Theo quan điểm truyền thống thì con người là trung tâm, là thượng đẳng, là nguồn
gốc của mọi giá trị, còn mọi vật chỉ có giá trị thực dụng. Do vậy, con người có
toàn quyền trong việc khai thác và sử dụng tự nhiên, thống trị tự nhiên và kể cả
huỷ hoại tự nhiên.
Những hậu quả mà tự nhiên đem lại do con người huỷ hoại môi trường đã buộc
chúng ta phải xem xét lại những quan điểm, cách nhìn nhận về tự nhiên. Theo
quan điểm hiện đại, quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ bình đẳng,
hài hoà. Chúng ta thừa nhận, vạn vật có giá trị nội tại, lợi ích của các vật thể trong
tự nhiên có giá trị như lợi ích của chính con người. Có thể nói, con người ngày nay
đã và đang ý thức về tầm quan trọng và giá trị của môi trường một cách sâu sắc.
Chúng ta nhận thấy rằng, các quốc gia cần thay đổi chính sách và mô hình phát
triển kinh tế để đảm bảo sự cân bằng giữa con người, xã hội và tự nhiên. Nhận
thức mới về môi trường là cơ sở để ra đời lĩnh vực mới, một cách ứng xử mới đối
với môi trường -lĩnh vực đạo đức môi trường.
Đạo đức môi trường là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho phù hợp với lợi
ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trường
một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của con người đối với môi trường.
Từ định nghĩa về đạo đức môi trường ta thấy cần chú ý một số điểm sau:
1) Đạo đức môi trường là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá hành vi, cách ứng xử của con người đối với môi trường nhằm đem lại lợi
ích và hạnh phúc cho con người và đảm bảo sự phát triển môi trường một cách bền
vững.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tiêu chí đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số tiêu chí đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay
VŨ DŨNG
GS.TS. Viện Tâm lý học
1. Khái niệm đạo đức môi trường
Theo quan điểm truyền thống thì con người là trung tâm, là thượng đẳng, là nguồn
gốc của mọi giá trị, còn mọi vật chỉ có giá trị thực dụng. Do vậy, con người có
toàn quyền trong việc khai thác và sử dụng tự nhiên, thống trị tự nhiên và kể cả
huỷ hoại tự nhiên.
Những hậu quả mà tự nhiên đem lại do con người huỷ hoại môi trường đã buộc
chúng ta phải xem xét lại những quan điểm, cách nhìn nhận về tự nhiên. Theo
quan điểm hiện đại, quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ bình đẳng,
hài hoà. Chúng ta thừa nhận, vạn vật có giá trị nội tại, lợi ích của các vật thể trong
tự nhiên có giá trị như lợi ích của chính con người. Có thể nói, con người ngày nay
đã và đang ý thức về tầm quan trọng và giá trị của môi trường một cách sâu sắc.
Chúng ta nhận thấy rằng, các quốc gia cần thay đổi chính sách và mô hình phát
triển kinh tế để đảm bảo sự cân bằng giữa con người, xã hội và tự nhiên. Nhận
thức mới về môi trường là cơ sở để ra đời lĩnh vực mới, một cách ứng xử mới đối
với môi trường - lĩnh vực đạo đức môi trường.
Đạo đức môi trường là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho phù hợp với lợi
ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trường
một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của con người đối với môi trường.
Từ định nghĩa về đạo đức môi trường ta thấy cần chú ý một số điểm sau:
1) Đạo đức môi trường là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá hành vi, cách ứng xử của con người đối với môi trường nhằm đem lại lợi
ích và hạnh phúc cho con người và đảm bảo sự phát triển môi trường một cách bền
vững.
2) Nhờ các qui tắc và chuẩn mực này mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình với môi trường.
3) Đạo đức môi trường thể hiện mối quan hệ của con người với môi trường tự
nhiên (tài nguyên, đất đai, thực vật, động vật, không khí...). Đây là mối quan hệ
đề cao tôn trọng và có trách nhiệm của con người đối với môi trường.
Như vậy, đạo đức môi trường thể hiện hành vi của con người đối với môi trường
vừa mang tính bắt buộc và vừa mang tính tự giác.
Nó mang tính bắt buộc vì đó là những chuẩn mực và qui tắc của xã hội (những
chuẩn mực dành cho mọi người). Mặt khác, môi trường liên quan đến mọi người
trong cộng đồng và xã hội. Do vậy, thực hiện các chuẩn mực đối với môi trường là
trách nhiệm, nghĩa vụ và lương tâm của mọi cá nhân và tổ chức xã hội.
Nó mang tính tự giác vì khi cá nhân và cộng đồng thực hiện các qui tắc và chuẩn
mực đối với môi trường là do bị thôi thúc của lương tâm, do tự ý thức được trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Họ nhận thức được sự cần thiết
phải bảo vệ môi trường vì cuộc sống của mình, của cộng đồng và xã hội. Đây là sự
khác biệt của đạo đức môi trường với các hành vi đối với môi trường do yêu cầu
của các qui chuẩn pháp luật - những hành vi đối với môi trường mang tính bắt
buộc.
2. Các tiêu chí của đạo đức môi trường
Từ nghiên cứu lý luận về đạo đức học và những yêu cầu bảo vệ môi trường trong
bối cảnh toàn cầu hiện nay chúng ta có thể xác định một số tiêu chí cơ bản để đánh
giá đạo đức môi trường của con người như sau:
2.1. Đạo đức môi trường là các hành vi mang tính chuẩn mực
Khi nói đến đạo đức môi trường, trước hết là nói tới những hành vi ứng xử của
con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện
qua hành vi cụ thể hàng ngày của con người. Điều đáng nói ở đây là những hành
vi ứng xử của con người đối với môi trường phải là những hành vi mang tính
chuẩn mực. Điều này có nghĩa, đây là những hành vi thực hiện các chuẩn mực
nhằm bảo vệ môi trường. Ở nước ta các chuẩn mực này là:
a. Các Công ước quốc tế về môi trường đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.
b. Các Luật và Đạo luật về bảo vệ môi trường;
c. Các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị, Quyết định của các Bộ, Ngành về
vấn đề bảo vệ môi trường;
d. Các Qui định của UBND các tỉnh, thành phố và của các Sở Tài nguyên và Môi
trường các địa phương về vấn đề cụ thể bảo vệ môi trường ở địa phương.
e. Ngoài các văn bản pháp qui trên, còn có các Qui định của các cộng đồng dân cư
về bảo vệ môi trường (tổ dân phố, khu dân cư ở đô thị, của các thôn xóm ở nông
thôn): các qui ước hay hương ước, luật tục...
Có thể nói, các chuẩn mực luật pháp về bảo vệ môi trường là rất đa dạng và nhiều.
Đây là những tiêu chí chính thức quan trọng để đánh giá đạo đức môi trường của
các tổ chức và cá nhân. Nói cách khác, các chuẩn mực này là cơ sở để đánh giá
hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức với môi trường có phù hợp với đạo đức
không.
Ở nước ta hiện nay, trước yêu cầu bảo vệ môi trường và thực hiện các chuẩn mực
chung của quốc tế và các chuẩn mực của Việt Nam, các hành vi đạo đức môi
trường cần hướng tới thực hiện các chuẩn mực cụ thể sau:
- Tạo một môi trường sống xanh:
Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều đến môi trường xanh. Đây là môi
trường đảm bảo cân bằng về sinh thái, không bị ô nhiễm, không khí trong lành.
Môi trường xanh cũng là điều kiện quan trọng để phát triển một cách bền vững của
các quốc gia.
Để có môi trường xanh, chúng ta cần: chính sách xanh, công nghệ sạch, sản xuất
xanh, tăng trưởng xanh, đời sống xanh, môi trường trong lành, không ô nhiễm.
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá đạo đức môi trường trong sản xuất và
phát triển của chúng ta hiện nay.
Tiêu chí môi trường xanh phải được thể hiện trong việc hoạch định các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như của các địa
phương, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,
trong cuộc sống của các cộng đồng dân cư, trong sinh hoạt của các gia đình và mỗi
người dân. Đó là những hoạt động phải hướng tới thiết lập và bảo vệ màu xanh
cho cuộc sống.
