Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

Khi nói về cơ cấu kinh tế quốc dân, Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương khoá V đã nhận định: “bằng một cơ cấu kinh tế hợp lý và một cơ chế quản lý thích hợp chúng ta sẽ có khả năng tạo ra một chuyển biến mạnh trong đời sống kinh tế - xã hội”. Đối với ngoại thương cũng vậy, việc thay đổi cơ chế quản lý mà không đi đôi với việc xác định một chính sách cơ cấu đúng đắn sẽ không thể phát triển ngoại thương được nhanh chóng và có hiệu quả. Trong những năm 80, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp quan trọng để tăng cường công tác xuất khẩu nhằm đáp ứng nhập khẩu. Song những chính sách và biện pháp đó còn mang tính chất chắp vá và bị động, chỉ chú ý nhiều đến vấn đề đổi mới cơ chế nhưng chưa giúp xác định được cơ cấu xuất khẩu (và nhập khẩu) lâu dài và thích ứng. Do đó, trong việc tổ chức sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho xuất khẩu còn nhiều lúng túng và bị động. Việc xác định đúng cơ cấu xuất khẩu sẽ có tác dụng: ỹĐịnh hướng rõ cho việc đầu tư sản xuất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tạo nên những mặt hàng chủ lực xuất khẩu có giá trị cao và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. ỹĐịnh hướng rõ việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật cải tiến sản xuất hàng xuất khẩu. Trong điều kiện thế giới ngày nay khoa học - kỹ thuật ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp, không tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao sẽ khó cạnh tranh trong xuất khẩu. ỹCho phép chuẩn bị thị trường trước để thực hiện cơ cấu. Trước đây, trong điều kiện cơ cấu xuất khẩu được hình thành trên cơ sở “năng nhặt chặt bị” rất bị động trong khâu chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Vì vậy, có nhiều lúc có hàng không biết xuất khẩu đi đâu, rất khó điều hoà giữa sản xuất và tiêu thụ. ỹTạo cơ sở để hoạch định các chính sách phục vụ và khuyến khích xuất khẩu đúng địa chỉ, đúng mặt hàng và đúng mức độ. Qua đó có thể khai thác các thế mạnh xuất khẩu của đất nước. Đối với nước ta từ trước đến nay cơ cấu xuất khẩu nói chung còn manh mún và bị động. Hàng xuất khẩu chủ yếu còn là những sản phẩm thô, hàng sơ chế hoặc những hàng hoá truyền thống như nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ và một số khoáng sản. Với cơ cấu xuất khẩu như vậy, chúng ta không thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu hiện thực và có hiệu quả. Từ những thực tiễn khách quan trên đây, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải đổi mới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào, làm thế nào để thay đổi có cơ sở khoa học, có tính khả thi và đặc biệt là phải dịch chuyển nhanh trong điều kiện tự do hoá thương mại ngày nay. Với lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” nhằm đưa ra những lý luận cơ bản về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khảo sát thực trạng và đề ra các giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đề tài này kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. - Chương 3: Một số giải nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

doc79 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan