một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn
Phần thứ nhất Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1. Nhiệm vụ của kế toán trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1. Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất Để tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên kết hợp đầy đủ 3 yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Từ đó hình thành nên chi phí sản xuất tương ứng là chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền công trả cho người lao động. Ba yếu tố chi phí cơ bản này cấu thành nên giá trị sản phẩm mới trong đó chi phí khấu hao tư liệu lao động và chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò là lao động sống. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đ• chi ra trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. 1.1.1.2. Giá thành và bản chất của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm (công việc lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Trong xây dựng cơ bản để xây dựng một công trình thì doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình thi công một lượng chi phí nhất định.Vì thế giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí đ• chi ra cho từng công trình, hạng mục công trình (HMCT) . Hay khối lượng xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đ• sử dụng. Giá thành sản phẩm luôn luôn chứa đựng hai mặt khác nhau, đó là chi phí sản xuất (CPSX) đ• chi ra và giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đ• hoàn thành. Giá thành sản phẩm có hai chức năng cơ bản là chức năng thước đo bù đắp và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về, tiêu thụ, bán sản phẩm lao vụ. Việc bù đắp các chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích của sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có l•i. Khác với các doanh nghiệp khác, có thể tính ngay được giá thành sản phẩm và giá thành đó chính là căn cứ để xác định giá bán sản phẩm. ở doanh nghiệp xây lắp giá thành thường mang tính cá biệt, chi phí cho từng công trình, HMCT… Hơn nữa đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp cơ bản là giá bán có trước khi sản xuất nên giá thành thực tế của công trình quyết định trực tiếp đế l•i, lỗ của công trình. Trong cơ chế thị trường, giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào qui luật cung-cầu. Trong xây dựng cơ bản cũng vậy, doanh nghiệp chỉ bán được sản phaamrkhi doanh nghiệp có giá thầu hợp lý, hay giá bán công trình, HMCT… Chính là giá nhận thầu. Giá này phải dựa trên giá thành dự toán để xác định sao cho đảm bảo doanh nghiệp xây lắp có l•i và tồn tại được.