- Sự phát triển của môi trường có tính bền vững
Những hành vi đạo đức môi trường là những hành vi hướng đến sự phát triển môi
trường có tính bền vững. Phát triển môi trường bền vững là phát triển phải đảm
bảo hài hoà giữa kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Phát triển môi trường bền vững phải chú ý đến các tiêu chí như: đảm bảo rừng là
lá phổi của hệ sinh thái, điều hoà nước, giữ đất khỏi bị trôi, đảm bảo sự sống của
các loài động vật...
- Hành động của con người vì môi trường tự nhiên
Những hành vi đạo đức môi trường của con người cũng là những hành vi vì môi
trường tự nhiên. Trong các định nghĩa về đạo đức môi trường của các tác giả nước
ngoài mà chúng ta đã nói tới ở trên, thì chúng đều nói tới mối quan hệ mang tính
đạo đức giữa con người và tự nhiên. Đã có một thời chúng ta cho rằng, con người
là trung tâm, là đứng trên tự nhiên. Con người có quyền khai thác, kể cả phá huỷ
môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Điều này đã dẫn tới những hậu
quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người (bão tố, lũ lụt, thay đổi khí hậu,
bệnh tật...). Ngày nay, chúng ta đã và đang thay đổi mối quan hệ của mình với tự
nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn trọng và vì môi trường tự nhiên. Hành động vì
môi trường tự nhiên còn thể hiện ở chỗ tôn trọng sự phong phú, đa dạng của môi
trường sinh thái, hệ sinh thái. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Điều
này sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái.
2.2. Ý thức về nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường
Tiêu chí quan trọng thứ hai để xác định đạo đức môi trường của con người là tự ý
thức của con người về nghĩa vụ của mình đối với việc bảo vệ môi trường trong các
hoạt động thực tiễn của mình.
Thực hiện nghĩa vụ đạo đức của con người đối với môi trường, có nghĩa là, trong ý
thức và tình cảm của con người phải thể hiện sự tự nguyện, tự giác thực hiện các
chuẩn mực bảo vệ môi trường. Ở đây, con người tự ý thức được trách nhiệm, sự
cần thiết, những việc mình cần phải làm để bảo vệ môi trường.
Việc thực hiện nghĩa vụ đối với bảo vệ môi trường còn thể hiện ở tình yêu của con
người đối với môi trường, sự quan tâm của con người đối với việc bảo vệ môi
trường khi con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khi con người
phát triển kinh tế, xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ đối với bảo vệ môi trường còn
thể hiện ở chỗ con người luôn ý thức được về mối quan hệ hài hoà giữa nhu cầu và
lợi ích của cá nhân cộng đồng, xã hội với yêu cầu của việc bảo vệ môi trường.
Khi thực hiện nghĩa vụ đạo đức đối với môi trường, con người luôn có cảm giác
hạnh phúc, hài lòng vì tình cảm cao thượng, vì lòng tự trọng và phẩm giá của con
người.
Nghĩa vụ đạo đức của con người đối với môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với
nghĩa vụ pháp lý. Tức là, các nghĩa vụ theo các chuẩn mực bảo vệ môi trường của
nhà nước (Luật Bảo vệ môi trường, các nghị định, quy định của Chính phủ, các
Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường...). Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý
của con người đối với môi trường đều có chung mục đích là nhằm điều chỉnh hành
vi của con người cho phù hợp với qui tắc, chuẩn mực về bảo vệ môi trường.
2.3. Ý thức tự giác, tự nguyện của chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường
Tiêu chí thứ ba xác định đạo đức môi trường của con người là thực hiện các hành
vi bảo vệ môi trường của mình không phải là bắt buộc, mà có tính tự giác, tự
nguyện.
Trong thực tiễn cuộc sống, nhiều hành vi của con người được thực hiện một cách
bắt buộc. Chẳng hạn, học sinh đi học, công chức đến cơ quan phải đúng giờ qui
định, khi tham gia giao thông trên đường mọi người phải chấp hành theo các tín
hiệu, chỉ dẫn giao thông, mọi người không được xả rác bừa bãi, không được phá
rừng đầu nguồn… Đó là những hành vi được thực hiện một cách bắt buộc. Nó là
bắt buộc vì nếu không thực hiện như vậy, thì các cá nhân hay tổ chức phải bị xử
phạt theo các chuẩn mực đó.
Những hành vi bảo vệ môi trường mang tính tự giác, tự nguyện của con người là
những hành vi mang tính đạo đức và chỉ khi nào con người thực hiện như vậy, thì
mới được coi là đạo đức môi trường, còn khi con người vẫn thực hiện nó một cách
bắt buộc, thì chưa được coi là hành vi đạo đức môi trường. Do vậy, khi đánh giá
hành vi đạo đức môi trường của con người, chúng ta cần xem mức độ thực hiện
hành vi đó như thế nào. Ở nước ta, trong thời gian qua một số doanh nghiệp sau
khi bị cơ quan môi trường yêu cầu đã phải xây dựng khu xử lý nước thải tập trung
trước khi thải ra sông hồ, thì hành vi này không được coi là hành vi đạo đức môi
trường. Trong khi đó, có một số doanh nghiệp ngay từ khi xây dựng đã thiết kế
khu vực xử lý nước thải, chú ý đến diện tích cây xanh...., thì những hành vi này
được coi là hành vi đạo đức môi trường. Vì nó xuất phát từ ý thức tự giác, tự
nguyện của chủ thể.
2.4. Sự tác động của lương tâm chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường
Một trong các phạm trù cơ bản của đạo đức con người là lương tâm. Đối với hành
vi đạo đức môi trường thì lương tâm là một tiêu chí cơ bản khác để đánh giá. Sự
tác động của lương tâm trong hành vi đạo đức môi trường thể hiện ở những khía
cạnh sau:
a. Tự ý thức của chủ thể về những điều cần làm để bảo vệ môi trường
b. Sự lo sợ, sợ hãi, xấu hổ của chủ thể khi có hành vi trái với những qui định về
bảo vệ môi trường.
c. Sự tự phán xét, tự đánh giá của chủ chủ thể về những hành vi của mình đối với
việc bảo vệ môi trường.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua đã có những hành vi của cá nhân và doanh
nghiệp đối với môi trường không có tính lương tâm. Chẳng hạn, hành vi xả nước
ra sông Thị Vải, Đồng Nai suốt hơn 10 năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cho dòng sông và cuộc sống của người dân khu vực này là hành động vô
lương tâm. Nó là vô lương tâm vì nó là hành vi lệch chuẩn, là hành vi được thực
hiện một cách cố ý, giấu diếm và có chủ đích.
Có thể nói lương tâm là một tiêu chí đánh giá hành vi đạo đức của con người. Nhờ
có lương tâm mà con người thực hiện các chuẩn mực một cách tự giác và với tinh
thần trách nhiệm cao.
2.5. Việc bảo vệ môi trường gắn với việc hài hoà về lợi ích - Hài hoà về lợi ích
giữa con người và tự nhiên
Lợi ích là động lực quan trọng của hành vi con người. Khi nói đến hành vi đạo đức
môi trường của con người chúng ta cần chú ý đến vấn đề lợi ích. Con người khai
thác, sử dụng và phá huỷ môi trường cũng là để phục vụ cho lợi ích của mình. Con
người bảo vệ môi trường cũng xuất phát từ lợi ích của mình. Vì khi môi trường
được bảo vệ, thì cuộc sống của con người được đảm bảo.
Điều quan trọng là phải đảm bảo được sự hài hoà về lợi ích của con người và tự
nhiên. Nếu chỉ nghiêng về một phía, thì không thể thực hiện được mục tiêu bảo vệ
môi trường. Đây là mối quan hệ tương hỗ: Môi trường phục vụ cho lợi ích của con
người và con người bảo vệ môi trường (đảm bảo lợi ích của hệ sinh thái, quyền
sinh sống của thực, động vật...), suy cho cùng, cũng là vì lợi ích lâu dài của con
người.
2.6. Chia sẻ trách nhiệm để duy trỡ sự toàn vẹn của mụi trường toàn cầu
Môi trường là vấn đề liên quan đến mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.
Môi trường là vấn đề xã hội và vấn đề có tính toàn cầu. Do vậy, bảo vệ môi trường
là vấn đề mang tính toàn cầu.
Hành vi đạo đức môi trường phải là hành vi mang tính cộng đồng, quốc gia và
toàn cầu. Vì hành vi gây ô nhiễm môi trường của một cá nhân hay tổ chức nào đó,
không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều người
khác, đến các khu vực khác.
Chẳng hạn, hành vi đốt phá rừng, chặt phá rừng đầu nguồn không chỉ phá huỷ môi
trường, dẫn tới hiện tượng xói mòn đất ở khu vực đó, mà còn gây lũ quét cho cho
các khu vực khác. Ví dụ, hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải, Đồng Nai của
Công ty Vedan làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của
dân cư nhiều địa phương dọc theo dòng sông này.
Trái lại, hành vi bảo vệ môi trường của một cá nhân hay tập thể nào đó không chỉ
đảm bảo môi trường tốt tại khu vực của cá nhân hay tổ chức đó, mà còn đảm bảo
môi trường cho những người dân khác hay cộng đồng dân cư trong khu vực.
Chính vì môi trường có tính toàn cầu mà các quốc gia đã tổ chức nhiều hội nghị
quốc tế về vấn đề môi trường. Các hội nghị này nhằm thúc đẩy các quốc gia cùng
chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại. Có
thể nêu ra một số Hội nghị quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường toàn cầu như :
- Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người Stockholm, Thụy Điển từ
ngày 6-16/6/1972. Hội nghị đã ra Tuyên bố Stockholm về Môi trường con người
và đã nêu ra quan điểm chung, nguyên tắc chung hướng mọi dân tộc trên thế giới
trong quá trình gìn giữ và làm tốt đẹp môi trường của con người.
- Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển Rio de Janeiro, Brazil, ngày
3-4/6/1992. Hội nghị nhằm thiết lập sự chung sức toàn cầu và bình đẳng giữa các
quốc gia nhằm tôn trọng quyền lợi của mọi người và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ
thống môi trường và phát triển toàn cầu.
- Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững Johannesburg, Nam Phi
ngày 26/8/2002. Hội nghị tập trung tìm các giải pháp giải quyết những vấn đề
chung của các quốc gia như: nước và vệ sinh, năng lượng, sức khoẻ, đa dạng sinh
học, nghèo đói, sức khoẻ và phát triển bền vững.
- Năm 2009, Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại
Copenhagen, Đan Mạch cũng bàn về biến đổi khí hậu và vấn đề bảo vệ môi trường
mang tính toàn cầu.
Trong những năm qua có nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường đã được
các quốc gia thông qua, có thể kể ra một vài công ước sau: Công ước bảo tồn các
loài động vật di cư hoang dã (1979); Công ước Geneva về ô nhiễm không khí
xuyên biên giới trong phạm vi rộng (1979); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn
(1985); Công ước về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại khu
vực Nam Thái Bình Dương (1986); Công ước Basel về quản lý vận chuyển xuyên
biên giới và chôn lấp chất thải nguy hại (1989); Công ước về bảo vệ Biển đen
tránh khỏi ô nhiễm (1992); Công ước về đa dạng sinh học (1992); Công ước
khung về biến đổi khí hậu (1992)...
Các hội nghị quốc tế và các Công ước quốc tế đã phản ánh tính toàn cầu và khu
vực của vấn đề môi trường. Bảo vệ môi trường phải có sự hợp sức của các quốc
gia và toàn thế giới.
__________________
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Phúc (2010), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Đạo đức môi tr¬ường
- Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”, Hà Nội.
2. Brennan, Andrew (1995), The Ethics of the Environmen, UK : Dartmouth.
3. Robin Attfiel (1980), The Ethics of Environmental Concern, Cambridge: Polity
Press.
4. Donald Scherer, Tom Attig, (1982), Ethics and Environment , Prentice – Hall.
5. Patti H. Clayton (1998), Environmental Ethics in Theory and Practice, Temple
University Press.
6. Callicott, J. Baird and Clare Palmer (2004). Environmental Philosophy, New
York and London: Routledge.
7. Cooper, David (1992), Environment in Questions: Ethics and Global Issues,
New York and London: Routledge.
8. Darier, Eric (1999), Discourses of the Environment, Oxford: Blackwel
Publishers.
9. Des Jardins, Joseph (1999), Environmental Ethics: Concepts, Policy, Theory,
Mayfield.
10. Hargrove, Eugene (1989), Foudations of Environmental Ethics, N.J.: Pretice –
Hall.
11. Louis P. Pojman (2000), Global Environmental Ethics, Mayfield Publishing
Co.,
12. Christopher F. Stone (2001), Environmental Ethic today, New York Press.