Quản lý nhân sự là một lĩnh vực quản lý có tính quyết định đến hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp và quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Một công ty dù có một nguồn tài chính rất phong phú, một nguồn nguyên liệu dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng năng lực quản lý yếu thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp, thậm chí hoạt động của công ty còn đi ngược lại với mong muốn. Đó là vì quản lý nhân sự là quản lý con người, mà con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là người chủ quá trình này.
Vai trò của quản lý nhân lực trong xã hội nói chung trong các doanh nghiệp nói riêng là không thể phủ nhận. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Xuất phát từ vị trí, vai trò của quản lý nhân lực trong quản lý doanh nghiệp và những thách thức tồn tại của nó trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay, em chọn đề tài."Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang ".
KẾT CẤU LUẬN VĂN ĐƯỢC CHIA THÀNH 3 CHƯƠNG
Chương I : Giới thiệu về Công ty May Bắc Giang.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang.
Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Quản lý nhân sự là một lĩnh vực quản lý có tính quyết định đến hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp và quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Một công ty dù có một nguồn tài chính rất phong phú, một nguồn nguyên liệu dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng năng lực quản lý yếu thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp, thậm chí hoạt động của công ty còn đi ngược lại với mong muốn. Đó là vì quản lý nhân sự là quản lý con người, mà con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là người chủ quá trình này.
Vai trò của quản lý nhân lực trong xã hội nói chung trong các doanh nghiệp nói riêng là không thể phủ nhận. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Xuất phát từ vị trí, vai trò của quản lý nhân lực trong quản lý doanh nghiệp và những thách thức tồn tại của nó trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay, em chọn đề tài."Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang ".
Kết cấu luận văn được chia thành 3 chương
Chương I : Giới thiệu về Công ty May Bắc Giang.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang.
Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May Bắc Giang.
CHƯƠNG I
Giới thiệu về Công ty May bắc giang
I . Một số nét tổng quan về công ty may Bắc Giang
Tên Công ty: Công ty May Bắc Giang.
Địa chỉ : Phố Kế - đường Giáp HảI - thị xã Bắc Giang
tỉnh Bắc Giang
Ngày thành lập: Tháng 07 năm 1972.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty May Bắc Giang là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập.
Tháng 07 năm 1972, Xí nghiệp May Hà Bắc - tiền thân của Công ty May Bắc Giang - được thành lập với số lượng công nhân hơn 200 người.
Do yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Công ty đã mở rộng liên doanh liên kết, phát triển sản xuất.
Từ năm 1972 đến năm 1986.
Trong cơ chế bao cấp, Xí nghiệp May Hà Bắc sản xuất theo kế hoạch do Nhà nước giao, mặt hàng chủ yếu là may mặc phục vụ trong tỉnh và quân trang cho quân đội.
Thời kì này Xí nghiệp mới thành lập nên nhà xưởng, máy móc còn lạc hậu, đơn sơ, máy chủ yếu là của Liên Xô cũ.
Sản xuất của Xí nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch được giao, chính vì vậy sự năng động sáng tạo cũng như phát triển của Xí nghiệp rất chậm.
Từ năm 1986 đến năm 1991:
Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Lúc này do chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên Xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn như : Sản xuất đình trệ, không có hiệu quả, hàng sản xuất nội địa không tiêu thụ được, thị trường xuất khẩu chưa có và với công nghệ lạc hậu không đáp ứng được .
Tháng 04 năm 1991, Xí nghiệp May Hà Bắc trực thuộc Sở thương mại Hà Bắc ( nay là tỉnh Bắc Giang) được chuyển về Liên hiệp Thương nghiệp Hà Bắc ( nay là tỉnh Bắc Giang) và hạch toán phụ thuộc.
Đứng trước những khó khăn trên, đơn vị mạnh dạn đầu tư mới máy móc thiết bị với tổng số vốn hơn 1 tỷ đồng, sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng. Xí nghiệp đã trang bị các máy móc, thiết bị tiên tiến, chủ yếu là của Nhật Bản, lắp đặt các dây chuyền may để phục vụ cho sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
Ngày 20 tháng 5 năm 1997, UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 323/QĐ-UB thành lập Công ty May Bắc Giang trên cơ sở tách từ Công ty thương mại tỉnh Bắc Giang. Công ty có trụ sở chính tại đường Giáp HảI - phố Kế – thị xã Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang.
Trong 30 năm qua Công ty, May Bắc Giang đã từng bước ổn định và phát triển không ngừng. Các sản phẩm của Công ty đã được bạn hàng trong và ngoài nước chấp nhận và tin dùng. Công ty đã được Đảng và Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba và cùng thời gian này Công ty vinh dự được Chủ tich nước về thăm năm 2003.
Lĩnh vực hoat động của Công ty
Công ty May Bắc Giang là một DNNN hoạt động độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công ty là doanh nghiêp chuyên tổ chức sản xuất, kinh doanh, gia công hàng may mặc, tham gia xuất khẩu các sản phẩm may mặc góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, của địa phương cũng như của cả nước. Công ty hiện nay chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Ba Lan, Đài Loan, Séc, Mĩ. Hàng may mặc của Công ty chủ yếu là : áo Jacket, quần áo trượt tuyết, áo khoác, áo sơ mi, quần âu, váy các loại, quần áo trẻ em, áo jilê....
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty lúc này là không ngừng tăng sản lượng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập đối với người lao động. Tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước như nộp thuế, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao.
Cơ cấu tổ chức của Công Ty
Ban Giám đốc
Có quyền quyết định điều hành mọi công việc trong Công ty. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật, và có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh cho toàn Công ty.
Phòng Kế hoạnh Xuất nhập khẩu
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài, lập phương án sản xuất và điều hành kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất về nhân công ( không trống truyền , sản xuất đồng bộ....), chịu tránh nhiệm cung cấp vật tư kịp thời cho sản xuất... Thực hiện công tác điều phối sản xuất kinh doanh. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo giao hàng cho khách đúng thời hạn. Đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng kinh tế.
Phòng Kỹ thuật Chất lượng
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý kĩ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, nhãn mác, tài liệu kĩ thuật, bao bì, và thiết kế mẫu mã mới theo yêu cầu của khách hàng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất xây dựng quy trình may, tính toán các định mức nguyên phụ liệu đảm bảo kỹ thuật tiết kiệm nhất, kiểm tra kỹ thuật sản xuất đồng thời sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất...
Giám đốc
Phòng kế
toán tài chính
Phòng kĩ thuật chất lượng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
KH - XNK
Xí nghiệp May 4
Xí nghiệp
May 3
Xí nghiệp
May 1
Xí nghiệp
May 2
Tổ cắt II
Tổ cắt I
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng Tổ chức Hành chính
Có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức, lao động, tiền lương, về tổ chức con người, lo ăn ở cho cán bộ công nhân viên, cùng với quản lý xí nghiệp sắp xếp tổ chức sản xuất sao cho đúng người, đúng việc một cách hợp lí nhất.
Đề xuất với Giám đốc các phương án tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với từng thời kì và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tham mưu giúp Giám đốc việc bổ nhiệm các chức danh quản lý, tuyển dụng điều động, khen thưởng , kỉ luật.
Theo dõi thực hiện chế độ hưu trí, thôi việc và chế độ bảo hiểm cho người lao động .
Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân của Công ty .
Thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên như : thăm hỏi, công tác môi trường, xã hội.
Phòng Kế toán Tài chính
Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính.
Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính . Đối với các loại tài sản của đơn vị , kế toán có nhiệm vụ quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm , đúng nguyên tắc chế độ kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường.
Kế toán còn hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong Công ty thực hiện tốt chế độ, pháp lệnh thống kê, kế toán.
Đó là các phòng ban, bộ máy quản lí của Công ty May Bắc Giang. Ngoài ra còn có các xí nghiệp trực tiếp sản xuất. Tất cả hợp thành một quy trình sản xuất khép kín, hợp lí theo dây chuyền có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và các phòng ban liên quan.
II. tình hình sản xuất kinh doanh của công ty may bắc giang
1. Đặc điểm về thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng của Công ty
Hiện nay Công ty May Bắc Giang đang từng bước đi vào ổn định và phát triển, tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế thị trường .Với định hướng đúng, đắn trong những năm gần đây ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ của nước ngoài , chủ yếu là của Nhật Bản. Đây có thể coi là một điều kiện cần thiết để Công ty có thể cạnh tranh một cách mạnh mẽ trong cơ chế thị trường hiện nay. Dây chuyền hiện đại và đồng bộ này của Công ty hoàn toàn phù hợp với qui trình sản xuất gia công cũng như sản xuất hàng may mặc để Công ty xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn và khó tính như EU, Hoa Kỳ...
Ngoài ra , Công ty còn có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh từ nhà xưởng tới nhà kho đảm bảo cho một quá trình sản xuất khép kín đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập về kho theo từng chủng loại theo yêu cầu đặt hàng của khách. Vải được đưa qua phân xưởng cắt. Tại đây, công nhân trải vải đặt mẫu kĩ thuật và cắt thành bán thành phẩm, sau đó đánh số đồng bộ, phối kiện chuyển giao cho bộ phận may. ở bộ phận may, việc may lại chia thành nhiều bộ phận tiểu tác may như : Chắp lót, chần bông, ráp vải, may cổ, may nẹp, măng séc... tổ chức thành dây chuyền. Cuối cùng của dây chuyền là sản phẩm hoàn chỉnh. Khi may phải sử dụng các phụ liệu may như : khoá, chỉ, chun, cúc....
Sản phẩm may xong chuyển sang bộ phận là hơi, sau đó chuyển sang KCS và cuối cùng chuyển sang bộ phận hoàn tất và bao gói rồi nhập kho thành phẩm.
PX may: May ráp chi các tiết : thân, cổ , tay... Thành phẩm
PX Cắt: Trải vải giáp mẫu đánh sốnhập kho BTP
NVL ( vải)
Là hơi
Bao gói, hoàn thiện
Nhập kho thành phẩm
KCS
Sơ đồ trình công nghệ gia công sản phẩm
2. Đặc điểm về vốn
Bảng số 1
stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Triệu đồng
23.114
27.922
28.071
2
Vốn cố định bình quân
Triệu đồng
9.758
8.432
14.188
3
Vốn lưu động bình quân
Triệu đồng
13.356
19.489
13.883
4
Hệ số sinh lời của vốn lưu động
0,017
0,039
0,062
5
Hệ số sinh lời của vốn cố định
0,0041
0,0145
0,0142
6
Số lần luân chuyển vốn lưu động / năm
Vòng
9,25
7,58
10,92
Qua bảng số 1 ở trên ta thấy vốn của Công ty có sự biến động lớn qua từng năm. Cụ thể là từ năm 2002 đến năm 2003 tăng từ 23.114 triệu đồng lên 27.922 triệu đồng, nhưng từ năm 2003 đến 2004 chỉ tăng lên được là 28.071 triệu đồng.
Khi mới có quyết định thành lập Công ty năm 1997, số vốn của Công ty là gần 1.700 triệu đồng; đến năm 2004 con số này đã là hơn 28.071 triệu đồng. Điều đó cho thấy Công ty không những bảo toàn số vốn Nhà nước giao mà còn phát triển rất mạnh .
3.Đặc điểm và cơ cấu về lao động của công ty
Đặc điểm và cơ cấu về lao động của Công Ty
Bảng số 2
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/ 2002
So sánh 2004 / 2003
SL
TT%
SL
TT%
SL
TT%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng số lao động
1300
100
1000
100
1700
100
-300
-23,08
700
70%
Phân theo tiêu chuẩn lao động
- lao động trực tiếp
1180
90,8
905
90,5
1547
91
-275
-23,30
642
70,94
- Lao động gián tiếp
120
9,2
95
9,5
153
9
-25
-20,83
58
61,05
Phân theo giới tính
- Nam
247
190
200
20
340
20
-47
-19,03
140
70
- Nữ
1053
81
800
80
1360
80
-253
-24,03
560
70
Phân theo trình độ
- Đại học
30
2.3
25
2.5
40
2.35
-5
-16,67
15
60
- Trung cấp
40
3.08
35
3.5
60
3.52
-5
-12.5
25
71.42
- Công nhân kỹ thuật
100
7.7
90
9
170
10
-10
-10
80
88,89
- Lao động phổ thông
1130
8692
850
85
1430
84.13
- 280
-24,78
580
68,24
Thông qua số liệu ở bảng số 2 ta thấy đội ngũ lao động của Công ty ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể năm 2002 Công ty có 1.300 người đến năm 2003 lại còn 1.000 người và đến năm 2004 con số này đã là 1.700 người. Có sự biến động lớn về nhân sự tại Công ty trong các năm qua là do năm 2003 Công ty đã nhượng bán Xí nghiệp May Việt Yên cho một Công ty nước ngoài, đến năm 2004 Công ty lại đầu tư xây mới xí nghiêp May số 4 nhằm mở rộng sản xuất.
Tính đến năm 2004 Công ty có 1.700 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ công nhân viên nữ chiếm 80% tương ứng với 1.360 người, nam giới chiếm 20% tương ứng với 340 người. Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý với một công ty như Công ty May Bắc Giang.
Trong số 1.700 lao động thì có 1.400 lao động là có hợp đồng không xác định thời hạn, còn lại 300 người là hợp đồng thời vụ.
Xét về cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thì số lượng lao động gián tiếp có sự thay đổi lớn . Năm 2002 số lượng lao động gián tiếp của Công ty là 120 người, sang năm 2003 số lao động gián tiếp nay chỉ còn lai 95 người và đến năm 2004 là 153 người . Từ năm 2002 đến năm 2004, số lao động gián tiếp có tăng nhưng xét về tỉ lệ giữa lao động gián tiếp với tổng số lao động của Công ty thì lại giảm, vì tổng số lao động năm 2002 là 1.300 người năm 2003 là 1.000 người và năm 2004 là 1.700 người .
Lao đông trực tiếp của Công ty cũng có sự biến động lớn, số lượng tăng giảm qua các năm. Năm 2002 lao động trực tiếp là 1.180 người, năm 2003 là 905 người, năm 2004 là 1.547 người. Số lao động trực tiếp nay chiếm trên 90% số lao động của Công ty. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty May Bắc Giang .
Về trình độ học vấn của lao động, ta thấy tỉ lệ có trình độ đại học còn thấp. Cụ thể số lao động có trình độ đại học năm 2004 của Công ty chỉ có 40, người chiếm 2,35%; số người lao động có trình độ trung cấp là 60 người, chiếm tỷ lệ 3,5% và số lao động là công nhân kỹ thuật cũng chỉ có 170 người chiếm tỷ lệ 10%; còn lại là lao động phổ thông chiếm 84,13% tổng số lao động của Công ty. Chính điều nay là một khó khăn cho Công ty khi mở rộng sản xuất kinh doanh.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty
Bảng số 3
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/ 2003
Số tuyệt đối
% so với năm trước
Số tuyệt đối
% so với năm trước
1
Doanh thu
Tr/đồng
31182
37031
38019
5849
18,76
1060
2,86
2
Nộp ngân sách
Tr/đồng
71
110
141
39
54,93
31
28,18
3
Lợi nhuận
Tr/đồng
56,2
191
215
134,8
239,86
24
12,57
4
Tổng gía trị TSCĐ
Tr/đồng
13984
12206
18052
-1778
-12,71
5846
47,89
5
Tổng số lao động
Người
1300
1000
1700
-300
-23,08
700
70
6
Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
487
766
732
279
57,29
-34
-4,44
Qua bảng trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực. Điêù này thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của Công ty hầu hết đều tăng. Điều này phản ánh Công ty đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Có thể nói 3 năm vừa qua, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tạo động lực thúc đẩy Công ty tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao uy tín của mình.
chương II
Thực trạng công tác quản lý nhân sự
tại Công ty
1-Tình hình bố trí và sử dụng nhân sự
Việc bố trí nhân viên cho phù hợp với công việc và khả năng làm việc cần phải được xem xét tỉ mỉ và cẩn thận, vì hiệu quả công việc có được nâng cao hay không phần lớn phụ thuộc vào việc sắp xếp công việc có phù hợp, có đúng người đúng việc hay không.
Công ty đã tổ chức sắp xếp các phòng chức năng, xí nghiệp, các tổ chuyên môn nghiệp vụ một cách hợp lý với tình trạng nguồn nhân lực hiện nay .
Qua bảng bố trí sắp xếp nhân sự của Công ty ta có thể thấy chất lượng lao động ở các bộ phận quản lý chưa cao; trình độ đại học và trung cấp còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, đặc biệt ở bộ phận quản lý của các xí nghiệp sản xuất .
Công tác hoạch định nguồn nhân sự :
Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty May Bắc Giang vẫn chưa hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Cho đến nay Công ty hầu như chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó kế hoạch nhân sự chỉ trong một năm. Do vậy, công tác hoạch định nhân sự thường diễn ra vào cuối năm, khi tổng kết các hoạt động trong năm và lập kế hoạch cho năm mới. Để dự báo nhu cầu nhân viên, Công ty thường dựa vào kế hoạch kinh doanh của năm tới để trên cơ sở đó cân đối lại lực lượng lao động sẵn có và xác định nhu cầu mới.
Bảng bố trí lao động
Bảng số 4
Chuyên môn
Năm 2004
Tổng số lao động
Nam
Nữ
A- Văn phòng công ty
61
35
26
Giám đốc
1
1
Phó giám đốc
1
1
Phòng TC- HC
8
6
2
Phòng Kế toán
9
3
6
Phòng Kỹ thuật
15
9
6
Phòng Kế hoạch – XNK
12
11
1
Tổ KCS
15
4
11
B – Bộ phận phục vụ sản xuất và trực tiếp sản xuất
1639
305
1334
Quản lý (xí nghiệp + phân xưởng cắt 1- 2)
55
12
43
Bảo vệ
8
8
Nhà trẻ
4
4
Kho + thu hoá
25
3
22
Công nhân trực tiếp sản xuất
1547
282
1265
Bảng cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp
Bảng 5
STT
Bộ phận
Số lao động
Tỷ lệ
1
Bộ phận lao động gián tiếp
153
9%
2
Bộ phận lao động trực tiếp
1547
91%
Tổng số
1700
100%
Qua bảng số 4 và 5 ta thấy số người làm việc gián tiếp và phục vụ sản xuất tại Công ty là 153 người, chiếm tỷ trọng 9%, còn lại là 1.547 lao động trực tiếp, chiếm 91% tổng số lao động của Công ty. Với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty May Bắc Giang, tỷ lệ giữa người lao động trực tiếp và gián tiếp là hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty hiện nay.
Cơ cấu lao động theo trình độ, học vấn
Bảng 6
STT
Đơn vị
Số lượng CBCNV
Trình độ đại học
Trình độ trung cấp
Công nhân kĩ thuật
Lao động phổ thông
1
Ban giám đốc
2
2
2
Phòng TC-HC
8
3
5
3
Phòng Kế toán
9
5
4
4
Phòng KH-XNK
12
9
3
5
Phòng Kỹ thuật
15
4
9
2
6
Tổ KCS
15
3
8
4
7
Nhà trẻ
4
2
2
8
Bảo vệ
8
2
6
9
Kho + thu hoá
25
4
13
8
10
Xí nghiệp may 1
380
3
4
31
342
11
Xí nghiệp may 2
380
3
4
32
341
12
Xí nghiệp may 3
380
3
4
32
341
13
Xí nghiệp may 4
422
3
5
36
378
14
Tổ cắt 1
20
1
3
10
6
15
Tổ cắt 2
20
1
3
10
6
16
Tổng cộng
1.700
40
60
170
1.430
Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của Công ty ta thấy chất lượng lao động ở các các bộ phận quản lý còn thấp; trình độ đại học và trung cấp tỷ lệ còn thấp, chủ yếu là công nhân đã được Công ty đào tạo là chính. Tỉ lệ người có trình độ đại học chiếm 2,35%, trình độ trung cấp chiếm 3,53%, công nhân kỹ thuật chiếm 10%, còn lại là lao động phổ thông chiếm tới 84,117%. Với trình độ lao động còn thấp như vậy là chưa phù hợp, điều này sẽ làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, cũng như trong cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động cho hợp lý hơn.
2-Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
Kinh nghiệm của các công ty thành đạt trên thế giới đã chứng tỏ rằng công ty nào có ban lãnh đạo quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì công ty đó sẽ thành công trong kinh doanh. Việc định hướng và đào tạo không chỉ được thực hiện với các cấp lãnh đạo mà phải quan tâm đến cả đội ngũ công nhân viên.
Kinh phí đào tạo qua các năm 2002 - 2004
Bảng 7
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
S.lượng
(Người)
Số tiền
(Tr.đ)
S.lượng
(Người)
Số tiền
(Tr.đ)
S.lượng
(Người)
Số tiền
(Tr.đ)
Đại học
3
7.5
3
7.5
5
12.5
Trung cấp
10
8
8
6.4
14
11.2
Công nhân kỹ thuật
18
32.4
15
27
21
37.8
Bồi dưỡng ngắn hạn
11
16.5
15
22.5
20
30
Nhận thức được vấn đề công tác nghiệp vụ, tay nghề của cán bộ công nhân viên có vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, ban giám đốc Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý học thêm các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc theo học các trường đại học tại chức, từ xa đối với những cán bộ không có điều kiện theo học những lớp tập trung, dài hạn. Hàng năm Công ty đã tạo điều kiện cho từ 3 đến 5 người tham gia vào các lớp học tại chức về quản lý kinh tế và kĩ thuật tại trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh do các trường đại