Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010

Cùng với sự CNH-HDH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các đô thị lớn và nhỏ trong cả nước đang vươn lên chứng tỏ vai trò của mình. Mục tiêu đến năm 2010 nước ta cơ bản sẽ là nước công nghiệp. Vì thế để thực hiện được mục tiêu này thì quá trình CNH-HĐH ở các đô thị phải được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nguồn thu cho sự phát triển đó được lấy ở đâu? Đây đang là bài toán nan giải cho các nhà quản lý đô thị nói chung và cho chính quyền từng thành phố nói riêng. Nguồn thu trên giác độ kinh tế- xã hội có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển ở đô thị. Về bản chất hoạt động thu là sự vận động của các nguồn tiền tệ gắn với sự hình thành và các quỹ tiền tệ đó. Thành phố Thanh Hoá sau 10 năm phát triển bây giờ là một đô thị loại 2. Trong 10 năm ấy đã thu được nhiều kết quả khả quan, Thành phố đang dần hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch khu Đông Bắc Ga, khu nhà ở cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, nâng cao đời sống cho người dân…Thành phố có 12 phường và 6 xã với số dân là 286.848 người, mật độ dân số nội thành là 17.188 n/km2 (2003) Nguồn thu ngân sách năm 2004 là 162.704200 (1000đ) và dự kiến năm 2005 là 210.961 triệu đồng. Như vậy nguồn thu ngân sách có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của Thành phố. Là sinh viên Khoa Kinh Tế & Quản Lý Môi Trường - Đô Thị khoá 43 và là một người dân Thanh Hoá. Nên tôi muốn tìm hiểu về Thành phố mình ở_ nơi tôi đã lớn lên. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010”

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Cùng với sự CNH-HDH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các đô thị lớn và nhỏ trong cả nước đang vươn lên chứng tỏ vai trò của mình. Mục tiêu đến năm 2010 nước ta cơ bản sẽ là nước công nghiệp. Vì thế để thực hiện được mục tiêu này thì quá trình CNH-HĐH ở các đô thị phải được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nguồn thu cho sự phát triển đó được lấy ở đâu? Đây đang là bài toán nan giải cho các nhà quản lý đô thị nói chung và cho chính quyền từng thành phố nói riêng. Nguồn thu trên giác độ kinh tế- xã hội có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển ở đô thị. Về bản chất hoạt động thu là sự vận động của các nguồn tiền tệ gắn với sự hình thành và các quỹ tiền tệ đó. Thành phố Thanh Hoá sau 10 năm phát triển bây giờ là một đô thị loại 2. Trong 10 năm ấy đã thu được nhiều kết quả khả quan, Thành phố đang dần hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch khu Đông Bắc Ga, khu nhà ở cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, nâng cao đời sống cho người dân…Thành phố có 12 phường và 6 xã với số dân là 286.848 người, mật độ dân số nội thành là 17.188 n/km2 (2003) Nguồn thu ngân sách năm 2004 là 162.704200 (1000đ) và dự kiến năm 2005 là 210.961 triệu đồng. Như vậy nguồn thu ngân sách có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của Thành phố. Là sinh viên Khoa Kinh Tế & Quản Lý Môi Trường - Đô Thị khoá 43 và là một người dân Thanh Hoá. Nên tôi muốn tìm hiểu về Thành phố mình ở_ nơi tôi đã lớn lên. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001- 2010” Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Th.s Lê Thăng Long và các bạn trong lớp để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập rất quan trọng này. II. Mục đích chọn đề tài. Tôi muốn tìm hiểu những vấn đề làm được và chưa làm được việc sử dụng hợp lý nguồn thu cho sự phát triển của Thành phố Thanh Hoá những năm qua. Nguồn thu của Thành phố là vấn đề rộng hay hẹp, mức độ phức tạp không? Và việc vận dụng những kiến thức học trong 4 năm để tìm hiểu một vấn đề cụ thể. Xem mình đã thu được gì trong thực tế trước khi ra trường. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các nguồn thu từ thuế (thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế nông nghiệp…), các khoản phí, lệ phí (phí ô nhiễm môi trường, phí giao thông…) từ việc cho thuê đất, bán đất… trên địa bàn Thành phố. Được thực tập ở phòng Quản Lý Đô Thị Thành phố là cơ quan hành chính sự nghiệp nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các đơn vị cơ quan hành chính như chi cục thuế Thành phố, phòng tài chính, phòng kế hoạch… Nội dung đề tài là vấn đề nguồn thu trong phạm vi Thành phố Thanh Hoá. Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về nền tài chính đô thị. Chương 2: Thực trạng tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2001-2005. Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả tăng nguồn thu ngân sách cho sự phát triển của Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn 2005-2010. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ I. Hệ thống tài chính quốc gia và nền tài chính đô thị. 1.1. Hệ thống tài chính quốc gia. a. Trên quan điểm hình thành các quỹ tiền tệ: Các hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống. Hệ thống tài chính quốc gia có thể được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau trong quá trình quản lý. Về mặt bản chất, hoạt động tài chính là sự vận động của các nguồn tiền tệ gắn với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Mỗi quỹ tiền tệ có một chủ thể quản lý tương ứng, các quỹ có quan hệ với nhau tạo thành các khâu của hệ thống. Theo sơ đồ 1, hệ thống tài chính quốc gia bao gồm các khâu: Ngân sách, tài chính doanh nghiệp, tài chính các hộ gia đình, tài chính các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại, tài chính tín dụng, tài chính bảo hiểm, tài chính trung gian (các doanh nghiệp ngân hàng tín dụng). Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước( chủ thể quản lý là nhà nước) được tập trung từ các nguồn khác nhau và được sử dụng để chi tiêu thực hiện các chức năng của nhà nước ở các cấp chính quyền khác nhau. Mục tiêu hoạt động của tài chính đô thị là tăng nguồn thu, sử dụng hợp lý các nguồn thu để chi tiêu duy trì các hoạt động thường xuyên và kích thích phát triển kinh tế, dịch vụ, văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ…. Tài chính doanh nghiệp là các nguồn lực tài chính gắn với sản xuất của các doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức vốn và các quỹ chuyên dùng, chủ doanh nghiệp là chủ thể thực hiện mục đích của doanh nghiệp. Tài chính các hộ gia đình và các tổ chức xã hội là các quỹ được hình thành từ các nguồn thu nhập khác nhau được sử dụng cho các mục đích tiêu dùng và tích luỹ. Sơ đồ 1: Hệ thống tài chính quốc gia Tài chính đối ngoại là những nguồn tài chính hình thành do quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong quan hệ trong nước với nước ngoài. Tài chính đối ngoại hình thành hình thành một cách tương đối độc lập, tồn tại dưới các hình thức viện trợ, cho vay, liên doanh… và được xem như một trong số các nguồn tài chính khác. Các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các quỹ tiền tệ từ việc huy động vốn nhàn rỗi dưới các hình thức khác nhau. Các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người bán và người mua quyền sử dụng các nguồn tài chính. Các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ với nhau qua các hoạt động thu nộp đồng thời có quan hệ gián tiếp với nhau thông qua thị trường tài chính. Thị trường tài chính là một khái niệm trừu tượng dùng để chỉ nơi tiến hành các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính. Thị trường tài chính không phải là một khâu của hệ thống tài chính mà chỉ là môi trường để hệ thống tài chính hoạt động. b. Trên quan điểm phân cấp quản lý: Các hoạt động tài chính có thể và cần được nghiên cứu theo các cấp quản lý khác nhau. Ta có thể dễ dàng thấy sự tồn tại hai cấp hoạt động tài chính là tài chính Trung ương và tài chính các địa phương. Trong hệ thống tài chính các địa phương ta thấy sự phân cấp tài chính của các cấp chính quyền: Tài chính tỉnh, thành phố, tài chính quận, huyện, phường, xã. Chủ thể quản lý tài chính của tất cả các cấp là Bộ Tài chính, Sở Tài chính (các tỉnh, thành phố), phòng tài chính các quận huyện, ban tài chính phường, xã. Thể hiện tập trung nhất trong khâu ngân sách chính quyền các cấp. Các khoản thu chi ngân sách của chính quyền các cấp. Các khoản thu chi ngân sách của chính quyền các cấp được hình thành trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước năm 1998 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội các địa phương có định hướng của Nhà nước. Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo 3 nguyên tắc sau: - Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi một cách cụ thể. - Thực hiện việc phân bổ hợp lý từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu ngân sách của cấp dưới. - Không dùng ngân sách của cấp này để chu cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt của chính phủ hoặc sự uỷ quyền của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ chi đó. 1.2. Hệ thống tài chính đô thị. a. Khái niệm và nội dung Hệ thống tài chính của các đô thị là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính của cả nước. Hiện nay Nhà nước chưa phân định rõ luồng tài chính- ngân sách đô thị và nông thôn do vậy ngân sách và tài chính đô thị chưa có cơ chế chính sách, cơ chế quản lý riêng mà vẫn áp dụng cơ chế chính sách tài chính chung trong cả nước Ngân sách đô thị là một bộ phận của ngân sách địa phương và phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Để phát triển và quản lý đô thị, tăng cường ngân sách địa phương là cần thiết và tất yếu. Trong phân tích kinh tế, có thể coi ngân sách địa phương và ngân sách đô thị là hợp nhất. Sự phân cấp ngân sách tạo nên tính độc lập tương đối về quyền hạn thu chi của mỗi cấp chính quyền và là điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách. Trong các đô thị, việc hình thành ngân sách của chính quyền có sự khác nhau tùy thuộc vào vai trò, vị trí của đô thị trong nền kinh tế quốc dân. Các đô thị còn có 2 tổ chức quản lý thu ngân sách và quản lý kho bạc đước tổ chức theo ngành dọc từ bộ tài chính xuống gồm: + Chi cục thuế tỉnh, Chi cục thuế thành phố, quận, thị xã. + Chi cục kho bạc, chi nhánh kho bạc thành phố, quận, thị xã. Để hình thành ngân sách của mình, các cấp chính quyền địa phương đều có ba nguồn thu chủ yếu: Thuế địa phương và các loại phí, nguồn thu từ hàng hóa công cộng, trợ cấp của chính phủ. Kết quả của hoạt động thu đó tạo nên ngân sách chung của địa phương. b. Những đặc điểm cơ bản: Tài chính đô thị là quá trình vận động liên tục phát sinh, phát triển của các nguồn tài chính làm thay đổi các mối quan hệ tiền tệ có liên quan chặt chẽ với hệ thống chính sách cơ chế quản lý để duy trì hoạt động thường xuyên và quá trình đô thị hóa ở đô thị. Hoạt động tài chính có quan hệ với tất cả các hoạt động của đô thị. Mục tiêu của hoạt động tài chính đô thị là tăng nguồn thu, sử dụng nguồn thu để chi tiêu duy trì các hoạt động thường xuyên và kích thích phát triển kinh tế, dịch vụ, văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống chi phí không cần thiết, chống lãng phí... Tuy nhiên tài chính đô thị chỉ hoạt động hiệu quả khi quá trình tạo nguồn thông qua quá trình cấp phát thanh toán và hạch toán kinh tế với bộ máy và những nhà quản lý xây dựng đô thị giỏi, tác nghiệp quản lý phù hợp, hệ thống luật lệ và quy chế xây dựng đô thị theo quy hoạch. c. Vai trò của chính quyền đô thị trong việc quản lý tài chính đô thị ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Các nước trên thế giới: Các nước phát triển thì nền tài chính đô thị giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Chính quyền đô thị có vai trò tự chủ trong việc quản lý riêng biệt nền tài chính đó. Tức là chính quyền thành phố đó ngoài việc tuân theo những quy định pháp luật của nhà nước thì họ có quyền đưa ra những quy định riêng của thành phố trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách. Vì thế nền tài chính của họ tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ngoài ra các đô thị đó có chính sách rất thông thoáng trong việc tăng nguồn thu từ các khoản thuế. Họ không đề cao tăng nguồn thu từ thuế mà tăng nguồn thu từ các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, văn hóa, du lịch bằng cách cho tư nhân tham gia. Các nguồn thu đó mang lại cho phát triển đô thị của họ đang sống. Tạo ấn tượng tốt cho người dân đô thị và người nước ngoài. Ví dụ như Trung Quốc- Một nước cùng đi theo con đường XHCN giống Việt Nam. Nhưng họ lại phát triển kinh tế theo hướng đi riêng của họ, tiếp thu những cái mới, cái tốt của các nước đã phát triển áp dụng cho sự phát triển của mình. Các đặc khu kinh tế là một ví dụ điển hình, có nền tài chính rất lớn và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thu hút lượng lớn nguồn đầu tư từ nước ngoài... Các đặc khu ấy được ví như một nhà nước riêng biệt. Ở Việt Nam, tài chính đô thị cũng có vai trò quan trọng trong công cuộc CNH- HĐH đất nước. Nguồn tài chính này chiếm 60% tổng thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong hệ thống tài chính quốc gia chưa hình thành hệ thống tài chính đô thị được quản lý riêng biệt. Tài chính đô thị là bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia. Nền tài chính của các thành phố rất nhỏ so với nhu cầu của sự phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính đô thị Việt Nam đó là: Xác định rõ hệ thống, tầm quan trọng của từng khâu trong hệ thống, cơ chế hoạt động, những yếu kém trong cơ chế, nguyên nhân, cách khắc phục. Quản lý cái gì? Quản lý nguồn thu, chi như thế nào. Quản lý như thế nào? thu đủ, chi đúng, chi có hiệu quả, chống tham nhũng. Ai quản lý? Vấn đề cán bộ? Đội ngũ cán bộ tài chính làm việc trong các cơ quan tài chính của Việt Nam được đào tạo tư sơ cấp đến trình độ đại học ở trong nước, nước ngoài với những chuyên ngành khác nhau: Tài chính, ngân hàng tín dụng, kế toán... Nhìn chung về số lượng tương đối đông đủ nhưng về chất lượng còn thiếu nhiều cán bộ có kinh nghiệm quản lý theo cơ chế mới nhất là đối với lĩnh vực tài chính đô thị và nghiệp vụ phát triển đô thị. Chưa phân biệt được đặc thù của tài chính đô thị trong chế độ tài chính dẫn đến các quy định trong quản lý tài chính chi phối cản trở quá trình đô thị hoá. Về hình thức tài chính đô thị có vẻ tập trung cao độ nhưng thực chất lại bị phân tán chia cắt tách biệt với công việc cụ thể về xây dựng đô thị. Tài chính đô thị thuộc phạm trù kinh tế nhưng lại được tổ chức quản lý kiểu hành chính làm mất năng động của các cấp quản lý đô thị, làm chậm tốc độ đô thị hoá. Cơ chế cấp phát vốn và kinh phí còn mang nặng tính bao cấp. Qúa coi trọng việc chế độ cấp phát vốn Nhà nước, xem nhẹ khả năng tự hoạt động và cung cấp các dịch vụ đô thị. Một nguyên tắc cơ bản trong hạch toán kinh tế là phải thu hồi vốn bỏ ra để hoạt động thì các nhà quản lý lại bỏ qua, để rồi đến tình trạng thu tiền thuê nhà không đủ sửa chữa, thu tiền nước sinh hoạt thấp hơn giá thành, cuối cùng là thiếu nước, thiếu nhà, thiếu trường học... Các nguồn tài chính khác để xây dựng đô thị chưa có biện pháp khai thác triệt để. Nguồn tài chính của các khu vực dân cư, của khu vực nước ngoài gần như bị thả nổi. Nhiều gia đình có tiền muốn xây nhà nhưng không được thực hiện được. Quản lý Nhà nước ở đô thị bị chia ra thành nhiều ngành dọc cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính. Giữa các cấp các ngành chưa phối hợp chặt chẽ dẫn đến có những quyết định chồng chéo nhau. Ngoài các thành phố Trung ương như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà nẵng, Cần Thơ có những nguồn tài chính tương đối vững mạnh. Còn các đô thị loại II, III, IV,V thì ngân sách nhỏ, không tự chủ được nguồn tài chính mà chủ yếu vẫn là các nguồn tài chính từ ngân sách Trung ương cấp. Là nước XHCN nên chúng ta phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Tức là chúng ta phát triển hài hoà các yếu tố với nhau. Vì vậy nguồn tài chính các đô thị nói chung ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức với vai trò của nó. Hy vọng trong một tương lai không xa các cấp chính quyền nhận thức và thực hiện các chính sách để tăng nguồn thu của đô thị. Chú trọng đến việc xây dựng và nuôi dưỡng các nguồn thu. Như vậy chính quyền đô thị mới thể hiện được vai trò rất quan trọng của mình. II. Quan hệ của các cấp chính quyền qua hệ thống tài chính Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền đô thị diễn ra trong phạm vi nền tài chính quốc gia và trên địa bàn đô thị họ quản lý. Tài chính của mỗi cấp thể hiện sức mạnh quyền hạn, trách nhiệm của cấp đó trong bộ máy quản lý đô thị. Những mối quan hệ cơ bản về tài chính nảy sinh trên cơ sở công việc và điều kiện tài chính bao gồm: - Phân chia trách nhiệm: Ai làm gì? ai chi khoản gì? thực chất là sự phân quyền mà các cấp chính quyền luôn đòi hỏi sự công bằng và chính xác. - Phân chia nguồn thu: Ai nhận nguồn vốn nào? Phải làm gì khi thu chi không cân bằng? Là những điều kiện cơ bản để các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ của mình. Bình đẳng trong vay mượn và hỗ trợ cung cấp các dịch vụ của Chính phủ: Tài chính liên cấp. Chính quyền đô thị vừa là người điều tiết vừa là người cung cấp các dịch vụ trong phạm vi đô thị của mình; Những loại dịch vụ cấp thành phố cung cấp bao gồm: Đường sá đô thị duy tu bảo dưỡng đường sá, chiếu sáng đô thị, vệ sinh môi trường, giao thông, bệnh viện, cảnh sát,... Trong nền kinh tế thị trường, các chính quyền đô thị chỉ nên giới hạn vào cung cấp các dịch vụ cho dân cư đô thị của mình. Để sản xuất có hiệu quả các cấp các ngành cần xác định rõ sản xuất cái gì, cho ai, bao nhiêu và chất lượng thế nào? Chính quyền đô thị phải cung cấp các dịch vụ có tính xã hội mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn cung cấp như y tế cộng động, giáo dục công, văn hoá xã hội, trật tự an toàn xã hội... III. Quan hệ của các cấp chính quyền qua hệ thống tài chính a. Sự tồn tại khách quan của các mối quan hệ Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền đô thị diễn ra trong phạm vi nền tài chính quốc gia và trên địa bàn đô thị họ quản lý. Tài chính của mỗi cấp thể hiện sức mạnh quyền hạn, trách nhiệm của cấp đó trong bộ máy quản lý đô thị. Những mối quan hệ cơ bản về tài chính nảy sinh trên cơ sở công việc và điều kiện tài chính bao gồm: Phân chia trách nhiệm: Ai làm gì? ai chi khoản gì? thực chất là sự phân quyền mà các cấp chính quyền luôn đòi hỏi sự công bằng và chính xác. Phân chia nguồn thu: Ai nhận nguồn vốn nào? Phải làm gì khi thu chi không cân bằng? Là những điều kiện cơ bản để các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ của mình. Bình đẳng trong vay mượn và hỗ trơ cung cấp các dịch vụ của Chính phủ:Tài chính liên cấp. Chính quyền đô thị vừa là người điều tiết vừa là người cung cấp các dịch vụ trong phạm vi đô thị của mình. Những loại dịch vụ cấp thành phố cung cấp bao gồm: Đường sá đô thị duy tu bảo dưỡng đường sá, chiếu sáng đô thị, vệ sing môi trường, giao thông, bệnh viện, cảnh sát,... Trong nền kinh tế thị trường, các chính quyền đô thị chỉ nên giới hạn vào cung cấp các dịch vụ cho dân cư đô thị của mình. Để sản xuất có hiệu quả các cấp các ngành cần xác định rõ sản xuất cái gì, cho ai, bao nhiêu và chất lượng thế nào? Chính quyền đô thị phải cung cấp các dịch vụ có tính xã hội mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn cung cấp như y tế cộng động, giáo dục công, văn hoá xã hội, trật tự an toàn xã hội... IV. Các nội dung thu của ngân sách đô thị từ trong nước 4.1. Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ngân sách đô thị, hay ngân sách của thành phố, thị xã, thị trấn, được hình thành theo luật ngân sách Nhà nước năm 1998. Cũng giống như ngân sách các địa phương, ngân sách đô thị hình thành dựa vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hành chính kinh tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên chế độ định mức chi tiêu và chính sách để lại nguồn thu cho các đô thị để thiết lập và chấp hành ngân sách. Các nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Các khoản thu được giữ lại 100%: Tiền thuê chênh lệch giá đất Tền thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước Lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn quận, huyện không kể lệ phí trước bạ nhà đất Thu tiền từ hoạt động sổ xố kiến thiết Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật. Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu nhập khác nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của chính phủ Các khoản huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của chính phủ(các loại quỹ phát triển nhà ở) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố Thu kết dư ngân sách ngân sách cấp tỉnh, thành phố Bổ sung từ ngân sách trung ương (tài trợ của chính phủ) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố: Thuế giá trị gia tăng (VAT) không kể VAT của hàng hoá nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành Thuế thu nhập (đối với người có thu nhập cao) Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài Thu sử dụng vốn ngân sách Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách quận, phường: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thực chất là chênh lệch giá đất Thuế nhà đất Tiền sử dụng đất Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, xã: Thuế sử dụng đất nông nghiệp(cho thị trấn, xã tối thiểu là 20%) Thuế tài nguyên Lệ phí trước bạ nhà đất Thuế tiêu thụ đặ