Nền kinh tế Việt nam đang trong quá trỡnh mở cửa và hội nhập sõu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với chỡa khoỏ là sự gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động ngõn hàng núi chung và hoạt động bảo lónh núi riờng đang ngày càng mở rộng và phỏt triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số bảo lónh và dư nợ bảo lónh của các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời kỳ 1998 - 2002 là 34% và 43% (Nguồn: Tỡm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, NXB Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2006). Với mức tăng trưởng trung bỡnh 20%/ năm, tổng dư nợ nghiệp vụ bảo lónh của 10 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn vào khoảng 43 ngàn tỷ đồng (Nguồn: Thời bỏo ngõn hàng, Số ra ngày 21/7/2006).
Nhu cầu bảo lónh ngõn hàng cú được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy vỡ bảo lónh ngõn hàng khụng chỉ đáp ứng được nhu cầu giảm rủi ro cho cỏc bờn trong giao dịch thương mại mà trờn thực tế nú cũn mang lại nhiều lợi ớch cho bản thõn ngõn hàng thực hiện bảo lónh. Bờn cạnh việc thu phớ bảo lónh, cỏc NHTM cũn giỏn tiếp quảng cỏo hỡnh ảnh của ngõn hàng ra bờn ngoài. Một ngõn hàng cú chất lượng bảo lónh tốt sẽ được khỏch hàng tin tưởng và thúc đẩy cỏc hoạt động khỏc của ngõn hàng phỏt triển. Vỡ vậy cỏc ngõn hàng luụn muốn nõng cao chất lượng hoạt động bảo lónh của mỡnh.
Qua một thời gian thực tập tại SGD Ngõn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, em nhận thấy hoạt động bảo lónh của SGD chưa có được chất lượng tương xứng với cỏc hoạt động khỏc. Hiện nay các ngân hàng nước ngoài với những kinh nghiệm và nền tảng cụng nghệ xuất sắc hơn hẳn sẽ vào Việt Nam và được kinh doanh trong môi trường bỡnh đẳng, thỡ sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngõn hàng càng ngày càng trở nờn gay gắt và quyết liệt. Trong hoàn cảnh đó, chất lượng bảo lónh của SGD chưa tốt sẽ làm giảm tớnh cạnh tranh của ngõn hàng với các đối thủ.
Từ những hiểu biết, phân tích, đánh giá của mỡnh, em đó quyết định chọn đề tài: “Nõng cao chất lượng bảo lónh tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam” nhằm đưa ra các giải phỏp, kiến nghị để hoạt động bảo lónh của SGD cú chất lượng cao hơn.
Chuyên đề được nghiờn cứu theo hướng tỡm hiểu lý luận chung về chất lượng bảo lónh của NHTM; căn cứ vào lý luận chung để phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng bảo lónh của SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và đưa ra những giải pháp để nõng cao chất lượng bảo lónh của SGD trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Chất lượng bảo lónh của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lónh tại SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải phỏp nõng cao chất lượng bảo lónh tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
90 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SGD : Sở giao dịch
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNT : Ngân hàng Ngoại thương
NH : Ngân hàng
VCB : Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương)
BL : Bảo lãnh
DPRR : Dự phòng rủi ro
TCTD : Tổ chức tín dụng
QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng
QHKH : Quan hệ khách hàng
ĐTDA : Đầu tư dự án
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
TK : Tài khoản
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các quan hệ trong bảo lãnh
13
Sơ đồ 1.2 Bảo lãnh trực tiếp
17
Sơ đồ 1.3 Bảo lãnh đối ứng
17
Sơ đồ 1.4 Xác nhận bảo lãnh
18
Sơ đồ 1.5 Đồng bảo lãnh
18
Sơ đồ 1.6 Quy trình bảo lãnh
23
Sơ đồ 2.1 - Mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN
38
Bảng 2.2 : Hoạt động huy động vốn của SGD NHTMCP NT VN
43
Bảng 2.3 - Biểu phí dịch vụ BL của NHNT VN trước ngày 24/10/2008
50
Bảng 2.4 - Biểu phí dịch vụ BL hiện hành của NHTMCP Ngoại thương
51-52
Sơ đồ 2.5 - Quy trình bảo lãnh tại SGD NHTMCP Ngoại thương VN
54
Biểu đồ 2.6 - Mức biến động của số món bảo lãnh phát hành theo năm
56
Biểu đồ 2.7 - Mức biến động của doanh số bảo lãnh theo năm
57
Bảng 2.8 - Doanh số phát hành và doanh số giải toả BL theo nguyên tệ
