Luận án đi sâu nghiên cứu giải quyết vấn đề tồn tại trong suốt thời gian qua là
vấn đề trôi dữ liệu của INS. Từ đó, luận án đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống tích
hợp GPS/INS trên cơ sở cấu trúc phân tán nhằm nâng cao chất lượng cho các thiết
bị định vị dẫn đường sử dụng GPS phục vụ bài toán giám sát phương tiện giao
thông đường bộ. Bằng cách phát triển phương pháp tự động hiệu chỉnh ma trận
quay cho thiết bị trên xe và bộ lọc UKF cho thiết bị tại trạm. Giải pháp phân tán của
luận án đã giải quyết được vấn đề sai số tích lũy của INS, tính phi tuyến của hệ
thống và xử lý thời gian thực. