- Khái quát về lý luận: Ngày nay trước tình hình phát triển, đổi mới ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, các thông tin ngày càng phát triển, sự trao đổi thông tin, công văn, văn bản, chỉ thị. giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành ngày càng nhiều, riêng ngành Giáo dục và Đào tạo thì số lượng các văn bản giữa các cơ quan trong ngành là rất nhiều nên công tác văn thư, lưu trữ đòi hỏi phải có một số kiến thức nhất định để xử lý tốt các thông tin, công việc một cách kịp thời và hiệu quả.
Là một đơn vị trường học, dù ở lĩnh vực nào thì cũng phải cần có một bộ phận tiếp nhận, xử lý thông tin (Văn bản, Chỉ thị; Thông tư; Thông báo; báo cáo ) của các cấp ban ngành đến đơn vị, thông báo đến nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường và có nhiệm vụ phản hồi (Báo cáo, thông báo các thông tin trên ) quá trình thực hiện, hoạt động của đơn vị đối với cấp trên, cơ quan đơn vị chủ quản.
- Về mặt thực tiễn: Công tác văn thư, lưu trữ là một bộ phận thực hiện chức năng giúp việc, phục vụ cho nhà trường, là nơi giao thoa, đầu mối thực hiện các hoạt động khác của nhà trường, các ban ngành đoàn thể khác trong nhà trường, lưu trữ là bộ nhớ, bộ lọc của thủ trưởng cơ quan. Các vấn đề thông tin được nhân viên văn thư lưu trữ thu thập sàng lọc, nghiên cứu, đề xuất chuyển đến thủ trưởng và ngược lại. Ngoài ra văn thư là cầu nối giữa nhà trường với nhà trường, giữa nhà trường với các cơ quan ban ngành khác, đặc biệt là đơn vị chủ quản cấp trên.
14 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 28197 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG: MN HOA HỒNG XÃ PẮC TA
TỔ CHUYÊN MÔN: GDMN2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN THƯ, LƯU TRỮ
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực/Môn: VĂN THƯ LƯU TRỮ
Tên tác giả: HÀ NGỌC ĐOÀI
NĂM HỌC 2014 - 2015
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Khái quát về lý luận: Ngày nay trước tình hình phát triển, đổi mới ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, các thông tin ngày càng phát triển, sự trao đổi thông tin, công văn, văn bản, chỉ thị.... giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành ngày càng nhiều, riêng ngành Giáo dục và Đào tạo thì số lượng các văn bản giữa các cơ quan trong ngành là rất nhiều nên công tác văn thư, lưu trữ đòi hỏi phải có một số kiến thức nhất định để xử lý tốt các thông tin, công việc một cách kịp thời và hiệu quả.
Là một đơn vị trường học, dù ở lĩnh vực nào thì cũng phải cần có một bộ phận tiếp nhận, xử lý thông tin (Văn bản, Chỉ thị; Thông tư; Thông báo; báo cáo) của các cấp ban ngành đến đơn vị, thông báo đến nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường và có nhiệm vụ phản hồi (Báo cáo, thông báo các thông tin trên) quá trình thực hiện, hoạt động của đơn vị đối với cấp trên, cơ quan đơn vị chủ quản.
- Về mặt thực tiễn: Công tác văn thư, lưu trữ là một bộ phận thực hiện chức năng giúp việc, phục vụ cho nhà trường, là nơi giao thoa, đầu mối thực hiện các hoạt động khác của nhà trường, các ban ngành đoàn thể khác trong nhà trường, lưu trữ là bộ nhớ, bộ lọc của thủ trưởng cơ quan. Các vấn đề thông tin được nhân viên văn thư lưu trữ thu thập sàng lọc, nghiên cứu, đề xuất chuyển đến thủ trưởng và ngược lại. Ngoài ra văn thư là cầu nối giữa nhà trường với nhà trường, giữa nhà trường với các cơ quan ban ngành khác, đặc biệt là đơn vị chủ quản cấp trên.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi: Ở một đơn vị hành chính sự nghiệp, dù ở lĩnh vực nào thì cũng phải cần có một bộ phận văn thư lưu trữ. Thực tế công tác văn thư - lưu trữ ở nhiều đơn vị chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ coi đây là công việc đơn thuần. Người ta chưa thấy được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác văn thư-lưu trữ trong văn phòng các cơ quan đơn vị. Cán bộ công chức văn phòng chưa được đào tạo đến nơi đến chốn do đó kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới công tác văn thư, lưu trữ. Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi Trường mầm non Hoa Hồng xã Pắc Ta thông qua đề tài góp phần giúp nhân viên văn phòng nói chung, nhân viên văn thư trong tất cả các trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
- Đối tượng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại trường mầm non
3. Mục đích
Với bản thân là người làm công tác văn thư lưu trữ tại trường mầm non, nhà trường vừa mới được thành lập, nơi mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn, và khó khăn xuất phát từ những lý do trên, tôi rất trăn trở làm thế nào để quản lý và bảo quản tốt các loại công văn đi, công văn đến. Lưu trữ thông tin đầy đủ khoa học là bộ nhớ, bộ lọc của nhà trường trong khi điều kiện nhà trường rất khó khăn về cơ sở vật chất. Từ những đúc kết kinh nghiệm, những khó khăn mà tôi đã khắc phục trong quá trình công tác tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại trường mầm non” nhằm nâng cao công tác quản lý văn thư, lưu trữ cho nhà trường .
Từ những nội dung trên bản thân tôi đã đúc kết nhiều kinh nghiệm, đầu tư suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý văn thư, lưu trữ của trường phải vượt qua những thuận lợi và khó khăn như sau:
4. Điểm mới của SKKN: Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của nhân viên văn phòng về công tác văn thư, lưu trữ. Người làm công tác văn thư lưu trữ tìm kiếm được văn bản đã lưu trữ một cách thật nhanh chóng; lưu trữ hồ sơ, các văn kiện nhà trường theo trình từ logic và khoa học, giúp cho quá trình bảo quản tài liệu được an toàn và lâu dài.
Đề tài này rất cần cho những đơn vị nhà trường vung sâu vùng xa nơi mà điều kiện cơ sở vật chất chưa có phòng lưu trữ riêng.
Khai thác tốt năng lực của nhân viên văn phòng trong quản lý, khai thác sử dụng văn bản, tài liệu lưu trữ, nhân viên lưu trữ của nhà trường có thể kiêm nhiệm thêm các công viêc khác đối với những đơn vị còn thiếu nhân viên.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
1.1. Các định nghĩa, khái niện có liên quan đến tên của vấn đề SKKN
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan đơn vị. Công tác văn thư bao gồm những nội dung: Soạn thảo và ban hành văn bản, quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan đơn vị, quản lý và sử dụng con dấu. Trong quá trình thực hiện các nội dung công việc công tác văn thư ở các cơ quan phải đảm bảo các yêu cầu: Nhanh chóng, chính xác, bí mật, hiện đại. Công tác lưu trữ là quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.
Công tác lưu trữ bao gồm những nội dung: Phân loại tài liệu lưu trữ, đánh giá tài liệu lưu trữ, chỉnh lý tài liệu lưu trữ, thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ, bảo quản tài liệu lưu trữ, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở các cơ quan phải đảm bảo tính khoa học, tính cơ mật. Đối với người làm công tác văn thư lưu trữ nếu biết xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, dành thời gian nghiên cứu, ứng dụng tốt công nghệ thông tin sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ văn thư lưu trữ, đặc biệt là khâu soạn thảo văn bản, cách sắp xếp lưu trữ dựa trên những ứng dụng khoa học công nghệ thông tin.
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại trường mầm non” là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện công tác văn thư, lưu trữ trong nhà trường mầm non nhằm khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, con người tại đơn vị nhà trường.
1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện vấn đề sáng kiến.
Trong những năm gần đây công tác văn thư lưu trữ trong các trường học đã được các cấp lãnh đạo cấp trên quan tâm chỉ đạo sâu sát và triển khai thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn:
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính Phủ công tác văn thư.
- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/2/2010 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính Phủ công tác văn thư.
- Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.
- Quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định tại Nghị đính số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính Phủ.
- Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia.
- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ.
- Tổ chức xác định giá trị tài liệu, tiêu huỷ tài liệu hết giá trị theo đúng quy trình hướng dẫn của cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước tại công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 về việc hướng dẫn Chỉnh lý tài liệu hành chính và công văn 879/VTLTNN-NVĐP ngày 09/12/2006 về việc hướng dẫn tổ chức tiêu huỷ tài liệu hết giá trị.
- Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 về việc ban hành quy định về công tác văn thư lưu trữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Chương 2
2.1. Viết vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Từ trước đến nay công tác văn thư lưu trữ ở các trường học trong địa bàn huyện đều được kiêm nhiệm, đa số nhân viên văn thư ở các trường của huyện đều là những người không đúng chuyên môn, công tác quản lý văn thư, lưu trữ không được quan tâm đúng mức nên việc lưu trữ còn rất nhiều bề bộn và thiếu sót, tình trạng chồng chéo, không khoa học hoặc là bị thất lạc hỏng mất thường xuyên sảy ra.
Từ năm 2010 trở lại đây do yêu cầu đổi mới của Nhà nước về nhiều mặt trong hoạt động hành chính cũng như trong Giáo dục và Đào tạo, chương trình Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi và giáo dục phổ cập đúng độ tuổi, chương trình đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của ngành Giáo Dục và Đào tạo Nên từ đó các loại văn bản chỉ đạo; Hướng dẫn; Thông tư; Văn bản chuyên môn ngày càng nhiều, việc báo cáo giữa nhà trường với Phòng Giáo dục và các cơ quan chủ quản cấp trên cũng thực hiện thường xuyên, vì thế nhà trường không thể thiếu đi một cán bộ văn thư để quản lý và bảo quản, lưu trữ các công văn đi, đến, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu của nhà trường liên quan đến việc giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Trong những năm gần đây, nhận thức được việc phải cần có một cán bộ văn thư phụ trách bảo quản, quản lý sắp xếp các loại văn bản, công văn, các quyết định, hồ sơ sổ sáchMột cách ngăn nắp và có khoa học. Nên hầu hết các trường đều có bố trí cán bộ làm công tác này nhưng nhìn chung cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý văn thư, lưu trữ nên một số nơi vẫn còn bề bộn làm việc không có khoa học và chưa được ngăn nắp gọn gàng hoặc là chưa được quan tâm đúng mức.
2.2. Viết thực trạng vấn đề được nghiên cứu trong sáng kiến.
a.Thuận lợi, khó khăn.
Được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện
Tân Uyên, sự ưu tiên của BGH nhà trường trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ, tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất nhằm quản lý hồ sơ, tài liệu, công văn hiệu quả và đảm bảo. Số lượng giáo viên trong nhà trường ít, nên lượng tài liệu cần quản lý, lưu trữ không nhiều so với các đơn vị trường khác. Nhà trường mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2013 nên khối lượng lưu trữ chưa nhiều đảm bảo cho việc sắp xếp từ đầu, không có sự xáo trộn tài liệu trong lưu trữ.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt có trình độ về công nghệ thông tin, vì vậy để ứng dụng trong công tác văn thư lưu trữ sẽ rất thuận lợi.
Mặc dù có nhiều thuận lợi song việc quản lý, bảo quản lưu trữ hồ sơ sổ sách công tác văn phòng gặp không ít khó khăn:
Trường mầm non Hoa Hồng xã Pắc Ta là trường vừa mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, không có văn phòng dành riêng cho công tác quản lý văn thư, lưu trữ, các cơ sở vật chất để lưu trữ còn sơ sài, thiếu và hầu như không có, văn phòng chỉ có một phòng 30m2 là nơi làm việc tập trung của Ban giám hiệu nhà trường, kế toán, văn thư, đồng thời cũng là phòng hội đồng của nhà trường vì vậy không gian hẹp nhưng lại có rất nhiều tài liệu, các loại tài liệu khác nhau gây khó khăn rất nhiều trong công tác quản lý tài liệu lưu trữ.
Cán bộ làm công tác văn thư chưa qua trường lớp chuyên môn nghiệp vụ. Nên việc bảo quản hồ sơ sổ sách chưa theo hệ thống.
Việc giao nhận các loại văn bản, công văn còn nhiều thiếu sót và chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Sắp xếp việc lưu trữ các loại tài liệu, văn bản của nhà trường chủ yếu bằng thủ công chưa có khoa học. Chưa có thiết bị đồ chuyên dụng phục vụ công tác lưu trữ. (Cả nhà trường chỉ có 01 tủ đồ mượn của tiểu học để lưu trữ tất cả các hồ sơ, tài liệu của nhà trường).
Nhân viên trong nhà trường còn thiếu, (chưa có nhân viên y tế học đường, nhân viên bảo vệ), nên nhân viên văn thư còn phụ trách kiêm nhiệm các công việc khác nên việc chú tâm vào công tác văn thư lưu trữ chưa được chuyên cần.
Địa bàn trường khá rộng dân cư sống phân tán, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận người dân làm thuê làm mướn nên mỗi khi đi làm ăn xa thường đến rút học bạ (năm học 2013 – 2014 có 10 trường hợp học sinh chuyển trường, chuyển lớp đi và đến), chuyển trường không phù hợp với thời điểm của năm học, các thành phần trong hồ sơ thường xuyên bị thiếu hoặc là bị mượn lại để phục vụ các công tác khác, nên công tác quản lý lưu trữ gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ chuyên môn về công tác văn thư lưu trữ còn yếu, kinh nghiệm còn ít do kinh nghiệm trong công tác lâu năm chưa cao.
2.3. Nguyên nhân
Công tác quản lý văn thư, lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế là do nhà trường vừa mới thành lập nên về mặt con người chưa đáp ứng được với nhu cầu của công việc, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn đang trong quá trình xây dựng nên xảy ra tình trạng như trên là điều khó tránh khỏi. Việc nhân viên văn thư lưu trữ còn yếu về trình độ chuyên môn trong công tác quản lý tài liệu và lưu trữ cũng do thời gian công tác và điều kiện làm việc chưa được đầy đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chương 3
3.1. Các biện pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả trong công tác văn thư lưu trữ:
a. Biện pháp quản lý văn bản đi, văn bản đến đúng nơi quy định, giám sát thời gian, tiến trình thực hiện, báo cáo phản hồi các văn bản chỉ thị, hướng dẫn một cách hiệu quả không chậm muộn hoặc thiếu sót.
- Biện pháp này nhằm khắc phục việc chuyển văn đi, văn bản đến đúng địa chỉ, đúng thời gian, việc thực hiện các báo cáo, chỉ đạo, các hướng dẫn đúng nội dung, thời gian thực hiện đúng theo yêu cầu của văn bản chỉ đạo.
- Hiện nay thời đại công nghệ thông tin phát triển nên công tác văn thư cũng phần nào ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuyển văn bản đến các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành, việc chuyển công văn đi đến bằng email giúp cho nhân viên văn thư đỡ vất vả đi nhiều, tuy nhiên việc chuyển như vậy cũng có nhiều hạn chế. Ví dụ: Chuyển một báo cáo đến nhiều cơ quan đơn vị, nhưng có đơn vị chưa nhận được hoặc do thiếu sót trong quá trình chuyển hoặc trong quá trình chuyển đơn vị nhận chưa nắm bắt được thời gian chuyển nên báo cáo chuyển đến mà không được nhận đúng thời gian yêu cầu.
Vì vậy đối với người làm công tác văn thư thì những địa chỉ, cơ quan đơn vị, cá nhân thường xuyên nhận văn bản cần có một danh sách số điện thoại người nhận hoặc đơn vị nhận để kiểm tra quá trình chuyển những văn bản quan trọng và thời gian gấp rút. Hoặc trong nội dung gửi thư yêu cầu có phản hồi đã nhận thư lại địa chỉ gửi, nhằm giúp người quản lý việc chuyển văn bản tài liệu nắm được số lượng đơn vị đã nhận và chưa nhận.
- Đối với văn bản đến việc vào sổ công văn và chuyển đến người nhận để giải quyết là chuyện tất nhiên, nhưng trong những giai đoạn mà số lượng văn bản đến lớn, nhiều nội dung cần phải xử lý, thực hiện và có báo cáo phản hồi. Để tránh cho việc xử lý chậm, hoặc không được thực hiện triển khai, báo cáo phản hồi lại nội dung mà trong văn bản đến yêu cầu. Người làm công tác văn thư phải phân luồng văn bản đến về nội dung, yêu cầu và người thực hiện, thời gian thực hiện, những văn bản nào cần có báo cáo, phản hồi nhiều lần
Ví dụ: những công văn của nhà trường được phân loại chuyển đến Ban giám hiệu nhà trường, những công văn của Công đoàn thì chuyển đến Chủ tịch Công đoàn, tương tự như vậy đối với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
Tuy nhiên việc thực hiện chế độ báo cáo phản hồi, triển khai thì người cán bộ văn thư phải có một quyển sổ riêng ngoài sổ đăng ký công văn đến.
Ví dụ: Công văn về công tác y tế trường học một năm báo cáo đinh kì 2 lần. Nhân viên văn thư cần phải có sổ theo dõi nhằm giám sát nhắc nhở nhà trường về việc thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định.
Sổ theo dõi việc triên khai công văn, việc thực hiện chế độ báo cáo cần ghi theo tháng, vì có những công văn đến triển khai thực hiện có thể đến một hoặc 2 tháng mới báo cáo phản hồi lại cơ quan cấp trên. Nên người quản lý văn thư chỉ cần xem xét sổ để thông báo nhắc nhở tới người phụ trách việc báo cáo phản hồi theo công văn yêu cầu, không để sảy ra tình trạng quyên không báo cáo, không thực hiện triển khai ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Vi dụ: Tháng 20/3/2014 phải báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo việc thực hiện tuyên truyền ngày Thế giới nước năm 2014. Nhắc ban giám hiệu thực hiện chế độ báo cáo cấp trên.
b. Biện pháp lưu trữ văn bản, công văn đi đến, tài liệu trong điều kiện chưa có phòng lưu trữ, dụng cụ, thiết bị lưu trữ đầy đủ.
Biện pháp này giúp cho việc lưu trữ được đảm bảo nhưng lại không quá tốn diện tích, đồ dùng thiết bị lưu trữ. Nhưng việc tìm tài liệu và nội dung của tài liệu lại được tiến hành nhanh, không sợ thất thoát hay thiếu sót. Giúp giải quyết vấn đề về cơ sở vật chất tại đơn vị, trông điều kiện thiếu thốn và tạm thời, người làm công tác văn thư không mất quá nhiều thời gian vào việc lo lắng về lưu trữ, bảo quản tài liệu trong điều kiện khó khăn.
- Việc lưu trữ văn bản tài liệu, công văn đi đến rất quan trọng đối với các hoạt động của nhà trường, yêu cầu phải đảm bảo an toàn, không thất thoát, đầy đủ các loại, các đầu theo quy định. Khi cần đến sử dụng thì phải nhanh chóng tìm và đưa ra để phục vụ cho công tác thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động của nhà trường. Vì vậy người làm công tác quản lý hồ sơ sổ sách, văn bản phải sắp xếp sao cho khoa học đề đảm bào những yêu cầu về lưu trữ cũng như việc tra cứu, sử dụng đến tài liệu.
- Để lưu trữ ngăn nắp, khoa học khoa học một khối lượng lớn công văn đi đế, các văn bản, tài liệu phụ vụ các hoạt động dạy và học của nhà trường bằng phương pháp thủ công, bằng cách sắp xếp đơn thuần thì cần một lượng thời gian rất lớn, khối lượng công việc nhiều. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất không cho phép nên việc này để thực hiện là khó khả thi. Vì vậy cần một giải pháp khác là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm bớt gánh nặng về mặt bằng diện tích và khối lượng công việc nhưng lại mang lại hiệu quả và chất lượng rất cao. Điều kiện cho phép là việc thực hiện chuyển văn bản, công văn đi và đến được thực hiện bằng hòm thư điện tử từ tháng 12 năm 2013 nên việc ứng dụng là dễ ràng và tiện lợi.
Đối với văn bản đến nhân viên văn thư chỉ vào hòm thư đến tải về xem xét qua nội dung nhằm phân loại để gửi đến người phụ trách những loại công văn đó. Từ (File) mình tải về chỉnh sửa lại tên theo trích yếu nội dung và số ghi trên công văn sau đó lưu vào Folder từng loại văn bản mình tạo ra theo từng tháng, năm và loại văn bản.
Ví dụ: D/công văn đến/ năm 2014/tháng1/quyết định
Như vậy khi ta tìm đến quyết định, hướng dẫn, công tác tuyên truyền là đã có ngay không cần phải in, lưu sau đó khi cần phải đi tìm, lục trong đống công văn.
Việc thực hiện lưu trữ trên máy cũng có hệ quả của nó, ví dụ máy tính hỏng khôi phục lại bị mấy dữ liệu hoặc là trong quá trình sử dụng bị mất do virut tấn công hoặc bất cẩn xóa file.để tránh gặp phải tình huống như vậy mỗi tháng ta phải sao lưu dữ liệu lên dữ liệu điện toán đám mây, hoặc google drive. Sau đó nhiều người có thể vào địa chỉ trên lấy văn bản, dữ liệu tài liệu bất cứ khi nào và loại nào.
Đây là phương pháp lưu trữ đảm bảo an toàn đầy đủ, nhưng lại khắc phục được khó khăn của nhà trường, tiết kiệm được văn phòng phẩm trong quá trình in ấn và lưu trữ.
3.2. Hiệu quả của sáng kiến
Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ được phân công làm cán bộ văn thư của trường mầm non Hoa Hồng xã Pắc Ta tôi thấy hiệu quả của những biện pháp trên sau khi thực hiện như sau:
Hồ sơ, sổ sách đầy đủ lưu trữ có hệ thống, khoa học tạo điều kiện thuận lợi trong công việc tìm kiếm các văn bản hàng ngày của tôi, không mất nhiều công sức trong việc tìm kiếm tài liệu, thời gian in ấn, lưu trữ, quản lý văn bản.
Trong công việc hàng ngày bản thân hình thành được thói quen ngăn nắp, trong điều kiện về không gian không cho phép, tỉ mỉ trong công việc, xử lí công việc trôi chảy không còn bỡ ngỡ, thiếu sót.
Góp phần giúp ban giám hiệu hoàn thành nhiệm vụ trong nhiều năm học đúng thời gian quy định nhất là việc nhà trường đi vào hoạt động chưa lâu, công việc của nhà trường sau khi thành lập tương đối nhiều. Đội ngũ cán bộ quản lý thiếu, nhân viên thiếu
Bản thân cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tạo được một môi trường làm việc thoải mái, để công việc đạt hiệu quả cao cho đơn vị khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực, vật lực.
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn.
3.3.1. Bài học kinh nghiệm
Là người làm công tác văn thư, lưu trữ cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi trau dồi kinh nghiệm, vận dụng một cách linh hoạt hoàn cảnh thực tế ở mỗi nơi. Biến cái khó thành cái dễ, th