Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thu hồi công nợ ở công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền trung

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP1 1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp1 2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp1 II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP2 III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP3 1. Nội dung phân tích tình hình công nợ phải thu 3 1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu3 1.2.Phân tích kỳ thu tiền bình quân4 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả5 IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP5 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn5 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành5 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh7 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt8 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn9 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay9 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ10 PHẦN II. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG12 1. Qúa trình hình thành, phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh12 1.1.Quá trình hình thành và phát triển12 1.2.Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh13 2. Tổ chức công tác quản lý ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung16 2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 16 2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban chức năng, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.16 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty18 3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán18 3.2.Chức năng và nhiệm vụ19 3.3.Tình hình kế toán áp dụng tại công ty20 4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ở công ty21 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG23 1.Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn24 1.1.Phân tích số vòng quay các khoản phải thu25 1.2.Phân tích thu tiền bình quân26 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn27 III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG29 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn29 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành29 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh30 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt31 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn31 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay31 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ32 PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG36 1. Nhận xét về công tác kế toán tài chính36 2. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải thu36 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty37 II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG38 1. Chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn38 2. Các hình thức cấp tín dụng thương mại39 3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 39 3.1.Kỳ thu tiền bình quân40 3.2.Phân tích số ngày các khoản phải thu42 3.3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 42 Kết luận

doc52 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thu hồi công nợ ở công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. CỞ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP. I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Sư cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp. Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạt dộng kinh doanh cua doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ, doanh nghiệp không chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đông kinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản. 2. Ý nghĩa của việc phân tích hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhà quan lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm. Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấy được xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Từ đó xem xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng cường đôn đốc công tác thu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hơp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp tục đầu tư hay không. Đói với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn. II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP. Để phục vụ cho việc phân tích tình hình công nợ cần tổ chức và quản lý thông tin như sau: Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính: Báo cáo các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo kết quả kinh doanh… Chúng ta sẽ lựa chọn nguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp. Sử dụng các báo cáo về công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp: sổ chi tiết công nợ, báo cáo tổng hơp công nợ. Đây là các báo cáo nội bộ được lập theo quy trình quản lý công nợ của công ty. Khai thác các số liệu môt cách chi tiết từng chủ nợ, khách nợ với số tiền bao nhiêu, thời gian nợ… Đây là cơ sở để có đánh giá chính xác về nguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán. Do vậy phải đi sâu xem xét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính chất và thời hạn thanh toán các khoản nợ. Còn khả năng thanh toán, các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền giảm dần, theo khả năng huy động ngay, huy động trong thời gian tới. III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Phân tích tình hình công nợ phải thu. Khoản nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn, và được coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý. 1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu. Vòng luân chuyển các khoản phả thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thu bán hàng và các khoản phải thu bình quân. Vòng quay các khoản phải thu. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ + thu nhập hoạt động tài chính + thu nhập khác. Doanh thu thuần bán hàng được lấy mã số 10 trên báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh, thu nhập hoạt động tài chính được lấy từ mã số 31 trể báo cáo hoạt động kinh doanh, thu nhập khác lấy từ mã số 41 trên báo cáo kết quả kinh doanh. Số dư đầu kỳ được lấy ở cột tổng cộng theo từng năm tên bảng phân tích công nợ phải thu. Hoặc trong trường hợp không có số liệu so sánh có thể sử dụng số cuối kỳ thay cho số dư bình quân. Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tính dụng bán hàng của doang nghiệp. 1.2. Phân tích kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu đươc tiền từ các khoản phaỉi thu thì cần một khoản thời gian là bao nhiêu ngày. Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày Một quý là 90 ngày Một năm là 360 ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa hơn nếu biết được thời hạn bán chựu của doanh nghiệp. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn vòng qay các khoản phải thu thì có dấu hiệu chứng tỏ vệc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. Nguyên tắc chung được đưa ra để tính số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu không quá ( 1+1/3 ) số ngày của thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp có quy định số ngày được hưởng chiết khấu thì số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu cũng không vượt quá ( 1+1/3 ) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn. Khoản phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: Nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: Tiền thuế phải nộp cho nhà nước, tiền mua hàng, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên phải trả nội bộ. IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP. Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền măt của các tài sản công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanh toán còn được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các tài khoản thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh thường nhỏ hơn hoặc bằng một năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả nợ bằng cách chỉ ra các quy mô phạm vi tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời gian phù hợp. 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Trong quan hệ thanh toán hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện việc tài trợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay nợ ngắn hạn và mua chuộng hàng hoá của nhà cung cấp. Tuy nhiên việc tìm nguồn tài trợ cho quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường gặp một số khó khăn sau: Việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợ chưa đến. Việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi phí phải trả cố định hàng năm chưa hoàn trả gốc và tiền lãi. Khi doanh nghiệp nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục đi vay, như vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ. Nếu doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều vốn của nhà cung cấp thì sẽ có nguy cơ mất nguồn tài trợ này, vì nhà cung cấp sẽ không chịu bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp nữa, như vậy uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ta dựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền các tài sản của doanh nghiệp. Hệ số chung có thể đưa ra để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như sau: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ? Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòng một năm . Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một niên độ kế toán. 1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. TSLĐ & ĐTNH được lấy từ loại A, mục I - nguồn vốn mã số 310 của bảng cân đối kế toán . Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ.Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ khó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá… 1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh. Tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản tương đương tiền được xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: Đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn. Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu này cũng nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây là bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn. Hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán. Nợ phải thu được lấy từ mã số 130 Bảng cân đối kế toán. Tỷ lệ này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này cho thấy có bao nhiêu đồng TSLĐ tài trợ cho 1 đồng nợ ngắn hạn và đánh giá xem có bao nhiêu đồng TSLĐ có đủ khả năng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền. Chỉ tiêu vốn bằng tiền được lấy từ loại A mục I – Tài Sản mã số 110. Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi và nhanh chóng. Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó khong cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không còn ý nghĩa, vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả nợ cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắc chắn. Thời gian vòng quay vốn thực sự của nợ ngắn hạn là không thể xác định, cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền của một số tài sản, hàng tồn…rất khó đánh giá. Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểm nào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay không. Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay bằng tiền mặt là 0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời mới đảm bảo. Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân động, như vậy sẽ lãng phí 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn. Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.1.Hệ số thanh toán lải nợ vay. Chỉ tiêu hệ số thanh toán lải nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lải nợ vay so với lải nợ vay Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lải nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng. Khả năng trả nợ lải nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 ( khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1 ) chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hưu để trả lãi nợ vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ các doanh nghiệp nhà nước là rất cao có doanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sủ dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi nợ vay chính là lơi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ. Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn vay nợ: Thì doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ tự tài trợ. Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ nợ. Tỷ lệ nợ biểu mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ tự tài trợ + tỷ lệ nợ = 1 Nguồn vốn chủ sở hữu được lấy từ mã số 400, loại B. Phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Tổng nguồn vốn được lấy từ mã số 430 trên bảng cân đối kế toán. Nợ phải trả được lấy từ mã số 300, loại A. Nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, khi khả năng tự tài trợ cao ( tỷ lệ nợ thấp ) cho thấy năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, ít bị sức ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy hoat động kinh doanh của doanh nghiêp ngày càng phu thuộc vào các chủ nợ và khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay ngày càng khó khăn hơn, một khi mà tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản. PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 1. Quá trình hình thành và phát triển và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công Ty Kim Khí Đà Năng và Công Ty Vật Tư Thứ Liệu Đà Nẵng theo quyết định số 1065 QĐITCCBDT ngày 20/12/1994 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 01/01/1995 theo giấy đăng ký kinh doanh 109669 của uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cấp ngày 29/12/1994. Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đặt trụ sở chính tại 16 Thái Phiên – Đà Nẵng. công ty có tên giao dịch đối ngoại là: Central Viet Nam Metal And General Materials Company viết tắt là CEVIMETAL. Hoạt động kinh doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty thép Việt Nam. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã triển khai được mạng lưới tiêu thụ trên khắp thị trường Miền Trung, mở các chi nhánh ở thị trường Miền Nam, Miền Bắc và Tây Nguyên. Doanh số tiêu thụ hàng năm của công ty ngày càng tăng. Công ty đã và đang duy trì và mở rộng được thị phần, từng bước tạo được vị thế của mình trên thị trường. Điều đó cũng nhờ v
Luận văn liên quan