Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu côn đảo (coimex)
Nền kinh tế Việt Nam khởi nguồn từcái nôi nông nghiệp; dù cho hiện nay tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang dần tăng trưởng nhanh chóng thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò quan trọng. Năm 2009, giá trịsản lượng nông nghiệp của nước ta đạt 71,473 ngàn tỷ đồng, chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.Ngoài ra, theo số liệu điều tra của ILO, năm 2007 nước ta có 23,8 triệu người làm việc trong ngành này, chiếm khoảng 52% tổng số người có việc làm. Điều đó cho thấy vai trò của nông nghiệp trong việc tạo công ăn việc làm cho nền kinh tếquốc dân rất quan trọng. So với những năm trước đó, lao động nông nghiệp đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất nông thôn và sựphụthuộc nặng nềvào nông nghiệp vẫn đang tồn tại gốc rễ trong xã hội Việt Nam. Ngành thủy sản là một bộphậnthuộc nông nghiệp, từlâu đã trởnên gần gũi, thân quen với con người Việt Nam trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng và kinh doanh. Với những thuận lợi về địa lý và điều kiện tựnhiên, ngành thủy sản nước ta sớm đã trở thành cường quốc xuất khẩu thủy sản trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn việc làm và làm thay đổi diện mạo đời sống các tỉnh vùng ven biển. Cụ thể, trong những năm gần đây ngành thủy sản luôn nằm trong top 10 những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của ngành thủy sản đạt trên 4,2 tỷUSD (gấp 40 lần so với năm 1986, tăng bình quân 17%/năm). Trởthành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trởthành một trong sáu nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức kỷlục 1,353 triệu tấn, trị giá 5,034 tỷ USD (tăng 11,3% về lượng và 18,4% vềgiá trịso với năm 2009). Tuy nhiên, kỷ lục này lại tiếp tục được thay thế vào năm 2011 khi kim ngạch cả nước đạt 6,1 tỷ USD. Những thông tin này khơi gợi lên trong em sựhứng thú và trỗi dậy niềm tựhào dân