Ngày nay, du lịch đã trởthành một hiện tượng kinh tếxã hội phổbiến không chỉ ởcác nước phát triển
mà còn ởcảcác nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được xem nhưlà ngành “ công
nghiệp không khói”, là một ngành dịch vụthu hút một sốlượng lớn lao động. Vì vậy, đểcó thểkhai
thác ngành này một cách hiệu quảvà đúng đắn chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹcàng vềnó.
Theo nhà địa lý học Michaud: “ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụphục vụcho
việc đi lại và ngủlại ít nhất một đêm ngoài nơi ởthường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ,
hội họp, thểthao hoặc tôn giáo”
(1)
Năm 1963, tại Hội nghịLiên Hợp Quốc vềdu lịch tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về
du lịch nhưsau: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn
từcác cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ởbên ngoài nơi ởthường xuyên của họhay
ngoài nước họvới mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
(2)
Theo Khoản 1, điều 4, luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định rằng: “ Du lịch là hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực ) khác nhau, dưới mỗi góc độnghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu khác nhau vềdu lịch. Nhưng dù hiểu nhưthếnào đi nữa thì du lịch vừa là một lĩnh vực
kinh doanh các dịch vụnhằm thoảmãn nhu cầu của du khách vừa là một hiện tượng xã hội góp phần
nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻcộng đồng.
50 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3337 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm về du lịch
1.1.1 Khái niệm
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển
mà còn ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được xem như là ngành “ công
nghiệp không khói”, là một ngành dịch vụ thu hút một số lượng lớn lao động. Vì vậy, để có thể khai
thác ngành này một cách hiệu quả và đúng đắn chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về nó.
Theo nhà địa lý học Michaud: “ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho
việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ,
hội họp, thể thao hoặc tôn giáo”(1)
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về
du lịch như sau: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ(2)
Theo Khoản 1, điều 4, luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định rằng: “ Du lịch là hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực ) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu khác nhau về du lịch. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì du lịch vừa là một lĩnh vực
kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách vừa là một hiện tượng xã hội góp phần
nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2 Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra .
Thông thường người ta thường phân loại theo những tiêu chí sau:
• Phân loại theo môi trường tài nguyên.
• Phân loại theo nhu cầu làm nảy sinh du lịch.
• Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.
• Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
• Phân loại theo phương tiện giao thông.
• Phân loại theo loại hình lưu trú.
• Phân loại theo lứa tuổi du khách.
• Phân loại theo hình thức tổ chức:
Chi tiết phân chia cụ thể vui lòng tham khảo ở phần phụ lục 1
1.1.3 Mối tương tác giữa du lịch và những lĩnh vực khác.
Du lịch và những lĩnh vực khác như xã hội, văn hóa, môi trường, kinh tế và hòa bình chính trị … có
mối quan hệ tương tác, bổ sung cho nhau. Sự phát triển hay sa sút của bất cứ lĩnh vực nào cũng đều tác
động đến ngành du lịch và ngược lại. Trong phần này nhóm nghiên cứu xin được đề cập đến mối
tương tác giữa ngành du lịch - văn hóa và môi trường vì những yếu tố này đang tác động mạnh mẽ đến
ngành du lịch ĐBSCL nói chung và du lịch sông nước nói riêng.
(Những lĩnh vực khác xin vui lòng tham khảo ở phần phụ lục 1)
2
1.1.3.1 Du lịch và văn hóa:
Đối với du lịch các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu như tài
nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi thì tài nguyên du lịch nhân
văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương
của nó. Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn – là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch
văn hóa phong phú. Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách.
Chúng ta thấy rằng các sản phẩm văn hóa như tranh vẽ, điêu khắc, tượng nặn…, các loại hình văn
nghệ truyền thống cũng như hiện đại, hay những nét đặc trưng về tôn giáo…đã tạo nên một sức hút hết
sức lôi cuốn, sôi động và mạnh mẽ đối với du khách. Điển hình như các buổi biểu diển dân ca, múa rối
nước, hoặc một buổi chợ nổi vào lúc sớm mai trên sông hay là những bức tranh Đông Hồ, tranh lụa …
là những biểu hiện của nét văn hóa đặc trưng thật sự thu hút và hấp dẫn du khách.
Một trong những chức năng chính của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch,
du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự
thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Mặt khác, sự
kỳ kạ hấp dẫn, sự phóng đại cường điệu hay thi vị hóa lối sống và biểu hiện văn hóa của một nhóm
dân tộc thiểu số hay một cộng đồng là phổ biến trong ngành du lịch. Do muốn tăng tính cạnh tranh,
những người điều hành và quảng bá du lịch đã đưa các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi ra thị
trường như một mặt hàng mới tinh khôi, thật tự nhiên, hấp dẫn kỳ lạ, mang tính truyền thống, nguyên
thủy, nguyên bản … Một vấn đề khác nữa đó là sự cưỡng ép, làm biến dạng những tập tục văn hóa, lễ
hội và các nghi lễ đặc thù dân tộc của những người tổ chức tour để mua vui cho khách du lịch. Một
câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao còn gọi là nguyên bản khi một lễ hội truyền thống hằng năm được
tái tạo lại thể hiện hằng tuần, thay đổi hằng tháng, biến những sự kiện văn hóa, lễ hội đơn giản nhưng
mang đầy ý nghĩa, bản sắc dân tộc thành những lễ hội “lòe loẹt” và “có sức hấp dẫn kỳ diệu” cho
khách du lịch. Hơn nữa, một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các
nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống
theo mốt du khách. Nguyên nhân là do trong hoạt động kinh doanh người dân bản xứ dùng chuẩn của
du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, do tư tưởng vọng
ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện văn minh, giàu có…
Ảnh hưởng của động du lịch đến văn hóa và xã hội còn được thể hiện qua quan hệ giữa du khách và
người dân địa phương . Nhìn chung theo thời gian, thái độ của của người dân sở tại đối với du khách
thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Vào thời gian đầu, khi những du khách đầu tiên xuất hiện,
người dân địa phương tỏ ra vô cùng cao hứng. Du khách được đón tiếp nồng nhiệt, nhiều khi thái quá,
với tất cả lòng quý trọng và mến khách của chủ nhân. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của luồng
khách tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa
phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được
tiếp đón với nghi lễ xã giao. Tồi tệ hơn là cảm giác khó chịu thậm chí là tư tưởng và hành động chống
đối du khách của người dân bản xứ xuất hiện. Nếu chính quyền địa phương và ngành du lịch không
những biện pháp hữu hiệu thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Mất cảm tình vì thái độ lạnh nhạt, sợ hãi bị tấn
công… sẽ làm cho số lượng du khách giảm dần. Do đó, vì tương lai phát triển bền vững của ngành du
lịch nói chung, người làm du lịch nói riêng phải tự đặt cho mình trách nhiệm góp phần thúc đẩy những
quan hệ tốt đẹp sẵn có, ngăn chặn đẩy lùi những thái độ tiêu cực có thể nảy sinh đối với du khách.
1.1.3.2 Du lịch và môi trường:
Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch. Du khách ở các khu đô thị,
khu công nghiệp có nhu cầu thoát đến các địa phương có môi trường trong lành hơn như những vùng
biển, vùng núi hay nông thôn. Hiện nay đại đa số các địa phương có hoạt động du lịch sôi động nhất là
những nơi có môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú.
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành, nên thơ
của các cảnh quan tự nhiện giúp cho du khách hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của
3
thiên nhiên đối với đời sống của con người. Vô hình chung, bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp
phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, bảo tồn tự nhiên - vấn đề được toàn thế giới rất
quan tâm. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách tại những khu vực có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường bằng cách dành những khoảng đất đai
có môi trường ít bị xâm phạm để xây dựng các công viên bao quanh thành phố, hoặc là thi hành các
biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp
với nhu cầu của khách...
Tuy nhiên, hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung
quá nhiều người và thường xuyên tại điểm du lịch đã làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi
đến chỗ bị hủy hoại, uy hiếp đời sống một số loài động vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên
ổn trước đây để đi tìm nơi ở mới… Hơn nữa, hoạt động du lịch còn làm gia tăng lượng rác thải, ô
nhiễm không khí… Nhưng trong thực tế có rất ít người làm du lịch thực sự quan tâm đến môi trường.
Có thể là do họ không thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến môi trường, cũng có thể do
lợi ích trước mắt mà họ cố tình không quan tâm đến nguy cơ của hiểm họa này.
