Theo định nghĩa rộng nhất, đánh giá trong giáo dục liên quan đến tất cả các khía cạnh của giáo dục hay nói khác đi mọi khía cạnh liên quan đến giáo dục đều là đối tượng của đánh giá
Có thể đưa ra khái niệm chung về đánh gía trong giáo dục như sau: Đánh giá trong giáo dục là việc đưa ra những nhận định, xét đoán về kết quả giáo dục dựa vào sự phân tích qua những bằng chứng thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra để đi đến những kết luận thích hợp nhằm điều chỉnh công việc, cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13555 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mục đích của đánh giá trong giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi Kiểm tra trong hoạt động dạy học là gì? Đánh giá trong giáo dục là gì? Nêu mục đích của đánh giá trong giáo dục Nêu các lĩnh vực đánh giá trong giáo dục mà các anh chị biết Mục tiêu là gì? Nêu một số mục tiêu mà bạn biết Nêu cấu trúc của mục tiêu bài học TL câu 1: Trong hoạt động dạy-học, kiểm tra là thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được những phán đoán nhằm xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có được qua thông tin phản hồi nhằm hoàn thiện quá trình dạy-học trong nhà trường TL câu 2: Theo định nghĩa rộng nhất, đánh giá trong giáo dục liên quan đến tất cả các khía cạnh của giáo dục hay nói khác đi mọi khía cạnh liên quan đến giáo dục đều là đối tượng của đánh giá Có thể đưa ra khái niệm chung về đánh gía trong giáo dục như sau: Đánh giá trong giáo dục là việc đưa ra những nhận định, xét đoán về kết quả giáo dục dựa vào sự phân tích qua những bằng chứng thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra để đi đến những kết luận thích hợp nhằm điều chỉnh công việc, cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục TL câu 3: Đánh giá không có mục đích tự thân. Đánh giá nhằm cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà đưa ra những mục đích nhất định Trong giáo dục, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, sản phẩm giáo dục, và các chương trình giáo dục Đánh giá là nhằm tạo ra những lực đẩy để điều chỉnh, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục. Trao đổi nhóm Tại sao cần xác định mục tiêu trong dạy học Phân tích yêu cầu xác định mục tiêu trong dạy học (với giảng viên, học viên) Không xây dựng mục tiêu bài dạy? Bạn không biết mình đang đi đâu Bạn không ý thức được bằng cách nào để mình đi đến đích Bạn không biết được khi nào thì mình sẽ đến được đích -> Một bài học thiếu mục tiêu dạy học tốt giống như một chuyến đi mà không xác định được đích đến Vai trò của xác định mục tiêu Với người học: Giúp học viên có cách tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân Tự tổ chức quá trình học tập theo một định hướng rõ ràng Học viên tự biết lựa chọn các hoạt động dẫn tới thành công Với người dạy Giúp GV lựa chọn, sắp xếp nội dung bài giảng Tìm các phương pháp thủ pháp truyền đạt nội dung đó tới người học để cùng đạt mục tiêu Đặt ra chuẩn cho một mục tiêu (cách xác định một khía cạnh quan trọng để thầy và trò cùng phấn đấu đạt) Xây dựng mục tiêu bài dạy Khi viết mục tiêu bài dạy, cần ghi nhớ những vấn đề sau: Mục tiêu dạy học định hướng cho các hoạt động dạy học Mục tiêu dạy học định hướng cho việc tìm tài liệu học tập Mục tiêu dạy học mô tả những hành vi (quan sát được) học viên sẽ thực hiện được chứ không phải hành vi được thực hiện bởi giáo viên Mục tiêu định hướng cho việc đánh giá Xây dựng mục tiêu bài dạy Trước khi xây dựng mục tiêu dạy học cần nghiên cứu kỹ các chuẩn nội dung môn học mà bạn đang dạy Xác định các chuẩn cần thiết của bài học mà bạn sẽ dạy Mục tiêu dạy học định hướng cho các bước tiếp theo trong kế hoạch bài dạy Không có bài giảng nào hiệu quả mà thiếu mục tiêu bài học Phân loại các mục tiêu giáo dục Phân loại của Benjamin S. Bloom Phân loại của Jame H. McMilan Phân loại các mục tiêu giáo dục Nhận thức (cognitive domain) Cảm xúc, thái độ (affective domain) Tâm lý vận động (kỹ năng) (psychomotor domain) 3 lĩnh vực hoạt động GD Các thang bậc nhận thức Các lĩnh vực của mục tiêu giáo dục (B. Bloom) 1. Nhận thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ Các thứ bậc của mục tiêu nhận thức Đánh giá Tổng hợp Phân tích Áp dụng Hiểu Biết 1. Nhận thức (cognitive domain) Các động từ có thể dùng để phân loại mục tiêu theo thang bậc nhận thức 2. Cảm xúc, thái độ (affective domain) 3. Tâm lý vận động (kỹ năng) Phân loại của Jame H.McMilan Mục tiêu kiến thức Và hiểu đơn giản Mục tiêu sản phẩm Mục tiêu kỹ năng Mục tiêu hiểu sâu Và lập luận Mục tiêu cảm xúc Trình bày cách phân loại mục tiêu giáo dục của B. S. Bloom. Cho biết ưu điểm và hạn chế của cách phân loại này Lựa chọn một môn học một chương trình hay một bài dạy của môn học thuộc chuyên ngành anh chị đang giảng dạy và xác định các mục tiêu cần đạt của bài này Phân loại mục tiêu giáo dục của B.S.Bloom Ưu Có ý nghĩa trong việc thiết lập các mục tiêu học tập Cung cấp liệt kê bao quát về các mục tiêu học tập cụ thể rõ ràng Khuyết Tính phức tạp Tính độc lập và xếp thứ tự các phạm trù Trong thực hành gặp khó khăn ở đoạn giữa Việc phân loại hiện nay Các chuyên gia Nhật Bản lại đề xuất phương án sử dụng 4 bậc đánh giá là Nhận xét Thông hiểu Vận dụng ở mức thấp Vậ dụng ở mức cao Việc phân loại hiện nay GS. TS Nikko (Nhật Bản) cho rằng thang Bloom gồm 6 bậc như thế là quá chi tiết và tỉ mỉ. Điều đó thật khó áp dụng cho giáo viên. Một số ranh giới sẽ không thật rành mạch Yêu cầu đánh giá ngày nay đã có nhiều thay đổi. Quy lại 4 bậc là hợp lý. Nhận biết và thông hiểu là hai yêu cầu cơ bản đối với người học ở mọi trình độ Vận dụng ở mức độ thấp cũng là yêu cầu phổ biến, bắt buộc đối với hầu hết học sinh. Vận dụng ở mức thấp chính là yêu cầu vận dụng thông thường, đơn giản, giải quyết các tình huống tương tự hoặc gần gũi với những gì đã học Vận dụng ở mức độ cao là vận dụng tổng hợp, sáng tạo kiến thức kỹ năng của môn học và của các môn học để giải quyết các tình huống nhiệm vụ khác với những gì được học hoặc chính tình huống và nhiệm vụ của đời sống Vận dụng ở mức độ cao là yêu cầu chỉ đặt ra với bộ phận học sinh giỏi, học sinh khá là chủ yếu Kiến thức Kỹ năng Thái độ Một số cách phân loại đánh giá