58
Bảng 2.9 - Số dư BL và dư nợ phát sinh do BL tại SGD NHNT VN
58
Bảng 2.10 - Tỷ trọng các loại BL trong doanh số phát hành BL năm 2008 của SGD
59
Biểu đồ 2.11 - Số lượng khách hàng có giao dịch bảo lãnh tại SGD Vietcombank
60
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với chìa khoá là sự gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng đang ngày càng mở rộng và phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời kỳ 1998 - 2002 là 34% và 43% (Nguồn: Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006). Với mức tăng trưởng trung bình 20%/ năm, tổng dư nợ nghiệp vụ bảo lãnh của 10 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn vào khoảng 43 ngàn tỷ đồng (Nguồn: Thời báo ngân hàng, Số ra ngày 21/7/2006).
Nhu cầu bảo lãnh ngân hàng có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy vì bảo lãnh ngân hàng không chỉ đáp ứng được nhu cầu giảm rủi ro cho các bên trong giao dịch thương mại mà trên thực tế nó còn mang lại nhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng thực hiện bảo lãnh. Bên cạnh việc thu phí bảo lãnh, các NHTM còn gián tiếp quảng cáo hình ảnh của ngân hàng ra bên ngoài. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt sẽ được khách hàng tin tưởng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Vì vậy các ngân hàng luôn muốn nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của mình.
Qua một thời gian thực tập tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, em nhận thấy hoạt động bảo lãnh của SGD chưa có được chất lượng tương xứng với các hoạt động khác. Hiện nay các ngân hàng nước ngoài với những kinh nghiệm và nền tảng công nghệ xuất sắc hơn hẳn sẽ vào Việt Nam và được kinh doanh trong môi trường bình đẳng, thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Trong hoàn cảnh đó, chất lượng bảo lãnh của SGD chưa tốt sẽ làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ.
Từ những hiểu biết, phân tích, đánh giá của mình, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam” nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoạt động bảo lãnh của SGD có chất lượng cao hơn.
Chuyên đề được nghiên cứu theo hướng tìm hiểu lý luận chung về chất lượng bảo lãnh của NHTM; căn cứ vào lý luận chung để phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng bảo lãnh của SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh của SGD trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
CHƯƠNG I - CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đồng thời là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức cũng như hầu hết các cơ quan chính quyền (thành phố, tỉnh …).
Xét ngân hàng trên phương diện các hoạt động chủ yếu, “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”, (Luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Như vậy, ở Việt Nam ngân hàng được hiểu theo nghĩa truyền thống với chức năng chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và trung gian thanh toán.
Tuy nhiên, sự phát triển hết sức nhanh chóng của ngành ngân hàng đã dẫn đến sự phát triển chưa từng có trong cả chức năng cũng như dịch vụ mà ngân hàng hiện đại có thể cung cấp. Thực tế là, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh trang bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào các quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Như vậy, hiểu một cách tổng quan nhất thì “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Luật ngân hàng Mỹ 1990).
Ngân hàng thương mại đã trải qua quá trình phát triển lâu dài với nhiều sự thay đổi cả về bản chất và hình thức, ngân hàng cũng đồng thời phải đảm nhiệm nhiều vai trò hơn nhằm duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:
Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, cá nhân thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và tài sản khác.
Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc).
Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng, thư bảo lãnh).
Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc mua lại chứng khoán (thường được thực hiện tại phòng uỷ thác).
Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một ngân hàng thương mại được thành lập và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong xã hội nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầu tư … nên ngân hàng có những đặc trưng riêng về vốn và phương thức huy động vốn. Nguồn vốn của ngân hàng được cấu thành từ vốn chủ sở hữu và nợ, mỗi bộ phận được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất.
Huy động vốn chủ sở hữu: là vốn của người chủ sở hữu (cổ đông) của ngân hàng. Vốn này có thể được sử dụng lâu dài vì vậy đây là nguồn hình thành trang thiết bị, nhà cửa của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
- Vốn góp ban đầu: là số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông - chủ sở hữu góp khi ngân hàng được thành lập, nguồn gốc hình thành vốn này khác nhau tuỳ theo loại hình NHTM. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì vốn ban đầu là vốn của nhà nước. Nếu là NHTMCP thì nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần, ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp …
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ theo các phương thức khác nhau tuỳ điều kiện cụ thể. Vốn của chủ sở hữu có thể được bổ sung từ nguồn lợi nhuận giữ lại hoặc thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu, góp thêm, cấp thêm ... nhằm mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ theo yêu cầu của NHNN …
- Các quỹ: nguồn hình thành các quỹ là từ thu nhập của ngân hàng. Các quỹ được tích luỹ qua các năm và mỗi quỹ có mục đích riêng biệt. Quỹ dự phòng tổn phất được trích lập hàng năm và tích luỹ nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp sự hao mòn vốn do lạm phát. Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Ngoài ra ngân hàng có có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc …
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: các khoản vay trung và dài hạn của NHTM có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là bộ phận của vốn chủ sở hữu.
Vốn nợ: chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn vốn của các NHTM. Nợ của NHTM bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
- Nguồn tiền gửi của khách hàng: Ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư thông qua việc mở các khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ khách hàng. Nguồn tiền gửi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Vì vậy các NHTM thường cạnh tranh nhau nhằm thu hút được nguồn tiền lớn cũng như để có được nguồn tiền chất lượng ngày càng cao thông qua việc tăng lãi suất, bổ sung các dịch vụ kèm theo, tăng cường khuyến mại. Tiền gửi của ngân hàng bao gồm: tiền gửi thanh toán (hoặc tiền gửi giao dịch), tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác.
- Nguồn đi vay: Vì NHTW thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền nên nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế. NHTM có thể vay từ nhiều nguồn như vay NHNN (hoặc NHTW) dưới hình thức chủ yếu là tái chiết khấu (hay tái cấp vốn); hoặc vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng với quá trình vay mượn khá đơn giản. Ngân hàng cũng có thể vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) tuy nhiên khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng và trình độ phát triển của thị trường tài chính.
- Nguồn vốn nợ khác: bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả tiền, tiền kí quỹ mở L/C, …) và các nguồn khác (thuế chưa nộp, lương chưa trả, …).
Hoạt động tín dụng
Hoạt động chủ yếu của NHTM là tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng). Hiện nay hoạt động tín dụng đã được đa dạng hoá bao gồm cho vay ngắn, trung và dài hạn; bảo lãnh cho khách hàng, mua các tài sản để cho thuê … Để mở rộng tín dụng có hiệu quả, các NHTM phải đồng thời xây dựng, thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, và không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng, tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc giấy nợ). Số tiền ngân hàng chiết khấu phụ thuộc bào lãi suất chiết khấu và lệ phí chiết khấu của ngân hàng. Nghiệp vụ chiết khấu hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm của NH với những người ký tên trên thương phiếu.
Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba. Mặc dù không phải thực xuất tiền nhưng ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.
Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản rồi cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhấ định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Có hai hình thức cho thuê là cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính. Cho thuê hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn, sau khi chấm dứt hợp đồng, NH sẽ thu hồi tài sản để cho thuê tiếp hoặc thanh lý. Cho thuê tài chính cho phép thuê trong dài hạn, thông thường số tiền thuê phải vượt quá 2/3 giá trị tài sản, sau khi kết thúc hợp đồng khách hàng có quyền mua lại tài sản đó.
