Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

Hiện nay, lĩnh vực Ngân hàng được xem là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế. Hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời, theo đócác ngân hàng cũng cạnh tranh với nhau rất mạnh mẽ từ mô hình tổ chức, cơ cấu nghiệp vụ, phát triển mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới . Chính điều này đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trở thành là nền kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp nhất trong các loại tranh chấp kinh doanh thương mại. Bởi vì, bản chất của hoạt động tín dụng là sự tín nhiệm lẫn nhau giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng vay tiền. Hơn nữa đối tượng trong quan hệ này cũng khá đặc biệt đó là một lượng tiền nhất định. Theo đó “hợp đồng tín dụng” là sự thỏathuận giữa một bên là tổ chức tín dụng một bên là khách hàng vay về việc tổ chức tín dụng sẽ cho khách hàng vay một số tiền nhất định trong một thời gian xác định và sau thời gian đó người vay có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức tín dụng kèm theo một khoản lãi (nếu có). Cho nên, hoạt động này được xem là có rủi ro cao thường xảy ra các tranh chấp do khách hàng vay không thanh toán được nợ hoặc bên cho vay bội ước khi không thực hiện đúng các cam kết của mình, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặt khác, những vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng thường rất lớn cả về tính chất của vụ án (liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau.) cho đến số tiền tranh chấp cũng không nhỏ. Từ thực tế này cần phải có một giải pháp căn cơ, lâu dài và triệt để nhằm hạn chế các tranh chấp như vừa nêu. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa to lớn cho hoạt động tín dụng ngày càng phát triển đúng hướng, lành mạnh, an toàn. Bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia. Xuất phát từ lý do đó, người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng”để nghiên cứu.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề Tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Giáo Viên hướng dẫn Sinh Viên thực hiện Lê Huỳnh Phương Chinh Huỳnh Trung Hiếu MSSV: 5044035 Lớp Luật Thương Mại – K30 Cần Thơ - 2008 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN -- -- ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU …… Hiện nay, lĩnh vực Ngân hàng được xem là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế. Hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời, theo đó các ngân hàng cũng cạnh tranh với nhau rất mạnh mẽ từ mô hình tổ chức, cơ cấu nghiệp vụ, phát triển mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ... Chính điều này đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trở thành là nền kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp nhất trong các loại tranh chấp kinh doanh thương mại. Bởi vì, bản chất của hoạt động tín dụng là sự tín nhiệm lẫn nhau giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng vay tiền. Hơn nữa đối tượng trong quan hệ này cũng khá đặc biệt đó là một lượng tiền nhất định. Theo đó “hợp đồng tín dụng” là sự thỏa thuận giữa một bên là tổ chức tín dụng một bên là khách hàng vay về việc tổ chức tín dụng sẽ cho khách hàng vay một số tiền nhất định trong một thời gian xác định và sau thời gian đó người vay có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức tín dụng kèm theo một khoản lãi (nếu có). Cho nên, hoạt động này được xem là có rủi ro cao thường xảy ra các tranh chấp do khách hàng vay không thanh toán được nợ hoặc bên cho vay bội ước khi không thực hiện đúng các cam kết của mình, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặt khác, những vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng thường rất lớn cả về tính chất của vụ án (liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau...) cho đến số tiền tranh chấp cũng không nhỏ. Từ thực tế này cần phải có một giải pháp căn cơ, lâu dài và triệt để nhằm hạn chế các tranh chấp như vừa nêu. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa to lớn cho hoạt động tín dụng ngày càng phát triển đúng hướng, lành mạnh, an toàn... Bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia. Xuất phát từ lý do đó, người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng” để nghiên cứu. Nội dung của đề tài gồm hai chương Chương một: Những vấn đề chung về hợp đồng tín dụng và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Trong chương này người viết sẽ trình bày các khái niệm chung nhất về một hợp đồng tín dụng, tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng, tìm hiểu ý nghĩa của việc thiết lập hợp đồng tín dụng trong đời sống hàng ngày. Đồng thời, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 3 nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng dân sự nói chung và một hợp đồng tín dụng nói riêng. Chương hai: Một số thực trạng và đề xuất nhằm góp phần hạn chế tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng tín dụng hiện nay. Đây là chương mà tác giả trình bày cụ thể thực trạng của hoạt động tín dụng cũng như một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng, sau khi đã nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng. Qua đó, người viết có đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế các tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, trong phần Phụ lục người viết còn đưa một số vụ tranh chấp điển hình đã xảy ra trên thực tế và bình luận các vụ việc đó theo quan điểm đã trình bày trong đề tài nghiên cứu này. Với mong muốn cung cấp thêm các thông tin có liên quan đến tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Mặt khác, tạo cho đề tài nghiên cứu thêm phong phú và sinh động. Tuy nhiên, đây là đề tài mới, trong chương trình học cũng chưa được chú trọng đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người viết vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự thông cảm và đóng góp chân thành của quý Thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp. Cuối cùng, người viết xin chân thành cảm ơn các Cán bộ của Khoa Luật, đặc biệt cảm ơn Cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tư vấn, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu và giúp đỡ nhiệt tình để đề tài luận văn được thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Cần Thơ, tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Huỳnh Trung Hiếu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1.Khái niệm tín dụng Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó hoạt động ngân hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, nó được coi là mạnh máu của nền kinh tế bất cứ mỗi quốc gia nào và tài chính - ngân hàng có lành mạnh thì nền kinh tế mới có cơ hội cạnh tranh và phát triển. Như đã biết hoạt động tín dụng của ngân hàng vốn là một trong những hoạt động đặc trưng nhất của lĩnh vực ngân hàng. Thuật ngữ “Tín dụng” xuất phát từ gốc Latinh “Creditum” là sự tin tưởng, tín nhiệm. Theo từ điển tiếng Việt1 thì “Tín dụng” là sự vay mượn có hoàn trả (cả vốn lẫn lãi). Điều này nghĩa là người vay trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Hay nói cách khác để quan hệ tín dụng được thiết lập và tồn tại thì đòi hỏi phải tạo lập được niềm tin, đây là cơ sở rất quan trọng để quan hệ tín dụng được hình thành. Theo đó Điều 20, khoản 8 Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ sung 2004; thì hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Dù vận động ở phương thức nào, đối tượng vay mượn là hàng hóa hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang ba đặc trưng cơ bản: - Quyền sử dụng theo đúng mục đích đã thỏa thuận, quyền sở hữu về tài sản tín dụng tức là có quyền định đoạt số tiền đó mà tổ chức tín dụng không có quyền can thiệp hoặc phản đối. - Có thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người vay và người cho vay. - Người sở hữu tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức (Lãi vay). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các hình thức tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đặc biệt khi ngành nghề kinh doanh tiền tệ ra đời thì hình thức tín dụng Ngân hàng, thực sự chiếm lĩnh toàn bộ hệ thống tín 1. Nhà xuất bản Thống kê – 2004. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 5 dụng và giữ vai trò chủ yếu đối với quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Quan hệ tín dụng ngân hàng nói chung là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước và cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Trong quan hệ đó, tổ chức tín dụng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tổ chức tín dụng vay bằng cách huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hình thành nên nguồn vốn tín dụng. Từ các nguồn vốn tín dụng đó cộng với vốn tự có của mình tổ chức tín dụng sẽ sử dụng nó để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho các đối tượng trong quan hệ tín dụng vừa phân tích ở trên. Mặt khác, tổ chức tín dụng cung cấp vốn trên cơ sở niềm tin khách hàng sẽ hoàn trả được nợ vay. Do đó, người cho vay đòi hỏi người đi vay phải có sự cam kết hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Trên thực tế sự cam kết này thực chất là hợp đồng tín dụng. Đây là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của hai chủ thể trong quan hệ tín dụng. 1.2 Khái niệm về hợp đồng tín dụng và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tín dụng Như trên đã lý giải khái quát hợp đồng tín dụng có thể được hiểu là sự cam kết giữa người cho vay và người đi vay về việc trả nợ vay cả gốc và lãi. Cách lý giải đó đúng nhưng chưa đủ vì thực tế một hợp đồng tín dụng còn rất nhiều vấn đề phức tạp mà đòi hỏi mỗi chủ thể tham gia vào giao dịch đó phải hết sức thận trọng, tỉ mỹ trước khi thống nhất ý chí để đi đến ký kết hợp đồng đúng luật cả về nội dung lẫn hình thức. Thật vậy, khi nói đến hợp đồng thì ta nghĩ ngay đến sự thỏa thuận bằng lời nói hay bằng văn bản giữa hai hay nhiều chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhằm xác lập thực hiện hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Từ nhận thức đó đồng thời căn cứ vào bản chất của hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng ta có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau: “Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng nói chung (bên cho vay) với tổ chức cá nhân có đủ điều kiện theo luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm của đôi bên2”. 2 Giáo trình Luật Ngân hàng- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân-2004, trang 115 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 6 Với định nghĩa này, thì hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố:  Về phương diện hình thức: Sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được thể hiện bằng văn bản. Điều này được ghi nhận tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng: “Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Mọi hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”. Rõ ràng mọi hợp đồng tín dụng đều phải được lập thành văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Vậy tại sao pháp luật phải quy định như thế? Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng dân sự mà hợp đồng dân sự thì có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể? Sở dĩ pháp luật quy định như thế là có lý do, một trong những lý do đó là: - Hợp đồng tín dụng được lý kết bằng văn bản nó sẽ là bằng chứng cụ thể hợp thức hoá sự thỏa thuận của các bên. Chính hợp đồng tín dụng bằng văn bản buộc các bên tôn trọng nó một cách nghiêm túc dựa trên những quyền và nghĩa vụ đã quy định. Đồng thời nó là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. - Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản cũng có nghĩa rằng bên cho vay và bên vay đã công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý. Từ đó, người thứ ba biết rõ về việc lập khế ước đó mà có phương cách xử sự hợp lý, an toàn nhất trong giao dịch với họ. - Đồng thời, với việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công vụ được tốt hơn. Ví dụ như việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thương mại trong xã hội được triệt để hơn. Tuy nhiên, hình thái vật chất của văn bản hợp đồng tín dụng như thế nào mới được xem là hợp pháp vẫn còn là vấn đề bỏ ngõ trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trong khi xã hội ngày càng phát triển và có vô số những hình thái vật chất khác nhau như văn bản viết tay, văn bản dưới dạng điện tử.... Về ý kiến văn bản viết tay thì họ cho rằng hợp đồng tín dụng nên bằng văn bản viết, có chữ ký viết tay và có con dấu (nếu có) của các bên tham gia hợp đồng tín dụng thì mới hợp pháp và có giá trị pháp lý. Họ đưa ra ý kiến này là phòng ngừa các rủi ro pháp lý cho các bên do hợp đồng tín dụng bị sửa đổi bất hợp pháp mà không phát hiện được. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 7 Còn ý kiến hợp đồng tín dụng nên chấp nhận cả văn bản điện tử có chữ ký điện tử của các bên tham gia hợp đồng tín dụng: Họ cho rằng, hiện nay rất nhiều hợp đồng dân sự, kinh doanh thương mại đã áp dụng hình thức văn bản điện tử. Cho nên, hợp đồng tín dụng dưới hình thức văn bản điện tử cũng có thể được chấp nhận. Cùng với sự ra đời của Luật giao dịch điện tử, việc áp dụng hợp đồng tín dụng dưới dạng văn bản điện tử là phù hợp. Thế nhưng, việc áp dụng loại hình văn bản điện tử có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý cho các bên, chẳng hạn khi văn bản điện tử bị xâm nhập rồi sửa đổi thì việc chứng minh văn bản gốc là cực kỳ khó khăn. Nếu có tranh chấp phát sinh thì việc giải quyết nó cũng là điều rất phức tạp. Tóm lại, Việc cơ quan lập pháp quy định mọi hợp đồng tín dụng phải được ký kết bằng văn bản là một trong những biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc xác định thế nào là một văn bản là vấn đề cần phải được minh bạch hóa. * Phương diện nội dung: Hợp đồng tín dụng thể hiện sự đồng thuận của bên cho vay để bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả gốc và lãi (nếu có), dựa trên sự tín nhiệm. Từ phương diện hình thức và nội dung vừa phân tích ở trên thì ta thấy có một số dấu hiệu đặc trưng khác để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại, ngoài những dấu hiệu chung của mọi loại hợp đồng: Thứ nhất, về mặt chủ thể thì một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật với tư cách là bên cho vay. Chủ thể bên kia của hợp đồng (bên đi vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.... Thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với mọi khách hàng vay. Thứ hai, về mặt đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền. Trong đó tiền phải được xác định cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn rủi ro rất lớn, theo các nhà quản lý kinh tế, thì hợp đồng tín dụng luôn đối mặt với rủi ro trong quan hệ tín dụng. Về lý luận, rủi ro trong hợp đồng tín dụng được xem là khả năng khách hàng không trả được nợ vay và lãi. Từ đó hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sẽ gặp khó khăn. Sở dĩ như vậy là vì trong hợp đồng tín dụng các bên cam kết là sau một thời hạn nhất định thì bên đi vay mới hoàn trả nợ. Tuy nhiên, nếu thời hạn vay càng dài thì Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 8 nguy cơ xảy ra rủi ro và bất trắc càng lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng3. Do đó, có thể thấy số lượng và tỷ lệ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng cũng lớn hơn các loại hợp đồng khác. Về cơ chế quản lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) bao giờ cũng phải thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay, thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng thời hạn cả gốc và lãi,…) 1.2.2 Ý nghĩa của hợp đồng tín dụng. Hoạt động tín dụng nói chung và hợp đồng tín dụng nói riêng có vai trò to lớn trong giao dịch dân sự hiện nay. * Đối với các tổ chức tín dụng, với vai trò là nhà phân phối vốn thì hợp đồng tín dụng nó giúp đưa những nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng sang những người đang cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó ngân hàng thu lãi suất để tích luỹ và tiếp tục tích luỹ cho việc kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ. * Đối với khách hàng, thì hợp đồng tín dụng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như về lâu dài do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Đồng thời hợp đồng tín dụng có ý nghĩa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người trong xã hội. * Đối với nền kinh tế đất nước, hợp đồng t
Luận văn liên quan