CNH-HĐH đát nước là xu hướng tất yếu của nước ta trong quá trình phát triển tư nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hòa nhập với xu hướng chung đó Hà nam cũng đang từng bước cải thiện mình trong công cuộc đổi mới để có thể đạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP trung bình hang năm là khoảng 9-11.2%, đời sống dân cư được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh trong những năm gần đây.
Để đạt được những thành công đó là do trong những năm qua ban lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã xác định đúng vai trò của công nghiệp đặc biệt là của các KCN và khăng định KCN là một công cụ đặc biệt để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Trong quá trình này từ năm 2003, Hà Nam được thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý KCN và khu chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các KCN và khu chế xuất tại tỉnh Hà Nam. Qua hơn 7 năm đi vào hoạt động đến nay Hà Nam có 08 KCN được thành lập. UBND tỉnh và ban quản lý KCN có nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư vào KCN, làm sao quản lý các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài nguyên, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau 7 năm đi vào hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài về đầu tư tại tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các KCN vẫn mắc phải một số khó khăn, yếu kém. Đó là về vấn đề thu hút đầu tư, về nguồn lao động, về môi trường Do đó dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các KCN chưa cao.
Chính vì vậy nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ VÀO KCN
I. Khái niệm về đầu tư và đầu tư vào KCN
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư vào KCN
1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm lực của cả nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đi lên. Vì vậy, trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
CNH-HĐH đát nước là xu hướng tất yếu của nước ta trong quá trình phát triển tư nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hòa nhập với xu hướng chung đó Hà nam cũng đang từng bước cải thiện mình trong công cuộc đổi mới để có thể đạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP trung bình hang năm là khoảng 9-11.2%, đời sống dân cư được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh trong những năm gần đây.
Để đạt được những thành công đó là do trong những năm qua ban lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã xác định đúng vai trò của công nghiệp đặc biệt là của các KCN và khăng định KCN là một công cụ đặc biệt để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Trong quá trình này từ năm 2003, Hà Nam được thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý KCN và khu chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các KCN và khu chế xuất tại tỉnh Hà Nam. Qua hơn 7 năm đi vào hoạt động đến nay Hà Nam có 08 KCN được thành lập. UBND tỉnh và ban quản lý KCN có nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư vào KCN, làm sao quản lý các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài nguyên, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau 7 năm đi vào hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài về đầu tư tại tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các KCN vẫn mắc phải một số khó khăn, yếu kém. Đó là về vấn đề thu hút đầu tư, về nguồn lao động, về môi trường…Do đó dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các KCN chưa cao.
Chính vì vậy nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ VÀO KCN
Khái niệm về đầu tư và đầu tư vào KCN
Khái niệm về đầu tư và đầu tư vào KCN
1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm lực của cả nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đi lên. Vì vậy, trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư.
Đầu tư (ĐT) theo nghĩa chung nhất, đầu tư được hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại, để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Đầu tư cũng là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.2. Khái niệm niệm về đầu tư vào KCN
Tùy điều kiện của từng nước khác nhau mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế cũng như hướng phát triển khác nhau. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy đi vào định nghĩa KCN.
KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở…KCN theo quan điểm này thực chất là khu hành chính kinh tế đặc biệt .
KCN nghiệp là khu vực lãnh thổ có giớ hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp không có dân cư sinh sống. Theo quan điểm này KCN được coi là khu kinh tế đặc biệt có tác động chinh đến nền kinh tế của đất nước…
Theo quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao được ban hành theo Nghị định số36/CP ngày 24/4/1997 thì KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập.
Đầu tư vào KCN là tổng thể các hoạt động về huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong KCN, do cộng đồng các chủ thể doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án đầu tư theo cơ cấu hợp lý và quy hoạch thống nhất.
Hình thành và phát triển KCN là quá trình tập hợp nhiều dự án đầu tư được thực hiện liên tục trong một thời gian dài, từ khi chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng đó, từ việc xác định và thu thút các dự án đầu tư sản xuất đến khi các dự án này được vận hành với toàn diện tích của KCN được sử dụng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội như dự kiến.
2. Phân loại đầu tư
Về mặt địa lý, người ta phân ra thành hai loại hoạt động đầu tư :
Hoạt động đầu tư trong nước
Hoạt động đầu tư nước ngoài
Hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo ra thêm năng lực sản xuất mới, nói cách khác đó là quá trình thực hiện tái snar xuất các loại tài sản xuất.
Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức :
- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng : hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người cí vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới dạng : cổ phiếu, tín phiếu,…Hình thức đầu tư này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.
3. Vai trò của đầu tư
3.1. Mô hình Harrod – Domar
Khi nghiên cứu mô hình kinh tế do hai nhà kinh tế học Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đồng thời đua ra được dựa trên tư tưởng của Keynes, chúng ta đã biết đến hệ số ICOR. Mô hình này cho rằng, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó.
Nếu gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là :
g =
Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong GDP sẽ là :
s =
Vì tiết kiệm là nguồn của đầu tư, nên về mặt lý thuyếtddaauf tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), do đó cũng có thể viết : s =
Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên It = . Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có :
k = hoặc k =
Vì
Do đó chúng ta có :
g =
Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư.
Tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động đến sản lượng và công ăn việc làm. Khi đầu tư (I) tăng lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu…cũng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu dịch chuyển.
P AD0 AD1 AS
P1
P0
Y0 Y1
Hình 1. Tác động của đầu tư tới tổng cầu của nền kinh tế
Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cầu AD0 đang cân bằng tại điểm E0 thì dưới tác động của việc tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải, vào vị trí AD1 thiết lập một vị trí cân bằng mới E1. Điều này đỗng nghĩa làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá tăng từ P0 lên P1.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Khi vốn sản xuất tăng lên sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
P AD AS0 AS1
P0
P1
Y0 Y1
Hình 2. Tác động của đầu tư tới tổng cung của nền kinh tế
Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cung AS0 đang cân bằng tại điểm E0 thì dưới tác động của tăng đầu tư làm tăng vốn sản xuất sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung sang bên phải (AS1), thiết lập điểm cân bằng mới tại E1.
Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành, vùng và tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của ngành, vùng về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp, bởi vì khu vực nông nghiệp do những hạn chế về khả năng sinh học để đạt được độ tăng trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng trên toàn bộ nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam đã dần phù hợp hơn theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp.
Về cơ cấu vùng kinh tế, đầu tư có tác dụng giải quyết sự mất cân đối về phát triển, đưa vùng kinh tế kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu bằng cách phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng, phát triển mạnh những vùng khác phát triển . Nhìn chung, đầu tư chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc tăng giảm vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho từng vùng, ngành trong từng thời kỳ.
Đầu tư với việc tăng cường khả năng kho học công nghệ cho đất nước
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Với trình độ khoa học công nghệ như vậy, quá trình CNH - HĐH của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một số chiến lược phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta biết rằng có hai con đường để có công nghệ là: Tự nghiên cứu phát minh và mua của nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập khẩu thì đều cần vốn, mọi phương án công nghệ nếu không gắn với nguồn vốn đầu tư đều không có tính khả thi.
3.5. Tính khách quan của việc thúc đẩy đầu tư
Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các nguồn lực cần thiết cho đầu tư phát triển là rất hạn chế. Chính vì vậy việc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội cho chúng ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo ra động lực thu hút các nhà đầu tư. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì chúng ta không thể cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi ở trên toàn quốc, nên việc tạo ra những khu vực có diện tích nhỏ (KCN) dể có điều kiện tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó việc hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy cao sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình CNH - HĐH. Thực tế những năm vừa qua cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong việc phát huy nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy sự ra đời của các KCN là môtổ chức bước đi đúng đắn cho chúng ta trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
II. Các yếu tố tác động đến việc thúc đẩy đầu tư vào KCN
1. Công tác quy hoạch và quản lý
1.1. Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch là một khâu rất quan trọng để định hướng cho các KCN phát triển và mở rộng. Công tác quy hoạch phải nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh. Theo chủ trương của tỉnh Hà Nam hiện nay, sẽ phai phát triển công nghiệp theo định hướng, gắn kết với các tỉnh xung quanh không để xảy ra tình trạng các KCN hiện đang và sẽ xây dựng sau 10-20 năm nữa lại nằm trong nội thị. Do đó dừng việc xây dựng các KCN chắc chắn trong tương lai sẽ nằm trong thành phố Phủ lý. Đồng thời xây dựng đồng bộ hạ tầng và khuyến khích đầu tư lấp đầy các KCN mới xa trung tâm thành phố. Cải tạo và phát triển các khu vực tập trung công nghiệp hiện có để đảm bảo phát triển các nghành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm, giải quyết nhiều việc làm và sử dụng công nghệ cao. Chuyển hướng sản xuất và có kế hoạch di chuyển các doanh nghiệp gây ô nhiễm đến khu vực ít dân cư; đầu tư chiều sâu và mở rộng các KCN còn khả năng về quỹ đất và phù hợp với quy hoạch chung, chuyển giao một số cơ sở công nghiệp không phù hợp với điều kiện.
Về quy hoạch các KCN: Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ xó 9 KCN: KCN Đồng Văn I, quy mô 138 ha, KCN Đồng Văn II, quy mô 263.82 ha, KCN Châu Sơn, quy mô 169 ha, KCN Hòa Mạc (giai đoạn I) quy mô 131 ha. KCN Thanh Liêm 400 ha, KCN Asendas Protrade 400 ha, KCN ITAHAN 300 ha, KCN Liêm Cần – Thanh Bình 350 ha, KCN Liêm Phong 200 ha. Tổng diện tích tự nhiên của các KCN theo quy hoạch la: 2424 ha, ngoài ra còn có cụm CN Tây Nam thị xã 28 ha.
Đến nay đã có 04 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập: KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hòa Mạc. 05 KCN còn lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp ý kiến các Bộ, Nghành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.2. Công tác quản lý
Nhận biết được sự quan trọng của vấn đề quản lý trong công tác quy hoạch và theo doi hoạt động sản xuất của KCN. Năm 2003 chính phủ đã quyết định thành lập Ban quản lý các KCN để dễ dàng trong việc quản lý hoạt động tư vấn đề thu hút cho đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ban quản lý có quyền chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp nếu phát hiện ra có sự sai xót trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trên thực tế các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhều Bộ như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng...
- Ban quản lý các khu công nghiệp là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đên hoạt động xúc tiến đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN…Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc uỷ quyền của các Bộ, Ngành và uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Ban quản lý các khu công nghiệp thực sự là cơ quan đầu mối giải quyết tất cả các thủ tục cho các nhà đầu tư vàoKCN
+ Thực hiện việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
+ Cấp, sửa lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân ở nước ngoài đặt trụ sở tại KCN; cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào KCN;
+ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của KCN nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C …
+ Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong KCN; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong KCN…
+ Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong khu công gnhiệp và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong KCN.
+ Xác nhận hợp đồng , văn bản về bất động sản trong KCN cho tổ chức có liên quan.
+ Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh trong KCN;
+ Thực hiện giúp nhà đầu tư trong việc khắc dấu, và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp KCN.
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư …
Những kết quả trong việc xây dựng, phát triển, thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng từng bước góp phần vào chủ trương chuyển dịch cơ cẫu kinh tế, để Hà Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020 như Nghị quyết Đại hội thứ XVII của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đề ra.
2. Chính sách khuyến khích đầu tư
Các chính sách và cơ chế khuyến khích là một trong những nguyên nhân để thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Cơ chế chính sách phải thật sự thông thoáng và có cơ chế ưu đãi thì mới có khả năng thu hút đầu tư được nhiều nhà đầu tư. Hà Nam đang xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi như sau:
Chính sách về đất đai
Áp dụng giá thuê đất thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Giá thuê đất có hạ tầng trong các KCN do nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN quy định.
- Giá thuê đất ngoài các KCN bằng 0.5%giá đất do UBND tỉnh quy định.
- Thời hạn cho thuê đát kéo dài tới 50 năm.
- Miến tiền thuê đất.
Miến tiền thuê đất áp dụng cho các trường hợp sau:
- Xây dựng nhà ở phục vụ công nhân làm việc trong KCN.
- Xây dựng công trình công cộng.
- Miễn 3 năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
- Miễn 7 năm đối dự án đầu tư vào huyện Thanh Liêm, Lý Nhân; dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
- Miễn 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân.
Miến tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
- Đất sử dụng để xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN, cơ sở phúc lợi xã hội, nhà ở cho những người có thu nhập thấp.
- Đất dung để xây dựng công trình công cộng.
- Cơ sở hạ tầng chuyển giao kỹ thuật và xã hội để chuyển giao cho nhà nước hoặc không sử dụng vào mục đích thương mại.
2.2. Chính sách về thuế
2.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đầu tư thực hiện tại huyện Thanh Liêm, Lý Nhân được hưởng thuế xuất 20% trong 10 năm đầu, miễn 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
2.2.2. Thuế nhập khẩu
Miễn thuế nhập khẩu đối với:
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:
+ Thiết bị, máy móc
+ Phương tiện vận chuyển dung trong dây chuyền công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện đưa đón công nhân gồm xe ô tô 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
+ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị máy móc phương tiện vận tải chuyên dùng.
+ Nguyên liệu vật tư dùng để chế tạo thiết bị máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị máy móc nêu trên.
+ Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. (Áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư hoặc dự án đầu tư tại huyện Thanh Liem, Lý Nhân)
- Nguyên vật liệu vật tư bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể tư ngày bắt đầu hoạt động sản xuất.
2.2.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động
- Tỉnh Hà Nam hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Các dự án sử dụng từ 50 lao động trở lên (có hộ khẩu thường trú tại Hà Nam) được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách là 300.000 đồng/người.
2.2.4. Chính sách về vốn
Tỉnh Hà Nam tạo mọi điều kiện thuậ