Cuối năm, sự tích cực trong công việc giảm dần và mọi người bắt đầu tính toàn những được mất trong năm qua.
Nên hồi tưởng lại những sự kiện tưởng như không có ý nghĩa nhưng cùng với thời gian bạn mới hiểu ra giá trị của chúng. Đã bao nhiêu lần, cứ bắt đầu năm mới bạn lên kế hoạch viết một quyển sách, giảm cân, tập thể thao hoặc học tiếng Anh. Nhìn nhận lại, chúng ta bỗng phát hiện ra rằng, năm này qua năm nọ những điều dự định đều giống nhau và chẳng thực hiện được là bao. Phải chăng, đã đến lúc phải suy nghĩ về điều này
7 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năm mới với lời chúc Thành công trong sự nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
Năm mới với lời chúc “Thành công trong sự nghiệp”
Sinh viên : Ngô Thị Ngọc Yên
Ngày sinh : 12/08/1986
Lớp : QT2
Khoa : QTKD
Tp HCM, ngày 09 tháng 02 năm 2009
Năm mới với lời chúc “Thành công trong sự nghiệp”
Hàng năm, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, các đồng nghiệp thường chúc nhau: Thành công trong sự nghiệp. Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Thành công trong sự nghiệp là gì? Cần phải có thái độ như thế nào trước mỗi thành công và thất bại?
Năm mới chính là lúc để mỗi doanh nhân nhìn nhận lại công việc của mình.
Nhớ lại tất cả các sự kiện
Cuối năm, sự tích cực trong công việc giảm dần và mọi người bắt đầu tính toàn những được mất trong năm qua.
Nên hồi tưởng lại những sự kiện tưởng như không có ý nghĩa nhưng cùng với thời gian bạn mới hiểu ra giá trị của chúng. Đã bao nhiêu lần, cứ bắt đầu năm mới bạn lên kế hoạch viết một quyển sách, giảm cân, tập thể thao hoặc học tiếng Anh. Nhìn nhận lại, chúng ta bỗng phát hiện ra rằng, năm này qua năm nọ những điều dự định đều giống nhau và chẳng thực hiện được là bao. Phải chăng, đã đến lúc phải suy nghĩ về điều này…
Liệu có nên hoảng sợ trước thất bại?
Hay bạn có thể biến chúng thành những kinh nghiệm sẽ đem lại thành công trong tương lai? Thông thường, thành quả mà chúng ta đạt được phần lớn được gieo mầm từ những thất bài đau đớn, những ý tưởng độc đáo thường xuất hiện vào lúc khó khăn. Và điều quan trọng nhất: Đừng tự kết tội bản thân – đây là cách nhìn nhận vấn đề tồi tệ nhất.
Hãy nhớ lại những trường hợp bạn khuyên đồng nghiệp của mình khi họ rơi vào tình thế khó khắn. Thử hình dung, thất bại đó không phải của bạn mà là của một ai đó trong số những đồng nghiệp của mình. Và khi đó, bạn có lời khuyên nào dành cho họ? Hoặc có thể hình dung xem những người có uy tín đối với bạn sẽ hành động như thế nào nếu họ rơi vào tình huống giống bạn? Hãy xố gắng hiểu, sai lầm của mình nằm ở đâu, điều gì phụ thuộc vào bạn, cần phài làm gì để thay đổi tình thế và cuối cùng thực chất thì bạn muốn mọi việc tiếp tục diễn ra theo chiều hướng nào?
Cẩn trọng trước thành công
Có người sau khi đạt được thành công rơi vào trạng thái uể oải thì lại có người cảm thấy như được nâng lên là khỏi mặt đất, thấy mình là người vĩ đại, độc nhất vô nhị, thông minh và thành đạt nhất. Liệu cả hai loại người này có thể tiếp tục phát triển được sự nghiệp của mình không? – Không chắc. Vì vậy, thay vi thỏa mãn với vòng nguyệt quế, bạn cần phải nghiêm túc suy nghĩ về mục đích tiếp theo của mình.
Phép biện chứng của năm mới
Có một bài tập như sau: Bạn đứng thẳng và từ từ quay sang bên trái để nhìn về đằng sau, tiếp theo quay sang bên phải và nhìn về đằng sau; sau đó cúi đầu nhìn xuống chân và cuối cùng ngẩng đầu nhìn thẳng về phía trước. Phía sau bên phải chúng ta là những thiên thần (tích cực), còn bên trái – quỷ dữ (tiêu cực). Hãy thử làm “bài tập với cái đầu” để phân tích những điều đã xảy ra với bạn trong năm qua.Như vậy, điều gì nằm phía đằng sau bên phải: Bạn mới mở một chi nhánh mới? Mới xây xong nhà? Lên chức? Có những khách hàng “sộp”? Gặp được một người tuyệt vời? Năm qua thực sự thành công đối với bạn? Còn bây giờ điều gì nằm phía đằng sau bên trái: Bị phản bội? Thất vọng trong công việc? Những kế hoạch dở dang? Làm tuột mất một đơn đặt hàng lớn? Buộc phải sa thải giám đốc tài chính – một quyết định nặng nề? Và bây giờ hãy xác định xem bạn đang đứng ở đâu và đã đạt được điều gì.
Cuối cùng, hãy nhìn thẳng trước mặt để suy nghĩ xem mình định hướng sức mạnh và trí tuệ vào đâu trong năm mới.
Doanh nghiệp có thành công hay không cũng do các chủ Doanh nghiệp là chính, vì vậy chủ doanh nghiệp cần nắm được một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, sau đây là 5 kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp cần biết:
5 Kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp
Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.
Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.
Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này.
Kỹ năng: nói, nghe, viết
Kĩ năng 1: Nói
Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh-nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn.
Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.
Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện.
Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Kĩ năng 2: Nghe
Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói".
Kĩ năng 3: Viết
Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất-hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.
Kỹ năng: Điều hành cuộc họp & giàn xếp các xung đột
Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp
Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.
Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột
Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.
Nếu trong hành trang của bạn vẫn thiếu các kĩ năng giải để quyết những vấn đề như thế này thì bạn sẽ khó lòng đạt được các kết quả cũng như mục tiêu kinh doanh của mình. Để có thể thu được những kết quả tốt hơn, bạn hãy học cách hoàn thiện những kĩ năng này và sau đó hãy trang bị chúng cho các nhân viên chủ chốt của mình.
Một năm mới thành công hơn cho nhà quản trị
Là một nhà quản trị, trách nhiệm tạo nên thành công cho toàn bộ công ty ắt hẳn sẽ nằm trên đôi vai bạn, song không phải mọi vấn đề phát sinh đều chỉ do bạn, của bạn và chính bạn phải đối mặt.
Bạn thuê những nhân viên có kỹ năng làm việc cao nên họ đáng được xem là những tài sản quý giá nhất của bạn và đóng vai trò thiết yếu cho lợi nhuận và sự tồn tại của công ty. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất bạn cần đặt ra cho mình là làm thế nào để tối đa hóa phần đóng góp của nhân viên cho thành công của doanh nghiệp. Hãy thường xuyên gặp gỡ cấp dưới và động viên họ bàn bạc đến các giải pháp sau đây cho một năm mới 2009 tốt đẹp hơn.
Làm việc tích cực hơn.Hãy kêu gọi từng nhân viên liệt kê ra ba điều giúp họ đạt hiệu quả hơn trong công việc hiện tại. Liệu cấp dưới của bạn có hay dùng quá nhiều thời gian vào những việc phiếm cá nhân như email, chat hay nhắn tin không? Họ có sử dụng khá nhiều quỹ thời gian để trả lời các cuộc gọi đến? Nó gây cản trở công việc của họ một cách thường xuyên như thế nào? Nếu họ quan tâm loại bỏ những điều đó, ắt hẳn năng suất làm việc sẽ được cải thiện đáng kể.
Phát triển một mạng lưới làm việc nội bộ lẫn bên ngoài công ty.Đã đến lúc bạn phải khuyến khích nhân viên mình đứng dậy rời khỏi chiếc bàn làm việc và đi tìm hiểu quen biết ban khác hoặc nhân viên bên nhà cung cấp, đối tác, cá nhân thuần là nắm rõ tên tuổi và nói lời xin chào, mà phải tìm hiểu người khác đang làm việc ra sao, những kỹ năng nào được họ dùng đến để nâng cao công việc hiệu quả trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Mối quan hệ tốt còn tạo điều kiện để nhân viên nhờ vả hoặc xin ý kiến tham khảo mà không phải lúc nào người ta cũng dễ dàng chia sẻ. Nên giới thiệu với họ những gì bạn đã làm để mở rộng các mối quan hệ.
Kích thích tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên.Hãy kể với nhân viên bạn về việc bạn mong chờ vị thế họ sẽ trở nên "quan trọng" hơn trong năm 2009 này bằng cách kêu gọi tất cả hãy suy nghĩ về câu hỏi vì sao công ty vẫn tiếp tục cần thuê mướn họ.
Tìm cách thức cộng tác tốt đẹp hơn với cấp dưới.Điều này đòi hỏi một sự chú ý hết mình khi nghe cấp dưới trình bày về việc họ thích hay không thích trong chế độ quản lý tại doanh nghiệp. Từ đó, bạn có cơ hội cùng cấp dưới đổi mới môi trường làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động chung.
Tham gia khóa chuyên đề cải tiến cung cách làm việc.Luôn luôn có đầy những công nghệ mới, công cụ mới và khái niệm mới chờ đợi bạn nắm bắt và lĩnh hội để tự hoàn thiện mình. Do đó, dù bạn đang giữ chức vị nào, có bao nhiêu bằng cấp thì điều cần làm trước mắt là nghĩ đến việc phát huy những năng lực mới cho doanh nghiệp. Một lớp học chuyên đề dành cho các đối tượng cấp cao sẽ rất hữu ích cho việc tái nạp năng lượng bản thân và nâng cao hiệu quả điều hành công việc.