Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học THPT.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+) Quan sát khách quan.
+) Điều tra thăm dò: Trò chuyện, đàm thoại với học sinh và giáo viên tại cơ sở thực nghiệm.
+) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy
học Hóa học THPT. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5571 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học trung học phổ thông - Chương 2: Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa học trung học phổ thông
(chương 2: Nitơ – Photpho sách giáo khoa
Hóa học 11)
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
môn Hóa học trung học phổ thông (chương 2:
Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11)
Lê Kim Huệ
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Kim Long
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học và các thành tố của quá trình
dạy học (chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập) ở Trung học phổ thông (THPT).
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới về chương trình và sách giáo
khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại hai trường THPT Thực nghiệm và THPT Việt Nam – Ba Lan
nhằm đánh giá hiệu quả của việc các biện pháp đã đề xuất.
Keywords: Phương pháp dạy học; Chất lượng giảng dạy; Hóa học; Phổ thông trung
học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về tất cả các mặt
như kinh tế, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển văn hóa xã hội: “duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên”, “Đời
sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị – xã hội ổn định …, giáo dục và đào tạo
có bước phát triển khá vững chắc…” (Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI). Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được đó, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông
nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây lo lắng trong toàn xã hội về cơ bản vẫn là một nền
giáo dục định hướng nội dung chậm cập nhật, chưa bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại.
Phương pháp dạy học theo lối truyền thụ truyền thống quá chú trọng tới việc cung cấp kiến
thức, ít phát huy được những khả năng độc lập, chủ động sáng tạo của học sinh. Việc kiểm tra
đánh giá cũng tồn tại nhiều bất cập là rào cản lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Việc đánh giá học sinh chỉ chú trọng tới việc kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức chứ chưa
2
chú trọng đến việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, tư duy sáng tạo của học sinh. Vì
những lý do trên đây mà việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
học là đặc biệt quan trọng.
Trong chương trình Hóa học THPT, nội dung chương Nitơ – photpho có nội dung rất
phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế đời sống. Các kiến thức trong chương Nitơ –
photpho không chỉ sẽ giúp học sinh tìm hiểu những nội dung kiến thức sẽ học tiếp sau này mà
quan trọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽ gặp trong thực tế đời
sống hằng ngày. Vì vậy, việc sử dụng những nội dung kiến thức trong chương Nitơ – photpho
để minh họa cho việc vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa
học ở THPT là khả thi.
Với các ý tưởng trình bày ở trên, cùng với những kinh nghiệm có được trong những
năm trực tiếp giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học trung học phổ thông (Chương 2:
Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Hóa học chương Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11
THPT.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các thành tố của quá trình dạy học góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa học THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở
THPT.
Vận dụng các biện pháp đã đề xuất ở trên vào quá trình dạy học chương Nitơ –
photpho.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụ
cho đề tài như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học và các thành tố của quá trình dạy học
(chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập) ở THPT.
3
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới về chương trình và sách giáo
khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học
tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường THPT Thực nghiệm và THPT Việt
Nam – Ba Lan nhằm đánh giá hiệu quả của việc các biện pháp đã đề xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT và vận dụng
chủ yếu vào chương Nitơ – photpho.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Khi có sự đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá và đổi mới nội dung sách giáo khoa Hóa học sẽ nâng cao được chất lượng dạy học Hóa
học THPT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học THPT.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+) Quan sát khách quan.
+) Điều tra thăm dò: Trò chuyện, đàm thoại với học sinh và giáo viên tại cơ sở thực nghiệm.
+) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy
học Hóa học THPT. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
8. Những cái mới của đề tài
Luận văn này sẽ đóng góp cho lý luận dạy học một số nội dung sau:
- Tích hợp nội dung Hóa học với các môn khoa học khác (Vật lý, Sinh học,…).
- Thực tiễn hóa các nội dung có liên quan đến chương Nitơ – Photpho trong giảng dạy.
- Phân chia kiến thức theo bậc và thử nghiệm giảng dạy phân hóa theo bậc kiến thức.
- Thiết kế các loại giáo án khác nhau (giáo án nghiên cứu và giáo án dự án) phục vụ cho hoạt
động dạy học môn Hóa học về các nội dung đã nêu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận
văn được trình bày trong 3 chương
4
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trung
học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
MÔN HÓA HỌC
1.1. Quá trình dạy học (QTDH)
QTDH nói chung, QTDH Hóa học nói riêng gồm hai hoạt động cơ bản, gắn bó chặt
chẽ và thống nhất với nhau: hoạt động dạy và hoạt động học.
Hoạt động dạy: Đó là toàn bộ hoạt động của thầy trong QTDH nhằm truyền thụ các
kiến thức viết trong SGK đến trò, “làm cho trò nắm vững kiến thức và kỹ năng, trên cơ sở đó
phát triển ở họ những năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, chủ
nghĩa khoa học vô thần và tình cảm, thái độ”.
Hoạt động học: Đó là toàn bộ hoạt động của trò nhằm tiếp thu các kiến thức được viết
trong SGK từ thầy, dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội
kiến thức, để từ đó hình thành quan điểm duy vật biện chứng, đạo đức và nhân cách của trò.
1.1.1. Các thành tố của QTDH
Các thành tố của QTDH bao gồm: Mục tiêu dạy học (MT); Nội dung dạy học (ND); Phương
pháp dạy học (PPDH); Phương tiện dạy học (PTDH); Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học
(KTĐG); có mối quan hệ tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau. Muốn nâng cao CLDH của
môn học thì cần thiết phải đổi mới ở từng thành tố của QTDH.
Các bước của QTDH phải được tiến hành một cách tuần tự: Xuất phát từ mục tiêu dạy
học để lựa chọn nội dung dạy học. Từ mục tiêu và nội dụng dạy học để lựa chọn phương pháp
và phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học. Cuối cùng phải chọn cách đánh giá phù hợp để xác
định mức độ đạt được của mục tiêu đề ra.
1.1.2. Xu thế phát triển của QTDH
Xu thế phát triển của QTDH trong thời đại mới này phải là:
- Học suốt đời: bởi vì động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đời của tất cả mọi
người trong xã hội.
- Học theo hướng của bốn trụ cột giáo dục: (1) Học để biết; (2) Học để làm; (3) Học để cùng
sống với nhau; (4) Học để làm người.
5
- Xây dựng xã hội học tập bao gồm hai thành phần chủ yếu là giáo dục nhà trường và giáo dục
ngoài nhà trường. Trong xã hội học tập này hai thành phần trên có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ
lẫn nhau.
1.2. Chất lƣợng dạy học
1.2.1. Chất lượng giáo dục
Chất lượng là những đặc tính khách quan của con người, sự vật, sự việc được
biểu hiện ra bên ngoài thông qua các thuộc tính. Chất lượng liên kết các thuộc tính của con
người, sự vật, sự việc lại làm một, gắn bó với con người, sự vật, sự việc lại thành một tổng
thể, bao quát toàn bộ con người, sự vật và không thể tách rời con người và sự vật đó. Chất
lượng của con người, sự vật gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại
ngoài tính quy định đó.
Trong giáo dục, chất lượng giáo dục không phải được biểu hiện qua việc người học
đọc được bao nhiêu quyển sách, làm được bao nhiêu bài tập,… mà điều quan trọng nhất là
thông qua quá trình giáo dục đó người học thay đổi được những gì về mặt nhận thức, về động
cơ học tập, thái độ và hành vi học tập. Như vậy, chất lượng giáo dục sẽ được biểu hiện tập
trung nhất ở nhân cách của người học – người được đào tạo, được giáo dục.
1.2.2. Chất lượng dạy học (CLDH)
CLDH là một bộ phận hợp thành quan trọng của chất lượng giáo dục. CLDH có thể
được hiểu là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất lượng học tập của người học xét cả
về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu của môn học cũng như góp phần vào quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của người học.
CLDH được đánh giá thông qua giờ học hoặc thông qua một QTDH và chủ yếu được
căn cứ vào kết quả giảng dạy học tập của giờ học hay quá trình học đó cả về mặt định lượng
(khối lượng tri thức mà người học tiếp thu được) và cả về mặt định tính (mức độ sâu sắc,
vững vàng của những tri thức mà người học lĩnh hội được).
Trong hai yếu tố là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất lượng học tập của
người học thì CLDH được biểu hiện tập trung nhất ở chất lượng học tập của người học. Người
học là người quyết định chính đến CLDH. Muốn nâng cao được CLDH thì đồng nghĩa với
việc phải nâng cao chất lượng học tập của người học.
Lý luận dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng: Người học trong quá trình đào tạo không chỉ
là đối tượng của hoạt động dạy mà còn là chủ thể của hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo. Trong các hình thức tổ chức học thì việc tự học có một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến CLDH. Tự học của người học là khâu quan trọng không thể tách rời quá trình đào tạo
ở nhà trường. Đó là hoạt động cần thiết để người học biến tri thức của nhân loại thành hiểu
6
biết và năng lực của riêng mình. Bồi dưỡng cho người học phương pháp luận khoa học,
phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học sẽ giúp học phát triển những phẩm chất và
năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo, chính là dạy phương pháp nhận thức để tìm ra tri thức.
Như vậy, năng lực tự học của người học vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện cho chất lượng đào
tạo, CLDH. Tổ chức được hoạt động tự học một cách khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao
chính là việc làm góp phần thiết thực vào việc nâng cao CLDH. Đây không chỉ là trách nhiệm
chỉ của người dạy mà quan trọng hơn là ý thức học tập của bản thân người học.
