Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nước ta đang trên đà đổi mới, những năm qua Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm bắt kịp xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đóng góp vào nền kinh tế đất nước. Tổng công ty sách Việt Nam với vai trò là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù - kinh doanh sách, đã đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Với chức năng chủ yếu là phát hành sách, Tổng công ty sách Việt Nam luôn hoàn thành nhiệm vụ về kinh tế cũng như nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Góp phần truyền bá tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phổ biến các kiến thức, tinh hoa văn hoá nhân loại đến với mọi người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hiện nay thì để giúp cho Tổng công ty hoạt động một cách hiệu quả là không đơn giản. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị, vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu của Tổng công ty mà còn là mong muốn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty sách Việt Nam, với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty từ đó tích luỹ những kinh nghiệm, mở rộng thêm tầm hiểu biết. Với ý nghĩa có thể kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ bé của mình cho hoạt động kinh doanh phát hành sách của Tổng công ty. Nhận thức được vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế và đời sống xã hội, căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty em đã chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của thầy TS.Nguyễn Mạnh Quân cùng các cô, các chú trong Ban lãnh đạo Tổng công ty, Phòng kinh doanh sách, Trung tâm bán hàng để em được hoàn thành chuyên đề này, chuyên đề của em gồm 3 phần: Chương một: Tổng quan về Tổng công ty sách Việt Nam Chương hai: Thực trạng công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam Chương ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam

doc70 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nước ta đang trên đà đổi mới, những năm qua Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm bắt kịp xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đóng góp vào nền kinh tế đất nước. Tổng công ty sách Việt Nam với vai trò là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù - kinh doanh sách, đã đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Với chức năng chủ yếu là phát hành sách, Tổng công ty sách Việt Nam luôn hoàn thành nhiệm vụ về kinh tế cũng như nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Góp phần truyền bá tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phổ biến các kiến thức, tinh hoa văn hoá nhân loại đến với mọi người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hiện nay thì để giúp cho Tổng công ty hoạt động một cách hiệu quả là không đơn giản. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị, vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu của Tổng công ty mà còn là mong muốn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty sách Việt Nam, với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty từ đó tích luỹ những kinh nghiệm, mở rộng thêm tầm hiểu biết. Với ý nghĩa có thể kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ bé của mình cho hoạt động kinh doanh phát hành sách của Tổng công ty. Nhận thức được vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế và đời sống xã hội, căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty em đã chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của thầy TS.Nguyễn Mạnh Quân cùng các cô, các chú trong Ban lãnh đạo Tổng công ty, Phòng kinh doanh sách, Trung tâm bán hàng để em được hoàn thành chuyên đề này, chuyên đề của em gồm 3 phần: Chương một: Tổng quan về Tổng công ty sách Việt Nam Chương hai: Thực trạng công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam Chương ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam Trong khoảng thời gian ngắn, với trình độ chuyên môn có phần hạn chế, vì vậy rất kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo Tổng công ty và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2005 Sinh viên thực hiện Trần Duy Bình Chương một TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty sách Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/10/1952 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, quyết tâm giành thắng lợi của một dân tộc kiên cường chống chủ nghĩa thực dân đưa đất nước ta đến độc lập, hoà bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 122/sl thành lập nhà in Quốc gia ( là tiền thân của Tổng công ty sách Việt Nam) với hai chức năng chủ yếu là in và phát hành sách. Lịch sử ngành phát hành sách là sự tiếp nối công tác phát hành sách báo cách mạng của nhiều năm trước qua các thời kì với tên gọi là nhà phát hành báo chí. Thời kỳ phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp giải phóng miền Bắc nước ta ( 1955-1975) . Thời kỳ phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và công cuộc đổi mới ( 1976-1986). Thời kỳ phục vụ sụ nghiệp đổi mới nền kinh tề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta theo định hướng XHCN và thực hiện nhiệm vụ Công nghiệp hóa _ Hiện đại hoá nền kinh tế ( 1986 - đến nay) công tác phát hành sách trong mọi thời kỳ là công tác cách mạng với phương châm hoạt động “ 4 đúng”: Đúng nhiệm vụ, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, đúng thời gian, luôn luôn thích ứng trong mọi thời kỳ với phương thức hoạt động của công tác phát hành sách là phục vụ nhiệm vụ xã hội “sách đi tìm người”, “đọc sách và làm theo sách”. Xây dựng các thư viện, các tủ sách ở các cơ quan, trường học, gia đình, đó là phương hướng vươn tới của những người làm công tác phát hành sách, bởi sách là một sản phẩm đặc biệt, nó đem lại tri thức cho con người. Sách không những là công cụ để hiểu biết mà còn là công cụ để đấu tranh của con người trong xã hội phát triển. Công tác phát hành sách là cầu nối giữa sách và người, người làm công tác phát hành sách phải có nhiệm vụ cung cấp cho người đọc những sản phẩm tinh thần lành mạnh thông qua các công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, câu lạc bộ… thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác phát hành sách với hai hiệu quả: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hơn 50 năm qua, cùng với tiến trình phát triển không ngừng của cách mạng, ngành phát hành sách đã 4 lần đổi tên, 5 lần nhập, tách để phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của mỗi giai đoạn cách mạng. Khi mới thành lập, tổ chức phát hành sách là một bộ phận nằm trong nhà in Quốc gia, có các chi nhánh ở các liên khu, các hiệu sách và các chi điếm hiệu sách cơ sở. Từ 1956 - 1960, cơ quan phát hành sách tách khỏi nhà in Quốc gia để thành lập Sở phát hành sách Trung ương và các chi sở phát hành sách ở các tỉnh, thành phố. Tháng 3/1960, Sở phát hành sách Trung ương đổi tên thành Quốc doanh phát hành sách Trung ương. Các tỉnh, thành phố thành quốc doanh tỉnh, thành phố ( tháng 9/1967, công tác phát hành sách giáo khoa được chuyển giao sang Bộ giáo dục). Tháng 10/1978, hợp nhất Quốc doanh phát hành sách Trung ương với Công ty xuất nhập khẩu sách báo thành Tổng công ty phát hành sách, vừa làm nhiệm vụ phát hành sách xuất bản trong nước và sách nhập khẩu, vừa có nhiệm vụ xuất các loại sách báo Việt Nam ra nước ngoài. Tháng 5/1982, công tác xuất nhập khẩu sách báo được tách riêng, Tổng công ty phát hành sách vẫn giữ nguyên tổ chức và nhiệm vụ. Đến tháng 12/1997, ngành phát hành sách Việt Nam một lần nữa thay đổi tổ chức, do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác phát hành sách được nâng lên tầng cao mới, thích ứng với nhiệm vụ mới đó là phục vụ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Tổng công ty phát hành sách Việt Nam được thành lập trên nền của Tổng công ty phát hành sách cũ, với mô hình Tổng công ty theo Quyết Định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ văn hoá thông tin, ban đầu với 8 đơn vị thành viên, sau tăng lên 13 đơn vị thành viên gồm 10 đơn vị chuyên ngành phát hành sách và 3 đơn vị xuất nhập khẩu. Ngày 24/12/2003, Theo Quyết định số 65/2003/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc đổi mới và củng cố Tổng công ty trên cơ sở các doanh nghiệp nhà nước hiện có là Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Âm nhạc, Công ty In Khoa học kỹ thuật với tên gọi là Tổng công ty sách Việt Nam; với chức năng và nhiệm vụ về cơ bản là không thay đổi, phạm vi hoạt động được mở rộng do việc tăng thêm về số lượng thành viên. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BOOK CORPORATION Tên viết tắt: SAVINA Trụ sở chính tại: 44 Tràng Tiền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Văn phòng đại diện tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng Các đơn vị thành viên của Tổng công ty: Doanh nghiệp hạch toán độc lập ( 15 doanh nghiệp_sơ đồ dưới ) Đơn vị hạch toán nội bộ: Trung tâm hỗ trợ phát triển Xuất bản –In –Phát hành sách; Trung tâm Sách 44 Tràng Tiền, Hà Nội; Trung tâm Sách 22B Hai Bà Trưng, Hà Nội Bảng số 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng công ty sách Việt Nam   1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Tổng công ty sách Việt Nam là tổng công ty duy nhất của Bộ văn hóa thông tin được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (QĐ/90) , là đơn vị Nhà nước có quy mô lớn. Bao gồm các đơn vị thành viên gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo và nghiên cứu…do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để phục vụ nhiệm vụ, yêu cầu do Nhà nước giao và nhu cầu thị trường: Xuất bản các loại sách, tạp chí và văn hoá phẩm trên các loại chất liệu, công nghệ theo quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan; Sản xuất bản gốc, in nhân bản và kinh doanh các sản phẩm băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và thực hiện các dịch vụ về công nghệ, kỹ thuật ở các lĩnh vực trên; In các loại sách, báo, tạp chí, bao bì, tem nhãn, văn hoá phẩm và các loại giấy tờ quản lý, biểu mẫu và các sản phẩm in khác theo quy định của pháp luật; Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ ngành Xuất bản, In, Phát hành sách và các loại vật tư thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất ,kinh doanh, tiêu dùng khác trong xã hội theo quy định của pháp luật; Trực tiếp xuất, nhập khẩu sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm theo quy định của pháp luật; Kinh doanh phát hành sách, báo, văn hoá phẩm và các biểu mẫu, giấy tờ quản lý kinh tế-xã hội và các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật; Tổ chức và tham gia các triển lãm, hội chợ về sách, văn hoá phẩm, thiết bị in trong nước và ngoài nước; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm; Nghiên cứu và thể nghiệm các sản phẩm công nghệ mới về xuất bản, in, phát hành sách; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ, viên chức, người lao động trong Tổng công ty; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn vốn và nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty; Tổ chức các dịch vị văn hoá - nghệ thuật, kinh doanh khách sạn và các loại hình dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động công ích như: cơ chế đặt hàng, trợ giá, trợ cước theo quy định của Nhà nước; Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng cơ chế, chính sách quản lý sản xuất kinh doanh xuất bản, in và phát hành. 1.1.3 Những thành tựu đã đạt được 1.1.3.1 Lĩnh vực xuất bản Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã có nền xuất bản độc lập tự chủ, dần ổn định và từng bước phát triển, ngành luôn giữ được nhịp độ phát triển qua từng năm trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực gặp rất nhiều khó khăn, suy thoái. Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà xuất bản nói riêng và của Tổng công ty nói chung. 1.1.3.2 Lĩnh vực in Những năm vừa qua ngành in Việt Nam đã có bước phát triển toàn diện, nhanh chóng, năng lực đáp ứng nhu cầu xuất bản sách với chất lượng và số lượng cao. Hiện nay ngành in đã sử dụng khoảng 65% -75% công suất, trong đó sử dụng in sách báo chiếm 30% - 35% toàn ngành . Vì vậy trong vài năm tới ngành in có thể hoàn toàn có đủ khả năng để đảm bảo mục tiêu đã đề ra. 1.1.3.3 Lĩnh vực phát hành Trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động phát hành sách cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị hoạt động yếu kém, địa bàn thu hẹp, quy mô bị co lại dần và có nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, không đủ sức để đảm đương nhiệm vụ buộc phải sát nhập, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự chênh lệch quá cao trong đời sống kinh tế, nhu cầu hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, các địa phương, trình độ dân trí ở các vùng sâu, vùng xa còn thấp, sức mua rất hạn hẹp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát hành sách. Nhưng trong những năm gần đây do nước ta có nhịp độ phát triển kinh tế khá cao, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, từ đó nhu cầu về các sản phẩm văn hoá ngày càng được coi trọng. Chính vì vậy mà hoạt động phát hành sách đã từng bước thích nghi được với nền kinh tế thị trường, nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thuộc tất cả các lĩnh vực đã tới bạn đọc trong và ngoài nước. 1.2 Đặc điểm thị trường và sản phẩm của Tổng công ty sách Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm Là công ty duy nhất của Bộ văn hóa thông tin có trách nhiệm phát hành sách ra cả nước. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại sách. Tổng công ty có nhiệm vụ phát hành và kinh doanh các loại sách, văn hoá phẩm để phục vụ nhu cầu văn hoá tri thức, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Trong các sản phẩm đó thì sản phẩm về sách các loại chiếm khoảng 80% lượng bán ra. Đối tượng tiêu dùng các loại sách này chủ yếu là các cơ quan, trường học, thư viện, các tổ chức xã hội… Sản phẩm mà Tổng công ty kinh doanh có một phần nhỏ do các đơn vị thành viên phát hành ra, phần lớn còn lại là được thu mua từ các nhà xuất bản trong và ngoài nước. 1.2.2 Đặc điểm thị trường Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ đổi mới, thực hiện nhiệm vụ Công nghiệp hóa đất nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mạng lưới trường học cho đến nay mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu nhất là các vùng sâu, vùng xa. Phương hướng của Bộ giáo dục và Chính phủ là sẽ tập trung xây dựng các khu trường học và tiến tới xoá lớp học tranh, tre, lá, nứa trang bị sách cho các thư viện của các trường học này, đưa sách về tới tận bản làng nhằm đưa ánh sáng văn minh về tận vùng sâu, vùng xa. Với tốc độ phát triển của các trường học là rất nhanh, tuy nhiên chất lượng giáo dục ở vùng xa vẫn còn thấp. Do đó trong những năm tới các bộ ngành cần phải quan tâm hơn nữa để xây dựng nâng cấp mạng lưới trường học trong cả nước. Thị trường sách là thị trường thứ phát, sự phát triển của thị trường này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành giáo dục, của nền kinh tế và của trình độ dân trí. Chỉ khi nào mạng lưới giáo dục phổ cập và trình độ dân trí được nâng cao thì thị trường sách mới phát triển cao được. Đối tượng tiêu dùng của sản phẩm gồm: Các trường học: Trường học là nơi đón nhận tri thức của nhân loại và là nơi diễn ra các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Mà hoạt động này muốn thực hiện được thì phải qua một phương tiện trung gian đó là sách. Vì vậy các trường học phải mua sách để phục vụ cho việc dạy và học. Các tổ chức kinh tế xã hội: Các tổ chức này cần phải có sách để nghiên cứu, tra khảo…để qua đó tìm ra các quy luật, nắm bắt được các sự kiện, mở mang kiến thức, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của thế giới để phục vụ cho công việc và nhu cầu giải trí của mình. Các thư viện: Thư viện là nơi mà người ta đến để học, đọc sách để tìm ra các kiến thức bổ ích từ sách nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người. Vì vậy mà nhu cầu sách của các thư viện là rất lớn. Các hộ gia đình: Họ cần phải mua sách phục vụ cho các nhu cầu học hành, giải tri của các thành viên trong gia đình. Các nhà thầu: Để phục vụ cho các nhu cầu của các trung tâm nghiên cứu, các thư viện của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các Trường phổ thông trung học khắp nới trên cả nước. Như vậy thị trường các sản phẩm sách trong nước có một số đặc điểm sau: +Quy mô của thị trường sách là rất rộng lớn và là thị trường đang tăng trưởng mạnh,với dân số hơn 80 triệu người.Nước ta có khoảng 13 triệu hộ gia đình,với hệ thống các cơ quan,xí nghiệp,trường học,các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế xã hội và một hệ thống các thư viện trên 61 tỉnh và thành phố trong cả nước đã tạo ra một thị trường vô cùng rộng lớn cho sản phẩm .Trong những năm qua mạng lưới các trường học,thư viện,nhà văn hoá đã phát triển một cách khá nhanh và mạnh đã làm cho thị trường phát triển trên diện rộng.Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các mặt hàng khác,tốc độ tăng trưởng của thị trường sách đã diễn ra khá nhanh và mạnh,tạo ra một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều công ty tham gia vào ngành. +Mức độ cạnh tranh của ngành phát hành sách hiện nay vẫn chưa được cao, vì một sản phẩm sách muốn được ra đời thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định và phải trải qua các khâu như sáng tác, kiểm duyệt, in ấn, sau đó mới đem ra phát hành. Công tác xuất bản cũng chỉ được giao cho một hoặc một số nhà xuất bản cho nên mức độ cạnh tranh về chất lượng và giá cả là không cao.Vì mức khấu hao và chi phí là xấp xỉ nhau. + Thị trường sản phẩm sách có thể chia thành hai khu vực sau: Khu vực các hộ gia đình và khu vực cơ quan,doanh nghiệp,trường học,thư viện…Ở mỗi khu vực thị trường có những đòi hỏi khác nhau về chủng loại,mẫu mã,số lượng,chất lượng sách. Chính vì vậy mà Tổng công ty sách Việt Nam cần phải có kế hoạch đáp ứng làm sao cho hợp lý nhất. Trên đây là một số đặc trưng của thị trường sách trong nước,qua đó cho ta thấy xu thế phát triển của thị trường sách vẫn còn tăng mạnh trong nhiều năm tới,cường độ cạnh tranh cũng tăng lên và các yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao, đòi hỏi Tổng công ty phải có chiến lược, kế hoạch kinh doanh hợp lý. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty sách Việt Nam cũng tương đối rộng. Tổng công ty đã xuất khẩu khá nhiều mặt hàng sách chủ yếu là sang các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Nhật, Nga và một số nước Đông Âu khác. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường này là những người Việt kiều sinh sống lâu năm và các lưu học sinh du học ở các nước này. 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam trong những năm qua 1.3.1 Tình hình tiêu thụ sách và văn hóa phẩm Bảng số 2: Tình hình tiêu thụ sách và văn hoá phẩm của Tổng công ty sách Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003 Đơn vị: Triệu đồng STT  CÁC CHỈ TIÊU  Năm 2001  Năm 2002  Năm 2003     Tiền  Tỷ trọng  Tiền  Tỷ trọng  Tiền  Tỷ trọng   1  Sách  77.242,8  74,9  78.711,7  72,2  95.214,8  73,5   2  Văn hóa phẩm  25.885,2  25,1  30.307,3  27,8  34329,2  26,5   3  Tổng doanh thu  103.128  100  109.019  100  129.544  100   ( Nguồn:Tài liệu nghiệp vụ _ Phòng kinh doanh sách ) Qua bảng trên cho ta thấy mức tiêu thụ sách và văn hóa phẩm của Tổng công ty sách Việt Nam năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 5,71% với mức tăng tuyệt đối là 5.891 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 18,83% với mức tăng tuyệt đối 20.525 triệu đồng. Con số này cho ta thấy trong giai đoạn 2001-2003 vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty là rất đáng kể. Đây là một kết quả rất khả quan, nó chứng tỏ rằng Tổng công ty đã có kế hoạch đúng đắn trong việc phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa tăng doanh số bán. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu là do: Hầu hết doanh số bán ra của các mặt hàng sách và văn hóa phẩm đều tăng, dẫn tới tổng doanh thu tăng. Tổng công ty chú trọng phát triển một số mặt hàng như băng đĩa nhạc, sách Khoa học - kỹ thuật, sách Chính trị - xã hội, sách Văn học - nghệ thuật, các loại lịch, đồ chơi trẻ em và vật tư văn hóa thể thao. Qua những kết quả trên cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam rất ổn định và phát triển tốt; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo ngày càng tốt đời sống cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. 1.3.2 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003 Bảng số 3: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam giai đoạn 2001 - 2003 Đơn vị: 1.000.000 đ STT  CHỈ TIÊU  2001  2002  2003   1  Tổng doanh thu  103.128  109.019  129.544   2  Doanh thu thuần  103.128  109.019  129.544   3  Giá vốn hàng bán  93.671  99.761  118.454   4  Lãi gộp  9.457  9.258  11.090   5  Tổng chi phí  8.088  8.341  9.965   6  Lợi nhuận từ hđ TC  91  166  144   7  Lợi nhuận từ hđ BT  -279  -196    8  Lợi nhuận trước thuế  1.180  886  1.269   9  Thuế thu nhập DN  377.6  283,52  406,1   10  Lợi nhuận sau thuế  802,4  602,48  862,9   ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2001, 2002, 2003 ) Qua bảng số liệu trên đây cho thấy, Tổng công ty đã đạt hiệu quả Kinh doanh năm