Như chúng ta đã biết nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người
làđộng cơ thúc đẩy mọi hoạt động của từng cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng
lên thì nó kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống nhu cầu, ước muốn vàđặc
biệt là kéo theo sự thay đổi của các đặc tính về hành vi mua của khách hàng.
Sự thay đổi lớn nhất chính là sự thay đổi về nhu cầu. Hiện nay người ta không
quan tâm đến việc ăn để no mà lại chúý nhiều hơn đến việc ăn uống thứ gì
cho ngon, hợp khẩu vị và phải đảm bảo được sức khoẻ, đồng thời mọi người
cũng quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng sự tiến bộ của KHCN vào mọi
hoạt động đời s ống của mình. Đây chính là cơ hội kinh doanh lớn cho các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính.
Trên thực tế người tiêu dùng luôn đứng trước tính trạng có rất
nhiều chủng loại sản phẩm với nhiều nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau
được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu vàước muốn của họ. Nhưng các khách
hàng lại có những nhu cầu vàước muốn khác nhau đối với mỗi sản phẩm và
dịch vụ. Các khách hàng luôn bị hấp dẫn bởi những sản phẩm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Do vậy những doanh nghiệp chiến thắng
lf những người làm thoả mãn đầy đủ và thực sự làm hài lòng các khách hàng
mục tiêu của mình hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh của mình.
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm phát triển của thị trường máy tính của Công ty Cổ phần và Thương mại Tin học HVCom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
1
Đề tài:
“Một số giải pháp Marketing-Mix
nhằm phát triển của thị trường máy tính
của Công ty Cổ phần và Thương mại Tin
học HVCom”
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
2
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người
làđộng cơ thúc đẩy mọi hoạt động của từng cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng
lên thì nó kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống nhu cầu, ước muốn vàđặc
biệt là kéo theo sự thay đổi của các đặc tính về hành vi mua của khách hàng.
Sự thay đổi lớn nhất chính là sự thay đổi về nhu cầu. Hiện nay người ta không
quan tâm đến việc ăn để no mà lại chúý nhiều hơn đến việc ăn uống thứ gì
cho ngon, hợp khẩu vị và phải đảm bảo được sức khoẻ, đồng thời mọi người
cũng quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng sự tiến bộ của KHCN vào mọi
hoạt động đời sống của mình. Đây chính là cơ hội kinh doanh lớn cho các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính.
Trên thực tế người tiêu dùng luôn đứng trước tính trạng có rất
nhiều chủng loại sản phẩm với nhiều nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau
được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu vàước muốn của họ. Nhưng các khách
hàng lại có những nhu cầu vàước muốn khác nhau đối với mỗi sản phẩm và
dịch vụ. Các khách hàng luôn bị hấp dẫn bởi những sản phẩm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Do vậy những doanh nghiệp chiến thắng
lf những người làm thoả mãn đầy đủ và thực sự làm hài lòng các khách hàng
mục tiêu của mình hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh của mình.
Chính vì vậy để giữ vững và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị
trường, các nhà kinh doanh buộc phải đưa ra các chính sách Marketing thích
hợp, mà vấn đề cốt lõi ởđây là làm sao có thể thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu
vàước muốn của các khách hàng mục tiêu. Vì vậy nghiên cứu về nhu cầu và
hành vi tiêu dùng là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
3
máy vi tính trên thị trường. Có như thế các doanh nghiệp mới có thểđáp ứng
một cách tốt nhất cho nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Việc nghiên cứu về nhu cầu và hành vi là sự phản ánh các điều
kiện sống khách quan không những cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tập quán
cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân mà còn giúp các nhà kinh doanh
định hướng sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong
muốn của người dân, nâng cao uy tín , mở rộng thị trường.
Từ tính thực tiễn và lý luận của vấn đề, em đã chọn đề tài “Một
số giải pháp Marketing-Mix nhằm phát triển của thị trường máy tính của
Công ty Cổ phần và Thương mại Tin học HVCom”
Nội dung của bản chuyên đề thực tập này gồm 3 chương:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về Marketing mix trong doanh nghiệp
Phần 2 : Phân tích thực trạng chính sách Marketing –Mix của
Công ty Cổ phần và Thương mại Tin học HVCom
Phần 3 : Một số giải pháp Marketing cho Công ty Cổ phần và Thương
mại Tin học HVCom
Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn
chế. Vì vậy em rất mong có sự góp ý, phê bình và xây dung của các thầy cô
và các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trịnh Thu Thủy, ban lãnh đạo
cùng các anh chị em trong Công ty Cổ phần và Thương mại Tin học HVCom
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành
đồán này
Sinh viên
Nguyễn Hữu Hòa
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
4
PHẦN 1: CƠSỞLÝTHUYẾTVỀ
MARKETINGMIXTRONGDOANHNGHIỆP
1.1.Khái niệm Marketing
1.1.1.Khái niệm marketing :
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tồn tại hai vấn đề cơ bản mà
mọi Doanh nghiệp đều phải tập trung sức giải quyết là sản xuất và tiêu thụ các
sản phẩm đó.Đây là hai vấn đề thống nhất cóảnh hưởng tác động lẫn nhau.
Sản xuất luôn là vấn đề căn bản và gốc rễ,tiêu thụ sản phẩm là
vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy,cùng với sự phát
triển của sản xuất và cạnh tranh của thị trường mà các nhà kinh doanh ngày
càng đặc biệt quan tâm tới các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing:
*Theo viện nghiên cứu Marketing Anh: “Marketing là chức năng quản
lý Công ty về mặt tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh,từ việc phát hiện
ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt
hàng cụ thể ,đến việc đưa hàng hóa đóđến người tiêu dùng cuối cùng nhằm
đảm bảo cho Công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
*Theo Philip Kotler:
“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
5
*Theo quan điểm hiện đại,có 2 cách định nghĩa cụ thể hơn về
Marketing:
-Marketing là một hoạt động hướng tới thỏa mãn những thứ mà khách
hàng cần (need) và muốn (want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị trường.
-Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện,dựđoán và thỏa
mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận.
Như vậy các định nghĩa khác nhau về Marketing đều nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích để qua đó thỏa mãn các mục tiêu của cả
người mua lẫn người bán.Khách hàng tìm đến với sản phẩm ,dịch vụ của
doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu sử dụng sản phẩm ,dịch vụ của mình ,còn
doanh nghiệp lấy việc thỏa mãn nhu cầu và phục vụ khách hàng là mục tiêu
kinh doanh nhằm tồn tại và phát triển.
1.1.2. Vai trò của Marketing:
a.Ở lĩnh vực vĩ mô - quản lý Nhà nước hoạt động nghiên cứu
nhu cầu thị trường Marketing đảm bảo cho kế hoạch phát triển nền kinh tế
công dân ,mang tính thực hiện và khả thi ,giúp Nhà nước định hướng được sự
phát triển của các ngành và cả nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu
quả.Đồng thời nghiên cứu nhu cầu,tìm mọi biện pháp để thỏa mãn tối đa nhu
cầu thị trường tạo nên động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
b.Đối với các doang nghiệp Marketing là công cụ quan trọng
nhất giúp họ hoạch định chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh ,giúp
cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững và tồn tại, phát triển lâu dài.Với hệ
thống các chính sách hiệu quả,Marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất
kinh doanh lựa chọnđúng đắn phương án đầu tư,tận dụng triệt để thời cơ kinh
doanh mà còn giúp họ xây dựng chiến lược cạnh tranh và sử dụng vũ khí cạnh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
6
tranh có hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín,chinh phục khách hàng và tăng
cường khả năng cạnh tranh thị trường .
1.1.3. Chức năng của Marketing:
Với nội dung chủ yếu trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị
trường đưa ra các hệ thống các giải pháp nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu
đó Marketing chứa đựng trong nó nhiều chức năng khác nhau,sau đây là
những chức năng chủ yếu .
*Chức năng thỏa mãn nhu cầu tiều dùng xã hội và tối đa hóa sự lựa
chon khách hàng.
Đây là chức năng cơ bản của mọi hoạt động Marketing .Chức năng này
được thực hiện thông qua việc nghiên cứu,phân tích nhu cầu thị trường bao
gồm cả những nhu cầu thực tế,nhu cầu tiềm năng và nhu cầu lý thuyết .
Quá trình nghiên cứu cho phép nắm bắt được tính quy luật của việc
hình thành và phát triển nhu cầu cũng như những biểu hiện cụ thể,phong
phúđa dạng của nhu cầu trên cơ sởđó hoạt động Marketing sẽ hướng tới và
thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu thị trường.
*Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Thị trường là một lĩnh vực huyền bí và phức tạp nhưng lại là một
thực tế hoàn toàn có khă năng nhận thức được ,trên thị trường nhu cầu của
người tiêu dùng rất phong phú vàđa dạng .Thị hiếu ,tập quán ,đặc điểm người
tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng của khách hàng ở các vùng thị trường là rất
khác nhau .Vì vậy các hoạt động Marketing cần có sự phân hóa cho phù hợp
với các nhà kinh doanh .
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
7
Khi xây dựng chiến lược chung Marketing hoặc thiết kế các giải
pháp và nỗ lực Marketing,các nhà kinh doanh phải dựa trên cơ sở của khả
năng thích ứng ,xâm nhập của chúng với những hoàn cảnh thị trường vàkhách
hàng cụ thể .Với chức năng này Marketing là một công cụ hữu hiệu của các
doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp cho các giải pháp kinh doanh.
*Chức năng đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp
sản xuất ra có vai tròđặc biệt quan trọng và mang ý nghĩa sông còn .
Với xuất phát điểm và nội dung hoạt động của mình Marketing
là khoa học giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm hũu hiệu nhất cho các doanh
nghiệp.
+ Theo quan điểm của lý thuyết Marketing hiện đại giải quyết bài toán
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải gắn liền với tổng thể giải pháp
Marketing .Khi có Marketing phải có một chiến lược sản phẩm tăng cường
khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nhất ,một chiến lược giá có khả năng thích ứng
và kích ứng tiêu thụ một hệ thống phân phối rộng khắp,dịch vụ hoàn hảo và
một chiến lược xúc tiến ,yểm trợ tiêu thụđắc lực nhất.
Ngoài ra cần phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng
giao tiếp ,cung nghệ thuật bán hàng cho các nhân viên trong hệ thống phân
phối .
*Chức năng tăng cường hiệu quả hoạt động của SXKD.
Bản chất hoạt động của Marketing là cơ sở phát hiện và thỏa mãn lợi
ích cho thị trường và khách hàng để tìm kiếm cho lợi ích nhà kinh doanh .Vì
vậy, các nỗ lực nhằm thỏa mãn cho nhu cầu khách hàng cũng chính là nỗ lực
nhằm tìm kiếm lợi ích của các doanh nghiệp .Tất cả các hoạt động của
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
8
Marketing suy cho cùng đều hướng tói mục tiêu nâng cao hiệu quả SXKD
cho doanh nghiệp.
1.2. Khái niệm Marketing –mix dịch vụ:
1.2.1.Khái niêm:
Marketing – mix: là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được
của Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây được phản ứng
mong muốn từ phía thị trường mục tiêu.
1.2.2. Nội dung của Marketing – mix:
Trong Marketing – mix có nhiều công cụ khác nhau,Marketing đãđưa
ra các phân loại các công cụ này theo 4 yếu tố gọi la 4P:
+ Chính sách sản phẩm (product)
+ Chính sách giá cả (Price)
+ Chính sách phân phối sản phẩm (Place)
+ Chính sách xúc tiến bán hàng (Promotion)
Cụ thể:
+ Chính sách sản phẩm bao gồm các nội dung:
- Chính sách chủng loại sản phẩm
- Chính sách chất lượng sản phẩm
- Chính sách thương hiệu
- Chính sách bao bì và nhãn hàng hóa
- Chính sách về dịch vụ hỗ trợ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
9
+Chính sách giá rất quan trọng đối với nền kinh tế ,với doanh nghiệp
và với tâm trí của người tiêu dùng .Do vậy , các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ
lựa chọn cách thức định giá theo mục tiêu mà doanh nghiệp mình hướng tới
.Đó là:
Mục tiêu định giá hướng lợi nhuận:
- Đểđạt lợi nhuận mục tiêu
- Tối đa hóa lợi nhuận
Mục tiêu định giá hướng tiêu thụ:
- Nhằm tăng lượng bán
- Duy trì hay tăng thị phần
Mục tiêu định giá hướng vị thế hiện thời:
- Nhằm ổn định giá
- Đáp ứng cạnh tranh .
+ Chính sách phân phối sản phẩm : Thiết kế kênh phân phối sản
phẩm phù hợp với đặc điểm,tính chất hàng hóa và nhu cầu tiêu thụ qua các
bước:
- Xác định mục tiêu của kênh phân phối
- Lựa chọn kiểu kênh phân phối
- Xác định cường độ phân phối
- Xây dựng chính sách hợp tác với nhà trung gian và lực
lượng bán hàng.
+ Chính sách xúc tiến bán hàng: Là những hoạt động truyền thông
từ người bán tới khách hàng và công chúng nhằm thông tin ,thuyết phục và
nhắc nhở thị trường về sản phẩm / hoặc người bán sản phẩm đó,với hy
vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin .
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
10
Sơđồ 1.1: Nội dung của quản trị Marketing
1.3. Quá trình quản trị Marketing gồm những nội dung :
Quá trình quản trị Marketing gồm những nội dung:
1.3.1.Phân tích môi trường Marketing
Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trương luôn biến động mà
những biến số biến động đó là không khống chếđược và hoàn toàn bất
định .Môi trường Marketing cũng vậy,nó tác động trực tiếp và gián tiếp tới
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể
tích cực và lực lượng hoạt động bên ngoài doanh nghiệp cóảnh hưởng đến
khả năng chỉđạo bộ phận Marketing,thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp
tác tốt đẹp với khách hàng mục tiêu.
Thiết kế
Marketing -
Mix
Chính sách
xúc tiến bán
sản phẩm
Chính sách
giá
Phân tích môi
trường
Marketing
Phân loại thị
trường
Lựa chọn thị
trường mục
tiêu
Lựa chọn
chiến lược
Marketing
Chính sách sản
phẩm
Chính sách
phân phối
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
11
Như vậy,phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp là
việc phân tích các yếu tố thành lập các quan hệđể thấy được những ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực của các yếu tố này từ quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp bao gồm cả việc
phân tích các môi trường vi mô và vĩ mô.
*Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản
thân doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó bao
gồm:
- Các quyết định Marketing Mix của doanh nghiệp
- Các yếu tốảnh hưởng đến quyết định Marketing Mix của
doanh nghiệp như công nghệ sản xuất ,tổ chức quản lý ,lao động , tài chính...
* Còn môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã rộng lớn
,cóảnh hưởng đến môi trường vi mô bao gồm:
- Nhu cầu của khách hàng : Mức nhu cầu ( số lượng người mua ,lượng
mua bình quân của một người) ,các yếu tốảnh hưởng ( môi trường kinh tế ,
dân số , công nghệ , môi trường tự nhiên ,văn hóa xã hội...)
- Đối thủ cạnh tranh : Số lượng đối thủ, các điểm mạnh , yếu khác
của đối thủ cạnh tranh ( tình hình tài chính ,công nghệ , phong cách phục
vụ...)
- Môi trường pháp luật : Những cơ hội và nguy cơ xuất hiện từ các
văn bản pháp luật của Nhà nước tới các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và ngành ( điều kiện kinh doanh , thuế , sự phát triển của ngành mũi
nhọn , sự hội nhập kinh tế quôc tế...)
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
12
- Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò
quan trọng nhất trong sự vận động và phát triẻn của thị trường dịch vụ vận tải
– taxi . Trong đó cần chúý tới các nhân tố sau:
+ Số lượng , chất lượng và sự phân bố của các nguồn lực xã hội .
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế .
+ Sự phát triển của khoa học kỵc thuật và khả năng ứng dụng của
chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh .
+ Cơ chế quản lý kinh tế ,tình hình cạnh tranh .
+ Quan hệ kinh tếđối ngoại và xu hướng phát triển kinh tế trong khu
vực.
+ Chính sách đầu tư ,thuế bảo hộ sản xuất.
- Môi trường dân cư:
+ Dân số và mật độ dân cư.
+ Sự phân bố dân cư theo vùng chất lượng của nguồn lao động trong
dân cư .
+ Cơ cấu dân cư ,đặc điểm về giai cấp xã hội.
+ Thu nhập và khả năng thanh toán của dân cư các yếu tố vềđặc điểm
tiêu dùng .
- Môi trường văn hóa xã hội :
+ Tuy không ảnh hưởng mạnh mẽ và trực diện như các nhân tố kinh tế
và dân cư ,song các nhân tố văn hóa – xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng
.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
13
+ Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua phong tục tập quán tín ngưỡng
,truyền thống văn hóa cộng đồng.
+ Trình độ văn hóa , ý thức dân cư.
+ Chính sách và kết quảđầu tư cho việc phát triển văn hóa xã hội các
phương tiện thông tin .
+ Các sự kiện văn hóa xã hội.
- Môi trường chính trị – pháp luật :
+ Hệ thống luật pháp , thể chế
+ Các chếđộ chính sách từng thời kỳđối với từng ngành nghề , hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế .
+ Tình hình chính trị , an ninh ,an toàn xã hội
+ Các biến động xã hội : Chiến tranh ,sự kiện chính trị .
- Môi trường tự nhiên và các môi trường khác:
+ Các nhân tố tự nhiên cóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra rủi
ro cho con người : thời tiết ,khí hậu ...
1.3.2. Phân đoạn thị trường , mục đích của phân đoạn thị trường .
- Đoạn thị trường là nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối
với cùng một tập hợp những kích thích Marketing.
- Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành
nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu tính cách hành vi.
- Quan niêm chung về phân đoạn thị trường : Người mua trên thị
trường rất đa dạng , có thể khác nhau về nhu cầu , khả năng tài chính, nơi cư
trú , thái độ thói quen mua sắm .Do đó , số lượng đoạn thị trường trên một
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
14
thịtrường tổng thể rất khác nhau và phụ thuộc vào việc người ta sử dụng các
tiêu dùng các tiêu chuẩn phân đoạn như thế nào .
- Nghiên cứu kỹ các đoạn trường sẽ giúp cho doanh nghiệp để ra chiến
lược marketing đung đắn .
Có thể tham khảo một cơ sở và tiêu thức phân đoạn thị trưởng
theo bảng sau:
Bảng 1.1. Cơ sở và tiêu thức phân đoạn thị trường
S
TT
Cơ sở phân đoạn Tiêu thức phân đoạn
1 Địa lý
Khu vực Biên giới, hải đảo , miền
núi , đồng bằng
Tỉnh Hà nội ,hải phòng , quảng
ninh
Mật độ dân số Nhỏ hơn 100 người/km2
,từ 100 – 500 người/km2, từ 500
– 5000 người / km2..
Khí hậu Bắc ,Trung , Nam
2 Tâm lý
Tầng lớp xã hội Thượng lưu , trung lưu ,
dân nghèo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
15
Lối sống Cổ hủ ,yêu đời , thực dụng
..
3
Đặc điểm hành vi mua
sắm
Lý do mua hàng Mua sắm thông thường ,
đặc biệt
Lợi ích tìm kiếm Chất lượng , dịch vụ , kinh
tế
Trạng thái sử dụng Chưa dùng , đã từng dùng ,
cóýđịnh sử dụng sản phẩm mới ,
sử dụng thường xuyên
Mức độ sẵn sàng chấp
nhận
Chưa biết , biết , nghe tin ,
quan tâm
Thái độ hàng hóa Vui mừng , tốt , bàng quan
, xấu , thù ghét
4 Dân số – Xã hội
Độ tuổi Dưới 6 tuổi , 6 – 11 tuổi ,
12 – 17 tuổi , 17 – 24 tuổi , 35 –
49 tuổi , 50 – 64 tuổi , trên 65 tuổi
Giới tính Nam , nữ
Quy mô gia đình Độc thân , 2- 4 người , từ 5
người trở lên
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
16
Mức thu nhập Thu nhập bình quân người/
tháng : nhỏ hơn 1 triệu đồng , từ 1
-2 triệu đồng , từ 2 – 4 triệu đồng
Nghề nghiệp Giáo viên , bác sĩ , công an
, công nhân kỹ thuật
Học vấn Tiẻu học ,trung học dở
dang , tốt nghiệp trung học , đại
học..
Tín ngưỡng Thiên chúa giáo , Đạo phật
, Tin lành..
Chủng tộc Da trắng , da đen ,da
vàng...
Quốc tịch Việt Nam ,Anh , Pháp ..
Từ các cơ sở trên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các tiêu
chuẩn để tiến hành phân đoạn thị trường bán hàng của doanh nghiệp mình.
Việc phân đoạn thị trường giúp cho các doanh nghiệp phát hiện
ra những lợi thế mà tại đoạn thị trường nào thì sản phẩm của mình sẽở vị trí
số 1 so với các đối thủ cạnh tranh .
1.3.3 .Lựa chọn thị trường mục tiêu :
* Phân đoạn thị trường đã mở ra một số cơ hội thị trường trước một
doanh nghiệp . Bước tiếp theo của tiến trình Marketing là lựa chọn thị trường
mục tiêu.
* Thị trường mục tiêu : Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các
khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn Công ty có khả năng đáp ứng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đồán tốt nghiệp
SV: Nguyễn Hữu Hòa Lớp QTDN-K10
17
đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh vàđạt được các
mục tiêu Marketing đãđịnh .