng của sự thốn nhất xã hội, xuất hiện mâu thuẫn kinh tế giữa những đại diện các yếu tố sản xuất tức các quan hệ sản xuất.
Sở hữu là hình thái xã hội của sự thống nhất các cực kinh tế đối lập, là phương thức tổ chức về mặt xã hội các yếu tố riêng rẽ của nền sản xuất. Những quan hệ kinh tế-xã hội này của sở hữu hình thành một cách lịch sử khách quan, bên ngoài ý chí của con người, tốn tại dưới các hình thức xã hội của sự phát triển lực lượng sản xuất và phù hợp với tính chất và trình độ các lực lượng sản xuất, chúng quy định bản chất sự chiếm hữu và các quy trình sản xuất, cấu thành tổng thể quan hệ sản xuất- cơ sở kinh tế của xã hội nhất định.
Ngoài ra, sở hữu luôn giả định các cơ sở tư nhân của mình. Trong khi bảo đảm sự trao đổi tương đương, sở hữu tư nhân đảm bảo sự quan tâm kinh tế của người sản xuất hàng hoá là động lực thực sự của người sản xuất, đảm bảo hoạt động bình thường và hiệu qủa của phân công lao động xã hội, do đó sự phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của thiên nhiên và con người.
Sở hữu tư nhân chỉ là hình thái lịch sử chung, là điều kiện xã hội chung của sản xuất luông luôn tồn tại dưới hình thái cụ thể, đặc thù của sở hữu. Hình thái phổ biến và đầu tiên của nó là sở hữu tư nhân đơn giản, đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong mọi thời đại (trừ công xã nguyên thuỷ). Có sự phân chia xã hội của sở hữu về kết quả sản xuất và sự phân công lao động xã hội giữa các ngành các lĩnh vực khác nhau, do đó có sự đối kháng về lợi ích của những người sản xuất là động lực thường xuyên cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Sở hữu tư nhân tồn tại trong các thời đại ( chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa) và mang đặc trưng khác nhau. Hình thành các đặc trưng của sở hữu hình thành dựa trên sự phân chia xã hội về các yếu tố sản xuất- tức mối quan hệ giữa người chủ tư liệu sản xuất với người lao động trực tiếp, do đó đối kháng lợi ích giữa các giai cấp. Nhưng sự phát triển và thay thế tuần tự thường xuyên, tập trung dần dần tư liệu sản xuất vào tay người sở hữu hữu tạo điều kiện lịch sử cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất.
Sở hữu TBCN là hình thức phát triển cao, sở hữu tư nhân phát triển cao, dựa trên sự phân cực kinh tế triệt để giữa các yếu tố khác nhau của sản xuất và sự đối kháng sâu sắc giữa lợi ích giai cấp ( giai cấp vô sản và gái cấp tư sản). Những mâu thuẫn và đối kháng này trở thành hình thái bao trùm, chi phối toàn bộ các quan hệ kinh tế- xã hội thời đại TBCN. Mối quan hệ này không những không triệt tiêu lẫn nhau mà còn làm mâu thuẫn mối quan hệ của sở hữu tư nhân và đối kháng lợi ích của những người sản xuất hàng hoá. Cung do đó là cho sự kết hợp và thống nhất về mặt xã hội của các cực kinh tế đối lập và đối kháng xã hội trở nên cần thiết , có quan hệ hữu cơ hơn. ở đây chủ nghĩa tư bản có cơ hội lịch sử đặc biệt thuận lợi so với các thời đại trước nó, trong việc nâng cao các kích thích và quan tâm kinh tế của người lao động, tập trung và tích tụ tư bản, chuyên môn hoá và cải tiến công nghệ-kỹ thuật, phát triển các lực lượng sản xuất xã hội. Cùng với đà phát triển mạnh mẽ các lực lượng sản xuất, sở hữu không ngừng tiên hoá, làm điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tóm lại, sự hình thành, phát triển và biến đổi sở hữu về tư liệu sản xuất là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự biến đổi của các hình thức sở hữu được quyết định bởi quy luật quan hệ sản xuất pahỉ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
ở nước ta đất nước giành được độc lập, với nền kinh tế lạc hậu, lực lượng sản xuất lạc hậu, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã nôn nóng chuyển trực tiếp sang chế độ công hữu dưới hai hình thức: sử hữu toàn dân và tập thể, các hình thức này phất huy được sức mạnh trong tình trạng đất nước có chiến tranh. Sau khi giành được độc lập chúng ta vẫn duy trình quan hệ này trong điều kiên lực lượng sản xuất lac hậu, nó trái với quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Để giải quyết những trì trệ lạc hâu và phát triển lực lượng sản xuất để tiên lên chủ nghĩa xã hội. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã tiến hành đổi mới cơ chế cho phù hợp với tình hình mới cho phù hợp.
