Một số hình thức hợp tác chủ yếu trong nông nghiệp

Việt nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy mạnh được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác xã. Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng. ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử rất quan trọng về phát triển kinh tế -xã hội trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên phạm vi cả nước những hạn chế chủ yếu của mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều địa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Vì vậy, thông qua nghiên cứu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp của nước ta có thể chứng minh Hợp tác là tất yếu, nhưng mức độ hợp tác, hình thức hợp tác và hiệu quả hợp tác lại phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.

docx37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số hình thức hợp tác chủ yếu trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Việt nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy mạnh được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác xã. Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng. ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử rất quan trọng về phát triển kinh tế -xã hội trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên phạm vi cả nước những hạn chế chủ yếu của mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều địa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Vì vậy, thông qua nghiên cứu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp của nước ta có thể chứng minh Hợp tác là tất yếu, nhưng mức độ hợp tác, hình thức hợp tác và hiệu quả hợp tác lại phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. PHẦN II: NỘI DUNG Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Đối với các thành viên Vì mô hình HTX xuất phát và hình thành hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên nên HTX nông nghiệp là tổ chức liên kết hợp tác của bản thân các thành viên. Các thành viên giúp đỡ được lẫn nhau thông qua việc hợp tác này. Nếu nhìn vào điều kiện lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của mô hình HTX nông nghiệp,  ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một mô hình tự cứu mình, tránh được sự bần cùng hoá cho các thành viên. Thông qua HTX nông nghiệp mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, tự cứu được lấy mình, trước khi mất hết những cơ sở kinh tế để tồn tại nếu không hợp tác lại với nhau. Nếu các thành viên có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường (thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ có mô hình kinh tế HTX nói chung thì thông qua mô hình HTX nông nghiệp nói riêng, các thành viên đã có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng, ngân hàng. Điều mà họ do địa bàn sinh sống bất lợi, tài sản nghèo nàn .v.v.. hầu như không bao giờ có được nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước hay sự hỗ trợ khác mà không tự tổ chức lấy cho mình những tổ chức kinh tế hợp tác. Như vậy các thành viên sẽ được hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp tác của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với một mức giá cả chấp nhận được với tư cách là khách hàng. Thành viên cũng sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương. Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làm cho bản thân và có thể còn cho cả địa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệp thông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họ đắc lực và tốt hơn. Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của các thành viên đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cải thiện rõ rệt và có những tích luỹ. Trước đây, khi chưa có mô hình này, nếu từ hoạt động kinh tế của bản thân, họ không thể tạo ra lợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ít lợi nhuận thì nay, trong sự hợp tác, họ được hỗ trợ và có điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Đó chính là ý nghĩa to lớn của mô hình kinh tế hợp tác nói chung và mô hình HTX nông nghiệp nói riêng. Các HTX nông nghiệp chính vì thế có vai trò bảo đảm và duy trì sự độc lập về kinh tế và cơ sở kinh tế để tồn tại và phát triển của các thành viên. Đối với địa phương. Mô hình HTX nông nghiệp ra đời sẽ cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên địa bàn hoạt động. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng. Qua hoạt động của HTX nông nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân được nâng cao. Những đồng vốn nhàn rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển, giảm sự lãng phí tài nguyên cũng như tạo ra sự phồn vinh cho xã hội. HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sản của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa bàn. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiều người. Trình độ và nhận thức của người nhân trên địa bàn cũng sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ dân trí tại địa phương. Khi địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động, nạn cho vay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xoá sổ. Những ý nghĩa về xã hội như góp phần, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng… cũng là những đóng góp rất tích cực. Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương. Các HTX nông nghiệp sẽ là những tổ chức hoạt động tại địa phương, bám sát địa bàn, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Như vậy, HTX nông nghiệp là một yếu tố kinh tế quan trọng ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân đem lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Đối với Nhà nước. Xét trên góc độ Nhà nước, hoạt động của những HTX nông nghiệp sẽ bổ sung cho những nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung cấp vốn cho người nghèo, nông thôn, nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội… ở những nơi, lĩnh vực mà nhiều khi Nhà nước không có khả năng hay hoạt động không hiệu quả thì mô hình HTX nông nghiệp nói riêng và mô hình kinh tế HTX nói chung lại là phù hợp. Mô hình HTX nông nghiệp thể hiện rất rõ tinh thần phát hút nội lực của người dân để tự giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân. Mô hình HTX nông nghiệp cũng góp phần thực hiện các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhân dân của Nhà nước phục vụ cho đầu tư, hay tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mô hình HTX nông nghiệp vì vậy có thể xem là mô hình “bộ đội địa phương” tại chỗ, kết hợp với các tổ chức tín dụng – “bộ đội chủ lực” – nhằm thông qua dịch vụ tín dụng, ngân hàng đánh bại giặc đói, giặc nghèo để phát triển kinh tế. Mặc dù có vai trò to lớn đối với Nhà nước, song các HTX nông nghiệp không phải là công cụ của Nhà nước và lại càng không có nhiệm vụ công ích. Nó đơn thuần chỉ là một tổ chức kinh tế tự trợ giúp của các thành viên, là công cụ và phương tiện của các thành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của các thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi tạo ra lợi ích cho các thành viên thì nó cũng đã vô hình trung trực tiếp hay gián tiếp tạo ra cả những lợi ích xã hội khác kèm theo mà Nhà nước rất mong muốn nhưng đó chỉ là những lợi ích hệ quả. Xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, việc tạo ra các lợi ích xã hội này không phải và cũng không thể là nhiệm vụ của các HTX nông nghiệp. Việc lạm dụng các HTX nông nghiệp để bắt chúng thực hiện các mục tiêu xã hội hay của Nhà nước là không hợp lệ. Điều này sẽ dẫn tới việc bóp méo hoạt động của các HTX nông nghiệp, ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khiến cho HTX nông nghiệp bị què quặt không phát triển bền vững được theo đúng khả năng vốn có của nó. Đối với Nhà nước, HTX nông nghiệp là chỉ một tổ chức kinh tế dân chủ của người dân, một phương tiện để phát huy nội lực tiềm năng trong nhân dân của các thành viên góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các vùng mà Nhà nước chưa có điều kiện hay khả năng để vươn tới một cách đầy đủ trọn vẹn để hỗ trợ phát triển. Nó bổ sung rất tốt cho những nỗ lực phát triển kinh tế của Nhà nước ở các vùng, đặc biệt các vùng nông nghiệp, nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển sản xuất cao. Một số vấn đề liên quan Một số khái niệm * Khái niệm về hợp tác Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân,mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả. Trong cuộc sống, có nhiều lĩnh vực cần có sự hợp tác như sự hợp tác trong trong lao động sản xuất, kinh doanh; hợp tác trong nghiên cứu khoa học; hợp tác trong quân sự, văn hóa, thể thao, đời sống... Tuy nhiên, hợp tác trong lao đọng sản xuất là phổ biến nhất. Mặc dù có nhiều lĩnh vực hợp tác nhưng trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác trong nông nghiệp cũng đa dạng, phong phú bởi nông nghiệp luôn diễn ra trong nông thôn và trong nông thôn lại có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực luôn tồn tại. Chúng ta không nghiên cứu sự hợp tác riêng rẽ của riêng lĩnh vực nông nghiệp mà nghiên cứu sự hợp tác cả trong nông thôn, cụ thể hơn, cũng có thể coi là sự hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Sự hợp tác có thể tiến hành từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ hẹp sang rộng, từ thấp đến cao... Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại các lĩnh vực hợp tác khác nhau, trình độ hợp tác khác nhau. Khi nhu cầu hợp tác ngày càng cao thì mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Ngày nay, trong xu thế mới của nền kinh tế toàn cầu, sự hợp tác đã không còn bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia, từng khu vực mà đã là sự hợp tác toàn thế giới. Nội dung của sự hợp tác cũng đa dạng, không chỉ là sự hợp tác trong từng lĩnh vực riêng rẽ, trong một vài vùng nhỏ lẻ mà sự hợp tác diễn ra trong nhiều lĩnh vực trong nhiều quốc gia. * Hợp tác xã - Khái niệm: Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và điều hành bởi một nhóm các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. Hợp tác xã được xác định bởi tuyên bố về việc xác định hợp tác xã của Liên minh quốc tế hợp tác xã "một hiệp hợp tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ ". Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và kiểm soát đều ​​cho các người sử dụng dịch vụ của mình hoặc những người làm việc ở đó. Khía cạnh khác nhau liên quan đến doanh nghiệp hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế hợp tác xã. - Các loại hình HTX.  Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mô và đặc điểm hình thành HTX: - HTX dịch vụ: bao gồm ba loại HTX dịch vụ từng khâu. HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành) + HTX dịch vụ từng khâu (HTX dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. VD: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu .... + HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của từng hộ nông dân đối với từng loại hình dịch vụ có khác nhau, ở những vùng đồng bằng trông lúa nước HTX có thể thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hóa cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. + HTX đơn mục đích (HTX chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa tập trung, hoặc cùng làm một nghề giống nhau, HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản. -  HTX sản xuất kết hợp dịch vụ:HTX loại này có đặc điểm, nội dung hoạt động sản xuất chủ yếu, dịch vụ là kết hợp mô hình HTX loại này phù hợp trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nghề đánh cá, làm muối (trừ các ngành trồng trọt và chăn nuôi). -  HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện  Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là:  + Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tự một “doanh nghiệp” tập thể. + Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên HTX tham gia hoạt động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX). + HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên. + HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá. Ở các địa phương, mô hình HTX kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn, thị xã, các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài nguyên và ở nhiều nơi khác thì có đủ điều kiện cần thiết. * Khái niệm về kinh tế hơp tác Kinh tế hợp tác là một phạm trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại nói lên sự liên kết tự nguyện của những người lao động, của các tôt chức, dưới nhiều hình thức, kết hợp sức mạnh của các thành viên, các tập thể để thực hiện có hiệu quả hơn các vấn đề trong sản xuất - kinh doanh và đời sống. Có nhiều tổ chức kinh tế hợp tác khác nhau ở những lĩnh vực hợp tác khác nhau với những nội dung khác nhau, thành phần khác nhau và hình thức khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. * Khái niệm về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Là phạm trù kinh tế nói lên lợi ích kinh tế do hợp tác giữa các đơn vị kinh tế trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp để cùng nhau tiến hành sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp một cách có hiệu quả. Cần chú ý rằng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao hàm kinh tế hợp tác của nông dân, của những người làm nông nghiệp, của các cùng và của các thành phần khác trong và ngoài nông nghiệp. * Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động". Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. * Phân biệt 1 số khái niệm + Giữa hợp tác và hợp tác xã. Hợp tác Hợp tác xã Là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn. VD: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc. Là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và điều hành bởi một nhóm các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. VD: Hợp tác xã Thỏ Việt ở thành phố HCM. + Giữa kinh tế hợp tác và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Là một phạm trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại Là phạm trù kinh tế nói lên lợi ích kinh tế + Giữa hợp tác và kinh tế hợp tác Hợp tác Kinh tế hợp tác Là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn Là một phạm trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại Một số hình thức hợp tác chủ yếu trong nông nghiệp. Có nhiều góc độ để xem xét các hình thức kinh tế hợp tác, tùy theo quan hệ các chủ thể hợp tác, tính phức tạp của sự hợp tác hay phương thức hợp tác mà ta có thể có các tên gọi của các hình thức hợp tác khác nhau. 2.2.1 Xét theo mức độ tiến hành hợp tác a, Hợp tác giản đơn Hình thức này xuất hiện khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lực lượng sản xuất còn thô sơ, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp. Ưu điểm: hình thức này có ưu điểm là linh hoạt, phong phú, có thể tổ chức ở mọi nơi. Hình thức này có tính tương trợ và giúp đỡ nhau cao (chủ yếu xây dựng dựa trên quan hệ tình cảm) Nhược điểm: Không ổn định, không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản l‎í, không có điều lệ hoạt động. Hình thức hợp tác giản đơn thể hiện ở 2 dạng sau: Dạng 1: Tổ, hội nghề nghiệp - Là tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập có hình thức hoạt động kinh doanh giống nhau. Mục đích của tổ, hội nghề nghiệp nhằm cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi thành viên tham gia. Hiện nay, nông nghiệp, nông thôn nước ta đang tồn tại các loại tổ, hội nghề nghiệp như: tổ nuôi ong, tổ làm vườn, tổ nuôi cá, tổ nuôi tôm, tổ trồng rừng... - Tổ, hội hoạt động không có điều lệ, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ giữa các thành viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở quan hệ tình cảm, tập quán, cộng đồng, không mang tính pháp lý. Do đó, hình thức này rất linh hoạt, dễ thành lập cũng như giải thể. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên nếu thành viên nào đó không giữ chữ „tín“ thì tổ, hội cũng khó có căn cứ để xử lí. - Tổ, hội không có sự trợ giúp tài chính nào của Nhà nước. Quỹ cho tổ, hội hoạt động là do các thành viên đóng góp trên cơ sở tự thỏa thuận, quy mô tự định, thường từ 5-10 người, có tổ lên tới 30 người. Hiện nay, hình thức này đang phát triển và có tác dụng tốt trong nông nghiệp, nông thôn vì nó có tác dụng rất rõ rệt nhằm giúp nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo sự ổn định giá cả trên thị trường. Dạng 2: Tổ, nhóm hợp tác Là loại hình kinh tế hợp tác giản đơn do các chủ thể kinh tế độc lập tự nguyện thành lập, xuất phát từ nhu cầu của các thành viên, nó hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện gia nhập, ra khỏi, quản lý dân chủ, cùng có lợi. Ở loại hình kinh tế hợp tác này, đặc trưng rất quan trọng là quan hệ hợp tác không mang tính ổn định thường xuyên, không mang tính pháp lý, không xây dựng quy chế hoạt động thành văn bản, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ hợp tác được xây dựng trên qu
Luận văn liên quan