Một vài đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cơ khí điện lực

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN I. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực9 1.1. Lịch sử hình thành9 1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực9 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực9 1.1.3. Sản phẩm chủ yếu:11 1.1.4. Năng lực sản xuất12 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý13 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất20 1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm24 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty27 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán27 1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán31 PHẦN II. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty36 Cổ phần Cơ khí Điện lực36 2.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý NVL ở Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực36 2.1.1 Đặc điểm chung ảnh hưởng tới công tác kế toán và quản lý NVL36 2.1.2 Đặc điểm NVL37 2.1.3 Phân loại NVL38 2.1.4 Tính giá NVL38 2.1.5 Yêu cầu quản lý NVL42 2.1.6 Hạch toán chi tiết NVL44 2.2. Hạch toán tổng hợp NVL50 2.2.1. Hạch toán thu mua và nhập kho NVL50 2.2.3. Hạch toán Xuất kho NVL63 2.3. Hạch toán thừa, thiếu NVL sau kiểm kê70 PHẦN III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán Nguyên vật liệu và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực73 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực73 3.1.1 Đánh giá chung về tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực73 3.1.2 Đánh giá công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực76 3.2 Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực78 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán NVL78 3.2.2 Nguyên tắc khi hoàn thiện kế toán NVL80 3.2.3 Một số đề xuất hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực82 3.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực86 3.3.1 Xét dưới góc độ kế toán tài chính86 3.3.2.Xét dưới góc độ kế toán quản trị91 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện93 KẾT LUẬN95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 1.1. Lịch sử hình thành 1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐIỆN LỰC Tên giao dịch: POWER ENGINEERING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PEC Địa chỉ trụ sở chính: Số 150 Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần (Nhà nước chiếm 51% vốn) Giám đốc: NGUYỄN ĐỨC LỢI Điện thoại: 04 8271498 Fax: 04 08271731 Email: CKDL@vnn.vn Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất hàng Cơ khí, kinh doanh Xuất-nhập khẩu 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực Nhà máy cơ khí Yên Viên (tên của Công ty trước khi được cổ phần hoá) được thành lập vào ngày 10/10/1979 theo quyết định số 99ĐT/TCCB3 của Bộ Điện Than (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp kết cấu kim loại, Xí nghiệp gia công kim khí và Nhà máy DK120 lại với nhau và lấy tên là Nhà máy cơ khí Điện Than. Đến năm 1983, Than và Điện tách ra thành 2 ngành riêng biệt thì Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Yên Viên. Trong thời kỳ bao cấp, Nhà máy đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trước tình hình đó, toàn bộ anh chị em cán bộ công nhân viên Nhà máy đã cùng nhau cố gắng bắt tay vào việc khai thác thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó tiến hành thay đổi chiến lược sản phẩm. Vào đầu những năm 90, Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, được Bộ Năng Lượng giao kế hoạch sản xuất một số cột điện áp cho công trình đường dây siêu cao áp 500KV Bắc Nam, sau khi sản xuất thành công sản phẩm cột điện áp cao thế bằng thép mạ kẽm. Năm 1994, theo quyết định số 90/TTG của Thủ tướng Chính phủ là sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Nhà máy Cơ khí Yên Viên trở thành đơn vị thành viên của Công ty Sửa chữa và Chế tạo Thiết bị Điện và là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc. Tuy nhiên, Nhà máy được Công ty cho phép chủ động độc lập trong một số công tác thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, mua bán vật tư, hàng hoá, tuyển dụng và bố trí lao động. Năm 1997, để giải quyết một số khó khăn về việc làm cho cán bộ công nhân viên Nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty Daesung-Việt Nam và tiến hành thay mới dây truyền thiết bị hiện đại tiên tiến. Năm 2000, Nhà máy một lần nữa đầu tư cho khoa học kỹ thuật, cải tiến thay thế mạ điện nóng bằng mạ dầu đã làm tăng sản lượng và hạ giá thành của mạ. Hiện nay, Nhà máy có hơn 500 kỹ sư, cán bộ, công nhân kỹ thuật chuyên ngành được đào tạo chính quy, thành thạo tay nghề. Khu sản xuất của Nhà máy có diện tích là 15.500 m2, các phân xưởng được lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất. Đó là: Dây chuyền chế tạo Cột thép tự động bằng máy được sản xuất tại Italia hoạt động với công suất 12.000 tấn/ năm. Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng sử dụng hệ thống cấp nhiệt của Italia với công suất mạ 10.000 tấn/năm. Dây chuyền chế tạo bu-lông lắp đặt cột và phụ kiện đường dây đồng bộ bao gồm các thiết bị nhập ngoại đạt tiêu chuẩn Châu Âu hoạt động với công suất 3,600 bộ/giờ.  Trước những yêu cầu của thị trường đồng thời cũng để khẳng định sự phát triển của Nhà máy, năm 2003 Nhà máy đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Căn cứ theo quyết định số 219/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đến năm 2005 chuyển đổi thành các công ty cổ phần. Thực hiện quyết định số 111/2004/QĐ-BCN ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Nhà máy Cơ khí Yên Viên thuộc Công ty Sửa chữa và Chế tạo thiết bị Điện được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực. Trong quá trình hoạt động Công ty đã được tặng thưởng: 02 Huân Chương Lao Động hạng 2 06 Huân chương Lao Động hạng 3 Lẵng hoa của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng 1.1.3. Sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm Công ty sản xuất gồm nhiều chủng loại, trong đó sản phẩm chính là: cột, xà thép mạ kẽm nóng cho các đường dây tải điện đến 500kV, phụ kiện dây cho các đường dây tải điện đến 220kV, kết cấu thép và thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Sản phẩm của Công ty được chế tạo phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành và các tiêu chuẩn Quốc tế tương đương. Sản phẩm của Công ty đã được sử dụng trên nhiều đường dây tải điện, các nhà máy thủy, nhiệt điện trên khắp mọi miền đất nước như: Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1, mạch 2, đường dây 500kV Dốc Sỏi – Đà Nẵng, Pleiku – Phú Lâm, Cà Mau – Ô Môn, Đà Nẵng – Hà Tĩnh - Thường Tín …; đường dây 220kV Yên Bái – Lào Cai, Tuyên Quang - Thái Nguyên, Việt Trì – Yên Bái, Sóc Sơn – Thái Nguyên, Cà Mau - Rạch Giá …, các cột Ăng – ten Bưu Điện, truyền hình ở Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nam, Điện Biên …, Các cửa van phẳng, cửa van cung, khe van, đường ống áp lực cho các công trình: Thủy lợi thủy điện Quảng Trị, thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Bản Cốc - Nghệ An; thủy điện Huội Quản – Lai Châu; thủy điện Sơn La …, các sản phẩm phục vụ sửa chữa thiết bị nhà máy nhiệt điện Uông Bí …

doc98 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một vài đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cơ khí điện lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH  Bảo hiểm xã hội   BHYT  Bảo hiểm Y tế   CCDC  Công cụ dụng cụ   CLSP  Chất lượng sản phẩm   CNKT  Công nhân kỹ thuật   GTGT  Thuế giá trị gia tăng   HĐQT  Hội đồng quản trị   HTK  Hàng tồn kho   NKCT  Nhật ký chứng từ   NVL  Nguyên vật liệu   SX  Sản xuất   SXKD  Sản xuất kinh doanh   TK  Tài khoản   TSCĐ  Tài sản cố định   DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Bảng 01: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty trong những năm gần đây 6 Bảng 02: Bảng phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty cổ phần cơ khí điện lực 83 Bảng 03: Bảng dự toán NVL trực tiếp 87 Đồ thị 01: Tốc độ tăng trưởng của Tổng doanh thu 7 Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí điện lực ..8 Sơ đồ 02: Quy trình chế tạo kết cấu thép 19 Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty.. 21 Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán nhật ký chứng từ 28 Sơ đồ 05: Trình tự kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Cơ khí điện lực 38 Sơ đồ 06: Quy trình hạch toán chi tiết NVL 39 Sơ đồ 07: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho 49 Sơ đồ 08: Quy trình luân chuyển Phiếu nhập kho 59 Sơ đồ số 9: Quy trình hạch toán dự phòng giảm giá HTK 79 Sơ đồ số 10: Sơ đồ lập dự toán chi phí 80 DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu số 01: Thẻ kho 40 Biểu số 02: Sổ chi tiết NVL 42 Biểu số 03: Bảng tổng hợp Nhậps – Xuất – Tồn 43 Biểu số 04: Hóa đơn GTGT 45 Biểu số 05: Biên bản giao nhận vật tư 46 Biểu số 06: Phiếu nhập kho 47 Biểu số 07: Nhật ký chứng từ số 1 50 Biểu số 08: Nhật ký chứng từ số 2 52 Biểu số 09: Nhật ký chứng từ số 5 54 Biểu số 10: Nhật ký chứng từ số 10 ..………………………………………….56 Biểu số 11: Phiếu xuất kho 58 Biểu số 12: Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 61 Biểu số 13: Nhật ký chứng từ số 7 62 Biểu số 14: Sổ cái tài khoản 152 63 Biểu số 15: Biên bản kiểm kê 66 Biểu số 16: Thẻ kho 76 Biểu số 17: Lập định mức vật tư chế tạo kết cấu thép 86 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 9 1.1. Lịch sử hình thành 9 1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 9 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 9 1.1.3. Sản phẩm chủ yếu: 11 1.1.4. Năng lực sản xuất 12 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 13 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất 20 1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 24 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 27 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 27 1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 31 PHẦN II. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty 36 Cổ phần Cơ khí Điện lực 36 2.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý NVL ở Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 36 2.1.1 Đặc điểm chung ảnh hưởng tới công tác kế toán và quản lý NVL 36 2.1.2 Đặc điểm NVL 37 2.1.3 Phân loại NVL 38 2.1.4 Tính giá NVL 38 2.1.5 Yêu cầu quản lý NVL 42 2.1.6 Hạch toán chi tiết NVL 44 2.2. Hạch toán tổng hợp NVL 50 2.2.1. Hạch toán thu mua và nhập kho NVL 50 2.2.3. Hạch toán Xuất kho NVL 63 2.3. Hạch toán thừa, thiếu NVL sau kiểm kê 70 PHẦN III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán Nguyên vật liệu và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 73 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 73 3.1.1 Đánh giá chung về tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 73 3.1.2 Đánh giá công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 76 3.2 Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 78 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán NVL 78 3.2.2 Nguyên tắc khi hoàn thiện kế toán NVL 80 3.2.3 Một số đề xuất hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 82 3.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 86 3.3.1 Xét dưới góc độ kế toán tài chính 86 3.3.2.Xét dưới góc độ kế toán quản trị 91 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện 93 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, góp phần vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải hoạt động sao cho có hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để không chỉ nỗ lực tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải tăng cường công tác quản lý, giám đốc chặt chẽ việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ở tất cả các khâu, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục, phải thường xuyên bảo đảm các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về phẩm chất, quy cách, chất lượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Sản xuất ngày càng được cơ giới hoá, tự động hóa, năng suất lao động được tăng lên không ngừng, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm: tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp và ngược lại, tỷ trọng lao động vật hóa tăng lên. Vì vậy, vai trò hạch toán nguyên vật liệu ngày càng trở nên quan trọng. Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là một doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực cơ khí nên nguyên vật liệu có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của Công ty. Với khối lượng nguyên vật liệu lớn, đa dạng về chủng loại, được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Công ty và quyết định giá thành sản phẩm. Một sự thay đổi nhỏ của chi phí nguyên vật liệu cũng dẫn tới sự thay đổi trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, hạch toán nguyên vật liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Một vài đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cơ khí điện lực” làm chuyên đề thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập này bao gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực Phần II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực Phần III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu tại Công ty cổ phần cơ khí điện lực Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo và cán bộ công ty để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN I. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực 1.1. Lịch sử hình thành 1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐIỆN LỰC Tên giao dịch: POWER ENGINEERING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PEC Địa chỉ trụ sở chính: Số 150 Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần (Nhà nước chiếm 51% vốn) Giám đốc: NGUYỄN ĐỨC LỢI Điện thoại: 04 8271498 Fax: 04 08271731 Email: CKDL@vnn.vn Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất hàng Cơ khí, kinh doanh Xuất-nhập khẩu 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực Nhà máy cơ khí Yên Viên (tên của Công ty trước khi được cổ phần hoá) được thành lập vào ngày 10/10/1979 theo quyết định số 99ĐT/TCCB3 của Bộ Điện Than (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp kết cấu kim loại, Xí nghiệp gia công kim khí và Nhà máy DK120 lại với nhau và lấy tên là Nhà máy cơ khí Điện Than. Đến năm 1983, Than và Điện tách ra thành 2 ngành riêng biệt thì Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Yên Viên. Trong thời kỳ bao cấp, Nhà máy đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trước tình hình đó, toàn bộ anh chị em cán bộ công nhân viên Nhà máy đã cùng nhau cố gắng bắt tay vào việc khai thác thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó tiến hành thay đổi chiến lược sản phẩm. Vào đầu những năm 90, Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, được Bộ Năng Lượng giao kế hoạch sản xuất một số cột điện áp cho công trình đường dây siêu cao áp 500KV Bắc Nam, sau khi sản xuất thành công sản phẩm cột điện áp cao thế bằng thép mạ kẽm. Năm 1994, theo quyết định số 90/TTG của Thủ tướng Chính phủ là sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Nhà máy Cơ khí Yên Viên trở thành đơn vị thành viên của Công ty Sửa chữa và Chế tạo Thiết bị Điện và là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc. Tuy nhiên, Nhà máy được Công ty cho phép chủ động độc lập trong một số công tác thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, mua bán vật tư, hàng hoá, tuyển dụng và bố trí lao động... Năm 1997, để giải quyết một số khó khăn về việc làm cho cán bộ công nhân viên Nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty Daesung-Việt Nam và tiến hành thay mới dây truyền thiết bị hiện đại tiên tiến. Năm 2000, Nhà máy một lần nữa đầu tư cho khoa học kỹ thuật, cải tiến thay thế mạ điện nóng bằng mạ dầu đã làm tăng sản lượng và hạ giá thành của mạ. Hiện nay, Nhà máy có hơn 500 kỹ sư, cán bộ, công nhân kỹ thuật chuyên ngành được đào tạo chính quy, thành thạo tay nghề. Khu sản xuất của Nhà máy có diện tích là 15.500 m2, các phân xưởng được lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất. Đó là: Dây chuyền chế tạo Cột thép tự động bằng máy được sản xuất tại Italia hoạt động với công suất 12.000 tấn/ năm. Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng sử dụng hệ thống cấp nhiệt của Italia với công suất mạ 10.000 tấn/năm. Dây chuyền chế tạo bu-lông lắp đặt cột và phụ kiện đường dây đồng bộ bao gồm các thiết bị nhập ngoại đạt tiêu chuẩn Châu Âu hoạt động với công suất 3,600 bộ/giờ. Trước những yêu cầu của thị trường đồng thời cũng để khẳng định sự phát triển của Nhà máy, năm 2003 Nhà máy đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Căn cứ theo quyết định số 219/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đến năm 2005 chuyển đổi thành các công ty cổ phần. Thực hiện quyết định số 111/2004/QĐ-BCN ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Nhà máy Cơ khí Yên Viên thuộc Công ty Sửa chữa và Chế tạo thiết bị Điện được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực. Trong quá trình hoạt động Công ty đã được tặng thưởng: 02 Huân Chương Lao Động hạng 2 06 Huân chương Lao Động hạng 3 Lẵng hoa của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng 1.1.3. Sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm Công ty sản xuất gồm nhiều chủng loại, trong đó sản phẩm chính là: cột, xà thép mạ kẽm nóng cho các đường dây tải điện đến 500kV, phụ kiện dây cho các đường dây tải điện đến 220kV, kết cấu thép và thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Sản phẩm của Công ty được chế tạo phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành và các tiêu chuẩn Quốc tế tương đương. Sản phẩm của Công ty đã được sử dụng trên nhiều đường dây tải điện, các nhà máy thủy, nhiệt điện trên khắp mọi miền đất nước như: Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1, mạch 2, đường dây 500kV Dốc Sỏi – Đà Nẵng, Pleiku – Phú Lâm, Cà Mau – Ô Môn, Đà Nẵng – Hà Tĩnh - Thường Tín …; đường dây 220kV Yên Bái – Lào Cai, Tuyên Quang - Thái Nguyên, Việt Trì – Yên Bái, Sóc Sơn – Thái Nguyên, Cà Mau - Rạch Giá …, các cột Ăng – ten Bưu Điện, truyền hình ở Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nam, Điện Biên …, Các cửa van phẳng, cửa van cung, khe van, đường ống áp lực cho các công trình: Thủy lợi thủy điện Quảng Trị, thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Bản Cốc - Nghệ An; thủy điện Huội Quản – Lai Châu; thủy điện Sơn La …, các sản phẩm phục vụ sửa chữa thiết bị nhà máy nhiệt điện Uông Bí … 1.1.4. Năng lực sản xuất Công ty được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị để đảm bảo năng lực sản xuất các sản phẩm chủ yếu: Cột thép và kết cấu thép:  7.000 tấn/năm   Phụ kiện đường dây có cáp điện áp đến 220kV  300 tấn/năm   Kết cấu thép và thiết bị thủy điện, nhiệt điện:  10.000 tấn/năm   Mạ kẽm nhúng nóng:  12.000 tấn/năm   Bảng 01: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty trong những năm gần đây Đơn vị tính: Đồng Việt Nam TT  Năm Chỉ tiêu  2005  2006  2007   1  Tổng doanh thu  79.770.415.232  140.175.069.749  212.409.379.109   2  Tổng chi phí  77.564.591.759  136.044.411.038  205.828.847.388   3  LN thực hiện  2.205.823.473  4.130.658.711  6.580.531.721   4  Nộp ngân sách  736.747.517  2.780.161.618  1.418.241.176   5  Tổng tài sản  100.586.169.340  100.855.350.067  102.897.441.037   6  Số lao động (người)  518  542  545   7  Thu nhập bình quân (1người/tháng)  1.700.000  2.600.000  3.000.000   Nhìn vào Bảng số liệu trên có thể thấy Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực đang có được sự tăng trưởng tốt. Tổng doanh thu năm 2006 tăng so với 2005 là hơn 60 tỷ đồng, đạt 176%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là hơn 72 tỷ đồng, đạt 151,3%. Tương ứng là sự tăng lên về Lợi nhuận thực hiện. Năm 2006 tăng so với 2005 là gần 2 tỷ đồng, đạt 187,5%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là gần 2,5 tỷ đồng, đạt 159,3%. Sự tăng trưởng này đã làm các khoản nộp Ngân sách của Công ty tăng lên, góp phần làm giàu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện đáng kể, góp phần khích lệ cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động rất hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng của Tổng doanh thu được thể hiện ở đồ thị sau: Đồ thị 01:  1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Cùng với sự thay đổi từng ngày của đất nước, để tồn tại, phát triển và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước, tổ chức bộ máy quản lý hợp lý cũng đóng một vai trò rất quan trọng và Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực đã làm được điều này. Công ty đã dần tổ chức được bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ và có hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Trong điều kiện vừa chuyển đổi từ mô hình quản lý là doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình quản lý Công ty cổ phần, còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ nhưng ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực đã và đang cố gắng hết mình để từng bước hoàn thiện dần bộ máy quản lý mới này. Chú thích: Quan hệ trực thuộc, quản lý Quan hệ ngang cấp, đối chiếu SƠ ĐỒ 01: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐIỆN LỰC Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, dưới Đại hội đồng cổ đông là Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. Bộ phận quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp là Giám đốc và các phó Giám đốc, trợ lý Giám đốc. Ban Giám đốc giao công việc đến 6 phòng ban, mỗi phòng ban này có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Cuối cùng là bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm 3 xưởng, 1 đội xây lắp và 1 nhà máy. Cụ thể: 1.2.1. Giám đốc Công ty Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty, tuân thủ các quy định của điều lệ Công ty Cổ phần Cơ Khí Điện Lực và pháp luật hiện hành. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, các cổ đông và trước pháp luật về việc bảo tồn và phát triển của Công ty, đảm bảo SXKD có hiệu quả. Phân phối nguồn lực khi cần thiết. 1.2.2. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, sản xuất Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo yêu cầu cụ thể. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, về chất lượng và hiệu quả công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Chỉ đạo các phòng ban thực hiện công tác kỹ thuật bảo đảm chất lượng sản phẩm cột thép, mạ kẽm, phụ kiện đường dây, công tác cơ điện, công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Chỉ đạo các phòng thực hiện công việc chế tạo kết cấu thép, cột thép và phụ kiện đường dây ở các đơn vị trong và ngoài Công ty theo Hợp đồng kinh tế Giám đốc đã ký kết với khách hàng, nhà thầu, công tác định mức kinh tế kỹ thuật, công tác nâng bậc CNKT, đào tạo CNKT. 1.2.3. Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo yêu cầu cụ thể. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, về chất lượng và hiệu quả công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Thực hiện các công việc đôn đốc, giám sát và hỗ trợ cán bộ quản lý giải quyết các công việc của Phòng thiết bị nhiệt điện và gia công, chế tạo các hạng mục thiết bị và kết cấu thép nhà máy nhiệt điện và các công trình công nghiệp và dân dụng khác. Trực tiếp chỉ đạo thi công các công việc sản xuất thủy công tại Công ty và thiết kế đồ gá, tính toán nhu cầu vật tư, tiến độ sản xuất, chỉ đạo lập và duyệt phương án, triển khai tỏ chức sản xuất, gia công chế tạo kết cấu thủy công đảm bảo tiến độ, chất lượng và tổ chức nghiệm thu kỹ thuật nội bộ. 1.2.4 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo yêu cầu cụ thể. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, về chất lượng và hiệu quả công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Chỉ đạo công tác SXKD của Công ty, công tác mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất và sửa chữa thiết bị; Công tác kho tàng, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa phục vụ SXKD của Công ty. Chỉ đạo mua, bán các loại hàng hóa và báo giá bán các hàng hóa, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, dịch vụ thương mại và xuất khẩu hàng hóa. 1.2.5. Phòng bảo đảm chất lượng Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, quản lý và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Công ty. Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, triển khai các công việc kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư, trang thiết bị đo kiểm, hàng hóa mua ngoài và các sản phẩm do Công ty sản xuất thỏa mãn các yêu cầu về CLSP, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm của các đơn vị trước khi nhập kho. Kiểm soát, hướng dẫn việc xử lý sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng sai hỏng sản phẩm tại các đơn vị sản xuất. Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản thuộc HTQLCL được giao. Thực hiện nhiệm vụ Thư ký ISO của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà máy KCT TS theo quy định của Giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.2.6. Phòng kỹ thuật sản xuất Quản lý, triển khai và thực hiện công tác kỹ thuật – công nghệ, định mức lao động, định mức vật tư để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất. Thiết kế, hoặc soát xét và hoàn thiện các quy trình công nghệ, các phương án kỹ thuật áp dụng vào sản xuất các sản phẩm của Công ty; tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện các phương án hoặc các giải pháp kỹ thuật. Cân đối và lập kế hoạch sử dụng, sửa chữa trang thiết bị công nghệ (kèm theo phương án kỹ thuật) hàng tháng cho từng đơn vị sản xuất của Công ty hoặc kế hoạch quý, năm
Luận văn liên quan