1.3. Một số định hƣớng đổi mới để nâng cao CLDH
1.3.1. Những định hướng đổi mới và phát triển trong xây dựng chương trình chuẩn môn
Hóa học THPT
1.3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
1.3.1.2. Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa
học Hóa học tương đối hiện đại
1.3.1.3. Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù bộ môn Hóa học
1.3.1.4. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng đổi mới PPDH Hóa học theo hướng dạy học
tích cực
1.3.1.5. Đảm bảo một cách cơ bản định hướng về đổi mới KTĐG kết quả học tập Hóa học của
người học
1.3.1.6. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục Hóa học trong nước và trên thế giới
1.3.1.7. Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình Hóa học phổ thông
1.3.2. Những quan điểm, định hướng cơ bản về đổi mới sách giáo khoa
SGK mới được biên soạn theo những định hướng sau:
- Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, các kỹ năng cơ
bản, hướng nghiệp.
- Góp phần vào việc đổi mới PPDH.
- Nội dung SGK phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, chính xác, tinh giản, thiết thực và cập
nhật phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội. Tăng cường khả
năng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn Việt Nam, đồng thời kế thừa và phát huy
những ưu điểm của SGK đã có của nước ta, tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực
và trên thế giới.
- Có sự hài hòa và thống nhất giữa cấu trúc, nội dung, phương pháp, hình thức trình bày với
tính đa dạng linh hoạt ở các nội dung cụ thể; giúp người học vừa thuận lợi trong việc sử dụng
sách vừa phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
7
- Mức độ nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển chung của phần đông người học, đảm
bảo tính khả thi trong điều kiện đa dạng của đất nước.
- Nội dung SGK phải phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của từng ban và góp phần phát hiện,
bồi dưỡng những HS có năng lực đặc biệt. Đảm bảo yêu cầu phân hóa đối với các đối tượng
HS.
- Đảm bảo sự phát triển liên tục của các mảng kiến thức chủ yếu của môn học từ trung học cơ
sở đến THPT.
- Tích hợp các kiến thức chứa đựng những vấn đề đang được quan tâm.
- Đảm bảo yêu cầu về văn phong đặc trưng của SGK.
- Coi trọng vai trò của PTDH.
1.3.3. Định hướng cơ bản về đổi mới PPDH
1.3.3.1. Xây dựng cơ sở lý thuyết có tính phương pháp luận để tìm hiểu bản chất của PPDH
và định hướng hoàn thiện PPDH
1.3.3.2. Hoàn thiện chất lượng các PPDH hiện có và sử dụng phối hợp nhiều PPDH
1.3.3.3. Sáng tạo ra các PPDH mới
1.3.4. Định hướng cơ bản về đổi mới KTĐG ở THPT
1.3.4.1. Mục tiêu KTĐG
- Đánh giá được mục tiêu giáo dục môn Hóa học ở cấp học THPT nói chung và ở mỗi nhà
trường, mỗi lớp, thậm chí ở mỗi chương nói riêng.
- Đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kỹ năng Hóa học ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi kỳ, mỗi
năm học và mỗi cấp học.
1.3.4.2. Nội dung KTĐG
- Nội dung KTĐG trong Hóa học cần đa dạng nhằm thực hiện mục tiêu môn học thể hiện
trong chuẩn kiến thức và kỹ năng.
- Trong quá trình KTĐG kết quả học tập của người học cần chú ý đánh giá theo tỷ lệ phù hợp
3 mức độ: biết, hiểu, vận dụng.
- KTĐG cần tập trung vào nội dung thực hành của người học.
- KTĐG cần chú ý đến khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm của người học.
1.3.4.3. Hình thức KTĐG
Người GV cần chú ý kết hợp giữa TNKQ và TNTL để làm tăng tính khách quan của
đánh giá.
1.4. Lý luận dạy học Hóa học
1.4.1. Nhiệm vụ của môn Hóa học và việc dạy học Hóa học
Môn Hóa học này có ba nhiệm vụ lớn sau:
8
- Đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn về mặt Hóa học phục vụ cho sự phát triển kinh tế
của đất nước trong lĩnh vực Hóa học.
- Góp phần đào tạo nguồn nhân lực nói chung phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước
và coi Hóa học là một bộ phận hỗ trợ.
- Phát triển nhân cách, hình thành các giá trị tư tưởng đạo đức và lối sống phù hợp với mục
tiêu giáo dục chung và phù hợp với trình độ lứa tuổi của HS.
1.4.2. Chương trình Hóa học trường THPT
Những nhóm khái niệm cơ bản là nền tảng tạo thành nội dung của chương trình Hóa
học THPT bao gồm:
- Khái niệm về cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn.
- Những khái niệm chung và trừu tượng phản ánh đặc tính của các nguyên tố như độ âm điện,
hóa trị, số oxi hóa,…
- Khái niệm về cấu tạo chất (liên kết hóa học, cấu tạo mạng tinh thể,…).
- Những khái niệm về chất. Các chất cụ thể, phân loại các chất, khái niệm tổng quát về chất.
- Những khái niệm về phản ứng hóa học, về từng phản ứng riêng rẽ, phân loại phản ứng, về
những định luật hóa học chi phối sự tác động tương hỗ và những biến hóa của các chất trong
các phản ứng hóa học, về lý thuyết phản ứng.
- Những khái niệm về ứng dụng thực tiễn quan trọng có tính chất kỹ thuật tổng hợp của hóa
học phục vụ cuộc sống, sản xuất và trong khoa học kỹ thuật.
- Những khái niệm về dãy đồng đẳng chất hữu cơ.
- Những khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhóm chức và những mối liên quan dẫn xuất của
các chất.
- Những khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng cho Hóa học.
1.4.2.1. Nội dung và cấu trúc chương trình Hóa học THPT
Chương trình chuẩn môn Hóa học THPT ở từng khối lớp gồm 70 tiết, phân bố trong
35 tuần (2 tiết/tuần). Chương trình Hóa học nâng cao gồm 87,5 tiết phân bố trong 35 tuần (2,5
tiết/tuần).
1.4.2.2. Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình chuẩn chương Nitơ - Photpho
Chương trình chuẩn Hóa học lớp 11 được chia ra thành 9 chương được tìm hiểu trong
70 tiết. Trong đó, chương Nitơ – Photpho chiếm 11 tiết. Đây là chương có số tiết nhiều nhất.
Từ đó để thấy được vai trò quan trọng của chương này đối với chương trình Hóa học lớp 11.
Nội dung kiến thức trong chương này sẽ tập trung nghiên cứu về nhóm phi kim nitơ ở
mức độ cơ bản và nâng cao. Trong chương này các nguyên tố và hợp chất trong nhóm sẽ được
nghiên cứu sâu sắc trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình và lý thuyết về sự điện ly.
9
Nội dung kiến thức trong chương này được nghiên cứu theo trình tự : Tính chất vật lý → Tính
chất hóa học → Ứng dụng và điều chế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận của đề tài bao gồm
những nội dung sau :
- QTDH bao gồm các thành tố : Mục tiêu, nội dung, phương pháp, PTDH và đánh giá kết quả
dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
- Khái niệm CLDH.
- Những quan điểm, định hướng về xây dựng và phát triển chương trình, đổi mới PPDH và
đổi mới KTĐG trong môn Hóa học ở THPT nhằm nâng cao CLDH.
- Lý luận về dạy học Hóa học.
Đây là những cơ sở lý luận cho việc đổi mới để nâng cao CLDH môn Hóa học ở
THPT.
Chƣơng 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. CLDH môn Hóa học ở trƣờng THPT
2.1.1. Mục đích điều tra
Thu thập số liệu và bước đầu đánh giá về thực trạng CLDH nói chung và CLDH môn
Hóa học nói riêng ở các trường THPT.
Đi sâu phân tích việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới các PPDH và các
phương pháp hình thức KTĐG HS của GV ở THPT nhằm nâng cao CLDH.
2.1.2. Kết quả điều tra
2.1.2.1. Nội dung điều tra
Đánh giá thực trạng của việc nâng cao CLDH môn Hóa học ở trường THPT
2.1.2.2. Đối tượng điều tra
- 39 GV của hai trường THPT Thực nghiệm và THPT Việt Nam – Ba Lan.
- 293 HS tại 6 lớp: 11A, 11B, 11C của trường THPT Thực nghiệm và 11A4, 11A10 và 11A13
của trường THPT Việt Nam – Ba Lan.
2.1.2.3. Phương pháp điều tra
- Dự giờ các giờ dạy (đặc biệt là các giờ dạy của môn Hóa), nghiên cứu đánh giá mức độ đáp
ứng yêu cầu của cơ sở vật chất ở phòng thí nghiệm Hóa học ở trường THPT Thực nghiệm và
trường THPT Việt Nam – Ba Lan.
- Phát và thu phiếu điều tra các GV ở trường được điều tra về thực trạng của việc nâng cao
CLDH ở trường THPT.
10
- Trao đổi trực tiếp với các GV của hai trường về các vấn đề trên.
- Phát và thu phiếu điều tra các HS ở hai trường trên về hứng thú của HS với môn Hóa học,
việc đổi mới PPDH và đổi mới các hình thức KTĐG của GV tại hai trường trên.
2.1.3. Đánh giá về đổi mới nội dung chương trình và SGK Hóa học ở THPT
2.1.3.1. Đánh giá từ GV
Tổng hợp từ 39 phiếu điều tra của 39 GV của hai trườn