Trong cơ chế thị trường ngày nay, một Công ty hay một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không những phải tổ chức tốt bộ máy quản lý mà còn phải làm tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,nhằm đảm bảo chu kì sản xuất được diễn ra liên tục, tăng doanh thu ,tăng lợi nhuận, tăng vốn và từ đó tạo điều kiện sản xuất sản phẩm nào đó thì trước hết phải tiến hành khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó thu thập được các thông tin giúp cho họ có thể lập được quy mô và kế hoạch sản xuất sao cho sản phẩm sản xuất ra luôn đáp ứng được nhu cấu thị trường, tránh được sự ứ đọng sản phẩm. Qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp có thể biết được khả năng tiếp nhận sản phẩm đó của thị trường và đưa ra kế họach sản xuất hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng không phải thị trường các loại hàng hoá nào thì ta sản xuất loại hàng hoá đó là tiêu thụ được ngay, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như giá cả, mẫu mã, sự cạnh tranh.Để có thể thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn .
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là công tác thiết yếu đòi hỏi phải được thực hiện tốt .Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng sản phẩm là bao nhiêu? là phải dựa vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới tránh được sự ứ đọng và luân chuyển chậm .
Nhận biết được điều này và quá trình kiến tập tại công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt” .
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài gồm 3 phần:
-Phần 1:Lý luận chung về việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty
-Phần 2:Phân tích thực trạng khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Bê Tông Xây Dựng Thịnh Liệt
-Phần 3:Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường ngày nay, một Công ty hay một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không những phải tổ chức tốt bộ máy quản lý mà còn phải làm tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,nhằm đảm bảo chu kì sản xuất được diễn ra liên tục, tăng doanh thu ,tăng lợi nhuận, tăng vốn và từ đó tạo điều kiện sản xuất sản phẩm nào đó thì trước hết phải tiến hành khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó thu thập được các thông tin giúp cho họ có thể lập được quy mô và kế hoạch sản xuất sao cho sản phẩm sản xuất ra luôn đáp ứng được nhu cấu thị trường, tránh được sự ứ đọng sản phẩm. Qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp có thể biết được khả năng tiếp nhận sản phẩm đó của thị trường và đưa ra kế họach sản xuất hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng không phải thị trường các loại hàng hoá nào thì ta sản xuất loại hàng hoá đó là tiêu thụ được ngay, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như giá cả, mẫu mã, sự cạnh tranh...Để có thể thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn .
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là công tác thiết yếu đòi hỏi phải được thực hiện tốt .Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng sản phẩm là bao nhiêu? là phải dựa vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới tránh được sự ứ đọng và luân chuyển chậm .
Nhận biết được điều này và quá trình kiến tập tại công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt” .
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài gồm 3 phần:
-Phần 1:Lý luận chung về việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty
-Phần 2:Phân tích thực trạng khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Bê Tông Xây Dựng Thịnh Liệt
-Phần 3:Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt
Phần thứ nhất
Những vấn đề lý luận chung về việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
I . Khái quát về chất lượng sản phẩm
Trước hết chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó phù hợp với điều kiện hiện tại và nhu cầu xã hội .
Tiêu chuẩn chất lượng ISO cho rằng: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng kinh tế kĩ thuật của nó thực hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định ,phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn .
Chất lượng sản phẩm là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm trên thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn đựơc đặt lên làm yếu tố hàng đầu trong việc kinh doanh hiện nay. Bởi xu thế hiện nay trên thị trường thì hàng hoá luôn được các khách hàng quan tâm và đưa lên hàng đầu khi lựa chọn .Vì vậy để giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp bắt buộc doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình .
Để tiến hành việc nâng cao chất lượng sản phẩm được thuận lợi trước hết doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố sau:
1/ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1.1 . Khái niệm ,vai trò ,chức năng của thị trường
- Khái niệm: Thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá được biểu hiện bằng các hoạt động mua bán ,trao đổi diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định, thị trường có thể là một chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ .
Thị trường là một quá trình mà người mua và người bán gặp nhau để xác định lên giá cả và số lượng hàng hoá .
- Vai trò của thị trường: Thị trường là môi trường kinh tế xã hội các doanh nghiệp là tấm gương để phản ánh nhu cầu và đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp .Thị trường giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, thị trường là nơi đánh giá và kiểm nghiệm đúng đắn các chủ trương kinh tế của Nhà nước và các nhà kinh doanh .Thị trường là nơi hình thành các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Chức năng của thị trường:
+ Chức năng thừa nhận và thực hiện
+ Chức năng kích thích và điều tiết thị trường
+ Chức năng điều tiết thông qua cơ cấu giá cả vào thị trường
+ Chức năng thông tin hai chiều
2/ Nghiên cứu thị trường
Thông qua việc nghiên cứu thị trường cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Cái gì? Đối tượng mua hàng cần mua sản phẩm gì ? Mặt hàng nào?
-Tại sao? Tại sao khách hàng cần mua sản phẩm của doanh nghiệp ,có phải vì chất lượng, gía cả, mẫu mã hoặc thái độ giao tiếp của doanh nghiệp
-Ai? Đối tượng mua là thị trường nào? Khách hàng nào? Tên địa chỉ cụ thể?
-Bao nhiêu? Khối lượng sản phẩm hoặc hàng hoá của mỗi mặt hàng là bao nhiêu?
- Như thế nào? xác định rõ phương thức mua hàng của khách hàng
- ở đâu? Xác định rõ địa điểm giao hàng ở đâu?
3/ Chính sách giá cả sản phẩm
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá mặt khác nó là số tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Giá cả có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ trên từng loại thị trường .Giá cả là đòn bẩy kinh tế đối với doanh nghiệp cho nên cần phải xây dựng chính sách giá cả hợp lý .
II. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
1/ Đối với doanh nghiệp
- Thứ nhất: Đưa thêm ngày càng nhiều dạng hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường: nội dung này cần phải nghiên cứu thiết kế cho ra đời các sản phẩm mới đặc sắc theo yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường .
- Thứ hai: Phát triển mở rộng khách hàng cả về số lượng và chất lượng
- Thứ ba: Nghiên cứu các lợi thế của mình để đưa hàng của mình sang phần thị trường của đối thủ cạnh tranh, đưa ra nước ngoài để sử dụng tối đa công suất thiết kế, lao động hiện có phát huy lợi thế so sánh
- Thứ tư: Mở rộng thị trường của doanh nghiệp bằng cách đa dạng hoá kinh doanh.Trong điều kiện hiện nay nếu chỉ có bán mặt hàng truyền thống mà không nâng cao chất lượng cho các mặt hàng mới thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn
2/ Đối với nền kinh tế
Trong điều kiện cơ chế thị trường với tư cách là một chủ thể hoạt động trên thị trường, trong quan hệ với thị trường thì doanh nghiệp bao giờ cũng vừa là người mua vừa là người bán và vừa là người sản xuất. Trong quá trình sản xuất mỗi doanh nghiệp phải quán triệt phương trâm: “Sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hoá mà thị trường cần chứ không phải đưa ra thị trường những cái mà doanh nghiệp có” Quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường chi phối trực tiếp toàn bộ công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động nhạy bén nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và thể hện được trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thời kì. Thông qua nhu cầu của thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, xác định phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định phương hướng chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp, xác định quy mô sản xuất, tranh thủ mọi cơ hội kinh doanh hiệu quả .
Như vậy thị trường là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá, thị trường chỉ mất đi khi hàng hoá không còn, thị trường là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng và cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá
Thị trường là tấm gương để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình
Đối ứng với thị trường sản phẩm hàng hoá của mỗi doanh nghiệp thì việc đòi hỏi phải được củng cố và mở rộng là những đòi hỏi thiết thực và mang tính tất yếu trong xu hướng phát triển của xã hội .
Các doanh nghiệp bỏ ra chi phí để sản xuất hàng hoá còn phải quan tâm tới thị trường đầu vào của doanh nghiệp.Thị trường đầu vào cần phải được củng cố và mở rộng để đảm bảo một cách đầy đủ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đạt được hiệu quả với chất lượng sản phẩm hàng hoá cao, gía thành hạ. Thị trường đầu ra đòi hỏi phải tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp để bù đắp chi phí sản xuất và có tích luỹ tiêu dùng tăng .
Nghiên cứu kết cấu thị trường một sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp cho thấy nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải bám sát thị trường mục tiêu và mở rộng khai thác thị trường tiềm năng, thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ là mục tiêu mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm .
Củng cố và mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Nó mang lại tính tất yếu trong xu hướng phát triển của nền sản xuất hàng hoá
Việc nghiên cứu thị trường cho thấy :Thị trường là động lực khi thị trường đề ra nhu cầu sản xuất kinh doanh định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện thị trường đảm bảo cung ứng có hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là thước đo thị trường tính kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án kinh doanh cuả doanh nghiệp .Tăng cường động lực tạo điều kiện mở rộng sản xuất là một biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp làm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thương trường cũng có nghĩa với nền sản xuất xã hội được mở rộng góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
phần thứ hai
Giới thiệu chung về công ty và thực trạng hoạt động của công ty Bê tông và xây dựng thịnh liệt
I/ Giới thiệu chung về công ty
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt chuyên sản xuất các loaị bê tông đúc sẵn phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản các nhu cầu khác về xây dựng của thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt được chia làm 3 giai đoạn :
*Giai đoạn 1: Từ năm 1977-1978
Ngày 16/08/1977 Theo quyết định số 699/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội cho phép nhà máy Bê Tông Thịnh Liệt trực thuộc sở Xây Dựng Hà Nội .Với sự viện trợ của Nhà nước Ba Lan theo hiệp định của nước Việt Nam-Ba Lan nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội .
* Giai đoạn 2: Từ năm 1988-1996
Do chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kế hoạch sản xuất không còn chờ cấp trên giao phó nữa mà nhà máy phải tự tìm hiểu thị trường chú ý đến thị hiếu của người tiêu dùng. Đứng trước dây chuyền sản xuất lạc hậu thiết bị công nghệ cũ không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất chủng loại hàng hoá trên thị trường, sản phẩm của nhà máy là Panel lỗ tròn, tấm lợp cho nhà lắp ghép không còn được thị trường dùng đến nữa .
Trước tình hình đó nhà máy đã tìm hiểu thị trường mạnh dạn đổi mới công nghệ thay thế các thiết bị với công nghệ mới tận dụng các dây chuyền sản xuất hiện có, Xây dựng dây chuyền sản xuất mới cho ra đời, các sản phẩm là cấu kiện bê tông ly tâm như cột điện, ống thoát nước mà thị trường lúc này đang cần có, và sản phẩm đã được chấp nhận cùng với đó các sản phẩm liên tục đạt huy chương vàng qua các kì hội trợ triển lãm hàng năm tổ chức và được bộ xây dựng cấp chứng chỉ công nhận sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam .
* Giai đoạn 3 : Từ năm 1988 đến nay
Ngày 10/12/1996 UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định 4240/QĐUB cho phép đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho nhà máy Bê Tông Thịnh Liệt và tên gọi mới là Công Ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt với nhiệm vụ :
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản xuất kinh doanh bê tông tươi .
- Xây dựng các công trình dân dụng nhà ở quy mô vừa và nhỏ, thi công nội ngoại thất các công trình xây dựng .
- Sản xuất kinh doanh các vật liệu xây dựng kể cả các thiết bị nội ngoại thất. Sản xuất gia công các thiết bị công cụ phục vụ kinh doanh và xây lắp điện .
Được liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty .
II/ Những đặc điểm chủ yếu về tình hình hoạt động của công ty
1/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.1 Chức năng của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các loại bê tông đúc sẵn, phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản và các nhu cầu khác của thành phố .
- Liên doanh sản xuất và tiêu thụ bê tông tươi theo nhu cầu của thị trường .
- Sản xuất các loại ống cấp thoát nước, cột điện và các sản phẩm bê tông đúc sẵn theo nhu cầu của thị trường .
- Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước (có tư cách pháp nhân) để nghiên cứu ứng dụng sản xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông theo sự chỉ đạo của sở Xây Dựng Thành Phố. Nhà máy Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt hoạt động theo nguyên tắc: Thực hiện hạch toán kinh tế và tổ chức trách nhiệm và liên kết giữa sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi để sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thoả đáng hài hoà lợi ích cá nhân người lao động của đơn vị và Nhà nước theo kết quả đạt được trong khuôn khổ của luật pháp quy định .
Thực hiện nguyên tắc tập chung dân chủ chế độ thủ trưởng trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của các cán bộ công nhân viên trong đơn vị không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng kinh tế phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước .
1.2/ Nhiệm vụ của công ty
Căn cứ phương hướng mục tiêu kế hoạch Nhà nước và kế hoạch hướng dẫn của sở Xây Dựng Hà Nội. Căn cứ nhu cầu của thị trường nhà máy chủ động xác định phương án sản xuất kinh doanh đầu tư thiết bị và lựa chọn công nghệ sản xuất, cơ cấu tổ chức phù hợp với nhân lực trình độ và đảm bảo yêu cầu chất lượng về mỹ thuật sản phẩm. Nhà nước được quyền chủ động tổ chức (thành lập hoạc giải thể) các bộ phận sản xuất kinh doanh theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ công nhân viên của UBND Thành Phố của Giám Đốc Xây Dựng Hà Nội
Ngày 10/02/1996 UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định 4240/ QĐUB cho phép đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho nhà máy Bê Tông và Xây DựngThịnh Liệt là:
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản xuất kinh doanh bê tông tươi
- Xây dựng các công trình dân dụng nhà ở quy mô vừa và nhỏ, thi công nội ngoại thất các công trình xây dựng
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng kể cả thiết bị nội ngoại thất. Sản xuất gia công các thiết bị công cụ phục vụ kinh doanh và xây lắp điện .
- Được liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước vấn đề mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty .
Trong 20 năm ra đời và phát triển công ty đã hình thành với quy mô quản lý từ một đơn vị nhà máy với 6 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, ba phân xưởng với 350 cán bộ công nhân viên đến nay đã phát triển thành một công ty với 5 phòng ban nghiệp vụ và 4 xí nghiệp trực thuộc với tổng số cán bộ là 282 người và đã trải qua các giai đoạn thử thách biến đổi về mọi mặt cơ cấu sản phẩm hàng hoá thiết bị công nghệ .
2. Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của công ty
Nhà máy với diện tích 7 ha và đầy đủ các phòng ban chức năng, hai nhà xưởng sản xuất chính và các sàn đúc Bê tông ngoài trời kho tàng, nhà xe đầy đủ với 3 xí nghiệp chính .
* Xí nghiệp cấu kiện: Với dây truyền khép kín tự tạo lồng cốt thép cho cấu kiện đến kiện Bê tông và đúc cấu kiện cho khách hàng .
- Hai dây truyền công nghệ sản xuất cột điện ly tâm các loại
- Một dây truyền ống cống ly tâm nhiều chủng loại
200mm - 300mm
400mm - 600mm
800mm - 1000mm
1250mm - 1500mm
1750mm - 2000mm
- Một dây truyền lò hơi dưỡng hộ bê tông
- Ngoài ra còn một số dây truyền đợn vị cấu kiện dùng cho các công trình đặc biệt .
- Hai trạm trộn bê tông với công suất 30m3/ h
* Xí nghiệp bê tông thương phẩm: chuyên phục vụ bán bê tông thương phẩm phục vụ tới chân công trình thiết bị gồm:
- Một dây truyền nghiền, sàng đá
- Một trạm bê tông 30m3/ h
- Mười xe vận chuyển bê tông công suất mỗi xe 4m3
- Một xe bơm bê tông thương phẩm phục vụ tới chân công trình thiết bị gồm:
- Một cẩu dầm Liên Xô 10 tấn
- Hai cẩu dầm Bê Tông 5 tấn
- Hai cẩu chân dê 5 tấn
- Một cẩu tháp 5 tấn
3. Đặc điểm tổ chức bộ máyquản lý của công ty
Công Ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt là một doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Với cơ chế thị trường trong thời kì đổi mới, với chức năng, nhiệm vụ của Công ty được giao để củng cố lại tổ chức năng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Công ty đã nhiều lần điều chỉnh kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc và lao dộng được sắp xếp hợp lý đúng trình độ và công việc. Bộ máy của công ty được tổ chức theo một cấp, Ban Giám Đốc trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.Toàn bộ nguồn vốn trong công ty do Giám Đốc nắm giữ và có quyền quyết định mọi vấn đề cũng như việc điều chuyển vốn cho các đơn vị trực thuộc nằm trong hệ thống của Công ty .
Giúp việc cho Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Các bộ phận này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục vụ tổ chức. Mối quan hệ giữa các bộ phận bình đẳng hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao của từng bộ phận. Căn cứ chủ trương chính sách pháp luật Nhà nước Giám Đốc Công ty xây dựng và ban hành những nội quy, quy chế, quyền tự chủ cho các bộ phận đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và có hiệu quả, thực hiện các chính sách cán bộ, sử dụng an toàn lao động, trật tự Xã hội, bảo vệ môi trường... Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được phân chia như sau:
Sơ đồ số 1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng
Tổ Kế Kinh Kĩ
Chức Toán Doanh Thuật
Hành Tài KCS
Chính Vụ
Xí Nghiệp Xí nghiệp Xí Nghiệp
Cấu Kiện Bê Tông Cơ Điện
Giám Đốc Công ty là người được giao quyền quản lý doanh nghiệp là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý toàn diện và chịu mọi mặt sản xuất, kĩ thuật, phương thức kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để có thể tập trung hoàn thành tốt công tác Giám Đốc Công ty giao quyền chỉ huy sản xuất kĩ thuật cho Phó Giám Đốc Công ty đảm nhiệm toàn phương pháp lãnh đạo quản lý công ty, Giám Đốc thực hiện công tác phân quyền theo hình thức phân quyền ngang nghĩa là quyền quyết định được chia ra các cấp chức năng phù hợp với phòng ban cụ thể như sau:
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Công ty về mặt tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý lao động tiền lương và bảo vệ nội bộ .
* Phòng tài vụ: Tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Công ty về công nghệ đầu tư và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá hàng hoá vào, ra của Công ty .
Ngoài sử dụng phương pháp phân quyền ngang Giám Đốc Công ty đã thực hiện liên hợp phương pháp hành chính kinh tế trong điều hành sản xuất đưa ra chỉ thị mệnh lệnh mang tính bắt buộc biểu hiện dưới các quy chế an toàn lao động, quy chế về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực công ty đã đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng tiền lương, tiền thưởng và các công lực động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế. Hiện nay đang được sử dụng trích từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty .
4. Đặc điểm về vốn và tài sản của công ty
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn lực của mỗi doanh nghiệp, nó là tiền đề của mỗi doanh nghiệp và không thể thiếu được cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp đó. Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn phải đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ đó củng cố được uy tín của mình trên thị trường. Muốn thực hiện được điều đó bắt buộc phải có nguồn lực đó là khả năng tài chính để trang trải được những chi phí từ đó đáp ứng được những