Từ khi đổi mới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta đã có điều kiên phát triển theo đúng khả năng khách quan của nó. Trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết là mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnh tranh đầy cam go thử thách để dành lấy vị trí làm cơ sở cho sự phát triển lớn mạnh. Muốn dành được thắng lợi trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mà trước hết thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa các doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó là bài toán phải giải trong suốt quá trìn h hoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳ đầu thành lập. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là rất khó khăn phức tạp.
Trên thực tế ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập rất nhiều nhưng hầu hết là qui mô nhỏ lẻ yếu ớt tính cạnh tranh không cao. Nền kinh tế nước ta vừa chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp còn rất bỡ ngỡ trước cung cách làm ăn mới, phải hoàn toàn tự chủ trong vấn đề huy động và sử dụng vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sự nâng đỡ của nhà nước đối với các ý tưởng kinh doanh là còn rất hạn chế. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang được rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song kết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên góc độ chung chung, còn đối với các doanh nghiệp cụ thể thì phải có đường đi nước bước riêng cho mình.
Qua quá trình học tập ở trường, tìm hiểu thực tế ở công ty TNHH thiết bị điện AC em đã chọn đề tài nghiên cứu :" Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ở công ty TNHH thiết bị điện AC" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp và với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty AC nói riêng và các công ty thương mại nói chung.
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở tiếp cận kế thừa có chọn lọc những thông tin luận điểm, ý kiến của các chuyên gia trên sách báo tạp chí kết hợp với tình hình thực tế ở công ty AC, chuyên đề đi vào phân tích điểm mạnh điểm, điểm yếu của công ty cũng như cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh để từ đó tìm ra những định hướng và giải pháp cụ thể. Do phạm vi đề tài nghiên cứu rộng, trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp đại học chỉ tập trung vào những khâu những điểm quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ở công ty TNHH thiết bị điện AC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Từ khi đổi mới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta đã có điều kiên phát triển theo đúng khả năng khách quan của nó. Trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết là mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnh tranh đầy cam go thử thách để dành lấy vị trí làm cơ sở cho sự phát triển lớn mạnh. Muốn dành được thắng lợi trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mà trước hết thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa các doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó là bài toán phải giải trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳ đầu thành lập. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là rất khó khăn phức tạp.
Trên thực tế ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập rất nhiều nhưng hầu hết là qui mô nhỏ lẻ yếu ớt tính cạnh tranh không cao. Nền kinh tế nước ta vừa chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp còn rất bỡ ngỡ trước cung cách làm ăn mới, phải hoàn toàn tự chủ trong vấn đề huy động và sử dụng vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sự nâng đỡ của nhà nước đối với các ý tưởng kinh doanh là còn rất hạn chế. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang được rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song kết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên góc độ chung chung, còn đối với các doanh nghiệp cụ thể thì phải có đường đi nước bước riêng cho mình.
Qua quá trình học tập ở trường, tìm hiểu thực tế ở công ty TNHH thiết bị điện AC em đã chọn đề tài nghiên cứu :" Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ở công ty TNHH thiết bị điện AC" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp và với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty AC nói riêng và các công ty thương mại nói chung.
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở tiếp cận kế thừa có chọn lọc những thông tin luận điểm, ý kiến của các chuyên gia trên sách báo tạp chí kết hợp với tình hình thực tế ở công ty AC, chuyên đề đi vào phân tích điểm mạnh điểm, điểm yếu của công ty cũng như cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh để từ đó tìm ra những định hướng và giải pháp cụ thể. Do phạm vi đề tài nghiên cứu rộng, trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp đại học chỉ tập trung vào những khâu những điểm quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần cơ bản:
1- Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
2- Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn trong công ty AC
3- Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ở công ty AC.
CHƯƠNG I
lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp.
I. Khái quát về vốn kinh doanh
1.Khái niệm vốn kinh doanh
Nói đến kinh doanh là phải nói đến vốn.Vốn là một thuật ngữ rất phổ thông mà mọi người đều nghe nói tới.Tuy nhiên để hiểu được một cách tương dối chính xác về vốn thì cũng không phải điều đơn giản. Từ trước tới nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau. Một cách chung nhất có thể hiểu vốn là tất cả các nguồn lực các yếu tố có thể phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp thì vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp nắm giữ và có thể huy động dược để thực hiện việc kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong quá trình kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của quá trình sản xuất kinh doanh.
Một số đặc trưng cơ bản của vốn là:
Thứ nhất, vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn phải được vận đông sinh lời đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, vốn phải được tích tụ tập trung đén một lượng nhất định,có như vậy mới phát huy được tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ không ai quản lý.
Thứ năm, vốn phải được quan niệm như một loại hàng hoá đặc biệt, có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
Thứ sáu, Vốn luôn vận động chuyển hoá hình thức trong quá trình kinh doanh
Đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước hết phải nắm vững khái niệm và các đặc trưng cơ bản của vốn.Trong khuân khổ đề tài nghiên cứu này chỉ xem xét vốn trên giác độ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
2. Phân loại vốn
Nói đến vốn là phải nói đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì cần có sự phân loại vốn. Có rất nhiều cách phân loại vốn khác nhau theo các cách tiếp cận khác nhau.
2.1 Phân loại theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này người ta chia thành vốn chủ sở hữu và vốn huy động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là vốn mà doanh nghiệp tự có, hình thành từ vốn pháp định và vốn tự bổ sung từ nhiều nguồn lợi nhuận giữ lại, các quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính...Ngoài ra còn bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản sử dụng tài sản cố định để đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định. Với các doanh nghiệp cổ phần thì vốn chủ sở hữu được bổ sung dễ dàng thông qua bán cổ phiếu.
Vốn huy động là vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết phát hành trái phiếu và các hình thức khác.
Đối với một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhất định. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tăng cường huy động vốn từ bên ngoài. Việc xác định cơ cấu vốn tự có và vốn huy động ngày càng trở nên quan trọng. Qui mô kinh doanh càng lớn thì tỷ lệ vốn huy động càng cao. Những doanh nghiệp làm ăn phát đạt họ vẫn phải huy động vốn bằng hình thức vay nợ. Trong kinh doanh các doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác bằng những khoản nợ thông qua việc mua bán hàng hoá. Những doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt thì sẽ thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.2 Phân loại theo phương thức chu chuyển:
Dựa theo phương thức chu chuyển của vốn người ta có thể phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
2.2.1 Vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn ứng trước về tài sản cố định nó luôn chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Thông thường vốn cố định phải có thời gian sử dụng ít nhất 1 năm và có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật như ngày nay- Khi mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì khái niệm về tài sản cố định cũng được mở rộng ra, bao gồm cả những tài sản cố định không có hình thái vật chất. Loại này là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn trên và thường gồm: Chi phí thànhh lập doanh nghiệp, chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế kinh doanh... Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì tỷ trọng của những tài sản cố định vô hình càng lớn.
Tài sản cố định hữu hình được chia thành các loại sau:
Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc như trụ sở làm việc , kho bãi, cầu cống đường sá...
Loại 2: Máy móc thiết bị là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ cho quản lý, dụng cụ đo lường...
Loại 5: Vườn cây lâu năm. súc vật là việc hoặc cho sản phẩm .
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật ...
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá rị của tài sản cố định. Có hai loại hao mòn tài sản có định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Do hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất, người ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá trị thành phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quĩ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định, công việc đó gọi là khấu hao tài sản cố định.
2.2.2 Vốn lưu động
Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động của doanh nghiệp. Nói dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ những tài sản lưu động. Đó là những tài sản ngắn hạn thường xuyên luôn chuyển trong quá trình kinh doanh.
Trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp thì tài sản lưu động của nó chủ yếu được thể hiện ở các bộ phận là tiền mặt, các chứng khoán có thanh khoản cao, khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh thương mại thường chiếm tỷ lệ lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản. Quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Vốn cố định và lưu động là hai loại vốn tồn tại song song trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà tỷ lệ giữa 2 loại vốn này là khác nhau.
2.3 Phân loại theo thời gian
Cách phân loại này thường áp dụng cho vốn huy động căn cứ vào thời gian phải hoàn trả bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Vốn dài hạn có thời gian lớn hơn 1 năm, vốn ngắn hạn có thời gian hoàn trả dưới 1 năm.
Vốn dài hạn thường được huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vay dài hạn, thuê mua. Nơi giao dịch chủ yếu là thị trường vốn. Loại vốn này thường được tài trợ cho tài sản cố định và một phần chi phí thường xuyên.
2.4 Phân loại theo hình thái vốn
Theo nghĩa rộng hẹp khác nhau người ta có thể coi những yếu tố nào là vốn. Khi kinh tế hàng hoá và khoa học phát triển mạnh thì xuất hiện thêm thuật ngữ vốn vô hình và vốn hữu hình.
Vốn hữu hình là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình, dễ dàng nhận biết giá trị sử dụng, được phục vụ trực tiếp vào quá trình kinh doanh.
Vốn vô hình là biều hiên giá trị của các tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể song nó có tác động tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp như là bản quyền phát minh sáng chế, công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến, uy tín của doanh nghiệp, trình độ người lao động…
3.Vai trò của vốn kinh doanh.
Nói đến kinh doanh là ta thưòng nói đến vấn đề vốn. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải có một lượng vốn nhất định. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh…
Qui mô vốn kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng nhất để xếp doanh nghiệp vào loại qui mô lớn, trung bình hay nhỏ và cũng còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, việc có vốn tích luỹ, tập trung được nhiều vốn hay ít vào kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nó là điều kiện để thực hiện các chiến lược sách lược kinh doanh. Nó cũng là chất keo để nối chắp dính kết các quá trình, các quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố về giá trị. Nó chỉ được phát huy tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu trong kinh doanh làm thiệt hại lớn về vốn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và dẫn đến việc phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị dử dụng lãng phí, không hiệu quả.
Như vậy vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Song vấn đề sử dụng vốn như thế nào lại là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
4.Nguồn cung ứng vốn
Để có vốn hoạt động doanh nghiệp cần có nguồn cung cấp nhất định. Khái quát nhất có thể phân thành nguồn cung ứng vốn từ nội bộ và nguồn cung ứng vốn từ bên ngoài. Trên cơ sở đó lại phân loại cụ thể hơn . Có thể khái quát thành sơ đồ (ở trang sau).
4.1 Tự cung ứng
Đây là phương thức doanh nghiệp tự cung ứng vốn cho mình trong quá trình kinh doanh. Nó bao gồm các phương thức chủ yếu là khấu hao tài sản cố định, tích luỹ tái đầu tư, điều chỉnh cơ cấu tài sản.
4.1.1 Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác định mức độ hao mòn của chúng để chuyển dần vào giá trị sản phẩm, đó gọi là khấu hao tài sản cố định. Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất có tỷ lệ tài sản cố định lớn. Tuy nhiên với các doanh nghiệp thương mại có tỷ lệ tài sản cố định nhỏ thì nguồn vốn này không chiếm vị trí quan trọng.
Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực trạng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với DNNN, trong chừng mực nhất định , quá trình xác định mức khấu hao chịu ảnh hưởng của ý đồ của nhà nước thông qua các qui định, chính sách của cơ quan tài chính trong từng thời kỳ. Các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn cách tính cụ thể, coi đó như công cụ điều chỉnh nguồn cung ứng bên trong của mình. Tuy nhiên việc này phải dựa trên cơ sở các kế hoạch tài chính và luôn chịu sự khống chế của giá bán sản phẩm.
Vốn góp
Vay cá nhân
Phát hành cổ phiếu
Vốn NSNN
Phát hành trái phiếu
Vốn nước
ngoài
đầu tư trực tiếp nướo ngoài
Cơ chế tự cung ứng vốn
1.điều chỉnh cơ cấu tài sản
2.Khấu hao tài sản cố định
3.Tái đầu tư
Vốn chiếm dụng
Mua trả chậm
Kết hợp công tư trong xd cơ sơ hạ tầng
Tín dụng ngân hàng
Vay các tổ chức khác
Liên doanh liên kết
Thuê mua (leasing)
Sơ đồ nguồn cung ứng vốn
4.1.2 Tích luỹ tái đầu tư
Là việc các doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Nó luôn được coi là nguồn cung ứng tài chính quan trọng vì có các ưu điểm sau:
Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động
Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng.
Giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỉ lệ Nợ/Vốn.
Đặc biệt quan trong đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiền chưa tạo được tín nhiệm đối với các nhà cung ứng tài chính
Qui mô tự cung ứng vốn từ tích luỹ tuỳ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì lợi nhuận được phân phối theo thoả thuận của các thành viên góp vốn. Thông thường ở các công ty cổ phần, công ty TNHH quỹ tái đầu tư chiếm khoảng 15% đến 45% lợi nhuận sau thuế.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là nguồn tự cung ứng vốn quan trọng nhất.
4.1.3 Điều chỉnh cơ cấu tài sản.
Do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong quá trình kinh doanh thường diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng thiếu loại tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời bán các tài sản dư thừa để đầu tư vào tài sản khác. Phương thức này không làm tăng tổng số vốn kinh doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt đông cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết.
Phương thức tự cung ứng vốn có ưu điểm rất lớn là hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động không phụ thuộc vào bên ngoài, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng trong thời gian dài với chi phí vốn thấp. Mặt khác sự nỗ lực tự cung ứng vốn luôn là yếu tố để người cấp vốn bên ngoài xem xét khả năng cho vay vốn. Tuy nhiên phương thức này cũng có hạn chế là qui mô nhỏ, nguồn vốn bổ sung luôn có giới hạn.
4.2 Các phương thức cung ứng từ bên ngoài
4.2.1 Vốn do NSNN cấp
Với hình thức này doanh nghiệp nhận được vốn cấp từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hình thức này ngày càng bị thu hẹp. Chỉ các DNNN có vị trí trong điểm mới được cấp vốn theo hình thức này, còn đối với khu vực ngoài quốc doanh thì hoàn toàn không có.
4.2.2 Nhận vốn góp qua phát hành cổ phiếu
Đây là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Hình thức này có đặc trưng cơ bản là tăng vốn mà không làm tăng nợ của doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là tập hợp được lượng vốn lớn, dễ tăng vốn, dễ quản lý. Bên cạnh đó cũng có hạn chế là doanh nghiệp phải công khai hoá tình hình tài chính theo luật định. Đồng thời khi tính toán lượng cổ phiếu phát hành đòi hỏi phải rất thận trọng vì không thể hoàn trả lại vốn khi có sự dư thừa.
Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều có thể khai thác nguồn vốn này mà chỉ những công ty cổ phần và DNNN có qui mô lớn mới có thể phát hành cổ phiếu.
4.2.3 Vay vốn bàng phát hành trái phiếu
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng: doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường là có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Đặc trưng của nó là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp.
Vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu có những ưu điểm chủ yếu là:có thể thu hút được lượng vốn lớn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ và doanh nghiệp có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp với mình.
Bên cạnh đó cũng có hạn chế nhất định. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận, đặc biệt khi kinh tế suy thoái, lạm phát cao. Chi phí phát hành khá cao. Mặt khác không phải mọi doanh nghiệp mà chỉ những doanh nghiệp nào thoả mãn điều kiện theo luật định mới có thể phát hành trái phiếu.
4.2.4 Vay vốn của các ngân hàng thương mại
Đây là hình thức doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại dưới các hình thức cụ thể, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn lớn. Bên cạnh đó để vay vốn được từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt ngèo. Trong quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp phải tính toán trả nợ theo đúng tiến độ. Mặt khác doanh nghiệp có thể bị ngân hàng đòi quyền kiểm soát các hoạt động.
Vay vốn từ NHTM là hình thức phổ biến của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta hiện nay,việc vay vốn từ hệ thống ngân hàng TM của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là rất hạn chế, lượng vốn vay ít, thủ tục rườm rà.
4.2.5 Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là hình thức chiếm dụng vốn của đối tác xảy ra trong quá trình mua bán trao đổi hàng hoá. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do đặc điểm của quá trình cung ứng hàng hoá và thanh toán không phải lúc nào cũng diễn ra đồng thời nên tín dụng thương mại xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Thực tế luôn diễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp chiếm dụng và bị chiếm dụng. Có hai hình thức tính dụng thương mại chủ yếu:
Thứ nhất là doanh nghiệp mua hàng hoá theo phương thức trả chậm. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, bán hàng trả chậm được coi là chiến lược marketinh của người bán, cho nên doanh nghiệp dễ dàng tìm được nguồn vốn loại này. Khi quá trình này diễn ra một cách thường xuyên thì nguồn tín dụng này được coi là nguồn tín dụng trung hoặc dài hạn. Đây là nguồn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu các điều kiện cần thiết để vay vốn từ nguồn khác.
Bên cạnh đó, hình thức mua hàng trả chậm cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn doanh nghiệp phải chịu chi phí kinh doanh sử dụng vốn khá cao. Mặt khác sẽ chỉ được mua theo phương thức trả chậm khi doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống tín dụng sòng phẳng cũng như tình hình tài chính là