Cho vay: là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi khi tới hạn. Cho vay được chia thành nhiều nghiệp vụ như cho vay thấu chi, cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp.
- Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoản thời gian xác định. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt và thủ tục đơn giản, phần lớn không cần tài sản đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân tuy nhiên hình thức này chỉ sử dụng cho khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.
- Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay, sau đó ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ vay. Nếu khách hàng được duyệt vay, theo từng kì hạn nợ, ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi theo hợp đồng, đồng thời ngân hàng cũng kiểm soát trong quá trình khách hàng sử dụng món vay nhằm có động thái phù hợp.
- Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng (số dư tối đa tại thời điểm tính). Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ này các món vay không tách biệt nên ngân hàng khó kiểm soát và quản lý.
- Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay - trả thường xuyên với ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để mua hàng và thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng, vì vậy rất thuận tiện cho khách hàng, thủ tục vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng.
- Cho vay trả góp: ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Thường áp dụng với khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp vì vậy lãi suất trả góp thường cao hơn các lãi suất cho vay khác.
- Cho vay gián tiếp: cho vay thông qua các tổ chức trung gian như Nhóm sản suất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, … Áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng, vì vậy phương thức này có thể tiết kiệm chi phí cho vay như phân tích, giám sát, thu nợ, …
Hoạt động trung gian khác
Nằm trong chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng, các hoạt động trung gian khác cũng ngày càng được đa dạng hoá và được chú trọng nâng cao chất lượng. Thành công của một ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ, hoạt động trung gian mà xã hội có nhu cầu, và thực hiện một cách có hiệu quả. Các hoạt động trung gian của NHTM bao gồm: mua bán ngoại tệ; bảo quản vật có giá; các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi; đổi tiền; chuyển tiền; quản lý ngân quỹ; tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ; cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn; dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ đại lý, … Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, các hoạt động trung gian của các NHTM ngày càng đa dạng, hiện đại, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
1.1.2 Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời trung cổ ở Hy lạp, xuất phát từ nhu cầu giữa các cá nhân trong cuộc sống thường ngày. Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX, bảo lãnh đã bắt đầu xuất hiện trong thị trường nội địa nước Mỹ dưới hình thức thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên phải tới những năm 70, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mới thực sự được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Do có được nguồn dầu mỏ dồi dào nên các quốc gia Trung Đông trở nên giàu có, họ liên tục ký kết các hợp đồng kinh tế lớn với các tập đoàn phương Tây để thực hiện các dự án lớn. Và để đảm bảo tính an toàn cho những giao dịch lớn này, các công ty dầu nỏ Trung Đông đã yêu cầu các tập đoàn phương Tây phải chứng minh năng lực tài chính của mình thông qua sự bảo lãnh của các ngân hàng. Đó là nhu cầu tất yếu, bởi lẽ trong giao dịch thương mại quốc tế luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến với doanh số gia tăng một cách đáng kinh ngạc. Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo qui ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.
Khái niệm
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh), bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng là người được hưởng bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba.
- Bên bảo lãnh (bên phát hành bảo lãnh): là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng hoặc các ngân hàng được NHNN cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Trách nhiệm của bên bảo lãnh là thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh: là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với các trường hợp sau:
+ Thành viên hoặc bố mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của ngân hàng.
+ Cán bộ, nhân viên của ngân hàng đó thực thiện thẩm định, quyết định bảo lãnh.
Ngoài ra ngân hàng hạn chế bảo lãnh với các khách hàng thực hiện theo quy định tại điều 78 Luật các TCTD.
- Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh): là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của ngân hàng. Bên nhận bảo lãnh có quyền đứng ra yêu cầu ngân hàng thanh toán số tiền bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã cam kết.
Đặc điểm
- Các hợp đồng trong quan hệ bảo lãnh vừa phụ thuộc vừa độc lập
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức đảm b