Thành phố Hải Phòng - một trong những Trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình.
Hải Phòng có một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông
- Tây, Bắc - Nam, là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông
thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế.
Hải Phòng nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Vịnh Hạ Long
- Móng Cái, Trà Cổ nằm trong vùng Đông Bắc gần với tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc).
Những năm gần đây, Hải Phòng luôn là một điểm đến lý tưởng cho du
khách trong và ngoài nước có cơ hội khám phá những nét độc đáo về các loại
hình du lịch.
Trong thời gian qua, quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ngày
càng ổn định, cả hai nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về mọi mặt để
hai bên cùng phát triển. Hiện nay, thị trường khách du lịch Trung Quốc đang
là thị trường khách lớn của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng
nói riêng (70% khách quốc tế đến Hải Phòng là khách Trung Quốc).
Chính vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển hơn nữa thị trường
khách du lịch Trung Quốc là một việc làm thiết thực để thu hút hơn nữa khách
du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng. Được sự hướng dẫn chỉ bảo của Tiến sĩ
Tạ Duy Trinh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, anh chị nhân viên
ở Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải
phòng, em đã mạnh dạn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Một số
giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch
thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải phòng”.
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hải Phòng - một trong những Trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình.
Hải Phòng có một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông
- Tây, Bắc - Nam, là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông
thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế.
Hải Phòng nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Vịnh Hạ Long
- Móng Cái, Trà Cổ nằm trong vùng Đông Bắc gần với tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc).
Những năm gần đây, Hải Phòng luôn là một điểm đến lý tưởng cho du
khách trong và ngoài nước có cơ hội khám phá những nét độc đáo về các loại
hình du lịch.
Trong thời gian qua, quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ngày
càng ổn định, cả hai nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về mọi mặt để
hai bên cùng phát triển. Hiện nay, thị trường khách du lịch Trung Quốc đang
là thị trường khách lớn của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng
nói riêng (70% khách quốc tế đến Hải Phòng là khách Trung Quốc).
Chính vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển hơn nữa thị trường
khách du lịch Trung Quốc là một việc làm thiết thực để thu hút hơn nữa khách
du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng. Được sự hướng dẫn chỉ bảo của Tiến sĩ
Tạ Duy Trinh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, anh chị nhân viên
ở Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải
phòng, em đã mạnh dạn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Một số
giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch
thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải phòng”.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 2
2. Mục đích, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch
Dịch vụ Dầu khí Hải phòng trong việc phục vụ khách du lịch Trung Quốc và
đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với Công
ty.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận đi sâu tìm hiểu, phân tích, đưa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm thu hút nguồn khách du lịch Trung Quốc đến Trung tâm du lịch một
cách có hiệu quả trong các năm tiếp theo.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu, phân tích tình
hình dựa trên số liệu thu thập được và phương pháp nghiên cứu lý luận kết
hợp với quan sát tìm hiểu và khảo sát thực tế.
3. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khoá
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về du lịch và thị trường khách du lịch.
Chương 2: Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc tại
Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại
Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 3
CHƢƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về Du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội
phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức
về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách
hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Năm 1963, với mục đích Quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Luật du lịch (do Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố năm
2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 4
Du lịch là tập hợp các hoạt động phong phú và đa dạng nhằm phục vụ
cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.2. Khái niệm về Khách du lịch
Về khái niệm Khách du lịch, có rất nhiều ý kiến khác nhau, song em chỉ
xin trình bày một số ý kiến cơ bản:
Hội nghị Quốc tế về Du lịch họp năm 1963 tại Roma - Italy, theo chủ trì
của Liên Hợp Quốc bàn về khái niệm Khách du lịch: “Khách du lịch là những
người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, ra nước ngoài không
nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24 giờ (hoặc sử
dụng ít nhất một tối trọ) và chỉ lưu lại ít hơn một năm”.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch
Khái
niệm sản phẩm du lịch:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.(Điều 4 Chương I Luật Du lịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 5
trước khi mua. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự cảm nhận,
thoả mãn nhu cầu của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm.
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm
du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
+ Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là
dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống. Do đó, về
cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ bị hư hỏng.
+ Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng.
+ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
+ Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
1.2. Nhu cầu của khách du lịch
1.2.1. Khái niệm về nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nó
là thuộc tính tâm lí của con người. Nhu cầu của con người rất đa dạng và
phức tạp. Nhu cầu được hình thành trên nền tảng nhu cầu sinh lí và nhu cầu
tinh thần.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow (nhà tâm lý học ngƣời Mỹ)
Vào năm 1943, nhà tâm lý học người Mỹ - A.Maslow đã nghiên cứu
nhu cầu chung của con người và đưa ra 5 bậc nhu cầu, được thể hiện như sau:
Tháp nhu cầu
Abramham Maslow
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 6
1.2.2.1.Nhu cầu sinh lý (basic needs):
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở...đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người.
Trong kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp
nhất, bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện
trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản
này chưa đạt được.
1.2.2.2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu
này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp
theo?. Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Nhu cầu này xuất hiện ở mọi người bao gồm mong muốn được an toàn
về tính mạng, thân thể và tài sản vì khách du lịch đã rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình đến những nơi xa lạ, mới mẻ, không dễ dàng thích
nghi với môi trường xung quanh, do đó yếu tố an toàn rất cần thiết.
Khách du lịch mua bảo hiểm là hình thức tự trấn an mình, đồng thời
khách du lịch tự bảo vệ mình bằng cách không đi du lịch đến những nơi bất
ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2.2.3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn,
tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi
chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 7
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài
người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu
này sau hai nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này
không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh
thần, thần kinh.
1.2.2.4.Nhu cầu về đƣợc tôn trọng (esteem needs):
Nhu cầu này thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể
trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng
chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng
của bản thân.
1.2.2.5.Nhu cầu đƣợc thể hiện mình (self-actualizing needs):
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's
need to be and do that which the person was “born to do” (nhu cầu của một
cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh
ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng
hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các
thành quả trong xã hội.
1.2.3. Những nhu cầu trong chuyến du lịch:
1.2.3.1. Nhu cầu thiết yếu:
Đây là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong mỗi chuyến đi. Nhóm nhu
cầu thiết yếu bao gồm những nhu cầu như: nhu cầu vận chuyển (nhu cầu đi
lại), nhu cầu ăn uống và lưu trú.
+ Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu của khách du lịch phát sinh do tính cố định
của tài nguyên du lịch; sự di chuyển của khách du lịch từ nơi ở thường xuyên
đến một nơi khác để tiêu dùng sản phẩm du lịch và quay trở về nơi ở thường
xuyên của họ. Ở tại điểm du lịch đó cũng phát sinh nhu cầu đi lại vì một
chương trình du lịch được xây dựng thường có đến nhiều nơi xung quanh tài
nguyên du lịch chính. Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội được nâng cao và
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 8
sự ra đời của nhiều loại hình vận chuyển nên nhu cầu này dần được thỏa mãn
một cách tối đa. Những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng tới mong muốn thỏa mãn
nhu cầu đi lại của khách du lịch: Khoảng cách di chuyển; mục đích chính của
chuyến đi; khả năng thanh toán; thói quen tiêu dùng; tình trạng sức khoẻ...
+ Nhu cầu lưu trú và ăn uống: Đây là nhu cầu tất yếu phải có trong thời gian
thực hiện chuyến đi. Mức độ thể hiện nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách
tuỳ thuộc vào các yếu tố như: khả năng thanh toán của khách; hình thức tổ
chức chuyến đi; thời gian của chuyến đi; khẩu vị ăn uống; sở thích, đặc điểm
cá nhân của du khách; mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; giá cả,
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch...
1.2.3.2. Nhu cầu đặc trƣng:
+ Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí. Đó chính là mong muốn của con người
được cảm nhận về chương trình du lịch, về tài nguyên du lịch, và về các dịch
vụ tham quan giải trí mà họ đang tham gia. Nhu cầu này của khách du lịch
phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm cá nhân của khách; văn hoá và tiểu
văn hoá; giai cấp; nghề nghiệp; mục đích chuyến đi; khả năng thanh toán; thị
hiếu thẩm mỹ...
+ Nhu cầu giao tiếp: Trong cuộc sống thường ngày cũng như khi đi du lịch,
nhu cầu giao tiếp của khách du lịch vẫn luôn cần được thỏa mãn. Khách du
lịch luôn muốn mở rộng giao tiếp, trao đổi thông tin để mở rộng mối quan hệ
của mình và tự hoàn thiện mình. Điều đó càng dễ dàng thực hiện khi tham gia
một chương trình du lịch, thông qua ngôn ngữ, hình ảnh họ mới được tiếp
nhận ở điểm du lịch.
+ Nhu cầu tìm hiểu: Bị chi phối bởi mục đích chuyến đi nên có một số người
tham gia vào chương trình du lịch chủ yếu là để nghiên cứu về một vấn đề
nào đó. Tuy nhiên nhìn chung khi tham gia vào một chương trình du lịch
khách du lịch thường có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ ở nơi
đến du lịch để không ngừng trau dồi kiến thức cho riêng mình.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 9
1.2.3.3. Nhu cầu bổ sung:
Đó có thể là nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cho bản thân (cắt tóc, giặt là, trang
điểm); nhu cầu mua sắm (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cá nhân...); nhu cầu
về thông tin liên lạc (Internet, Fax, Telex...); nhu cầu về y tế để chăm sóc sức
khoẻ; nhu cầu rèn luyện thể thao (chơi Golf, Tenis...).
1.3. Động cơ đi du lịch:
1.3.1. Động cơ về thể lực:
Động cơ này là tất cả những gì liên quan thôi thúc con người về mặt cơ bắp.
