Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam

Vốn là yếu tố bắt đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của donh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sản xuất thì việc làm sao đẻ quản lí và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, bao tiêu sản phẩm của nhà nước sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn nhiều bất cập, nó trở thành vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích đanhg giá hiệu quả của viậc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Nó không những giúp cho bản thân caca doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có của mình, mà còn giúp cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có các biện pháp quản lí thích hợp . Tổng công ty Than Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước cũng đang đứng trước thách thức đó, phải làm sao quản lí và sử dụng nghuồn vốn nhà nước giao có hiệu quả, làm thế nào để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn là câu hỏi thách thức đối với ban lãnh đạo TCT. Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi đó, sau quá trình thực tập tại Tổng công ty Than Việt Nam, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Ths. Nguyễn Quang Ninh và các cô chú trong Tổng công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài :”Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiTổng công ty Than Việt Nam ”.

doc83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Vốn là yếu tố bắt đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của donh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sản xuất thì việc làm sao đẻ quản lí và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, bao tiêu sản phẩm của nhà nước sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn nhiều bất cập, nó trở thành vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích đanhg giá hiệu quả của viậc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Nó không những giúp cho bản thân caca doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có của mình, mà còn giúp cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có các biện pháp quản lí thích hợp . Tổng công ty Than Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước cũng đang đứng trước thách thức đó, phải làm sao quản lí và sử dụng nghuồn vốn nhà nước giao có hiệu quả, làm thế nào để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn là câu hỏi thách thức đối với ban lãnh đạo TCT. Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi đó, sau quá trình thực tập tại Tổng công ty Than Việt Nam, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Ths. Nguyễn Quang Ninh và các cô chú trong Tổng công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài :”Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiTổng công ty Than Việt Nam ”. Mục đích của chuyên đề này là nêu bật lên thực trạng về tinh hình sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam, cả thành tích và những mặt còn tồn tại, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Với mục đích trên chuyên đề gồm ba bộ phận chính sau: Chương I: Lí luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Vệt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam. Mục lục Lời nói đầu 1 ChươngI: 6 Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6 1.1. Khái niệm và phân loại doanh ngiệp. 6 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 7 1.3 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp. 8 2. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 9 2.1 Khái niệm và phân loại vốn. 9 2.2. Chi phí vốn 13 Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 16 Hiệu quả sử dụng vốn. 16 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doang nghiệp . 17 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn . 17 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. 19 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.20 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 22 Nhân tố khách quan. 22 Nhân tố chủ quan. 23 III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 25 Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. 25 Lựa chọn và sử dụng hợp lí các nguồn vốn. 26 Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh 27 Quản lí TSCĐ, VCĐ. 27 Quản lý TSLĐ, VLĐ. 28 Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh . 29 Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. 30 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam(tct tvn) 32 Tổng quan về TCT TVN 32 1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT TVN. 32 Cơ cấu tổ chức của TCT TVN. 34 Tình hình sản xuất kinh doanh tại TCT TVN. 35 Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại TCT TVN. 39 Khái quát chung về nguồn vốn của TCT TVN 39 Nguồn hình thành vốn của TCT TVN. 40 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản. 41 Tình hình sử dụng vốn của TCT TVN. 44 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại TCT TVN. 46 Hiệu quả sử dụng VLĐ tại TCT TVN. 48 Hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT TVN. 53 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN. 55 Kết quả đạt được và nguyên nhân. 55 Kết quả 55 Nguyên nhân dẫn đế thành công 57 Hạn chế và nguyên nhân 59 Hạn chế. 59 Nguyên nhân. 60 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN 63 Định hướng hoạt động của TCT TVN 63 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN 64 Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN. 64 Về công tác lập và thực hiện kế hoạch 64 Về tổ chức và đào tạo 66 Về nghiên cứu phát triển 66 Về nguyên tắc hạch toán kinh doanh 66 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT TVN. 67 Tăng cường công tác quản lý , bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ 67 Tăng cường việc thu hồi VCĐ 68 Tăng cường đổi mới TSCĐ 68 Tăng cờng việc tài trợ cho TSCĐ 68 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả VLĐ tại TCT TVN. 68 Tăng doanh số bán hàng 69 Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý 70 Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất 70 Quản lí dự trữ định mức hàng hoá 72 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 73 Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ74 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN. 75 Tăng cưỡng nguồn VLĐ do nhà nước cấp 75 Ngân hàng cần thay đổi hạn mức tín dụng cho TCT 76 Tăng cường công tác quản lý thị trường của nhà nước 76 kết luận 78 Tài liệu tham khảo 79 Chương i: Lí luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. I. Tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... â Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và quản lí hoat động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. â Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. â Công ty cổ phần là công ty, trong đó: w Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bảy người. w Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. â Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty mà phần vốn góp của tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty. Công ty không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Mỗi một loại hình kinh doanh đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng quy mô và trình độ phát triển nhất định. 1.2. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm nên khi nền kinh tế đạt tới sản lượng tiềm năng thì muốn tăng sản lượng sản phẩm này thì buộc phải giảm sản lượng sản phẩm khác. Đây chính là giới hạn khả năng sản xuất. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải giải quyết được ba vấn đề quan trọng sau: â Nên đầu tư dài hạn vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. â Nguồn tài trợ cho nguồn đầu tư là nguồn nào. â Nhà doanh nghiệp sẽ quản lí hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào. Đây là những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến việc quản lí và sử dụng các nguồn vốn. Các doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quy định. Nhưng chung quy lại thì hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều được thể hiện thông qua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Hàng hoá và dịch vụ(yếu tố đầu vào) Sản xuất - chuyển hoá Hàng hoá và dịch vụ(yếu tố đầu ra) Một yếu tố đầu vào hay một nhân tố sản xuất là một hàng hoá dịch vụ mà các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Các nhân tố sản xuất được kết hợp với nhau để tạo ra hàng loạt các hàng hoá dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy trong một thời kì nhất định các doanh nghiệp đã chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra để trao đổi. Như vậy các doanh nghiệp thực hiện trao đổi hàng hoá với thị trường cung cấp hàng hoá và dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ đầu ra tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và sự vận hành tài chính của doanh nghiệp được sinh ra từ quá trình trao đổi đó. Quá trình này quyết định sự vận hành của sản xuất và làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 1.3. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp phải có những quy định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quy định đều phải gắn liền với hệ thống luật pháp và sự hiểu biết về môi trường xung quanh doanh nghiệp là môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Doanh nghiệp phải làm chủ được và dự đoán trước dược sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó.Trong môi trường đó quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng và xuyên suốt cuộc đời doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, giữa doanh nghiệp với thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động...Thông qua thị trường doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần cung ứng, trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định được ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Một mặt khác không kém phần quan trọng là các quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp mà biểu hiện của chúng là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, giữa cổ đông và các nhà quản lí, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được nghiên cứu thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn... Tóm lại, để tồn tại và phát triển, mọi quy định của doanh nghiệp luôn luôn phải được đặt trong mối tương quan với môi trường nhất định. Một quy định sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, một quy định sai có thể dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp thậm chí dẫn đến một sự phá sản của doanh nghiệp. 2. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Khái niệm và phân loại vốn. 2.1.1.Vốn là gì ? Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, tức là làm tăng thêm giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp . Vậy vốn là gì? â Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất, Mác cho rằng: ”Vốn (Tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư là đầu vào của quá trình sản xuất “. Định nghĩa của Mác có một tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn.Tuy nhiên Mac mới chỉ bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có qúa trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. â David - Begg trong cuốn “Kinh tế học” của mình, đã đưa ra hai định nghĩa về vốn. Đó là vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp : w Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác. w Vốn tài chính là các giấy tờ có giá và tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy David Begg đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. â Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh. Bởi vì mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều được khái quát : T- H (TLLĐ, TLSX) - H’- T’ Để có các yếu tố đầu vào TLLĐ, TLSX thì doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền này gọi là vốn của doanh nghiệp và nó được coi như là một hàng hoá đặc biệt. Trước hết, vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng : ỷ Gía trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để có được nó. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh – mua máy móc, vật tư, hàng hoá… Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và sở hữu. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy,giá trị của vốn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, nó không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kì một doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đêm lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ ra mua nó từ đó có được lợi nhuận tối đa. 2.1.2. Phân loại vốn. Do giữ vai trò quan trọng và thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp nên việc phân loại vốn theo các cách thức khác nhau giúp doanh nghiệp đề ra được các giải pháp quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. â Xét theo nguồn hình thành. w Vốn do ngân sách nhà nước cấp: là vốn do nhà nước cấp cho doanh nghiệp (được xác nhận trên cơ sở biên bản giao nhận) gồm vốn cấp ban đầu và vốn cấp bổ sung. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải nộp ngân sách một tỷ lệ phần trăm nào đó trên vốn cấp gọi là mức thu sử dụng vốn. w Vốn tự bổ sung: là vốn nội bộ doanh nghiệp bao gồm vốn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại, vốn cổ phần. w Vốn liên doanh liên kết là vốn do doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. w Vốn vay gồm những khoản vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay cán bộ công nhân viên, vay nước ngoài, phát hành trái phiếu... â Xét theo tính chất sở hữu. Nguồn vốn được chia thành hai loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp. w Nợ phải trả:gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. ỷNợ ngắn hạn là các khoản tín dụng ngắn hạn, các khoản vay dự trữ phải trả trong vòng một năm. Khoản này thường bao gồm tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Tín dụng thương mại: Nguồn vốn này được khai thác tự nhiên trông quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm, hay trả góp. Đây là một phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ kinh doanh một cách lâu bền. Tín dụng ngân hàng: Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp theo phương thức như cho vay theo từng món, cho vay luân chuyển... ỷ Nợ dài hạn gồm các khoản tín dụng dài hạn, vốn do phát hành trái phiếu công ty... w Vốn chủ sở hữu gồm vốn do ngân sách cấp, vốn do thông qua phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn... Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu và chi phí vốn của mình, từ đó xác định được cơ cấu và chi phí vốn hợp lí với mức chi phí thấp nhất. â Xét trên giác độ luân chuyển của vốn Vốn gồm hai bộ phận vốn cố định và vốn lưu động w Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm ,xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình. Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định từ đó ảnh hưởng đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng cũng có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Chính vì vậy vốn cố định có những đặc thù sau: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất sản phẩm. - Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất của sản phẩm(khấu hao). - Sau nhiều chu kì sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển (khấu hao hết). Xuất phát từ những đặc điểm trên việc quản lí vốn cố định phải luôn được gắn với việc quản lí hình thái hiện vật của nó là tài sản cố định của doanh nghiệp. w Vốn lưu động là số tiền ứng trước hay đầu tư và tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Quá trình này được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kì tái sản xuất, vốn lưu động hình thành một vòng luân chuyển. Như vậy so với vốn cố định thì vốn lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn. Trong khi vốn cố định chu chuyển được một vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng. Thông qua cách phân chia này, các doanh nghiệp thấy được tỷ trọng cơ cấu cũng như hoạt động luân chuyển vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản từ đó xác định được hiệu quả vòng quay vốn. Như vậy đứng trên quan điểm hiệu quả thì vốn được xem xét dưới trạng thái động. 2.2. Chi phí vốn. Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất. Cũng như bất kì một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một chi phí nhất định. Chi phí của mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố của loại vốn cụ thể đó. 2.2.1. Chi phí nợ. Chi phí nợ trước thuế (Kd) được tính toán trên cơ sở lãi suất nợ vay, lãi suất này thường được ấn định trong hợp đồng vay tiền. Chi phí nợ sau thuế Kd (1- T)được xác định bằng chi phí nợ trước thuế Kd trừ đi khoản tiết kiệm nhờ thuế, vì lãi tiền vay được tính là chi phí trước thuế của doanh nghiệp. 2.2.2. Chi phí cổ phiếu ưu tiên: Kp = Trong đó : Kp: Chi phí của cổ phiếu ưu tiên Dp: Cổ tức ưu tiên Pn: Giá phát hành thuần (giá công ty nhận được sau khi trừ chi phí phát hành). 2.2.3. Chi phí đối với lợi nhuận không chia (Ks): Là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu thông thường yêu cầu đối với cổ phần mà công ty đạt được bằng lợi nhuận không chia. Ks = + RP = Trong đó : Ks: Chi phí với lợi nhuận không chia :Lợi tức của một tài sản không có rủi ro RP: Phần thưởng rủi ro :Mức sinh lời của cổ phiếu g:Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi :Tỷ lệ lợi tức mong đợi 2.2.4. Chi phí cổ phiếu thường mới (Ke): Muốn phát hành cổ phiếu thường mới cần có các chi phí để phát hành cổ phiếu như: Chi phí in ấn. Chi phí quảng cáo. Hoa hồng ... Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng phát hành cổ phiếu và được tính theo công thức sau: Ke = Trong đó : Ke: Chi phí cổ phiếu thường mới :Mức sinh lời của cổ phiếu F: Chi phí phát hành g:Tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức ộ Chi phí trung bình của vốn: WACC= WdRd(1-T) + WpKp + WsKs Trong đó Wd, Wp, Ws tương ứng là tỷ lệ của nợ, vốn, cổ phiếu ưu tiên và cổ phiếu thường. Nói chung công ty bắt đầu sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất nhưng khi đã hết các nguồn tài trợ có chi phí thấp, công ty phải trông cậy vào các nguồn vốn khác có chi phí rất cao. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao doanh nghiệp lại sẵn sàng bỏ ra chi phí để sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có máy móc, nhà xưởng, các trang thiết bị kỹ thuật(TSCĐ), và các nguyên vật liệu, vật tư, nhân công ...(TSLĐ). Đây chính là những dạng cụ thể của vốn sản xuất kinh doanh.
Luận văn liên quan