II. Các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thời kỳ quá độ được Đảng và Nhà Nước ta xác định là thời kỳ quan trọng tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam chưa có đủ điều kiện này cần phải có thời gian để phát triển lực lượng sản xuất. Sau khi dành được độc lập Đảng ta, chưa có quan tâm thích đáng trong việc đầu tư phát triển lực lượng sản xuất. Một thời gian dài duy trì nền kinh tế quan liêu bao cấp, dẫn tời trì trệ trong sản xuất. Mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất cần có sự tham gia của mọi người, mọi đối tượng trong nước và sự trợ giúp của các nước bên ngoài. Với quan điểm đó, tại đại hội là thứ VI của Đảng, và hiện nay là dự thảo văn kiện đại hội Đảng IX xác định và công nhận các hình thức sở hữu sau đây:
-Sở hữu Nhà Nước
-Sở hữu tập thể
-Sở hữu tư nhân
-Sở hữu hỗn hợp
a, Sở hữu Nhà Nước
Sở hữu Nhà Nước là sở hữu toàn dân vì Nhà Nước là đại biểu của nhân dân, làm chủ tài sản, đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, vùng biển vùng trời, tài sản do Nhà Nước đầu tư vào các công ty, các xí nghiệp, các công trình thuộc các nghành, các lịnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng…
Nhà Nước là người đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiêm và hiệu quả.
Sự đa dạng của các hình thức sở hữu, sở hữu Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo là cơ sở kinh tế cho xã hội mới. Trong lĩnh vực kinh tế tương ứng với sở hữu Nhà Nước là thành phần kinh tế Nhà Nước.
Sở hữu Nhà Nước có thể tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp trăm phần trăm vốn của Nhà Nước, dưới các hình thức doanh nghiệp mà vốn của Nhà Nước năm phần khỗng chế, phần hay tỷ trọng cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hoặc có cổ phần trong các hình thức doanh nghiệp khác với tỷ trọng chưa nhiều.
b. Sở hữu tập thể:
Sở hữu tập thể là hình thức sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ hình thành và hoạt động của hợp tác xã.
Việc chiếm hữu, sử dụng , định đoạt thuộc sở hữu tập thể phải tuân theo luật pháp và phù hợp với điều lệ của hợp tác xã.
Trước khi đổi mới, hợp tác xã chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã mua bán, hiện nay hợp tác xã có nhiều hình thức hơn tồn tại như hợp tác xã tín dụng, cơ khí thuỷ lợi,…đóng vai trò quan trong trong việc tạo ra của cải vật chất công ăn việc làm, phát triển sản xuất nhỏ, thủ công mỹ nghệ..
c. Sở hữu tư nhân.
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình, trong việc chiếm hữu định đoạt và sử dụng. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của luật pháp.
Hình thức sở hữu này trước khi đổi mới bị xoá bỏ, đặc biệt khi sử dụng tham gia vào kinh doanh, vừa được khôi phục và phát triển. Cho đến nay, sở hữu tư nhân và do đó kinh tế tư nhân có bước phát triển sản xuất nhất định, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế này trong quá trình phát triển đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trưòng, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ, và có sức mạnh trên thị trương. Mặt khác chưa được chú trọng, khuyến khích phát triển.
d. Sở hữu hỗn hợp
Hình thức này ngày càng phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường trên thế giới. Sở hữu hỗn hợp đang là hình thức sở hữu đa dạng và tồn tại dưới hình thức liên doanh giữa nhà nước và tư nhân, cá nhân đối tượng sở hữu do vốn của nhà nước và vốn của tư nhân đóng góp tạo nên.
Sở hữu hỗn hợp hiện nay dược thể hiện ở các hình thức công ty cổ phần, nếu công ty tham gia thị trường chứng khoán thì công ty được sở hữu bởi nhiều thành phần.
Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần phải tiếp tục đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong đó sở hữu nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
Tóm lại: Việt nam đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời gian tới xây dựng hình thức sở hữu, không phải xoá bỏ ngay chố độ sở hữu tư nhân, để thiết lập sở hữu toàn dân Mà phải khuyến khích các hình thức sở hữu phát triển. Tập trung vào khuyến khích hình thức sở hữu Nhà nước bởi vì chỉ có sở hữu Nhà nước mới tạo ra được xương sống cho nền kinh tế phát triển, và tạo được sức mạnh tham gia thị trường trên thế giới. Với hình thức sở hữu tư nhân, tập thể và hỗn hợp được thể hiện sự tồn tại của nó trong nền kinh tế ở các thành phần kinh tế như: công ty TNHH, tư nhân, hợp tác xã, cá thể, liên doanh liên kết, công ty cổ phần...đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân.
2, Một số giải pháp phát triển đa dạng hoá sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng ở Việt nam.
ở Việt Nam tồn tại bốn hình thức sở hữu khác nhau, mỗi hình thức sở hữu, nhưng nó được thể hiện đan xen trong các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Sở hữu Nhà Nước thể hiện các công ty nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần. Sở hữu tư nhân được thể hiện trong các hình thức như công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần. . .
Trong nền kinh tế các hình thức khác nhau về sở hữu được hình thành và tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Trong năm 1998 tỷ trọng của các thành phần này đóng vai trò quan trọng.
Khu vực
Ngành
Doanh nghiệp Nhà Nước
(%)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(%)
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (%)
Công nghiệp chế biến
47.6
27.1
25.3
Khu vực dịch vụ
56.4
41.6
2
Qua biểu ta thấy vai trò của các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu. Đối với doanh nghiệp quốc doanh, đây là doanh nghiệp dựa trên sở hữu Nhà Nước, đóng vai trò chủ đạo, chiếm tới 47,6% giá trị trong công nghiệp chế biến và 56,4% trong lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựa trên sở hữu tư nhân, cá nhân chiếm tới 27,1% giá trị trong công nghiệp chế biến và 41,6% trong lĩnh vực dịch vụ.
Qua đây ta thấy được vai trò của các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu trong nền kinh tế quốc dân.
Một số biện pháp đa dạng hoá sở hữu băng hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Tính đến tháng 12/1999 cả nước có 287 DNNN được cổ phần hoá (CPH). Tốc độ cổ phần hóa gia tăng nhưng rất chậm so với kế hoạch. Trong số nguyên nhân khiến cho tiến độ CPH chậm là do nhận thức, quan điểm chủ trương chưa nhất quán, lo ngại việc CPH làm suy yếu nền kinh tế Nhà Nước, chệch đi định huớng xã hội chủ nghĩa, các chính sách về CPH chưa hấp dẫn, xác định giá trị doanh nghiệp để CPH gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp kéo nợ kéo dài….
Theo thông báo số 63/Tư BảN/TU về việc tiếp tục triển khai tích cực vững chắc CPH DNNN có nhấn mạnh “ CPH phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nhằm huy động vốn cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để đầu tư mở rộng nghành nghề, hiện đại hoá công nghệ; tạo them việc làm, phân công lại lao động. CPH làm cho tiềmlực kinh tế Nhà Nước ngày càng mạnh, góp phần thúc đẩy CNH,HDH đất nước ”. Nhằm thúc đẩy thực hiện đa dạng hoá về sở hữu băng việc cổ phần hoá DNNN, tôi xin nêu một số giải pháp sau:
*Cần tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm về chủ trương CPH một bộ phận DNNN từ trung ương đến địa phương. Phải có sự quan tâm lãh đạo của Đảng và Nhà Nước mới đẩy nhanh được CPH.
*Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về cổ phần hoá DNNN vì cổ phần háo DNNN là bán đi một phần tài sản Nhà Nước có giá trị lớn, hàng chục ngàn tỷ đồng, là chủ trương lớn của Nhà Nước. Như vậy ban chỉ đạo CPH tập trung chỉ đạo các tỉnh thành phố theo dõi sát, nắm chắc tình hình giúp các doanh nghiệp tiến hành CPH hoạt động thuận lợi. Rà soát lại để bổ xung, sửa đổi kịp thời các quy định về CPH, hoàn