Ví dụ như dòng khách đổ về các suối nước khoáng, suối nước nóng, những
nơi có tắm bùn, hoặc tham gia các chương trình thư giãn, giải trí, các hoạt
động cơ bắp khác nhằm mục đích làm tăng cường sức khoẻ.
1.3.2. Động cơ về văn hoá, giáo dục:
Động cơ này nói lên những đòi hỏi của con người muốn hiểu biết về những
nơi xa lạ, thưởng thức các món ăn độc đáo, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật,
phong tục tập quán của các dân tộc. Hiện nay, có một số nước đang đặc biệt
chú ý tới động cơ này của con người để thúc đẩy mọi người đi du lịch. Ví dụ
như ở nước ta, những người làm du lịch đang quan tâm tới du lịch văn hoá và
du lịch sinh thái, bởi Việt Nam là nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có
nền văn minh lúa nước, khách du lịch trong và ngoài nước luôn tìm thấy
những cái hay, cái lạ, cái mới mẻ trong mỗi chuyến đi.
1.3.3. Động cơ về giao tiếp:
Đây là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi con người, bởi không ai
có thể sống nếu không có những mối quan hệ ngoài xã hội, mối quan hệ trong
gia đình, họ hàng và người thân. Động cơ này bao gồm những ước muốn
được gặp gỡ những con người mới, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, đồng
nghiệp.
1.3.4. Động cơ về thân thế, địa vị, uy danh:
Động cơ này thúc đẩy người ta đi đến những cuộc hội nghị, hội thảo, hoạt
động nghiên cứu, theo đuổi việc học hành gần như là vì mục đích công việc.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 10
Một số người lại muốn chứng tỏ mình, muốn chơi trội, muốn được công nhận,
hoặc muốn được chú ý, được đề cao. Ví dụ: hiện nay trên thế giới xuất hiện
loại hình du lịch bay vào vũ trụ nhằm thỏa mãn động cơ này của các tỉ phú
muốn khám phá vũ trụ và muốn được cả thế giới biết đến.
Mục đích của việc nghiên cứu động cơ đi du lịch của con người là nhằm giúp
các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính sách sản phẩm, chính sách giá
cả, củng cố hơn nữa mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp lữ hành.
1.4. Một số nhân tố tác động tới việc thu hút khách du lịch trong kinh
doanh lữ hành:
1.4.1. Nhóm các nhân tố chủ quan:
Nhóm các nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong mà doanh nghiệp có
khả năng kiểm soát, thay đổi, khắc phục để phù hợp với doanh nghiệp. Có rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách của doanh nghiệp du lịch,
trong đó phải kể đến một số nhân tố có tính chất quyết định là:
+ Vị thế của doanh nghiệp: Khách du lịch khi có nhu cầu đi du lịch thì họ
luôn mong muốn được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Để thỏa mãn được
điều đó, họ thường gửi gắm chuyến đi của mình vào một doanh nghiệp đã có
uy tín trên thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành ngoài việc thu hút
khách còn phải luôn chú trọng tới vấn đề giữ uy tín. Trong cuộc chiến của các
doanh nghiệp du lịch, giữ vững được chữ tín trên thị trường đã và sẽ mãi là
một vũ khí sắc bén để thu hút khách.
+ Chất lượng của các chương trình du lịch: Khách du lịch tham gia chương
trình du lịch có được đáp ứng những yêu cầu của mình một cách tốt nhất
không, có đi được hết các địa điểm ghi trong chương trình hay không? Họ có
bị cảm thấy là doanh nghiệp đang “treo đầu dê, bán thịt chó” hay không? Hiện
nay, có rất nhiều doanh nghiệp du lịch vì muốn thu hút khách tham gia
chương trình du lịch của mình, đã thông qua quảng cáo để đưa ra những
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng
Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 11
chương trình hấp dẫn nhưng khi tổ chức lại không như những gì hứa hẹn nên
đã để lại ấn tượng không tốt cho khách du lịch.
+Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên:
- Cán bộ quản lý là những người kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, định hướng và xây dựng các mục tiêu
chiến lược giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng cường thu hút khách.
- Hướng dẫn viên có trách nhiệm nắm bắt nội dung chương trình du
lịch, hiểu rõ các tài nguyên du lịch được xây dựng trong chương trình. Hướng
dẫn khách thực hiện chương trình, thuyết minh, giải thích điểm du lịch đến
tham quan. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải quan tâm đến tình hình khách, giải
quyết những trường hợp bất thường xảy ra trên đường đi có nhiệt tình hay
không.
- Góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch còn là chất
lượng phục vụ của nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng.
+ Giá cả của các chương trình du lịch: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp
đã sử dụng chính sách giá như một công cụ đắc lực để thu hút khách. Vấn đề
đặt ra ở đây là sử dụng chính sách đó như thế nào cho phù hợp để vừa hấp dẫn
được khách lại thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
1.4.2. Nhóm các nhân tố khách quan:
Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài tác động vào mà d