một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại Công ty công trình giao thông 1 - Hà Nội

Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hạch toán nguyên vật liệu trong các đơn vị sản xuất. I- Vai trò, đặc điểm và nhiệm vụ của vật liệu trong sản xuất kinh doanh 1.Vai trò và đặc điểm của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm một vị chí rất quan trọng, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất(tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động), là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Trong quá trình sản xuất vật liệu không ngừng biến đổi cả về mặt hiện vật cũng như mặt giá trị: Về mặt hiện vật, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất nó thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Còn về mặt giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra. Ngoài ra về mặt kỹ thuật vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hoá nên dễ bị tác động bởi môi trường tự nhiên như: thời tiết, khí hậu.và môi trường xung quanh. Từ đặc điểm của vật liệu cho chúng ta thấy nó có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp. Nhà nước đ• xác định nhiệm vụ của kế toán vật liệu đối với các doanh nghiệp như sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu. Tính giá thực tế của vật liệu đ• mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. áp dụng đúng đắn các phương pháp về kỹ thuật hach toán vật liệu, hướng dẫn kểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở các sổ, thẻ kế toán trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư, phát hiện, ngăn ngừa đề xuất những biện pháp xử lý vật tư thừa, thiếu ứ đọng và kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất. Tính toán chính xác số lượng và giá trị vật liệu thực tế đưa vào sử dụng và tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phân bổ chính xác giá trị vật liệu, đ• tiêu hao vào các đối tượng sử dụng. II- Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 1.Phân loại vật liệu: Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng và tính chất lý hoá khác nhau, thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất. Để quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại, từng thứ vật liệu phục vụ cho yêu cầu quản trị, doanh nghiệp cần thiết phải phân loại vật liệu theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo nội dung kinh tế, chức năng của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà vật liệu trong doanh nghiệp được phân chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính là đối tượng chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm mới như sắt, thép, trong các doanh nghiệp chế tạo cơ khí, bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi, vải, trong các doanh nghiệp may, đất trong các doanh nghiệp sản xuất gạch. đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất cũng được phản ánh vào nguyên vật liệu chính như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt. Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, nhưng vật liệu phụ không phải là cơ sở vật chất hìng thành nên sản phẩm mới. Vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trong các quá trình sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính, hoặc phục vụ cho công tác quản lý, cho việc bao sản phẩm , đóng gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, sơn , dầu nhờn, dẻ lau.vv. Nhiên liệu: là loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nó từng tồn tại ở thể lỏng, thể khí, thể rắn như xăng, dầu, than, hơi đốt. Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp mua sắm và dự trữ nhằm mục đích cho việc sửa chữa máy móc thiết bị. Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản như: thiết lập cần lắp, không cần lắp công cụ khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản. Phế liệu: là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mà nó mất toàn bộ giá trị sử dụng ban đầu như: sắt, thép vụn, gỗ vụn, gạch ngói vỡ. hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Trong thực tế tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loại vât liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ, từng quy cách một cách chi tiết hơn bằng cách lập và xây dựng(sổ doanh nghiệp vật tư). Sổ này được xây dựng trên cơ sở số liệu của từng loại vật tư, nhóm vật tư, thứ vật tư và quy cách vật tư. Tuỳ theo số lượng nhóm, thứ vật tư để xây dựng một, hai hoặc nhiều chữ số.

doc71 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại Công ty công trình giao thông 1 - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan