Sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụ
tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dâncác cấp thụ lý
có phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì:
Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ án thừa
kế, đã giải quyết 633 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình
chỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ.
Thụ lý phúc thẩm toàn ngành: 226 vụ, đã giải quyết
153 vụ, trong đó giữ nguyên bản án sơ thẩm 54 vụ,
sửa một phần bản án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ bản
án 12 vụ, hủy án và đình chỉ 3 vụ, hủy để xét xử lại
23 vụ, hủy chuyển vụ án sang cơ quankhác 3 vụ, còn
lại là hình thức giải quyết khác.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế tại tòa án nhân dân trong thời gian vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề trong thực tiễn
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤPTHỪA KẾ
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
TƯỞNG BẰNG LƯỢNG
Phó Chánh Tòa TDS TANDTC
I. Tình hình chung
Sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụ
tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý
có phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì:
Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ án thừa
kế, đã giải quyết 633 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình
chỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ.
Thụ lý phúc thẩm toàn ngành: 226 vụ, đã giải quyết
153 vụ, trong đó giữ nguyên bản án sơ thẩm 54 vụ,
sửa một phần bản án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ bản
án 12 vụ, hủy án và đình chỉ 3 vụ, hủy để xét xử lại
23 vụ, hủy chuyển vụ án sang cơ quan khác 3 vụ, còn
lại là hình thức giải quyết khác.
Năm 1999 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2234 vụ thừa
kế, đã giải quyết 1190 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình
chỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 78 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 487 vụ.
Năm 2000 (theo số liệu tháng 9) toàn ngành đã thụ lý
sơ thẩm 1438 vụ, đã giải quyết 917 vụ, trong đó tạm
đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơ
quan có thẩm quyền giải quyết 52 vụ, hòa giải thành
133 vụ, xét xử 401 vụ.
Số vụ thụ lý phúc thẩm toàn ngành là 464 vụ (số liệu
9 tháng) đã giải quyết 332 vụ, trong đó giữ nguyên
bản án sơ thẩm 115 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm
84 vụ, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm 37 vụ, hủy án và
đình chỉ 12 vụ, hủy bản án để xét xử lại 49 vụ, hủy
bản án và chuyển cơ quan khác 4 vụ, còn lại là các
hình thức giải quyết khác.
Sở dĩ có tình trạng Tòa án các cấp thụ lý giảm là do
tại Nghị quyết của Quốc hội số 02/1997/QH9 ngày
10/5/1997, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 9 đã có
quyết nghị giao cho Chính phủ căn cứ vào ý kiến của
đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, khảo sát để
trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị
quyết quy định về các giao dịch dân sự về nhà ở
thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày
1/7/1991 giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
cơ quan, tổ chức, bao gồm 7 loại trong đó có:
- Thừa kế nhà ở.
Vì vậy các cơ quan chức năng đã tạm ngừng thụ lý,
giải quyết loại việc trên. Sau khi có Nghị quyết
58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhà
ở được xác lập trước ngày 1/7/1991, các Tòa án bắt
đầu thụ lý giải quyết một số việc về thừa kế, trừ
trường hợp thừa kế mở trước 1/7/1991 mà có người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức
nước ngoài tham gia thì vẫn tạm thời chưa thụ lý, giải
quyết.
Mặt khác, có trường hợp tranh chấp di sản thừa kế
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như
việc tranh chấp quyền sử dụng đất, mà đất đó chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo Luật
Đất đai năm 1993. Vì loại việc này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân, còn theo quy định
tại Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 và Thông tư liên
tịch số 02 ngày 28/7/1997 của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa
chính hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân
trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng
đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai
năm 1993 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, mà đất đó
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
Luật Đất đai năm 1993 hoặc tranh chấp tài sản là các
công trình kiến trúc, cây lâu năm trên đất thì tranh
chấp di sản thừa kế đó mới thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân.
Đó là những lý do làm cho số việc tranh chấp thừa kế
được Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết ít hơn so với
thực tế tranh chấp trong nhân dân.
1. Về chương I: Những quy định chung
Trong quá trình áp dụng phần quy định chung của
pháp luật thừa kế chúng tôi nhận thấy trên thực tế chủ
thể tranh chấp di sản thừa kế tuyệt đại đa số là giữa
cá nhân với cá nhân, chỉ có một số rất ít tranh chấp
giữa cá nhân với tổ chức, cơ quan Nhà nước.
Đối tượng tranh chấp trong các vụ án thừa kế chủ yếu
là nhà đất ở và các tài sản trên đất như cây lâu niên,
công trình phụ trên đất. Thường giá trị số tài sản này
chiếm gần như toàn bộ giá trị số di sản mà các bên
yêu cầu giải quyết. Cũng có một số vụ tài sản mà hai
bên tranh chấp là tiền, vàng, đồ dùng sinh hoạt như
xe đạp, xe máy, xe ô tô du lịch hoặc tài sản tranh
chấp vừa có nhà và các tài sản sinh hoạt khác. Việc
tranh chấp tài sản là tư liệu sản xuất được giải quyết
tại Tòa án mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây, số vụ
không nhiều và thường là giá trị khối di sản đó cũng
không lớn lắm. Đối với các tranh chấp thừa kế liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
tại Tòa án hầu như không có.
- Về áp dụng pháp luật có một thực tế là: kể từ khi Bộ
luật Dân sự có hiệu lực thi hành đến nay, khi giải
quyết các tranh chấp thừa kế, nếu việc thừa kế mở
trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực thì có những
vụ áp dụng Pháp lệnh thừa kế, nếu các giao dịch đó
có nội dung và hình thức khác với qui định của Bộ
luật Dân sự, nhưng không vi phạm điều cấm hoặc
không trái đạo đức xã hội theo qui định của Bộ luật
Dân sự; còn các trường hợp khác, cũng như trường
hợp thừa kế mở sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực
thì Tòa án mới áp dụng các quy định của Bộ luật Dân
sự để xét xử. Đây là một trong những vấn đề phức tạp
khi áp dụng pháp luật. Tuy nhiên trong thời gian qua,
nhìn chung chất lượng xét xử của các Toà án về các
vụ án thừa kế có nhiều tiến bộ, song vẫn còn để xảy
ra nhiều sai sót, xét xử thiếu thống nhất, hoặc lúng
túng khi vận dụng pháp luật, được thể hiện dưới các
khía cạnh sau:
- Việc xác định thời điểm mở thừa kế chưa chính xác,
như không xác định đúng thời điểm mở thừa kế, có
vụ là do giấy khai tử không ghi chi tiết, nên khó xác
định, nhưng có nhiều vụ là do người để lại di sản
thừa kế đã chết lâu, giấy tờ không còn lưu giữ, chỉ
dựa vào trí nhớ, nên mỗi người khai mỗi khác, việc
điều tra xác minh không cụ thể, tỉ mỉ nên không làm
rõ được thời điểm chết; có vụ mở thừa kế nhiều lần,
nhưng Tòa án chỉ tính thời điểm mở thừa kế một lần
để chia vì vậy đã bỏ sót người được hưởng thừa kế,
chia thừa kế cho cả người đã chết trước người để lại
di sản.
- Việc xác định khối di sản cũng có nhiều trường hợp
xác định không đúng. Có trường hợp bỏ sót khối di
sản là do xác định sai thời điểm mở thừa kế, song có
vụ xác định sai khối di sản là do người quản lý khối
di sản đã tự ý bán bớt một phần di sản. Tòa án không
đưa phần đã bán vào khối di sản; không xác định rõ
phần quyền sở hữu về tài sản của người chết trong
khối tài sản chung với người khác; đặc biệt có vụ di
sản đã có sự thay đổi về quyền sở hữu khi Nhà nước
thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa hay đã chuyển
phần diện tích đất thổ cư thành đất phần trăm khi
thực hiện chính sách đất đai, nên đất đó không còn
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người để lại di
sản, nhưng Tòa án vẫn đưa đất đó vào khối di sản để
chia, hoặc tài sản mà người để lại thừa kế đã cho, bán
trước khi mở thừa kế vẫn tính vào khối di sản, hoặc
người để lại di sản chỉ cho sử dụng chứ chưa định
đoạt, chuyển quyền sở hữu cho người khác nhưng
Tòa án lại tách ra khỏi khối di sản. Có một thời gian
ngắn việc xác định di sản là quyền sử dụng đất không
thống nhất, đường lối xét xử không ổn định dẫn đến
có trường hợp chỉ xác định di sản là giá trị vật liệu
nhà, cây lâu niên trên đất… còn giá trị quyền sử dụng
đất không coi là di sản, hoặc chỉ coi giá trị vật liệu
nhà và phần đất trên có căn nhà là di sản, còn diện
tích đất xung quanh nhà không coi là di sản. Vì đất
đó đã được người khác đứng tên trong sổ địa chính
hoặc đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, nên người đã đứng tên hoặc đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được công nhận là chủ
sử dụng đất hợp pháp. Hiện nay, riêng đất trên có
nhà, công trình kiến trúc, cây lưu niên; và đất đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
Luật Đất đai năm 1993 cho người để lại di sản thì
đường lối giải quyết đã thống nhất và đi vào ổn định.
Tuy nhiên đối với trường hợp khi mở thừa kế trên đất
có nhà, cây lưu niên nhưng sau này do chiến tranh,
thiên tai v.v… làm cho nhà và cây lưu niên không
còn hoặc do người quản lý di sản tự ý phá đi làm lại
nhà mới từ lâu hoặc đối với trường hợp trên đất
không có tài sản, đất nông nghiệp để trồng cây hàng
năm, đất nuôi trồng thủy sản mà người để lại di sản
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo Luật Đất đai năm 1993, nhưng người đang quản
lý, sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo Luật Đất đai năm 1993 thì có coi đất đó là di
sản hay không? Hiện vẫn còn ý kiến khác nhau trong
mỗi ngành cũng như giữa các ngành chức năng với
nhau. Các vướng mắc liên quan đến thừa kế quyền sử
dụng đất còn nhiều khía cạnh khác nữa, chúng tôi sẽ
trình bày sâu ở phần thừa kế quyền sử dụng đất khi
có dịp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vướng mắc
lúng túng trong thực tiễn xét xử khi xác định khối di
sản là quyền sử dụng đất.
- Về việc trả thù lao cho người quản lý di sản đã được
quy định trong Điều 643, nhưng khi vận dụng vào xét
xử còn rất nhiều khác nhau về việc trích thù lao (mặc
dù giữa các vụ đó có các điểm tương đồng) như có vụ
thì trích rất cao, có vụ rất ít và có vụ không trích thù
lao; không tách bạch rõ ràng giữa việc trả thù lao do
quản lý di sản với việc thanh toán phần công sức
đóng góp do làm tăng giá trị khối tài sản…
- Tuy việc từ chối nhận di sản được quy định tại Điều
645 Bộ luật Dân sự, nhưng hầu hết các Tòa án không
áp dụng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 645. Phần
lớp trường hợp đương sự từ chối nhận di sản chỉ cần
họ khai báo rõ ràng tại Tòa án là được Tòa án chấp
nhận, dù thời hạn từ chối nhận di sản cách thời điểm
mở thừa kế có khi cả chục năm, chúng tôi cho đó là
cách xử lý phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự
định đoạt của đương sự, góp phần tăng cường đoàn
kết trong nhân dân.
- Trường hợp người không được quyền hưởng di sản
(Điều 646): trong thực tiễn thường gặp nhất là một
bên xuất trình di chúc, bên kia khai đó là di chúc giả
mạo, cũng có một số ít vụ bên khai di chúc đó đã
được bên kia sửa chữa hoặc hủy di chúc nên di chúc
không còn. Qua giám định di chúc (mà một bên coi là
giả mạo), qua các chứng cứ khác, Toà án bác di chúc
mà một bên xuất trình và chia di sản theo pháp luật
cho tất cả các thừa kế, kể cả người đã xuất trình di
chúc giả; chỉ có một số ít vụ, Tòa án đã xử không cho
người giả mạo di chúc được hưởng di sản. Sở dĩ có
nhiều vụ sau khi một bên xuất trình di chúc, mặc dù
bị Tòa án bác di chúc, nhưng vẫn cho họ hưởng thừa
kế là do hồ sơ không phản ảnh rõ di chúc này do ai
làm giả hay ai sửa chữav.v…
2. Về Chương thừa kế theo di chúc
Nếu nghiên cứu dưới góc độ lý luận; kỹ thuật lập
pháp và thực tiễn thì có nhiều vấn đề của luật thực
định trong chương này cần phải được xem xét, sửa
đổi cho rõ ràng, cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập
đến những sai sót, vướng mắc, thiếu thống nhất hoặc
tuy có thống nhất nhưng là sự tự “thống nhất” không
áp dụng quy định nào đó của luật trong thực tiễn xét
xử thời gian vừa qua như sau:
Có lẽ điểm nổi bật nhất là sự đánh giá khác nhau giữa
các Thẩm phán, giữa Tòa án các cấp, giữa Luật sư,
Kiểm sát viên trong việc xác định di chúc đó là hợp
pháp hay không hợp pháp khi người để lại di sản có
nhiều di chúc khác nhau; hoặc tuy có một di chúc
nhưng di chúc đó không thực hiện đầy đủ các quy
định mà điều luật đã ghi rõ, ví dụ như di chúc miệng
(Điều 645) không có người làm chứng, hoặc tuy có
đủ hai người làm chứng nhưng họ lại không ghi chép
lại ngay hoặc sau đó mới nói lại cho người trong
hành thừa kế biết và người trong hàng thừa kế mới
ghi chép lại, cũng có vụ người làm chứng lại là người
trong diện hưởng thừa kế theo pháp luật còn người
kia là người được hưởng thừa kế theo di chúc viết
v.v…
Đối với di chúc viết: có bản di chúc không ghi đầy đủ
các nội dung như quy định của Điều 656 (không ghi
nơi cư trú, thậm chí có trường hợp không ghi rõ nơi
có di sản) nhưng vẫn được các Tòa án chấp nhận di
chúc đó là hợp pháp, nếu có căn cứ kết luận đó chính
là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh
mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có
rất nhiều trường hợp không phải tự tay người để lại di
sản viết mà họ đánh máy, điểm chỉ hay ký rõ ràng,
hoặc di chúc có người làm chứng, nhưng những
người làm chứng đều là các thừa kế ký vào bản di
chúc, còn số người không phải trong diện thừa kế tuy
họ có chứng kiến nhưng họ không ký bản di chúc, có
trường hợp chỉ có một người ký. Sau này các thừa kế
công nhận đó là di chúc của người để lại di sản thì
hầu hết được Tòa án công nhận di chúc đó là hợp
pháp. Nếu không công nhận di chúc, rất dễ bị Tòa án
cấp trên cho là xét xử sai, sửa hoặc hủy án.
Cũng có trường hợp (di chúc viết hoặc di chúc
miệng) nội dung di chúc chỉ giao quản lý, sử dụng di
sản có điều kiện, nhưng khi điều kiện đã thay đổi,
Tòa án vẫn sử dụng theo di chúc; một bên lập di chúc
đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ chồng,
nhưng có thẩm phán khi xét xử vẫn công nhận toàn
bộ di chúc chúng tôi cho là không đúng; nhưng nếu
công nhận một phần di chúc thì được ngành coi là xét
xử đúng (Trong luật chưa quy định rõ trường hợp
này).
Điều 672 quy định người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc, đó là “con chưa thành niên,
cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có
khả năng lao động”. Nhưng có vụ người để lại di sản,
khi viết di chúc đã không dành lại “phần di sản bằng
2/3 suất của một thừa kế theo pháp luật” cho các đối
tượng nói trên, song Tòa án vẫn công nhận toàn bộ di
chúc của họ hợp pháp là không đúng; việc áp dụng
Điều 676 giải thích nội dung di chúc cũng còn rất
khác nhau. Những tranh chấp di sản dùng vào việc
thờ cúng khi giải quyết còn gặp vướng mắc và lúng
túng dẫn đến sai sót. Nguyên nhân là do điều luật chỉ
thiên về việc hướng dẫn cách xử sự của công dân
trong một số tình huống, mà chưa dự liệu những
trường hợp khác, ví dụ như các thừa kế không thống
nhất được với nhau, tranh chấp gay gắt hoặc họ
không dùng di sản đó vào việc thờ cúng mà phá đi
làm nhà ở… thì giải quyết thế nào? Đó là những
khoảng trống pháp lý cần phải được bổ khuyết.
3. Về Chương thừa kế theo pháp luật
Khi áp dụng các quy định của chương này, sai sót
thường gặp là không xác định hết những người trong
diện được hưởng thừa kế, nên đã bỏ sót họ, hoặc
không xác định đúng những người được hưởng thừa
kế thế vị, dẫn đến phải hủy bỏ bản án để điều tra xét
xử lại.
Việc áp dụng Điều 682 Bộ luật Dân sự về quan hệ
thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế cũng gặp
nhiều khó khăn, lúng túng, vướng mắc khi xác định
“quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,
mẹ con”, để cho họ được hưởng di sản thừa kế.
Có một điều cũng đáng lưu ý là: Khi áp dụng chương
2 và 3 (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp
luật); có một sai sót chung và cũng hay gặp vướng
mắc, lúng túng nhiều là khi giải quyết thừa kế quyền
sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đó là
các di chúc định đoạt quyền sử dụng đất nông nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản diễn ra trước ngày giải phóng
miền Nam năm 1975, trước khi có Hiến pháp năm
1992; vấn đề định giá đất theo khung giá hay theo giá
thị trường; vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết các
thừa kế quyền sử dụng đất v.v…. Những vấn đề trên,
ý kiến giữa các thẩm phán và các cơ quan chức năng
cũng còn rất khác nhau.
4. Về Chương thanh toán và phân chia di sản
Sai sót nhiều nhất khi áp dụng các điều luật của
Chương này là trong khi khối di sản có thể chia đều
hiện vật cho các thừa kế, thì có Tòa án lại chỉ chia
cho một số người hoặc một người; nhất là việc định
giá không đúng với giá trị thực của di sản, thì việc
khiếu kiện sau khi xét xử càng gay gắt. Các trường
hợp xử như vậy đều bị sửa án, hoặc hủy bản án để xét
xử lại.
Ngoài ra các sai sót do điều tra sơ sài, không tạo
dựng đủ các căn cứ cho các quyết định trong bản án
như không đi, vẽ sơ đồ, xác định diện tích, giá trị di
sản, số lượng di sản, v.v… không đầy đủ; cũng có
trường hợp sai sót do phần quyết định không rõ ràng,
thiếu cụ thể hay chồng chéo lên nhau, nên không thể
thi hành án được; bỏ sót tài sản không phân chia.
5. Về các nguyên nhân dẫn đến các sai sót, vướng
mắc khi áp dụng pháp luật thừa kế
1. Do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự,
đặc biệt là pháp luật đất đai, dẫn đến đường lối giải
quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất
không ổn định. Mỗi lần pháp luật có sự sửa đổi lớn
gây ra những lúng túng và sự khác biệt trong quan
điểm giải quyết giữa các ngành, giữa các thẩm phán.
Hậu quả của sự lúng túng, không thống nhất là không
ít bản án bị cải, sửa, hủy. Mặt khác pháp luật, nhất là
pháp luật tố tụng chưa đầy đủ, cụ thể cũng là nguyên
nhân dẫn đến sai sót khi xét xử.
2. Bộ luật Dân sự ra đời là một thuận lợi rất lớn cho
công tác xét xử. Song có những quy định của pháp
luật thừa kế, pháp luật đất đai và các quy định pháp
luật khác liên quan chưa thật nhất quán, có điểm chưa
hợp lý hoặc chưa chặt chẽ, rõ ràng, nên khó áp dụng;
có vấn đề chưa được Bộ luật quy định. Do Bộ luật có
hiệu lực thi hành đã hơn 4 năm nhưng chưa có một
văn bản hướng dẫn đầy đủ, có hệ thống về thừa kế,
dẫn đến việc hiểu, giải thích rất khác nhau giữa các
ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp
dụng pháp luật không thống nhất v.v…
3. Có một bộ phận Thẩm phán do trình độ còn hạn
chế, nên khi kiểm tra xét xử còn phạm những sai lầm
rất sơ đẳng; có thẩm phán cấp trên do trình độ không
hơn thẩm phán cấp dưới, nên việc cải, sửa, hủy án, y
án không đúng. Bên cạnh đó có Thẩm phán thiếu tinh
thần trách nhiệm, thiếu đi điều tra, nên hồ sơ làm rất
sơ sài nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không chịu khó
nghiên cứu văn bản, không cập nhật kịp thời các văn
bản mới.
Lương Thẩm phán không cao, không đủ đảm bảo cho
cuộc sống, làm cho các Thẩm phán chưa thật yên
tâm, toàn ý với nghề; có Thẩm phán bị chi phối vì lý
do này khác, nên chưa thật vô tư, khách quan trong
xét xử cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết
các vụ án thừa kế.
II. Từ thực tiễn xét xử chúng tôi xin có một số kiến
nghị tổng quát như sau
1. Chúng tôi cảm thấy Bộ luật Dân sự quy định có
phần thiên về hướng dẫn cách xử sự cho công dân,
nhưng hầu hết các quy định trong phần thừa kế lại có
tính chất dứt khoát; đã thế lại có những quy định
chưa sát với tâm lý, tập quán của người dân; trong
khi người dân chưa hiểu biết về các quy định này,
không hành xử đầy đủ như luật yêu cầu về hình thức
thể hiện văn bản. Dù nội dung là đúng ý chí của họ;
dẫn đến khó khăn khi áp dụng pháp luật, thậm chí có
trường hợp áp dụng theo thực tế cuộc sống, chứ
không theo quy định của luật, ví dụ vấn đề từ chối
nhận di sản (Điều 645). Vì vậy khi quy định phải tính
đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí chung của người
dân.
2. Cần phải quy định trong Bộ luật Dân sự theo
hướng toàn bộ các tranh chấp thừa kế đều thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân giải quyết, thì mới tạo ra
sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và đường lối
xử lý (hiện nay việc tranh chấp thừa kế, nếu thuộc
thẩm quyền Tòa án giải quyết thì di sản đó sẽ được
chia cho các thừa kế, nếu thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân thì nhiều trường hợp người đang quản
lý di sản được hưởng cả, chứ không áp dụng các quy
định về thừa kế trong Bộ luật dân sự để giải quyết).
3. Cần quy định rõ một số loại quyền cũng thuộc di
sản thừa kế (Ngoài quyền sử dụng đất đã được quy
định trong Bộ luật Dân sự thì còn có các quyền khác
như: quyền sử dụng nhà cho th