một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

Phần I Những vấn đề lý luận chung về tập hợp chi phí Để tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường I. Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm: 1. Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đ• bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng,quý,năm). Để tiến hành hoạt động, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản sau: -Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác. -Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực khác. -Sức lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra các chi phí sản xuất tương ứng: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí thù lao cho người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí cho việc sử dụng lao động như tiền lương, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. là những chi phí biểu hiện bằng tiền về lao động sống còn chi phí cho việc sử dụng TSCĐ và giá thành sản xuất.là những chi phí biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, dịch vụ cho nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh thì việc tập hợp các khoản chi phí sản xuất được tiến hành trong một thời kỳ nhất định bất kể sản phẩm đ• hoàn thành hay chưa. Chỉ những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 2. Khái niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khôí lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành. Trong doanh nghiệp sản xuất, các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm luôn được biểu hiện ở 2 mặt: + Mặt định mức. + Mặt định lượng. - Về mặt định tính của chi phí, đó là các yếu tố chi phí hiện vật hay bằng tiền tiêu hao trong quá trình sản xuất. - Về mặt định lượng của chi phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm hoàn thành, biểu hiện bằng thước đo tổng quát là thước đo giá trị. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đ• thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất và chi phí thấp nhất, hạ giá thành thành phẩm. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả sản kinh tế Chỉ tiêu giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có của nó: Chi phí chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đ• hoàn thành (chi phí - kết quả). Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm, công việc lao vụ đ• hoàn thành. Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu sau: + Chức năng bù đắp chi phí đ• tiêu hao trong quá trình sản xuất. + Chức năng định giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về từ việc cung cấp, bán số sản phẩm lao vụ sản xuất ra nó. Nhưng việc bù đắp chi phí vào đó mới chỉ đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải, bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh phải có l•i. Quy luật cung cầu và giá trị có một ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá bán sản phẩm nhằm thoả m•n nhu cầu thị trường buộc các nhà sản xuất phải tính đến giá thành sản xuất. Do vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá được thực hiện thông qua việc tiêu thụ sản phẩm. Giá bán sản phẩm, lao vụ là biểu hiện giá trị sản phẩm, thể hiện mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả sử dụng chi phí. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp sản xuất phải luôn coi trọng yếu tố giá thành là trung tâm. Đồng thời, phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, mẫu m• đẹp mà giá thành lại thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm tăng sức cạnh tranh, tiêu thụ trên thị trường. Vậy cho nên, vấn đề giá thành không chỉ là vấn đề mà các nhà sản xuất quan tâm mà còn là vấn đề quan tâm của toàn x• hội. 3. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức sau: 3.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí có cùng một nội dung kinh tế. Không phân biệt chi phí phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra làm các yếu tố chi phí sau:

doc72 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan