Một số giải pháp chung cho ngành du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam mỗi năm có sự chuyển biến và phát triển rõ rệt. Trong đó năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch bởi có nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 4.230.000 người tăng 18% so với năm 2006. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Nhiều cảnh quan đã được tái tạo cả trong nhân tạo và tự nhiên nhằm thu hút lượng khách cả trong nước và ngoài nước. Năm 2007 trong bối cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất tuy nhiên với số liệu thống kê như trên đã đem lại cho người trong nước một cái nhìn mới về hình ảnh đất nước mình. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm khách đường bộ phần lớn chi trả thấp chiếm khoảng trên 30%), thì trong năm 2007 tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng khách đến. Thay vào đó là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Và điều đặc biệt là lượng khách đến với mục đích là du lịch thuần túy đã tăng 26% so với những năm trước. Bên cạnh đó còn có khách đến với mục đích thương mại và thăm người thân cũng tăng đáng kể. Lượng khách đến với mục đích khác giảm 10%. Điều này cho thấy cảnh quan và con người Việt Nam đang dần dần trở thành đểm đến của bạn bè quốc tế. Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã lấy thị trường ASEAN làm thị trường trọng tâm, thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống trong đó tiêu biểu là các thị trường Anh, Pháp và Đức. Mặc dù trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1995 đến năm 2005) tốc độ tăng trưởng của lượng khách này không đáng kể có năm còn âm (năm 2002,2003) nhưng trong năm 2007 đã tăng rõ rệt như: khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%. Thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm thị trường quan trọng nhất. Tổng lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm hơn 30% tổng lượng du khách quốc tế đến trong năm 2007. Sang năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất lợi đối với thị trường du lịch không những chỉ riêng Việt Nam mà còn một số quốc gia lớn trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaixia…Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế- xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn và du lịch đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích giảm 23,3% so với năm 2007. Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007.

doc18 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp chung cho ngành du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. VÀI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM I. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC. Mục tiêu tổng quát là góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phát triển du lịch gắn với yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững. II. DU LỊCH VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY 1. Năm 2007 và 2008 Du lịch Việt Nam mỗi năm có sự chuyển biến và phát triển rõ rệt. Trong đó năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch bởi có nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 4.230.000 người tăng 18% so với năm 2006. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Nhiều cảnh quan đã được tái tạo cả trong nhân tạo và tự nhiên nhằm thu hút lượng khách cả trong nước và ngoài nước. Năm 2007 trong bối cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất tuy nhiên với số liệu thống kê như trên đã đem lại cho người trong nước một cái nhìn mới về hình ảnh đất nước mình. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm khách đường bộ phần lớn chi trả thấp chiếm khoảng trên 30%), thì trong năm 2007 tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng khách đến. Thay vào đó là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Và điều đặc biệt là lượng khách đến với mục đích là du lịch thuần túy đã tăng 26% so với những năm trước. Bên cạnh đó còn có khách đến với mục đích thương mại và thăm người thân cũng tăng đáng kể. Lượng khách đến với mục đích khác giảm 10%. Điều này cho thấy cảnh quan và con người Việt Nam đang dần dần trở thành đểm đến của bạn bè quốc tế. Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã lấy thị trường ASEAN làm thị trường trọng tâm, thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống trong đó tiêu biểu là các thị trường Anh, Pháp và Đức. Mặc dù trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1995 đến năm 2005) tốc độ tăng trưởng của lượng khách này không đáng kể có năm còn âm (năm 2002,2003) nhưng trong năm 2007 đã tăng rõ rệt như: khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%. Thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm thị trường quan trọng nhất. Tổng lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm hơn 30% tổng lượng du khách quốc tế đến trong năm 2007. Sang năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất lợi đối với thị trường du lịch không những chỉ riêng Việt Nam mà còn một số quốc gia lớn trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaixia…Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế- xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn và du lịch đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích giảm 23,3% so với năm 2007. Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007. Du lịch Việt Nam đã thực hiện những chính sách nhằm ổn định đồng thời tăng trưởng lượng khách đến với Việt Nam. Triển khai một số chương trình, dự án hỗ trợ các địa phương nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa loại hình du lịch. Đẩy mạnh khai thác các chương trình du lịch liên quốc gia, phát triển du lịch đường bộ, đồng thời tăng cường khai thác hiệu quả loại hình du lịch biển đảo ở Việt Nam. Liên kết khai thác các tuyến du lịch biển đảo với các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore. Ngành Du lịch và Văn hóa cũng đã có sự phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, các giá trị văn hóa Việt cổ… nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức các sự kiện lớn như: Đại lễ Phật Đảng Vesak Liên hợp quốc về tôn giáo, cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới và nhiều cuộc thi sắc đẹp khác, diễn đàn du lịch ASEAN diễn ra đầu năm 2009 tại Hà Nội. Tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam qua những sự kiện lớn trong nước được nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin như: Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang…đồng thời tham gia vào ATF 2008 tại Thái Lan, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB ở Đức, Hội chợ du lịch 2008 tại Pháp, MITT tại Nga, FITUR tại Tây Ban Nha, UTAZAT 08 tại Hungary…nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam, thu hút sự chú ý của du khách. Tổng cục Du lịch cùng nhiều địa phương, các ban, ngành tổ chức vận động bình chọn Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và đỉnh Phan Xi Păng là kỳ quan thiên nhiên thế giới và được hàng chục triệu lượt người trong nước và ngoài nước tham gia ủng hộ. Qua cuộc vận động, hình ảnh các Di sản thiên nhiên thế giới và danh thắng nước ta được giới thiệu rộng đến bạn bè các nước Mặc dù lợi thế của du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trong một môi trường nhiều biến động của thế giới. Chúng ta lại có và sẽ có những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội, làng nghề đặc sắc được tạo dựng từ nguồn du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú. Tuy nhiên không phải vì thế mà du lịch Việt Nam luôn là điểm đến mong đợi của du khách quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được như trên trong những năm qua du lịch Việt Nam đã đứng trước những khó khăn và thử thách lớn: Yếu tố bên ngoài: Tình hình thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp, ngành du lịch sẽ phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khủng bố, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế…Những thách thức này tác động tiêu cực đến dòng khách du lich quốc tế. Ngành du lịch của những nước khác đặc biệt là những nước lân cận phát triển cũng rất mạnh. Yếu tố bên trong: Năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dich vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch không phong phú. Tình hình này dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới nên có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Trên đường phố còn rất nhiều trẻ em lang thang hay đi theo làm phiền du khách. Giao thông Việt Nam còn lộn xộn,Tài xế taxi còn tính tiền “ăn gian” của khách. Số lượng các khách sạn chất lượng cao chưa nhiều, chưa đủ phục vụ cho số đông các du khách có khả năng chi trả cao, trong khi đội ngũ phục vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp Một yếu tố quan trọng nữa là hiện nay Việt Nam cònquá ít những địa điểm mua sắm được ưa thích (trong khi đó Thái Lan và Singapore và một số nước lân cận có thể coi là rất “lão luyện” trong việc bắt du khách phải chi tiêu. 2. Mục tiêu và những hoạt động trong năm 2009. Ngành du lịch Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu sẽ đạt con số 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí. Ông Trần Chiến Thắng cho biết mặc dù tình hình kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng phân tích những dòng khách đến Việt Nam thời gian qua cho thấy ngành du lịch còn nhiều khả năng đạt mục tiêu trên. Năm 2009, với chủ điểm “Năm du lịch Tây Nguyên”, nhiều sự kiện đã được tổ chức tại miền đất này, mở đầu với lễ hội hoa Đà Lạt, tiếp đến là lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai, lễ hội cà phê tại Đắc Lắc, lễ hội rượu cần ở Đắc Nông... Bên cạnh đó còn cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; lễ hội biển Nha Trang; lễ hội du lịch và những ngày văn hóa Mê Công - Nhật Bản tại Cần Thơ; Hội chợ khách sạn và ẩm thực, Hội chợ quốc tế du lịch (đều tại TPHCM). Năm 2010, sự kiện nổi bật nhất sẽ là Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Nha Trang, Liên hoan Phim quốc tế, Liên hoan Múa rối và xiếc quốc tế, lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Trung... B. NHỮNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2009 I. THỊ TRƯỜNG NỘI KHỐI ASEAN Asean là một khu vực có mật độ dân cư đông, vẫn có tăng trưởng kinh tế. Các kênh trao đổi thương mại xuyên biên giới tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, đi kèm với việc các nước đã dành ngân sách lớn hơn cho hoạt động quảng bá, phát triển du lịch, tăng cường liên kết các tuyến bay, chính sách bầu trời mở, sự mở rộng của con đường xuyên Á..., những yếu tố này là cơ sở góp phần vực dậy ngành du lịch của Asean. Mặc dù gặp những thách thức do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tình hình chính trị tại một số nước thành viên ASEAN nhưng tổng số khách du lịch quốc tế năm 2008 của khu vực vẫn tăng trưởng đáng khích lệ với con số chưa đầy đủ là hơn 54 triệu lượt khách, cao hơn 7% so với năm 2007. Lường trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2009, tại phiên họp, đại diện du lịch các nước ASEAN đã thảo luận và nhất trí sang năm 2009 tập trung khai thác thị trường du lịch nội khối ASEAN đồng thời giao các quan chức du lịch ASEAN phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để xây dựng, thiết kế các tour du lịch trọn gói giá thành cạnh tranh cho khách du lịch trong ASEAN và các thị trường nguồn của ASEAN. Hưởng ứng sáng kiến trên, Du lịch Việt Nam đang triển khai Chiến dịch khuyến mại và giảm giá trọn gói 99 tour du lịch từ 30-50% mang tên “Impressive Vietnam” (Ấn tượng Việt Nam). Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng cho biết: hiện nay, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân các nước Đông Nam Á là rất lớn.Đây sẽ là một trong những thị trường khai thác của du lịch Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu thu hút 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Một số đặc điểm của du khách Asean. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam. Thuận lợi: Nhìn chung những nét văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét giống nhau, chính ví thế Việt Nam có thể đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của du khách khu vực này. Văn bản được ký kết ngày 9/1 trong phiên họp ATF giúp Du khách Asean sẽ đi lại dễ dàng trong khu vực, chính vì điều này sẽ làm cho nguời dân đi du lịch nhiều hơn Trong diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2009) diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Việt Nam đã nhận được sự cam kết của Thái Lan, Singapore, Malaysia nhằm tăng dòng khách du lịch trao đổi giữa các nước, qua đó xây dựng khu vực các nước Đông Nam Á trở thành điểm đến của thiên niên kỷ mới. Việt Nam có rất nhiều những lễ hội trong một năm như lễ hội đua ghe ngo của người Khơme, lễ hội hoa Đà Lạt và nhiều lễ hội khác, và đây sẽ là những sự kiện thu hút rất nhiều khách du lịch từ những nước kế bên. Khó khăn: Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu rất nhiều người thành thạo tiếng của những nước lân cận nghư tiếng Thái Lan, Campuchia, Malaysia… Ngành du lịch của những nước nhu Singapore, Malaysia, Thái Lan… phát triển cũng rất mạnh. Việt Nam sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với những nước này. II. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 1. Đặc điểm, sở thích của du khách Trung Quốc: Ẩm thực: Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực: Họ thường dùng phối hợp giữa nóng - lạnh, mặn - ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữa chất béo và chất xơ Khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo.. Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, họ lựa chọn toàn là món xào. Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa. Hình thức du lịch: Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch.Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họ chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày. khả năng chi trả không cao bằng các nước khác như Nhật, Hàn quốc…Do vậy, họ lựa chọn các dịch vụ có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình. Việc đi du lịch đối với họ cũng là một cơ hội để mua sắm. 2. Những điểm thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam: Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sông nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Đất nước Trung Quốc không có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên... Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán... kích thích du khách nước ngoài đến tìm hiểu, khám phá. Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà. Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ô mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không quá ngọt như ô mai Trung Quốc. Người Việt Nam có những ngày lễ tết, phong tục tập quán truyền thống gần gũi với người Trung Quốc. Vì vậy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam vào những dịp lễ tết luôn cảm thấy thân quen và thích thú. Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình. (Tuy nhiên bên cạnh đó Việt Nam cũng có những điểm cần khắc phục: Các điểm mua sắm nghèo nàn, chủng loại hàng chưa phong phú. Khách du lịch Trung Quốc thường mang theo nhiều tiền để mua đồ làm quà nhưng cũng không biết mua gì, bởi vì hàng hóa chủ yếu là của Trung Quốc. Tại các trung tâm thương mại lớn, đội ngũ nhân viên còn chưa thông thạo tiếng Trung Quốc, còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với khách. III. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1. Đặc điểm du lịch của du khách Nhật: Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch Nhật Bản, Việt Nam đang lọt vào top 10 điểm đến của khách du lịch nước này. Du khách Nhật là ở chỗ họ tìm thấy nét văn hoá tương đồng trong cuộc sống, sinh hoạt của người Việt. Đây là lý do chính để khách Nhật chọn VN làm điểm đến. Đến VN du khách luôn có cảm giác thân quen, gần gũi trong cuộc sống, trong nét kiến trúc cổ kính còn lưu lại ở nhiều góc phố, làng quê, phù hợp với sở thích và khiếu thẩm mỹ của người Nhật. Hình ảnh chiếc xích lô, gánh hàng rong hay cậu bé bán báo cũng trở nên quen thuộc trong ấn tượng của người Nhật về một cuộc sống muôn hình muôn vẻ và không kém phần sôi động nhưng rất đỗi an toàn ở VN. Phát biểu tại đêm khai mạc Lễ hội văn hóa du lịch Việt - Nhật 19/11, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - ông Osamu Shiozaki cho rằng ngoài món chả giò, phở hay những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Việt Nam còn cả một kho tàng chứa đựng nhiều điều thú vị mà người Nhật, đặc biệt là du khách, nên khám phá. Có chứng kiến cảnh du khách Nhật thích thú khám phá những trò chơi dân gian, tay không nếm thử thức ăn là đặc sản Nam Bộ, thử ni để may áo dài... mới phần nào hiểu được vì sao họ thích đến Việt Nam. Trong chuyến du lịch đường sông về Mỹ Tho hôm 18/11, các thành viên người Nhật trong đoàn đều thừa nhận sức hấp dẫn của tour này chính là sự yên bình của làng quê Việt Nam, sự quyến rũ của những cô thôn nữ trong tà áo bà ba chèo thuyền chở khách. Du khách Nhật đến Việt Nam để:(Nguồn: Công ty Nghiên cứu du lịch Nhật Bản) + Thưởng thức ẩm thực: 88%; mua sắm: 82%; tham quan công trình kiến trúc lịch sử: 59%; tham quan bảo tàng: 40%; khám phá thiên nhiên: 35%; massage: 31%; nghỉ ngơi ở các khu resort gần bãi biển: 23%. + Những điểm đến được du khách Nhật "ưu ái":TP Hồ Chí Minh: 72%; Hà Nội: 48%; Vịnh Hạ Long: 26%; Mỹ Tho: 26%; Huế 19%; Hội An: 17%; Nha Trang: 16%... Khách du lịch nước ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển. Phó Vụ trưởng Vụ Du lịch (Tổng Cục Du lịch) cho rằng, khách  Nhật  thích tự tổ chức đi du lịch thay vì thông qua các công ty; và đây là xu hướng của người Nhật nói chung cũng như giới trẻ Nhật nói riêng, nhất là khi Việt Nam bãi bỏ visa đối với khách nhập cảnh từ Nhật. Trước đây, du khách Nhật vào Việt Nam phải thông qua Công ty du lịch chủ yếu là để thuận tiện cho việc làm thủ tục xin visa. Bên cạnh việc hiểu về phong cách sống của người Nhật Bản thì việc tìm hiểu thị trường khách du lịch Nhật Bản cũng rất quan trọng. Thị trường khách du lịch Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để có thể nắm vững được thị hiếu và nhu cầu của từng phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản sẽ nâng cao được chất lượng của dịch vụ du lịch: + Giới học sinh, sinh viên: thường đi theo đoàn và kinh phí do Nhà nước cấp, nhu cầu tương đối đơn giản, ưa thích đồ ăn fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm tìm hiểu văn hoá... + Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30: Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương.... +Các gia đình: Họ thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao...Đối tượng khách là gia đình thường thích ở phòng rộng, thích các khách sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ. +Người cao tuổi: thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch. +Khách thương gia: đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thích chơi golf và hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch. +Khách du lịch ba lô: mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức và rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm đến du lịch. 2. Những tiềm năng của du lịch Việt Nam với du khách Nhật Bản: Ông Kiều Anh, Phó trưởng Chi nhánh hàng không Việt Nam tại Nhật Bản nói rằng: các hãng du lịch Nhật Bản kết hợp với hãng hàng không Viet Nam (Vietnam Airlines) mở một chiến dịch quảng cáo qui mô về các sự kiện văn hóa du lịch của Việt Nam với hy vọng tạo ra đ
Luận văn liên quan