1.1.4 Những quan điểm về khái niệm du lịch sông nước:
Cũng như khái niệm ngành du lịch nói chung. khái niệm du lịch sông nước nói riêng có rất nhiều, mỗi
một cá nhân, mỗi một tổ chức nghiên cứu về loại hình du lịch này đứng từ nhiều khía cạnh khác nhau,
với những mục đích khác nhau thì sẽ có những khái niệm khác nhau. Dưới đây nhóm nghiên cứu xin
trích dẫn một vài khái niệm về du lịch sông nước mà nhóm nghiên cứu sưu tập được và đưa ra quan
điểm của nhóm nghiên cứu về khái niệm du lịch sông nước.
* Theo quan điểm của châu Âu:
Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển và di
chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ. Thưởng thức những phong cảnh đẹp trên
sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của
họ. Tìm hiểu về nền kinh tế xã hội của những quốc gia đó và những vấn đề về môi trường sinh thái mà
hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta.
(Trích “ waterway tourism around Europe”
* Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, viện nghiên cứu
sinh thái và địa chất Phần Lan.
Du lịch sông nước là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du
lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng
chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất
phát từ chính đời sống xã hội, thắng cảnh, từ văn hóa của địa phương.
( Trích bài viết “ đường thủy chi phối du lịch sinh thái và liên khu kinh tế” Báo nông
nghiệp thực phẩm và khoa học môi trường –Phần Lan, số ra tháng 1 năm 2007)
* Quan điểm của nhóm nghiên cứu:
Qua một thời gian nghiên cứu về du lịch sông nước tại ĐBSCL nhóm nghiên cứu cũng có một số quan
điểm riêng của mình về khái niệm du lịch sông nước:
Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà các hoạt động vui chơi giải trí, vận chuyển gắn liền với
sông nước. Các dịch vụ du lịch đươc phục ngay trên sông, trên các cù lao, hoặc ven bờ sông. Đặc biệt
du lịch sông nước phát triển phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ
môi trường sinh thái.
4
Phân tích quan điểm của nhóm:
Du lịch sông nước trước tiên là một loại hình du lịch, không chỉ là đi lại, tham quan trên sông mà còn
kết hợp với những hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sông nước (trên sông hay ve bờ hay trên cù
lao), và du khách được phục vụ bằng những gì mà sông nước có thể mang đến.
Thứ hai, đây là một ngành kinh tế, mà mục đích lâu dài của nó hướng tới cải thiện đời sống lênh đênh
của người dân sông nước. Đây là đặc điểm không chỉ của riêng du lịch sông nước mà của cả ngành du
lịch nói chung. Bởi vì du lịch giải quyết một lượng lớn lao động.
Thứ ba là về khía cạnh môi trường, có thể ở các loại hình du lịch khác vấn đề bảo vệ môi trường
không cấp thiết như loại hình du lịch sông nước. Nhưng vì sông nước là nguồn nước ngọt hiếm hoi
nuôi sống con người , các loài động thực vật, và nó là một mạch nước lan rộn khắp thế giới nếu ô
nhiễm một nơi, hay có dịch bệnh thì tốc độ phát tán của nó rất nhanh do đó vấn đề bảo vệ môi trường
sông nước phải được quản lý thật chặc chẽ trong du lịch sông nước.
1.2 Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây
1.2.1 Tổng quan du lịch thế giới
Du lịch là một ngành kinh tế có từ lâu đời trên trái đất này, những du khách ban đầu đó là những nhà
thương buôn, là những người truyền đạo, là những người hành hương, cũng có thể nói loại hình du
lịch thịnh hành đầu tiên chính là du lịch tôn giáo…Du lịch phát triển gắn bó mật thiết và thúc đẩy rất
nhiều ngành nghề khác phát triển theo như ngành lưu trú, ngành giao thông, ngành dịch vụ vui chơi
giải trí và cả tài chính.
Bên cạnh là một ngành kinh tế có tuổi đời khá lớn, du lịch còn có ý nghĩa rất lớn cả về mặt xã hội. Về
phương diện kinh tế, đây là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh, thu nhập của ngành du
lịch từ năm 1950 đến nay luôn chiếm trên 5% GDP toàn cầu, đối với một số nước ngành du lịch chính
là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào GDP một tỷ trọng không nhỏ và đặc biệt đối với hầu hết các
nước, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Về phương diện xã hội, sau ngành y tế thì du lịch là ngành sử dụng lao động
nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là ngành sử dụng một lượng lớn lao động không cần trình độ cao.
Theo số liệu công bố của UNWTO, trong năm 2006 ngành du lịch thế giới đã giải quyết được 243
triệu việc làm, chiếm 8.3% lao động trên thế giới. Cũng trong năm này ngành du lịch đã đóng góp một
khoảng thu nhập bằng 10,3% GDP toàn cầu. trong năm 2007 ngành du lịch đã phục vụ một con số kỷ
lục 898 triệu lượt khách, tăng 6.2% so với năm 2006.
Cũng như bao nhiêu năm nay, châu Âu với những tòa lâu đài, những cánh đồng ôn đới trải dài, những
thảo nguyên xanh mướt bên cạnh những thành phố hiện đại nhất thế giới vẫn là điểm thu hút nhiều
khách du lịch nhất, trong năm 2007 châu Âu thu hút 480 triệu lượt khách, chiếm hơn 50% tổng lượt
khách du lịch quốc tế. Kinh đô du lịch châu Âu từ bao nhiêu năm nay vẫn là nước Pháp lãng mạn, và
năm 2007 cũng không ngoại lệ, Pháp đã phục vụ 68 triệu lượt du khách và hơn 14 triệu lượt khách quá
cảnh tại Pháp để đến các nước miền nam châu Âu. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của những
điểm du lịch tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng của lượt khách du lịch đến Pháp
đã chậm lại ( năm 2000: 11.4%; năm 2006 906% và năm 2007 là 4% ) theo như dự báo đến năm 2020
vị trí này có thể Pháp sẽ nhường lại cho Trung Quốc và Ấn Độ hay nói cách khác vị trí trung tâm du
lịch của Châu Âu sẽ nhường lại cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bản đồ du lịch thế giới đang
được vẽ lại.
Ngày nay khi việc đi du lịch đã trở nên phổ biến rất nhiều. Đối với những nước phát triển trở thành
một nhu cầu thiết yếu, mổi năm họ dành hẳn một khoảng thu nhập chi cho việc đi du lịch. Còn đối với
5
người dân ở các nước có thu nhập trung bình cũng có điều kiện để đi đến những vùng đất mới. Mặc
cho nền kinh tế thế giới hiện nay đang đi vào giai đoạn khó khăn, nhưng ngành du lịch vẫn thể hiện
sức sống mãnh liệt của mình, năm 2007 ngành du lịch vẫn tăng trưởng 6.2%. Điểm đặc biệt của ngành
du lịch thế giới là luôn sống dậy nhanh nhất, mạnh nhất sau mỗi đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính.
Những trung tâm du lịch của thế giới hiện nay hầu hết cũng là trung tâm tài chính mạnh như: Mỹ, Tây
Âu, Nhật Bản, Hongkong….
Ngành du lịch ngày càng phát triển chứng tỏ rằng nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng,
qua mỗi năm ngành du lịch lại phục vụ một lượng lượt khách du lịch nhiều hơn năm trước đó. Chúng
ta hãy xem sự tăng trưởng của lượt khách du lịch trong những năm gần đây.
0
500
1000
1500
2000
Biểu đồ 1.1: Lượng khách quốc tế trong những năm gần đây
và dự báo cho năm 2010 và 2020
lượt du khách (triệu lượt) 763 806 845 898 1100 1600
2004 2005 2006 2007 2010 2020
( Nguồn: tổ chức du lịch thế giới UNWTO)
Nếu như năm 1950 chỉ có 25 triệu lượt khách du lịch trên thế giới thì đến hơn 50 năm sau, năm 2004
con số này đã lên đến 763 triệu lượt, tăng hơn 30 lần, tức là mức độ tăng trung bình mỗi năm hơn 6%.
