Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp

Nụng nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn cũn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết sau: +Nhiều sản phẩm giá cao không bán được, tiêu thụ khó khăn. +Nông dân lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu, trồng cây gỡ, nuụi con gỡ chưa rừ, nay trồng, mai chặt. +Nông nghiệp có phát triển nhưng chất lượng sản phảm cũn thấp, giỏ cũn cao. Hưng Yên là một tỉnh thuần nông thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lý khỏ thuận lợi, cú hệ thống sụng Hồng, sụng Luộc tạo nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh Bên cạnh đó tài nguyên đất Nông nghiệp phong phú, nguồn nhân lực dồi dào Tuy nhiên Nông nghiệp Hưng Yên vẫn chưa phát triển phù hợp với tiềm lực sẵn cú của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa ứng dụng rộng rói KH-CN vào sản xuất Nụng nghiệp như: giống mới, kỹ thuật chăm sóc Làm cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, dịch bệnh phát triển từ đó kéo giá nông sản tăng cao không bán được. Do đó cần phải đầu tư cho nghiên cứu KH-CN Nông nghiệp và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao KH-CN vào sản xuất.Tuy nhiên do đầu tư phát triển KH-CN mang tính dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, hiệu quả không cao. Do đó đũi hỏi phải cú giải phỏp, chớnh sỏch thu hỳt vốn đầu tư cho phát triển KH-CN Nông nghiệp. Nhận thấy được sự cấp bách, sự cần thiết của vấn đề này em đó lựa chọn nghiờn cứu đề tài:”Một số giải phỏp thu hỳt vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp”

doc89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU I) Sự cần thiết phải có đề tài Nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết sau: +Nhiều sản phẩm giá cao không bán được, tiêu thụ khó khăn. +Nông dân lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu, trồng cây gì, nuôi con gì chưa rõ, nay trồng, mai chặt... +Nông nghiệp có phát triển nhưng chất lượng sản phảm còn thấp, giá còn cao. Hưng Yên là một tỉnh thuần nông thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lý khá thuận lợi, có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh… Bên cạnh đó tài nguyên đất Nông nghiệp phong phú, nguồn nhân lực dồi dào…Tuy nhiên Nông nghiệp Hưng Yên vẫn chưa phát triển phù hợp với tiềm lực sẵn có của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa ứng dụng rộng rãi KH-CN vào sản xuất Nông nghiệp như: giống mới, kỹ thuật chăm sóc…Làm cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, dịch bệnh phát triển…từ đó kéo giá nông sản tăng cao không bán được. Do đó cần phải đầu tư cho nghiên cứu KH-CN Nông nghiệp và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao KH-CN vào sản xuất.Tuy nhiên do đầu tư phát triển KH-CN mang tính dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao…nên đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, hiệu quả không cao. Do đó đòi hỏi phải có giải pháp, chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH-CN Nông nghiệp. Nhận thấy được sự cấp bách, sự cần thiết của vấn đề này em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:”Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp” II) Đối tượng nghiên cứu, mục đích, phạm vi nghiên cứu 1) Đối tượng nghiên cứu -Ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên -Khoa học – Công nghệ ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên -Vốn đầu tư phát triển KH– CN ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên 2) Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, tình hình KH-CN Nông nghiệp và tình hình vốn đầu tư cho phát triển KH–CN tỉnh từ đó thấy được những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển KH–CN Nông nghiệp. Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN phục vụ ngành Nông nghiệp tỉnh, qua đó từng bước phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh theo hướng CNH-HĐH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 3) Phạm vi nghiên cứu + Địa bàn tỉnh Hưng Yên + Khoảng thời gian 2001-2015 4) Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thống kê: thu thập số liệu về tình hình phát triển ngành Nông nghiệp, tình hình KH-CN ngành Nông nghiệp….từ đó đưa ra những đánh giá. + Phương pháp so sánh: So sánh qua các năm tư 2001-2008; so sánh với tình hình chung của cả nước…. + Phương pháp tổng hợp + Phương pháp phân tích Đề tài gồm ba phần: Chương I. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ cho ngành Nông nghiệp Chương II. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp Chương III. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp Chương I. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ cho ngành Nông nghiệp I) Vai trò của Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp 1) Khái niệm Khoa học – Công nghệ Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau từ thời kỳ mông muội, thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng…cho đến thời kỳ của cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật hiện đại ngày nay. Để đạt được những thành tựu tiến bộ trong quá trình phát triển như trên, con người từ chỗ lệ thuộc vào thiên nhiên, đến chỗ vượt nên nhận thức quy luật khách quan của tự nhiên, tiến tới trinh phục, cải tạo tự nhiên đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của mình. 1.1) Khoa học Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động nghiên cứu của con người mà kết quả là xác định một hệ kiến thức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Khoa học có nguồn gốc từ sự đấu tranh của con người với tự nhiên, trước hết là trong thực tiễn sản xuất tạo ra của cải vật chất cho con người làm chủ cuộc sống của mình. Do đó Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Khoa học được phân thành Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên. Khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển con người. Về bản chất Khoa học là sự tiến bộ cánh mạng. Những thành tựu khoa học thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20), với nội dung chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh tế Nông nghiệp sang nền kinh tế Công nghiệp. Lúc đó nền sản xuất Công nghiêp bắt đầu phát triển và dần thay thế cho nền sản xuất Nông nghiệp lạc hậu. Sản xuất Công nghiệp được chia thành nhiều ngành nhỏ, ngành mới mà trước đó chưa hề có như luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu…Sự phát triển của ngành Công nghiệp đã làm cho của cải của loài người tăng lên hàng trăm lần, điều mà trước đó nền kinh tế Nông nghiệp không thể làm được. Sang thế kỷ 20, với vai trò dẫn đường của thuyết tương đối và lượng tử, cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai đã bắt đầu từ giữa thế kỷ cho đến nay. Hạt nhân của cuộc cách mạng là chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hoá cao độ nền sản xuất, với việc sử dụng máy tính điện tử và hiện đại hoá quá trình sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học. Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn như sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị huỷ hại nghiêm trọng…Do đó vấn đề đặt ra là cần thiết phải thu hẹp khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng và khuyến khích phát triển kinh tế theo chiều sâu. Xu hướng này đã làm thay đổi tính chất của sự phát triển kỹ thuật, cách mạng Khoa học kỹ thuật hướng vào sự đổi mới Công nghệ. 1.2) Công nghệ Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các lĩnh vực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội.Công nghệ thường được coi là sự liên kết giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất. Kỹ thuật được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm : máy móc, trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng… do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người. Kỹ thuật là nhân tố quyết định tăng năng suất lao động. Kỹ thuật phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng thường dẫn đến những thay đổi về chất của kỹ thuật Phần mềm bao gồm 3 thành phần: Con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen…trong lao động; Thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế… ; Tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đòi hỏi phải có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm, đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Nếu như thành phần kỹ thuật được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình sản xuất, thì thành phần con người là chìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành phần thông tin là cơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Thực tiễn sản xuất ở nước ta trong giai đoạn vừa qua và hiện nay cũng đã chỉ ra rằng, những thiết bị hiện đại nhập về nhưng do không làm chủ được bí quyết công nghệ và công nhân không đủ trình độ vận hành thiết bị, nên sản phẩm làm ra không đảm bảo yêu cầu chất lượng mong muốn, máy móc thì không được sử dụng hết công suất. Cùng một thiết bị nhập về, nhưng ở hai cơ sở khác nhau lại cho ra các sản phẩm chất lượng khác nhau. Hoặc để sản phẩm đạt được chất lượng như nhau lại có thể dùng các loại thiết bị và công nghệ khác nhau. Như vậy, để có một sản phẩm được thị trường chấp nhận có thiết bị tốt thôi chưa đủ, mà còn phải có người công nhân có tay nghề phù hợp, nắm bắt được bí quyết Công nghệ, có bộ máy quản lí năng động, đủ sức tìm hiểu nhu cầu biến động của thị trường, có khả năng tổ chức lại một cách khách quan nhanh chóng dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu mới. 1.3) Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ Tuy đều là quá trình hoạt động dựa trên cơ sở phát triển của trí tuệ con người và nhân loại, nhưng giữa Khoa học và Công nghệ có sự khác nhau căn bản. - Nếu Khoa học là hoạt động tìm kiếm , phát hiện các nguyên lý, quy luật của quá trình phát triển và những biện pháp thúc đẩy sự phát triển, thì Công nghệ là những hoạt động nhằm áp dụng những kết quả tìm kiếm, phát hiện vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Nếu các hoạt động Khoa học đánh giá theo mức độ khám phá hay nhận thức các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, thì các hoạt động Công nghệ lại được đánh giá bằng thước đo qua phần đóng góp của nó đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội. - Nếu tri thức Khoa học, nhất là Khoa học cơ bản, được phổ biến rộng rãi và có thể trở thành tài sản chung, thì Công nghệ lại là hàng hoá có chủ sở hữu cụ thể, có thể mua bán. Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt. Khác với các sản phẩm thông thường, trong quá trình sử dụng thì sản phẩm mất đi, còn Công nghệ thì còn mãi mãi, Công nghệ còn được dùng nhiều lần cho đến khi Công nghệ đó bị lỗi thời hay nói cách khác là khi đó có Công nghệ mới thay thế. - Các hoạt động Khoa học thường đòi hỏi khoảng thời gian dài, còn Công nghệ có thể lại rất nhanh chóng bị thay thế. Nhiều khi nhập Công nghệ mới chưa kịp sử dụng thì đã bị mất giá trị. Do đó, vấn đề tranh thủ thời gian cũng là hiệu quả, để chậm thời gian là mất hiệu quả. Tuy Khoa học và Công nghệ có nội dung khác nhau, nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Khoa học không chỉ mô tả khái quát Công nghệ, mà còn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển của Công nghệ. Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai Công nghệ mới vào sản xuất, đời sống. Nếu khoa học cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếu của Công nghệ, thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lí luận của Khoa học cơ bản vào phát triển Công nghệ, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp. Ngược lại, Công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học. Công nghệ còn tạo ra phương tiện làm cho Khoa học có bước tiến dài. Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng, triển khai Công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn. Mỗi quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Trước thế kỷ 19, Khoa học thường đi sau giải thích cho sự phát triển của Công nghệ. Mối quan hệ ấy có thể biểu diễn theo trình tự sản xuất ↔công nghệ ↔khoa học. Từ cuối thế kỷ XIX, Khoa học tiệm cần gần hơn với Công nghệ. Mỗi khó khăn của Công nghệ là một sự gợi mở cho hướng nghiên cứu Khoa học và ngược lại, những phát minh Khoa học lại tạo điều kiện cho sáng tạo Công nghệ mới. Từ những năm 50 của thế kỷ XX Khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo, dẫn dắt sự nhảy vọt về kỹ thuật và Công nghệ, từ đó tác động trực tiếp vào toàn bộ quá trình sản xuất. Mối quan hệ ấy được mô tả theo một trình tự hoàn toàn ngược lại Khoa học ↔ Công nghệ ↔ sản xuất. Những thành tựu của Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chứ không riêng gì trong sản xuất. 1.4) Nội dung Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp Thuỷ lợi hoá là quá trình thực hiện tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời sống. Thuỷ lợi hoá là tiến bộ Khoc học – Công nghệ liên quan đến nước của sản xuất Nông nghiệp và đời sống nông thôn. Yếu tố nước thường gắn liền với đất đai, sông biển, thời tiết khí hậu…Vì vậy thuỷ lợi hoá có nội dung rộng lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, quốc gia, thậm trí có vấn đề mang tính khu vực và quốc tế. Thuỷ lợi hoá là tiến bộ Khoa học- Công nghệ nhằm cải tạo và chinh phục thiên nhiên, trên cơ sở nhận thức các quy luật của tự nhiên, trước hết là các quy luật về nước, thời tiết khí hậu, dòng chảy của sông, suối…luôn luôn có diễn biến phức tạp, vì vậy thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài và phức tạp. Cơ giới hoá Nông nghiệp Cơ giới hoá Nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công, thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới; thay thế động lực sức người và sức gia súc bằng động lực của máy móc; thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ thuật cao. Cơ giới hoá Nông nghiệp dựa trên cơ sở nền Công nghiệp cơ khí phát triển, có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực và máy công tác để thực hiện các khâu công việc canh tác phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất Nông nghiệp. Cơ giới hoá Nông nghiệp bao gồm cơ giới hoá bộ phận tiến lên cơ giới hoá tổng hợp và tự động hoá sản xuất. Cơ giới hoá bộ phận trước hết và chủ yếu được thực hiện ở những khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều lao động thủ công hay thời vụ căng thẳng và dễ thực hiện như khâu làm đất, vận chuyển, chế biến thức ăn gia súc… Cơ giới hoá tổng hợp là việc sử dụng liên tiếp các hệ thống máy ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi kể từ lúc bắt đầu đến lúc ra sản phẩm. Tự động hoá là giai đoạn phát triển cao hơn của cơ giới hoá tổng hợp, gắn liền với cách thức khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, các phương tiện điều khiển tự động để hoàn thành mọi khâu liên tiếp của quá trình sản xuất từ khi chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm.Trong Nông nghiệp ở nước ta vẫn chưa đạt đến quá trình này. Điện khí hoá Nông nghiệp Trong quá trình phát triển, Nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ Khoa học – Công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng và các hoạt động sản xuất và đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá Nông nghiệp nông thôn là hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi…Do đó thực hiện điện khí hoá Nông nghiệp nông thôn là quá trình rất lâu dài. Trong Nông nghiệp, nông thôn việc sử dụng nguồn năng lượng điện chủ yếu theo các hướng sau: + Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động ở một số khâu sản xuất Nông nghiệp như thuỷ lợi, chế biến, chăn nuôi… + Sử dụng điện dưới dạng khác như điện năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sưởi ấm gia súc…; hoặc dưới dạng sóng như tia hồng ngoại, tia tử ngoại để khử độc trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho giống cây trồng vật nuôi, chữa bệnh gia súc… + Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hoá học hoá Nông nghiệp Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành Công nghiệp hoá chất phục vụ Nông nghiệp, bao gồm việc sử dụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất Nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn. Hoá học hoá Nông nghiệp là quá trình liên tục của những tiến bộ Khoa học – Công nghệ liên quan đến các phương tiện hoá học của lao động Nông nghiệp và của các phương tiện phục vụ đời sống nông thôn. Hoá học hóa Nông nghiệp bao gồm: + Bổ sung và tăng cường cung cáp thức ăn cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung nguyên tố vi lượng. + Bảo vệ cây trồng vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ bệnh gia súc, gia cầm… + Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng các công trình phục vụ Nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại… + Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn. Sinh học hoá Nông nghiệp Sinh học hoá Nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụng những thành tựu về Khoa học sinh vật và Khoa học sinh thái vào Nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm Nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Nói cách khác, sinh học hoá Nông nghiệp là quá trình tiến bộ Khoa học – Công nghệ liên quan đến các tư liệu sản xuất sinh vật của Nông nghiệp bao gồm tập đoàn các loài động vật, thực vật, vi sinh vật sử dụng trong Nông nghiệp; mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau và với môi trường sinh thái trên từng vùng và toàn bộ lãnh thổ Nông nghiệp cả nước. Sinh học hoá không chỉ bao hàm nội dung liên quan đến công tác giống cây trồng, vật nuôi mà bao gồm những nội dung rộng lớn sau: + Điều tra cơ bản một cách toàn diện và có trọng điểm các điều kiện thiên nhiên và các nguồn tài nguyên phong phú về thực vật, động vật và vi sinh vật ở nước ta và trong vùng. + Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững hệ thống các quy luật phát sinh và phát triển của các cá thể và quần thể động thực vật, vi sinh vật trên vùng sinh thái. + Nghiên cứu, phát hiện và lắm vững các quy luật về mối quan hệ giữa các quần thể sinh vật với nhau và với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu…trên các tiểu vùng, các vùng và trên cả nước. + Nghiên cứu và đề ra được phương hướng đúng đắn để khai thác, bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn, bảo đảm tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước. Nhập mội một số giống cây con phù hợp từ nước ngoài để bổ sung vào quỹ gen bằng con đường lai tạo. Xây dựng các tập đoàn cây trồng vật nuôi có năng suất sinh học cao và cho sản phẩm chất lượng tốt, ổn định cùng với quy trình kỹ thuật cần thiết cho mỗi cây con, phù hợp với từng vùng sinh thái nông lâm ngư nghiệp. + Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học một cách hiệu quả. 2) Đặc trưng của KH-CN trong ngành Nông nghiệp Khoa học – Công nghệ ngành Nông nghiệp có những đặc trưng bắt nguồn từ những đặc điểm của nền sản xuất Nông nghiệp và những đặc thù của kinh tế nông thôn. Đó là: 2.1) Tiến bộ Khoa học – Công nghệ phải dựa vào tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học Các tiến bộ KH – CN trong Nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy sinh vật học và sinh thái học làm trung tâm. Các tiến bộ Khoa học Công nghệ khác như thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, cải tạo đất… phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ Khoa học – Công nghệ về sinh vật học và sinh thái học. Điều đó cũng xuất phát từ đặc điểm: Đối tượng sản xuất Nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. Mối quan hệ giữa sinh vật và sinh thái trong sản xuất Nông nghiệp đòi hỏi các tiến bộ Khoa học – Công nghệ khác hướng sự phát triển của mình vào việc cải tiến bản thân sinh vật (các cây trồng vật nuôi) và cải tiến môi trường sống của sinh vật. Bên cạnh việc nghiên cứu để tạo ra giống mới trong sản xuất Nông nghiệp, đồng thời còn đỏi hỏi việc nghiên cứu để tạo ra một loạt các yếu tố đồng bộ khác.Cứ như vậy, tiến bộ Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động sản xuất Nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính khan hiếm của các yếu tố nguồn lực. Như vậy, những công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi không những phải nhằm nâng cao sức sống bên trong của cây trồng, vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất đai sinh thái hiện có, mà còn phải góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó để đảm bảo sự phát triển Nông nghiệp bền vững trong tương lai. 2.2) Việc nghiên cứu ứng dụng KH – CN trong Nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao. Xuất phát từ đặc điểm riêng của sản xuất Nông nghiệp, đó là trong Nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Sản xuất Nông nghiệp lại được tiến hành trên địa