Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V

Trong điều kiện hiện nay, với sự có mặt của đa thành phần kinh tế, tiến trình cải cách đang đặc nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mà trong đó đồng vốn được xem là bàn đạp thúc đẩy hết sức quan trọng. Vấn đề chính đặt ra các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bởi hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo về chất lượng, phản ảnh năng lực, trình độ tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống cong đối với các doanh nghiệp. Trong đó có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp là nhân tố tích cực góp phần quyết định làm tăng giá trị sử dụng của công trình. Do vậy, việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong các doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đó là cơ sở giúp cho các đơn vị hoạch định ra kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, bằng những kiến thức đã được trang bị ở trường và qua thực tế tìm hiểu tại khu Quản lý Đường bộ V em đã chọn đề tài "Báo cáo quyết toán vốn đầu tư" làm đề tà nghiên cứu cho mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận chung về công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Phần II. Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V. Phần III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V.

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong điều kiện hiện nay, với sự có mặt của đa thành phần kinh tế, tiến trình cải cách đang đặc nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mà trong đó đồng vốn được xem là bàn đạp thúc đẩy hết sức quan trọng. Vấn đề chính đặt ra các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bởi hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo về chất lượng, phản ảnh năng lực, trình độ tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống cong đối với các doanh nghiệp. Trong đó có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp là nhân tố tích cực góp phần quyết định làm tăng giá trị sử dụng của công trình. Do vậy, việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong các doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đó là cơ sở giúp cho các đơn vị hoạch định ra kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, bằng những kiến thức đã được trang bị ở trường và qua thực tế tìm hiểu tại khu Quản lý Đường bộ V em đã chọn đề tài "Báo cáo quyết toán vốn đầu tư" làm đề tà nghiên cứu cho mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận chung về công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Phần II. Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V. Phần III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V. Đề tài mới hoàn thành tuy mới là lý thuyết chưa đi vào áp dụng nhưng em xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Hảo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Rất biết ơn cô chú trong phòng TC - KT của Khu Quản lý Đường bộ V đã tạo mọi điều kiện để cho em đi sâu nghiên cứu đề tài của mình trong thời gian thực tập. Do thời gian kiến thức còn hạn chế hơn nữa đây là lần đầu tiên đi vào thực tế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các thầy cô cùng các cô, chú trong cơ quan và các bạn về bài viết này. Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ: 1. Quy định chung: 1.1. Khái niệm về vốn đầu tư: Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003. "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đã phê duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và những quy định của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có) 1.2. Tính chính xác của công tác quyết toán vốn đầu tư: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động, đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định. 1.3. Phân loại về nhóm các dự án: Đối với các dự án nhóm A gồm nhiềudự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện quyết toán vốn đầu tư như một dự án đầu tư độc lập tương ứng với quy định về phân nhóm dự án (A, B, C) của quy chế quản lý dtfvà xây dựng phù hợp với từng thời kỳ đầu tư. Hằng năm, chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư (được giao nhận nhiệm vụ quản lý chung dự án - nếu có) có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ tình hình thực hiện dự án, tình hình quyết toán vốn đầu tư của dự án báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Khi toàn bộ dự án hoàn thành, Chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư (nêu trên) có trách nhiệm quyết toán các chi phí chung liên quan tới dự án trình Bộ chủ quản phê duyệt và tổng hợp chung vào kết quả quyết toán vốn đầu tư của toàn dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác, sử dụng độc lập, thì Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, trình người có thẩm quyền phê duyệt. Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài (vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này và các quy định liên quan của Điều ước quốc tế (nếu có) Đối với dự án của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh quốc phòng , dự án mua sở hữu bản quyền, việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án. 1.4. Đánh giá kết quả trong quá trình đầu tư: Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác hđịn năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu qủa của công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước. 2. Quy định cụ thể: 2.1. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư) Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán. Chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư. Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm. Chi phí đầu tư thiệt hại do thực hiện các khối lượng công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình (sau đây gọi chung là dự án) chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, TSLĐ theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Việc phân bổ chi phí khác cho từng TSCĐ được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó, chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của tòan bộ TSCĐ. Trường hợp tài sản do đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị. 2.2. Biểu mẫu báo cáo quyết toán: 2.2.1. Đối với dự án hoàn thành : BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH Tên dự án: Tên công trình, hạng mục công trình: Chủ đầu tư: Cấp trên chủ đầu tư: Cấp quyết định đầu tư: Địa điểm xây dựng: Quy mô công trình : Được duyệt: Thực hiện : Tổng mức đầu tư được duyệt: Thời gian khởi công - hoàn thành: Được duyệt: Thực hiện : I. Nguồn vốn đầu tư: ĐVT: đồng  Được duyệt  Thực hiện  Tăng (+), giảm (-) so được duyệt   1  2  3  4   Tổng cộng      - Vốn ngân sách Nhà nước - Vốn vay - Vay trong nước - Vay nước ngoài - Vốn khác      II. Chi phí đầu tư: 1. Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: ĐVT: đồng TT  Nội dung  Tổng mức đầu tư được duyệt  Tổng dự toán được duyệt  Chi phí đề nghị quyết toán  Tăng (+), giảm (-) so dự toán được duyệt   1  2  3  4  5  6    Tổng số       1  Xây lắp       2  Thiết bị       3  Khác       4  Dự phòng       2. Chi tiết chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: TT  Nội dung chi phí  Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (đồng)     Tổng số  Gồm      Hợp đồng trọn gói  Hợp đồng có điều chỉnh giá  Chỉ định thầu   1  2  3  4  5  6    Tổng số        Xây lắp        Thiết bị        Chi phí khác       III. Chi phí đầu tư đề nghị duệyt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: IV. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: TT   Giá trị tài sản (đồng)     Thực tế  Giá quy đổi   1  2  3  4    Tổng số      Tài sản cố định      Tài sản lưu động     V. Thuyết minh báo cáo quyết toán: 1. Tình hình thực hiện dự án: Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Những thay đổi nội dung của dự án so quá trình đầu tư được duyệt . + Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư. + Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt. + Thay đổi về hình thức lựa chọn nhà thầu so chủ trương được duyệt. 2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. Công tác quản lý tiền vốn, tài sản trong quá trình đầu tư. 3. Kiến nghị: ......., ngày ... tháng ... năm ....... Người lập biểu Kế toán trưởng Chủ đầu tư (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) 2.2.2. Đối với hạng mục công trình hoàn thành: QUYẾT TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN THEO CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC HOÀN THÀNH ĐVT: đồng Tên công trình (hạng mục công trình)  Dự toán được duyệt  Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán     Tổng số  Gồm      Xây lắp  Thiết bị  CP khác trực tiếp  CP khác phân bổ   1  2  3  4  5  6  7   Tổng số         Công trình (HMCT) Công trình (HMCT)         ......., ngày ... tháng ... năm ....... Người lập biểu Kế toán trưởng Chủ đầu tư (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) 2.2.3. Đối với dự án quy hoạch hoàn thành, quyết toán chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ Nguồn: 1. Tên dự án: 2. Chủ đầu tư: 3. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư: 4. Tên cơ quan cho vay thanh toán A. Tình hình cấp vốn, cho vay, thanh toán: TT  Chỉ tiêu  Tổng số  Gồm  Ghi chú      Xây lắp  Thiết bị  Khác    1  2  3  4  5  6  7   I  Số liệu của chủ đầu tư        1  Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công        2  Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm        II  Số liệu của cơ quan cấp, cho vay, thanh toán        1  Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm        2  Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm        III  Chênh lệch        Giải thích nguyên nhân chênh lệch (Tăng? , Giảm ?) B. Nhận xét đánh giá và kiến nghị: 1. Nhận xét: Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng. Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư. 2. Kết qỉa kiểm doát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án. 3. Kiến nghị: về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý. ......., ngày ... tháng ... năm ....... ......., ngày ... tháng ... năm ....... Chủ đầu tư Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán Kế toán Thủ trưởng Phụ trách Thủ trưởng trưởng đơn vị kế toán đơn vị (ký, ghi (ký, đóng dấu, (ký, ghi rõ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ghi rõ họ tên) họ tên) rõ họ tên) 2.2.4. Nơi nhận báo cáo quyết toán: Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có) Cơ quan cấp vốn cho vay, thanh toán. 3. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán. 3.1. Mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán. Căn cứ tổng mức đầu tư và đặc điểm của dự án, chi phí thẩm tra, phê duyệt quản lý, chi phí kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư của dự án, mức trích tối đa theo quy định ở bảng dưới đây (mức tối thiểu là 300.000 đồng) BẢNG CHI PHÍ THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN CHI PHÍ KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH ĐVT:% Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)  50,5  1  10  25  50  100  50  1000  5000  10000  20000   Chi phí thẩm tra, phê duyệt  0,2  0,12  0,09  0,08  0,07  0,06  0,031  0,02  0,01  0,006  0,004   Chi phí kiểm toán  0,25  0,15  0,135  0,096  0,084  0,072  0,04  0,024  0,015  0,008  0,005   Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án Nhóm A sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: các Bộ, cơ quan ngành Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, Tổng Công ty Nhà nước được hưởng chi phí để thực hiện công tác tổ chức kiểm tra, xác định số liệu quyết toán vốn đầu tư trước khi đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra, phê duyệt quyết toán với mức tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra, phê duyệt được quy định ở bảng trên. Trường hợp dự án được phép thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán, thì cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán được chi cho công tác thẩm tra, phê duyệt tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra phê duyệt quy định ở bảng trên. Trường hợp cần nội suy để xác định mức trích chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán thì áp dụng theo công thức tổng quát sau: Ki = b -  (Kb - Ka) x (Gi - Gb)    Ga - Gb   Trong đó: Ki là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cần tính (ĐVT: %) Ka là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận trên (ĐVT: %) Kb là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận dưới (ĐVT: %) Gi là tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng. Ga là tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng. Gb là tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng. Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so tổng mức đầu tư thì mức chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán bằng 70% mức trích tương ứng quy định ở bảng trên. Trường hợp quyết toán hạng mục công trình hoàn thành, mức trích chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán được tính theo công thức sau: Mức chi phí của HMCT =  Mức CP của cả dự án x Dự toán của HMCT  x 85%    Tổng mức đầu tư của dự án    Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định thuê tư vấn kiểm tra lại Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án thì chi phí thanh toán cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra này tối đa bằng 10% mức trích chi phí thẩm tra phê duyệt quy định nêu trên. 3.2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán: Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định và đề nghị của cơ quan chủ từ thẩm tra, chủ đầu tư thực hiện chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo các nội dung sau: Chi trả thù lao cho các thành viên tham gia thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư (nếu có) Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác phục vụ cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán. 3.3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư được tính vào chi phí khác trong giá trị quyết toán của dự án. 4. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư: Tất cả hồ sơ này đều phản ánh trên cơ sở pháp lý của dự án, tổng quát tình hình và kết quả đầu tư, tình hình sử dụng vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện theo từng công trình, riêng đối với công tác di tu mang tính tổng hợp của tuyến đường và hệ thống cầu cống phân theo m dài cầu, các khoản công nợ (phải thu, phải trả) và cuối cùng phản ánh những khó khăn và thuận lợi của từng dự án. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư phải được lập đầy đủ nội dung, đúng các biểu mẫu đã quy định, phù hợp với từng dự án. Số liệu trong các biểu mẫu báo cáo phải rõ ràng, trung thực, kiến nghị cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu. Phần II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V. I. KHÁI QUÁT VỀ KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V: 1. Lịch sử hình thành và phát triển Khu Quản lý Đường bộ V: 1.1. Lịch sử hình thành: Khu Quản lý Đường bộ V được hình thành trên cơ sở: Từ năm 1968 được Khu uỷ Khu V quyết định thành lập Ban giao thông vận tải miền Trung Trung Bộ. Đến ngày 30/4/175 đất nước giải phóng chuyển cơ quan về tại Thành phố Đà Nẵng được Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập Khu Quản lý Đường bộ V. Tháng 3/1983 thì được sát nhập với Liên hiệp Công trình III và được đổi tên thành Liên Hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Giao thông V. Đến tháng 5/1993 được Bộ Giao thông Vận tải chia tách thành Khu Quản lý Đường bộ V và địa điểm cơ quan đóng tại 16 Lý Tự Trọng - TP Đà Nẵng. 1.2. Quá trình phát triển: Trong chiến tranh chống Mỹ, từ năm 1968 Ban Giao thông Vận tải miền Trung Trung Bộ được giao nhiệm vụ làm đường giao thông phục vụ cho kháng chiến từ các tỉnh Quảng Đà, Quãng Ngãi, Bình Định , Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng thời có một bộ phận đi cõng đạn, cõng gạo và đến tháng 1/1973 có 4 tiểu đoàn xe vận tải chuyên đi vận tải đạn và gạo phục vụ cho chiến trường. Từ ngày miền nam được hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, Khu Lý Đường bộ V được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống đường quốc lộ ở khu vực miền Trung tức Khu V cũ. Lúc này toàn bộ cán bộ của khu Lý Đường bộ V được tiếp xúc làm quản lý về kinh tế làm chủ đầu tư các dự án khôi phục hệ thống cầu đường bộ sau khi chiến tranh bị tàn phá và cũng xây dựng một số dự án mới. Cho đến năm 1983 thì được sát nhập hai đơn vị Khu Đường bộ V với Liên Hiệp Công trình III, lúc này khối lượng công việc tăng lên gấp nhiều lần về cơ sở vật chất, con người cũng như về công tác chủ đầu tư. Thời kỳ này liên Hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Công trình Giao thông V vừa làm nhiệm vụ chủ đầu tư vừa xây dựng gồm đường bộ, đường sắt, bến cảng và sân bay dân dụng, đồng thời còn có cả một ban quản lý công trình riêng gần 20 người. Đến năm 1993 chia tách phần quản lý riêng và xây dựng riêng nên hình thành 2 đơn vị là Khu Quản lý Đường bộ V
Luận văn liên quan