Trong những năm qua, từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa giao thương với thế giới đến nay, chúng ta đó chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của đất nước về chính trị, kinh tế văn hóa và xó hội. Đặc biệt là sự tăng trưởng khá ổn định của nền kinh tế, khi mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng với tốc độ thuộc hàng cao nhất trên thế giới (7-8%), và đời sống xó hội thỡ ngày càng được cải thiện. Đi cùng với những bước phát triển đó không thể không nhắc đến sự ra đời và lớn mạnh của một loạt các hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. So với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần tuy yếu hơn về vốn, về các điều kiện phát triển nhưng với sự năng động và nhạy bén, các ngân hàng này đó khụng ngừng đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng không hề thua kém và thực sự trở thành những nhân tố chớnh gúp phần quan trọng vào việc phỏt triển một hệ thống tài chớnh quốc gia lành mạnh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được thành lập năm 1989, là ngân hàng cổ phần đầu tiên của nước ta, ra đời trong thời kỳ đổi mới. Đến nay, với hơn 17 năm hỡnh thành và phỏt triển, ngõn hàng đó xõy dựng được một nền tảng vững chắc, tạo được sự tin yêu của khách hàng, đặc biệt là trong phân khúc thị trường mà ngân hàng đó xỏc định, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân cho vay tiêu dùng, Với mục đích không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu năm 2004, Habubank quyết định gia nhập thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, và khởi đầu với một sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Tại thời điểm đó, khỏi niệm “thẻ thanh toán” đó khụng cũn quỏ xa lạ với người dân Việt Nam khi mà chiều dài lịch sử của nó đó kộo dài hợn một nửa thế kỷ. Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ chế tạo và được mang cái tên “Diners Club”, từ đó thẻ thanh toán đó nhanh chúng phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rói như là một công cụ văn minh trong giao dịch mua bán. Năm 1990, để mở rộng giao thương và nhằm phục vụ cho lượng khách quốc tế du lịch tới Việt Nam, ngõn hàng Ngoại thương (Vietcombank) đó ký kết hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, chính thức đưa thẻ thanh toán vào lưu hành tại Việt Nam. Nhưng chỉ từ năm 2000 trở lại đây, khi nhận thức được đầy đủ lợi ớch và xu thế tất yếu của thẻ thanh toỏn cựng với các điều kiện khách quan lẫn chủ quan thuận lợi, thỡ hàng loạt cỏc ngõn hàng lớn nhỏ mới quyết định tham gia vào thị trường và tăng cường mạnh mẽ các hoạt động thẻ, tạo nên một giai đoạn thực sự bùng nổ. Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam trở nên vô cùng sôi động mà biểu hiện là những con số thống kê về mức tăng trưởng hàng năm không ngừng tăng cao và cường độ cạnh tranh thỡ ngày càng quyết liờt.
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán ở Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa giao thương với thế giới đến nay, chúng ta đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của đất nước về chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội. Đặc biệt là sự tăng trưởng khá ổn định của nền kinh tế, khi mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng với tốc độ thuộc hàng cao nhất trên thế giới (7-8%), và đời sống xã hội thì ngày càng được cải thiện. Đi cùng với những bước phát triển đó không thể không nhắc đến sự ra đời và lớn mạnh của một loạt các hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. So với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần tuy yếu hơn về vốn, về các điều kiện phát triển nhưng với sự năng động và nhạy bén, các ngân hàng này đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng không hề thua kém và thực sự trở thành những nhân tố chính góp phần quan trọng vào việc phát triển một hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được thành lập năm 1989, là ngân hàng cổ phần đầu tiên của nước ta, ra đời trong thời kỳ đổi mới. Đến nay, với hơn 17 năm hình thành và phát triển, ngân hàng đã xây dựng được một nền tảng vững chắc, tạo được sự tin yêu của khách hàng, đặc biệt là trong phân khúc thị trường mà ngân hàng đã xác định, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân cho vay tiêu dùng,…Với mục đích không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu năm 2004, Habubank quyết định gia nhập thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, và khởi đầu với một sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Tại thời điểm đó, khái niệm “thẻ thanh toán” đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam khi mà chiều dài lịch sử của nó đã kéo dài hợn một nửa thế kỷ. Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ chế tạo và được mang cái tên “Diners Club”, từ đó thẻ thanh toán đã nhanh chóng phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi như là một công cụ văn minh trong giao dịch mua bán. Năm 1990, để mở rộng giao thương và nhằm phục vụ cho lượng khách quốc tế du lịch tới Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã ký kết hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, chính thức đưa thẻ thanh toán vào lưu hành tại Việt Nam. Nhưng chỉ từ năm 2000 trở lại đây, khi nhận thức được đầy đủ lợi ích và xu thế tất yếu của thẻ thanh toán cùng với các điều kiện khách quan lẫn chủ quan thuận lợi, thì hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ mới quyết định tham gia vào thị trường và tăng cường mạnh mẽ các hoạt động thẻ, tạo nên một giai đoạn thực sự bùng nổ. Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam trở nên vô cùng sôi động mà biểu hiện là những con số thống kê về mức tăng trưởng hàng năm không ngừng tăng cao và cường độ cạnh tranh thì ngày càng quyết liêt.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Habubank đã tiến từng bước thận trọng vào mảng kinh doanh thẻ. Sau hai năm hoạt động, bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được, thì những hạn chế và khó khăn cũng bộc lộ ngày càng nhiều. Trong tình hình hiện nay, chỉ cần một nhận định, một bước đi sai lầm thì sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả và ngày càng “tụt hậu”. Vì vậy, Habubank cần tạo nên những bước đột phá trên cơ sở phân tích và dự báo một cách khoa học thực trạng kinh doanh để thấy được những “điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội”.
Sau hơn 4 tuần thực tập tổng hợp và 8 tuần thực tập chuyên đề tại Habubank, nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề cùng với mong muốn được đóng góp một phần cho sự phát triển của Habubank, em đã quyết định thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài “Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán tại Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội”. Chuyên đề được kết cầu làm 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank
Chương 2. Thực trạng thị trường thẻ thanh toán của Habubank
Chương 3. Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán của Habubank
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HABUBANK
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HABUBANK
Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
HaNoi Building Commercial Joint Stock Bank.
Tên giao dịch: HABUBANK (HBB)
Slogan: Giá trị tích luỹ niềm tin
Hội sở chính: B7 Giảng Võ, Hà Nội
Tel: 04-8460135
Fax: 04-8235693
Email: mysay@habubank.com.vn
Website: www.habubank.com.vn
Mạng lưới chi nhánh:
Tại Hà Nội
Chi nhánh Hàm Long
Chi nhánh Thanh Quan
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Chi nhánh Xuân Thuỷ
Chi nhánh Vạn Phúc
Phòng giao dịch Bách Khoa
Phòng giao dịch Thể Giao
Trung tâm Thẻ
Tại Bắc Ninh
Chi nhánh Bắc Ninh
Phòng giao dịch Võ Cường
Tại Quảng Ninh
Chi nhánh Quảng Ninh
Phòng giao dịch Bạch Đằng
Tại TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng giao dịch Tân Bình
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HABUBANK
2.1. Các mốc lịch sử
Năm 1989: Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thành lập tại Việt Nam với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Số vốn điều lệ đầu tiên là 5 tỷ đồng Việt Nam, được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.
Năm 1992: Vào tháng 10 năm 1992 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995: Đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý với chiến lược kinh doanh chuyển sang, ngoài việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà, chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân và các tổ chức tài chính khác. Thêm vào đó cơ cấu cổ đông đã mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh tham gia đầu tư đóng góp phát triển.
Tăng vốn điều lệ lên 24,396 tỷ đồng.
Trở thành thành viên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Mở phòng giao dịch số 1 tại 57 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Năm 1996: Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng và mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để hoạt động kinh doanh và thanh toán quốc tế.
Khai trương phòng giao dịch số 2 tại 341 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 57 tỷ đồng
Trở thành thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Khai trương phòng giao dịch số 3 tại 67C Hàm Long, HN.
Năm 2000: Được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.
Tăng vốn điều lệ lên hơn 70 tỷ đồng.
Năm 2001: Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Quảng Ninh vào Habubank.
Mở chi nhánh tại Quảng Ninh.
Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu.
Năm 2002: Tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng.
Mở chi nhánh tại Bắc Ninh.
Năm 2003: Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Mở chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh.
Năm 2004: Kỷ niệm 15 năm thành lập.
Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Liên kết với Công ty bảo hiểm Viễn Đông thực hiện các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.
Thành lập công ty chứng khoán HBBS
Thành lập Trung tâm thẻ.
Gia nhập hệ thống liên minh thẻ VNBC.
2.2. Phương châm hoạt động
Habubank cung cấp một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao, sáng tạo đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.
2.3. Mục tiêu chiến lược dài hạn
Habubank từ những ngày đầu thành lập đã đề ra một cách rõ ràng 5 mục tiêu chiến lược sẽ theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động và phát triển:
Tối đa hoá giá trị đầu tư cho các cổ đông.
Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng đối với Habubank.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh.
Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ.
Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
3. HÌNH THỨC PHÁP LÝ, LOẠI HÌNH KINH DOANH
3.1. Hình thức pháp lý
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng.
Được thành lập và đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm.
3.2. Loại hình kinh doanh
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng; và dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép.
3.3. Sản phẩm, dịch vụ của Habubank
3.3.1. Dịch vụ Tài chính ngân hàng cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm.
Tài khoản tiền gửi.
Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh (cho vay trả góp, cho vay có tài sản bảo đảm, chiết khấu giấy tờ có giá…), chiết khấu.
Chuyển tiền trong nước.
Chuyển tiền ra nước ngoài:
Phát hành bankdraft/séc.
Kiều hối: Thẻ chuyển tiền nhanh.
Nhận chi trả kiều hối – Western Union.
Dịch vụ nhờ thu Séc.
Thu đổi Séc du lịch.
Đầu tư chứng khoán.
3.3.2. Dịch vụ Tài chính ngân hàng doanh nghiệp
Tài khoản tiền gửi.
Trả lương qua tài khoản.
Cho vay doanh nghiệp.
Bảo lãnh.
Thanh toán thương mại quốc tế doanh nghiệp:
Thư tín dụng.
Nhờ thu.
Chuyển tiền.
Bao thanh toán xuất khẩu.
Ngoại hối:
Giao ngay.
Kỳ hạn.
Hoán đổi.
Mua bán ngoại tệ theo thoả thuận.
Đầu tư chứng khoán.
Dịch vụ nhờ thu Séc.
Các sản phẩm dịch vụ dành cho các đối tác là các tổ chức tài chính khác
Bảo hiểm.
Uỷ thác và đồng uỷ thác.
Đồng tài trợ.
Chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá.
Mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá.
3.3.4. Dịch vụ ngân hàng tự động: thẻ ATM.
3.3.5. Dịch vụ ngân quỹ: Làm mới tài sản có giá và quản lý tiền mặt, cất, giữ hộ tài sản, kiểm định ngoại tệ.
3.3.6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking.
4. CƠ CẤU TỔ CHỨC
4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn các cấp đỉnh quản trị
4.1.1. Đại hội đồng Cổ đông
Nhiệm vụ
Thông qua định hướng phát triển hàng năm của Ngân hàng.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành.
Quyền hạn
Quyết định mức cổ tức hàng năm.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Sửa đổi, bổ sung điều lệ của Ngân hàng.
Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể Ngân hàng.
4.1.2. Hội đồng quản trị
Nhiệm vụ
Đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.
Giám sát, chỉ đạo Ban điều hành trong công việc điều hành hàng ngày.
Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng Cổ Đông.
Quyền hạn
Quyết định các phương án đầu tư và dự án đầu tư quy mô lớn vượt quá quyền hạn quyết định của Ban điều hành.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, công nghệ có quy mô lớn.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Ban điều hành và các cấp quản lý khác.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, thành lập chi nhánh, phòng giao dịch.
Triệu tập Đại hội đồng Cổ đông để lấy ý kiến.
4.1.3. Ban kiểm soát
Nhiệm vụ
Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong công việc quản lý, điều hành hàng ngày.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành công việc kinh doanh, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Trình các báo cáo lên Đại hội đồng Cổ đông.
Quyền hạn
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Ngân hàng bất cứ khi nào nếu nhận thấy cần thiết.
Được quyền cung cấp các báo cáo của Tổng giám đốc lên Hội đồng quản trị, có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu, có quyền đến các địa điểm làm việc của cấp quản lý hay nhân viên.
Kiến nghị Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị về sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành.
Có quyền sử dụng tư vấn độc lập.
4.1.4. Ban điều hành
Chức năng
Lập kế hoạch hoạt động, trực tiếp quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh Ngân hàng theo quy định.
Điều phối mọi hoạt động Ngân hàng, đảm bảo mọi thành viên Ngân hàng hợp tác và làm việc vì sự phát triển của Habubank theo đúng đường lối chỉ đạo của Hội đồng quản trị.
Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị về công tác quản lý.
Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ban điều hành.
Quyền hạn
Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong thẩm quyền của Ban điều hành.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng-tham mưu
Văn phòng
Chức năng
Tham mưu tổng hợp cho các cấp quản trị.
Giúp việc điều hành quản lý.
Quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật.
Nhiệm vụ
Thu thập, xử lý, quản lý sử dụng thông tin.
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Tổ chức công tác lễ tân.
Tổ chức các chuyến đi công tác.
Đảm bảo các yếu tố vật chất cho hoạt động của Ngân hàng.
Tổ chức công tác bảo vệ trật tự, an toàn.
Quyền hạn
Được lãnh đạo uỷ quyền đón tiếp đại diện của các cơ quan, doanh nghiệp đến giải quyết công việc.
Đôn đốc các bộ phận khác thực hiện các quyết định của lãnh đạo.
Được quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Được quyền tham gia vào công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên văn phòng.
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Chức năng
Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng.
Kiểm tra, kiểm soát các mối quan hệ quản lý nội bộ.
Nhiệm vụ
Kiểm soát rủi ro, kiểm soát hoạt động mọi mặt của toàn ngân hàng.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
Kiểm tra tính chính xác các số liệu báo cáo tài chính.
Quyền hạn
Tham gia vào các cuộc họp chính thức của các cấp quản lý cũng như nhân viên.
Có quyền tiếp cận mọi hồ sơ tài liệu của Ngân hàng bất cứ địa điểm nào.
Có quyền kiến nghị về công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ của các phòng ban.
Có quyền kiến nghị việc sửa đổi quy chế, quy tắc thuộc thẩm quyền.
Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên thuộc phòng.
Bộ phận Công nghệ-Thông tin
Chức năng
Quản lý hệ thống máy tính cả phần cứng và phần mềm của toàn Ngân hàng.
Tham mưu cho các cấp quản lý về hoạt động Công nghệ của Ngân hàng.
Nhiệm vụ
Lựa chọn và đổi mới công nghệ phù hợp với hoạt động của Ngân hàng thuộc thẩm quyền của phòng ban.
Tổ chức, thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị công nghệ.
Thực hiện, hướng dẫn các phòng ban sử dụng và đảm bảo nghiệp vụ bảo mật trong hệ thống máy tính.
Quản lý các hồ sơ, tài liệu kĩ thuật có liên quan.
Quyền hạn
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên thuộc phòng.
Có quyền yêu cầu các phòng ban tuân thủ các quy trình về việc sử dụng hệ thống máy tính cũng như các thiết bị công nghệ khác.
4.2.4. Phòng Nhân sự
Chức năng
Đảm bảo nguồn nhân lực cả về lượng và chất.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Duy trì, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Tham mưu cho các cấp quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu, dự báo nhu cầu về nhân lực và hoạch định chiến lược về nhân lực.
Thiết kế, phân tích công việc.
Thực hiện công tác tuyển mộ, sử dụng nguồn nhân lực.
Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực làm việc và gia tăng giá trị đóng góp của nhân viên.
Đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở cho hoạt động trả lương, thưởng, phúc lợi.
Thực hiện quản lý thù lao lao động.
Quyền hạn
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Tham dự các cuộc họp bàn về các phương án phát triển, cải tổ tổ chức có liên quan tới nguồn nhân lực.
Quyền nhận, thu thập các tài liệu, thông tin từ bộ phận khác trong Ngân hàng có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
Tổ chức, phối hợp hoạt động các nhân viên thuộc phòng với các nhân viên phòng ban khác.
Kiểm soát các hoạt động quản lý nhân lực ở các phòng ban khác.
Ra quyết định có liên quan khi được uỷ quyền.
4.2.5. Phòng Chiến lược, Hợp tác và Marketing
Chức năng
Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược nâng cao hình ảnh của Habubank, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng trong quan hệ với các cơ quan ngôn luận, khách hàng.
Tham mưu cho lãnh đạo (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc) phương hướng chiến lược và mục tiêu phát triển trung, dài hạn.
Nhiệm vụ
Tổng hợp, phân tích đánh giá chiến lược phát triển của Habubank với mục tiêu xác lập các lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển bền vững của Habubank.
Đầu mối tiếp nhận và quản lý tổng hợp mọi quan hệ hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước với các tổ chức kinh tế và phi kinh tế của Habubank. Phối hợp với các phòng chức năng, xác lập cơ hội, đánh giá tiềm năng và triển khai phát triển và duy trì các quan hệ.
Nghiên cứu, phân tích và báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, về các ngành, nghề theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các chương trình quảng cáo và phát hành sản phẩm mới.
Quyền hạn
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên thuộc phòng.
Yêu cầu, đôn đốc các phòng ban có liên quan đến thực hiện các chiến lược đã đề ra.
Kiến nghị với các cấp quản lý về hoạch định, thực hiện, điều chỉnh, kiểm tra giám sát chiến lược.
4.2.6. Phòng Đầu tư
Chức năng
Quản lý các hoạt động đầu tư của Habubank theo quy định.
Đảm bảo các nguồn vốn đầu tư Habubank hoạt động ổn định, hiệu quả và lành mạnh.
Tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng về các hoạt động đầu tư.
Nhiệm vụ
Thực hiện các danh mục đầu tư của Habubank bao gồm: các khoản Habubank trực tiếp đầu tư và/hoặc góp vốn, liên danh, liên kết; các khoản Habubank nhận vốn uỷ thác đầu tư qua các đơn vị và cá nhân khác; các khoản Habubank uỷ thác đầu tư qua các đơn vị, cá nhân khác.
Làm đầu mối quan hệ với các đơn vị nhận vốn đầu tư của Habubank và các chủ đầu tư uỷ thác vốn đầu tư qua Habubank.
Định kỳ báo cáo lên lãnh đạo Ngân hàng về tình hình hoạt động của các đơn vị nhận vốn đầu tư của Habubank/vốn uỷ thác đầu tư qua Habubank; phân tích hiệu quả hoạt động của các khoản đầu tư và đưa ra các đề xuất, kiến nghị.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
Quyền hạn
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên thuộc phòng.
4.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng có bộ phận trực tiếp giao dịch khách hàng
Phòng Nguồn vốn, ngoại hối, ngân quỹ
Chức năng
Thực hiện quản lý và cân đối nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Kinh doanh ngoại hối cho Ngân hàng và cung cấp ngoại tệ phục vụ yêu cầu thanh toán của Ngân hàng.
Lập và đề xuất cho Ban điều hành về mảng hoạt động của phòng.
Nhiệm vụ
Mảng nguồn vốn: huy động nguồn qua thị trường liên ngân hàng, thị trường mở.
Mảng Ngân quỹ: dịch vụ làm mới các tài sản có giá, dịch vụ quản lý tiền mặt.
Mảng Ngoại hối: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, quyền chọn ngoại tệ, thủ tục mua bán và chuyển ngoại tệ.
Quyền hạn
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Qu