Điều này chứng tỏ được phần nào cuộc sống của cư dân địa cầu đã được nâng cao, nhưng không phản
ánh rỏ rệt bởi vì số lượt khách này phần lớn là những người giàu có (có thể đi một năm rất nhiều lượt)
và những người có thu nhập khá nhưng không phản ánh được cuộc sống của đại đa số người dân địa
cầu vẫn còn đang thiếu ăn, thiếu mặc. Tuy nhiên điều mà con số này thể hiện rất rõ ràng đó chính là sự
phát triển vượt bậc của ngành du lịch. Ngành du lịch đã thu hút, khuyến khích người dân đi du lịch
ngày càng nhiều, và quan trọng hơn là đã tạo được một nguồn thu nhập lớn cho rất nhiều quốc gia
đang phát triển và cung cấp việc làm cho không ít lao động phổ thông, giúp giảm bớt một phần nào đó
sự phân hóa giàu nghèo. Đó chính là sứ mệnh kinh tế và xã hội gắn liền nhau trong ngành kinh tế du
lịch của thế giới. Để có thể thấy rỏ hiệu quả kinh tế của ngành du lịch thế giới, nhóm nghiên cứu xin
đưa ra một vài số liệu minh họa khác. Nếu như năm 1950 tổng chi tiêu của khách du lịch trên toàn thế
giới là 2.1 tỷ USD thì đến năm 2004 con số này là 622.7 tỷ USD, trung bình một năm tăng 11% (cao
hơn chỉ số lạm phát trung bình) như vậy ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của ngành du lịch thế giới.
Và theo dự báo của UNWTO đến năm 2010 lượt khách du lịch quốc tế sẽ tăng đến 1.1 tỷ lượt và đến
năm 2020 con số này sẽ là 1.6 tỷ lượt. Những con số này tăng lên và được dự báo sẽ tăng lên nữa
trong tương lai là một niềm phấn khởi cho ngành du lịch nhưng bên cạnh đó, khâu quản lý du lịch cần
phải đi trước một bước, khi mà du lịch ngày nay mang lại nhiều vấn đề rắc rối về mặt văn hóa, vệ sinh
môi trường và gìn giữ môi trường thiên nhiên.
6
1.2.2 Tổng quan du lịch Việt Nam.
Du lịch tại Việt Nam đã xuất hiện từ thời rất xa xưa, khi mà các thương nhân Trung Hoa và Nhật Bản
cập cảng tại Hội An , cũng chính từ đó đã tạo nên phố cổ ngày nay mang đậm hai vẻ đẹp văn hóa
Trung-Nhật kết hợp với văn hóa, kiến trúc Việt. Và từ đó con đường phát triển lênh đênh của du lịch
Việt Nam được bắt đầu.
Ngành du lịch Việt Nam đươc thành lập ngày 09/07/1960 đến nay, gần 48 năm hoạt động ngành du
lịch Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự sáp nhập rồi tách ra từ bộ văn hóa - thông tin – thể thao và du
lịch , đến bộ thương mại – du lịch , sau đó trở thành cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ và bây giờ
đang trực thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch. Sự bất ổn định này mang lại cho ngành du lịch không ít
khó khăn, nhưng điều đó không thể ngăn cản sự phát triển tất nhiên của ngành du lịch Việt Nam.
Chúng ta có thể chia lịch sử du lịch Việt Nam thành 2 thời kỳ lớn là trước và sau khi ngành du lịch
Việt Nam ra đời. Trước khi ngành du lịch Việt Nam ra đời tại Việt Nam hoạt động du lịch vẫn xảy ra
nhưng không được quản lý thống nhất và chưa có những đơn vị kinh doanh du lịch chuyên nghiệp,
người đi du lịch thành từng nhóm nhỏ và tự phát. Giai đoạn sau khi ngành du lịch ra đời ta lưu ý các
mốc thời gian sau:
1. Giai đọan 1960 – 1975: giai đoạn này ngành du lịch chủ yếu phục vụ cho các chính
khách hay những đoàn khách của Đảng và nhà nước.
2. Giai đoạn 1975 – 1990: giai đoạn này ngành du lịch mở rộng hoạt động kinh doanh:
thành lập các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang tính thương mại, thành lập cơ
quan quản lý du lịch đó là tổng cục du lịch (27/06/1978).
3. Giai đoạn 1990 đến nay: ngành du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển theo một con
đường riêng, một vị thế riêng của mình. Tổng cục du lịch mở rộng mạng lưới các sở
quản lý về du lịch tại các địa phương để quản lý giúp đỡ và xúc tiến hoạt động của
các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành tại địa phương.
Và cho đến thời điểm này ngành du lịch đang phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũ