Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tại Công ty cổ phần giấy Lam Sơn

Đề tài bao gồm 3 phần: Phân I : Tiền lương và các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp. Phân II: Phân tích đánh giá các hình thức tiền lương ở công ty cổ phần giấy Lam Sơn. Phần III: Một số các giải pháp nhặm hoàn thiện các hình thức tiền lương tại công ty cổ phần giấy Lam Sơn. Phần I Tiền lương và các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp I. Khái niệm và bản chất của tiền lương. 1. Khái niệm về tiền lương. Dưới mọi hình thức kinh tế x• hội, tiền lương được coi là một bộ phận quan trong của giá trị hàng hoá. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, x• hội.Ngược lại, Tiền lươngcũng chịu tác động đối với sản xuất, cải thiện cuộc sống và ổn định chế độ chính trị, x• hội. Chính vì thế mà không chỉ nhà nước mà ngay cả người chủ sản xuất đều quan tâm đến chính sách tiền lương. Bởi vậy chính sách tiền lương phải thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với đều kiện kinh tế, chính trị của từng nước trong từng thời kỳ. ở Việt Nam trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau: “Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức cho phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đ• cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả cho công nhân viên chức dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”. Theo quan điểm này ta thấy rằng: -Tiền lương không phải giá cả sức lao động, vì dưới chủ nghĩa x• hội sức lao động không phải là hàng hoá, cả trong khu vực xản xuất kinh doanh cũng như khu vực quản lý nhà nước x• hội. -Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù của phân phối, tuân thủ những quy tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa x• hội. -Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng của cán bộ công nhân viên chức đ• hao phí từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, được nhà nước thông nhất quản lý. Chế độ tiền lương trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung mang nặng tính bao cấp và bình quân, nên nó không khuyến khích, nâng cao trình độ chuyên môn và tính chủ động của người lao động. Bởi vậy, Tiền lương Trong chế độ cũ không gắn được lợi ích với thành quả của người lao động sáng tạo ra trong quá trình lao động của mình. Sở dĩ có điều này vì: -Không coi sức lao động là hàng hoá, nên tiền lương không được trả theo đúng giá trị sức lao động, không phải là ngang giá với sức lao động theo quan hệ cung cầu. -Biên chế lao động ngày càng lớn, Ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương, trong khi tiền lương lại không đủ để tái sản xuất sức lao động, sản xuất kinh doanh mất động lực nên hiệu quả kém. -Tiền lương không còn là mối quan tâm của cán bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước. Những tiêu cực ngày một gia tăng, người lao động không thiết tha với công việc chính. Tình trạng “ Chân trong chân ngoài ” khá phổ biến. Ngày nay trong cơ chế thị trường quan niệm cũ về tiền lương không còn phù hợp với điều kiện của nền sản xuất hàng hoá. Đòi hỏi phải nhận thức lại đúng đắn hơn bản chất của tiền lương theo quan điểm đổi mới của nhà nước ta. “ Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân, là giá trị mới sáng tạo ra mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với giá trị sức lao động đ• hao phí trong quá trình sản xuất ”. Để có tiền lương hợp lý cần có cơ sở tính đúng, tính đủ giá trị của sức lao động. Đó là giá trị của các yếu tố đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cho người la động hoà nhập với thị trường và x• hội, thống nhất giá cả các hàng hoá khác hình thành trong từng vùng. Điều đó có nghĩa là. -Phải quan niệm sức lao động là một hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất của hàng hoá sức lao động không chỉ bao gồm lực lượng lao động làm trong khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của nhà nước mà còn cả công nhân viên chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước x• hội. -Tiền lương phải là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động. Đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp: Với ý nghĩa đó, tiền lương được định nghĩa như sau: “ Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng phải trả cho người cung ứng sức lao động tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước ”.

doc71 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tại Công ty cổ phần giấy Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan