Trước những thách thức của hội nhập khu vực, xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 nói riêng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất cạnh tranh khốc liệt. Những tác động này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải có những quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững được những kỹ thuật mới về quản trị nguồn nhân lực.
Thực tế đã chứng minh, muốn phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có những nguồn lực cơ bản như: Nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ. Trong đó nguồn nhân lực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, đó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ, để đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cả phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống để phát huy tích cực xã hội của nhân dân, khơi dậy nhân tố con người XHCN là khâu quan trọng hàng đầu đối với xã hội ta hiện nay. Vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng của các quá trình phát triển xã hội nói chung, công nghiệp hóa hiện đại hoá nói riêng.
Nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực để phát huy được tối đa nhiệt tình và năng lực của cán bộ, nhân viên luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp nào biết quản lý và khai thác nguồn nhân lực hiệu quả thì sẽ có động lực phát triển và ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Do nguồn nhân lực có một vị trí quan trọng như vậy trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 nói riêng. Em chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty xây dựng thuỷ lợi 24".
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty xây dựng thuỷ lợi 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Trước những thách thức của hội nhập khu vực, xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 nói riêng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất cạnh tranh khốc liệt. Những tác động này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải có những quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững được những kỹ thuật mới về quản trị nguồn nhân lực.
Thực tế đã chứng minh, muốn phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có những nguồn lực cơ bản như: Nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ. Trong đó nguồn nhân lực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, đó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ, để đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cả phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống để phát huy tích cực xã hội của nhân dân, khơi dậy nhân tố con người XHCN là khâu quan trọng hàng đầu đối với xã hội ta hiện nay. Vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng của các quá trình phát triển xã hội nói chung, công nghiệp hóa hiện đại hoá nói riêng.
Nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực để phát huy được tối đa nhiệt tình và năng lực của cán bộ, nhân viên luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp nào biết quản lý và khai thác nguồn nhân lực hiệu quả thì sẽ có động lực phát triển và ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Do nguồn nhân lực có một vị trí quan trọng như vậy trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 nói riêng. Em chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty xây dựng thuỷ lợi 24".
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I : Giới thiệu chung về công ty Xây dựng thuỷ lợi.
Chương iI: Thực trạng công tác quản lý nhân sự của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24
Chương iII: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự
Chương I
Giới thiệu chung về Công ty xây dựng thuỷ lợi
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 thuộc Tổng công ty cơ điện - xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập ngày 12/04/1962 theo quyết định số 102/TC của Bộ Thuỷ lợi, tiền thân của Công ty là Công ty xây dựng thuỷ lợi 4. Kể từ đó đến nay Công ty đã trải qua 43 năm tồn tại và phát triển.
Ngày 22/11/1985 Công ty xây dựng thuỷ lợi 4 đổi tên thành Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 theo quyết định số 105/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ Thuỷ lợi nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công ty xây dựng thuỷ lợi 24.
Tên giao dịch: Hydraulic Construction Company No24.
Trụ sở chính: 88 Đường Võ Thị Sáu - Phường Trường Thi - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại : 038.844546.
Fax : 038.844547.
Trong 43 năm phát triển và trưởng thành, Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 đã cho ra đời 150 công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, quốc phòng trong và ngoài nước. Một số công trình đã đi vào tầm nhìn của thập kỷ, điểm thêm nét son chói lọi trên bản đồ Việt Nam. Đó là các công trình: Đại thuỷ nông Kẻ Gỗ, Sông Rác, Sông Hinh, Thạch Nham, kênh tây Dầu Tiếng....
Tính riêng trong 15 năm đổi mới, Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 đã có sự phát triển về mọi mặt. Công ty đã được Bộ tặng nhiều bằng khen, giấy khen và cờ luân lưu đơn vị khá nhất ngành thuỷ lợi. Được Chính phủ tặng Huân Chương lao động hạng nhì, Huân Chương lao động hạng ba, Huân Chương cao quý của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Căn cứ vào quyết định thành lập số 105/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ Thuỷ lợi nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ đó đến nay, Công ty luôn được xếp hạng là doanh nghiệp loại 1 và được giao một số nhiệm vụ và chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Xây dựng công trình thuỷ lợi: đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, công trình thuỷ công thuộc công trình thuỷ điện lớn.
- Xây dựng đường bộ, xây dựng dân dụng và phần bao che công trình công nghiệp.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
Hiện nay Công ty đang thực hiện đa số các chức năng nhiệm vụ trên nhưng còn một số lĩnh vực chưa đi sâu vào hoạt động mà đang còn thăm dò, nghiên cứu thị trường. Công ty đang phấn đấu để thực hiện hết các chức năng nhiệm vụ của mình.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
3.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức. (Trang bên)
Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 được bố trí theo cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng. Mô hình này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là sự kết hợp các quan hệ điều khiển - phục tùng giữa các cấp và quan hệ tham mưu hướng dẫn ở mỗi cấp. Với cơ cấu như trên ta thấy: Ban Giám đốc gồm một Giám đốc phụ trách chung và ba Phó giám đốc cùng với các phòng ban chức năng.
Ưu điểm của mô hình:
- Thực hiện tốt chế độ một thủ trưởng kết hợp với sự hỗ trợ của ba Phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Có sự uỷ quyền, phân quyền hợp lý, Giám đốc giám sát hoạt động của công ty thông qua ba Phó giám đốc, tránh được việc phải giải quyết các công việc mang tính sự vụ hàng ngày. Nhờ đó Giám đốc có thể tập trung hơn vào công việc hoạch định, lập các kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn cho Công ty.
Nhược điểm của mô hình:
- Sự phối hợp theo chiều ngang giữa các phòng ban trong Công ty chưa thật sự có hiệu quả và hợp lý, có thể gây chậm trễ công việc trong những trường hợp khẩn cấp.
3.2 - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
Giám đốc công ty:
- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đề ra và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bổ nhiệm, bãi miễn các trưởng, phó phòng.
- Đề bạt tăng lương, tuyển dụng, sa thải, kỷ luật nhân viên.
Phó giám đốc kế hoạch: chịu trách nhiệm, điều hành và quản lý hoạt động của các phòng kế hoạch, vật tư và phòng kỹ thuật đấu thầu.
Phó giám đốc kỹ thuật: quản lý phòng thiết bị xe máy và chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các công trình.
Phó giám đốc nội chính: quản lý phòng hành chính, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức lao động tiền lương, chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại của Công ty.
Phòng kinh tế kế hoạch :
Có nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới và điều động các thiết bị cho phù hợp với kế hoạch sản xuất chung của toàn Công ty.
Phòng tài chính - kế toán :
Có nhiệm vụ thực hiện theo pháp lệnh thống kê kế toán do Nhà nước ban hành. Tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán phụ thuộc, lập kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch vốn của Công ty. Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện giao vốn cho xí nghiệp và các công trường.
Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc nghiên cứu xây dựng bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và các công trường. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng cán bộ công nhân viên, quản lý công tác lao động tiền lương theo chế độ quy định của nhà nước.
Phòng thiết bị xe máy:
Lập kế hoạch quản lý toàn bộ trang thiết bị máy móc của Công ty để có phương hướng sử dụng, bảo dưỡng. Lập kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác kỹ thuật, an toàn cho thiết bị và con người. Mua sắm đổi mới trang thiết bị cho sản xuất cũng như cho nhu cầu của các phòng ban.
Phòng vật tư:
Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho xí nghiệp và các công trường theo kế hoạch chung của Công ty hàng tháng, quý, sáu tháng và cả năm.
Phòng hành chính:
Có nhiệm vụ thực hiện công tác hành chính, công tác lưu trữ và khai thác toàn bộ các loại hồ sơ của văn phòng Công ty. Ngoài ra còn có thêm chức năng tổ chức bảo vệ Công ty, kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên, phục vụ công tác đối nội, đối ngoại của Công ty về lĩnh vực hành chính.
Phòng kỹ thuật đấu thầu:
Lập hồ sơ dự thầu các công trình để Công ty có thể tham gia đấu thầu. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì chỉ có thắng thầu thì Công ty mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo được công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ 2002 – 2004.
Stt
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Giá trị tổng sản lượng.
Triệu đồng
55.000
58.000
64.000
2
Doanh thu tiêu thụ.
Triệu đồng
43.826
46.201
63.489
3
Lợi nhuận.
Triệu đồng
595
630
684
4
Nộp ngân sách.
Triệu đồng
1.524
1.810
2.100
5
Thu nhập BQ 1 lao động(V).
1000đ/tháng
730
830
950
6
Năng suất lao động BQ (W).
Triệu đồng
87,03
92,95
98,01
7
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ.
%
1,35
1,36
1,08
8
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn KD.
%
1,83
1,68
1,68
9
Số vòng quay vốn lưu động.
Vòng
7,29
5,67
6,19
10
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng (W) và tăng (V).
Chỉ số
119,22
111,99
103,17
Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán.
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Về giá trị tổng sản lượng năm 2002 đạt 55.000 triệu đồng, năm 2003 là 58.000 triệu đồng tăng thêm so với năm 2002 là 3.000 triệu đồng tương ứng với 5,45% và năm 2004 đã đạt 64.000 triệu đồng tăng thêm so với năm 2003 là 6.000 triệu đồng tương ứng với 10,34%.
Doanh thu năm 2002 đạt 43.826 triệu đồng, năm 2003 đạt 46.201 triệu đồng tăng thêm 2.375 triệu đồng tương ứng với 5,42%. Năm 2004 đạt 63.489 triệu đồng tăng thêm 17.288 triệu đồng tương ứng với 37,42%. Nguyên nhân của sự tăng lên về doanh thu là do trong 2 năm 2003 và 2004 một số công trình của công ty thi công đã hoàn thành, đưa vào bàn giao và được quyết toán làm tăng doanh thu.
Lợi nhuận của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2002 lợi nhuận của Công ty đạt được là 595 triệu đồng, năm 2003 đạt 630 triệu đồng tăng hơn so với năm 2002 là 35 triệu tương ứng với 5,88%. Năm 2004 mức lợi nhuận mà Công ty đạt được là 684 triệu đồng tăng thêm so với năm 2003 là 54 triệu đồng tương ứng với 8,57%.
Nộp ngân sách nhà nước của Công ty trong 3 năm qua cũng liên tục tăng lên. Năm 2002 Công ty nộp ngân sách số tiền 1.524 triệu đồng, năm 2003 nộp 1.810 triệu đồng tăng hơn năm 2002 là 286 triệu tương ứng với 18,77%. Năm 2004 số tiền Công ty nộp ngân sách là 2.100 triệu đồng tăng thêm 290 triệu so với năm 2003 tương ứng 16,02%.
Thu nhập bình quân trên 1 người lao động cũng tăng lên. Năm 2002 là 730 nghìn đồng, năm 2003 là 830 nghìn đồng tăng thêm 100 nghìn đồng so với năm 2002 tương ứng với 13,7%. Năm 2004 đạt 950 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2003 là 120 nghìn đồng tương ứng với 14,46%.
Năng suất lao động bình quân năm 2002 đạt 87,03 triệu. Năm 2003 đạt 92,95 triệu tăng hơn so với năm 2002 là 5,92 triệu tương ứng với 6,8%. Năm 2004 đạt 98,01 triệu tăng hơn năm 2003 là 5,06 triệu tương ứng với 5,44%.
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu năm 2002 đạt 1,35%, năm 2003 đạt 1,36% tăng thêm 1% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 1,08% giảm 0,28% so với năm 2003
Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh đạt 1,83%, năm 2003 đạt 1,68% giảm 0,15% so với năm 2002. Năm 2004 đạt mức 1,68% đúng bằng năm 2003.
Bên cạnh đó số vòng quay vốn lưu động năm 2002 đạt 7,29 vòng, năm 2003 là 5,67 vòng giảm 1,62 vòng so với năm 2002 tương ứng với 22,22%. Năm 2004 là 6,19 vòng tăng thêm so với năm 2003 là 0,52 vòng tương ứng với 9,17%.
Mối qua hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động(W) và tiền lương(V). Năm 2002 chỉ số này đạt 119,22, năm 2003 là 111,99 giảm so với năm 2002 là 7,23. Năm 2004 đạt 103,17 so với năm 2003 giảm 8,82 tương ứng với 7,88%. Điều đó chứng tỏ trong 3 năm gần đây tốc độ tăng tiền lương của Công ty nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vì vậy Công ty cần có biện pháp để nâng cao năng suất lao động.
Như vậy, qua số liệu đã phân tích như trên chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty là khá tốt. Những chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Điều đó khẳng định rằng bộ máy tổ chức quản lý của Công ty hoạt động có hiệu quả.
Chương II.
Thực trạng công tác quản lý nhân sự của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24.
1. Cơ cấu lao động.
Bảng cơ cấu lao động
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Tổng số lao động
632
624
653
Phân theo tính chất lao động
+ Lao động trực tiếp
+ Lao động gián tiếp
443
189
70,09
29,91
439
185
70,35
29,65
473
180
72,43
27,57
Phân theo giới tính
+ Nam
+ Nữ
504
128
79,75
20,25
499
125
79,97
20,23
530
123
81,16
18,84
Phân theo trình độ
+ Đại học và trên đại học
+ Cao đẳng và trung cấp
+ Công nhân kỹ thuật
+ PTTH hoặc THCS
77
77
398
80
12,18
12,18
62,97
12,67
90
77
384
73
14,42
12,34
61,54
11,70
109
76
404
64
16,69
11,64
61,87
9,79
Phân theo độ tuổi
+ Trên 45 tuổi
+ Từ 35 – 45 tuổi
+ Từ 25 – 34 tuổi
+ Dưới 25 tuổi
84
213
200
117
13,29
36,55
31,65
18,51
80
229
197
118
12,82
36,70
31,57
18,91
77
249
207
120
11,79
38,13
31,70
18,38
Theo hợp đồng lao đồng
+ Hợp đồng dài hạn
+ Hợp đồng ngắn hạn
363
269
57,44
42,56
346
278
55,45
44,55
338
315
51,76
48,24
Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương
Theo số liệu của phòng lao động tiền lương của Công ty trong 3 năm như sau:
- Từ khi thành lập đến nay cơ cấu số lượng, chất lượng lao động của Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 có nhiều chuyển biến đặc biệt là về chất lượng lao động của Công ty, ngày càng phù hợp với sự phát triển của ngành cũng như của xã hội.
- Năm 2002 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 632 người.
- Năm 2003 là 624 người giảm 8 người so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,27%. So với năm 2002 số lao động giảm là không đáng kể. Nguyên nhân là do một số cán bộ công nhân viên của Công ty về hưu.
- Năm 2004 số lượng cán bộ công nhân viên là 653 người số tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 24 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,65 %.
1.1 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động.
Do đặc thù là Công ty xây dựng nên số lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp.
- Năm 2002 số lao động trực tiếp là 443 người chiếm 70,09% tổng số lao động. Lao động gián tiếp là 189 người chiếm 29,91% tổng số lao động.
- Năm 2003 số lao động trực tiếp là 439 người chiếm 70,35% tổng số lao động, giảm so với năm 2002 là 4 người tương ứng với –0,90%. Lao động gián tiếp là 185 người chiếm 29,65% tổng số lao động, giảm 4 người so với năm 2002 tương ứng –2,12%.
- Năm 2004 số lao động trực tiếp là 473 người chiếm 72,43% tổng số lao động tăng 34 người tương ứng tăng 7,74% bên cạnh đó số lao động gián tiếp lại giảm 5 người tương ứng giảm –2,70%.
Như vậy, ta có thể thấy cơ cấu lao động phân theo tính chất có sự thay đổi qua 3 năm. Số lao động gián tiếp tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong ngành xây dựng thuỷ lợi, số lao động gián tiếp chỉ khoảng 15% - 20% là hợp lý. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải giảm số lượng lao động gián tiếp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2 Cơ cấu theo giới tính.
Do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nên số lượng lao động nam chiếm đa số so với lao động nữ. Năm 2002 tổng số lao động nam là 504 người chiếm 79,75% tổng số lao động của Công ty và số lao động nữ là 128 nguời chiếm tỷ lệ 20,25% tổng số lao động của Công ty. Năm 2003 số lao động nam là 499 người chiếm 79,97% tổng số lao động của Công ty và số lao động nữ là 125 người chiếm 20.03% tổng số lao động của Công ty. Như vậy, trong năm 2003 tổng số lao động giảm đi 8 người trong đó lao động nam giảm đi 5 người, lao động nữ giảm đi 3 người tương ứng với –1% và -2,34%.
Năm 2004 số lao động nam là 530 người chiếm 81,16% tổng số lao động của Công ty và số lao động nữ là 123 người chiếm 18,84% tổng số lao động của Công ty. Như vậy, trong năm 2004 tổng số lao động tăng lên 29người trong đó lao động nam tăng lên 31 người, lao động nữ giảm đi 2 người tương ứng với 6,21% và -1,6%. Như vậy, qua 3 năm số lượng lao động nam có xu hướng tăng lên và số lao động nữ giảm đi.
Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng giữa lao động nam và lao động nữ như trên là do tính đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là thi công các công trình và sản xuất vật liệu xây dựng nên số lao động nữ chủ yếu làm việc tại các phòng ban như kế toán hành chính…số còn lại làm các công việc như: quét dọn, nội trợ tại các công trường, trụ sở Công ty và tại các xí nghiệp.
1.3 Cơ cấu lao động theo trình độ.
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động phân theo trình độ ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty trong 3 năm qua (2002 -2004) là tương đối ổn định. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng lao động thì chất lượng lao động của Công ty cũng tăng lên.
- Năm 2002 số lao động có trình độ đại học và trên đại học đạt 77 người, chiếm 12,18% tổng số cán bộ công nhân viên. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 77 người chiếm 12,18%.
- Số lao động là công nhân kỹ thuật là 398 người chiếm 62,97%. Số lao động tốt nghiệp PTTH hoặc THCS là 80 người chiếm 12,67%.
- Năm 2003 tuy số lượng lao động có giảm so với năm 2002 nhưng chất lượng lao động lại tăng lên. Cụ thể là:
+ Số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 90 người chiếm 14.42% tăng so với năm 2002 là 13 người.
+ Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 77 người chiếm 12,34%.
+ Số lao động là công nhân kỹ thuật chỉ là 384 người chiếm 61,54% giảm 14 người so với năm 2002.
- Năm 2004 số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 109 người chiếm 16,69% tổng số lao động.
- Công nhân kỹ thuật là 404 người chiếm 61,87% tăng 20 người so với năm 2003.
Chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình mới là phù hợp. Vì trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, chất lượng của các công trình là yếu tố quyết định sự sống còn của Công ty.
1.4 Cơ cấu theo độ tuổi.
Bên cạnh đó độ tuổi của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng ngày càng được trẻ hoá, số lao động trên 45 tuổi đã giảm đi thay vào đó là sự tăng lên của đội ngũ lao động trẻ, đây cũng là một động lực lớn cho sự phát triển của Công ty trong những năm tới.
Năm 2002 số lao động dưới 25 tuổi là 117 người chiếm 18,51% tổng số lao động. Số lao động từ 25 đến 34 tuổi là 200 chiếm 31,65% tổng số lao động. Bên cạnh đó số lao động từ 35 đến 45 tuổi là 231 người chi ếm 36,55% tổng số lao động của Công ty. Số lao động trên 45 tuổi là 84 người chiếm 13,29%.
Trong năm 2003 số lao động trên 45 tuổi là 80 chiếm 12,82% tổng số lao động của Công ty. Như vậy, số lao động trên 45 tuổi năm 2003 đã giảm 4 người so với năm 2002 tương ứng với –4,76%. Số lao động từ 35 đến 45 tuổi là 229 người giảm 2 nguời so với năm 2002 tương ứng với –0,87%. Số lao động từ 25 đến 34 tuổi là 197 người giảm 3 người so với năm 2002 tương ứng với –1,5%. Nhưng số lao động dưới 25 tuổi năm 2003 là 118 người tăng thêm 1 so với năm 2002 tương ứng với 0,85%.
Năm 2004 số lao động dưới 25 tuổi là 120 người chiếm 18,38% tổng số lao động tăng 2 người so với năm 2003 tương ứng với 1,70% . Số lao động từ 25 đến 34 tuổi là 207 chiếm 31,70% tổng số lao động, so với năm 2003 thì số lao động này tăng thêm 10 người tương ứng với 5,10% . Bên cạnh đó số lao động từ 35 đến 45 tuổi là 249 người chiếm 38,13% tổng số lao động của Công ty tăng 20 người tương ứng với 8,73% . Số lao động trên 45 tuổi là 77 người chiếm 11,7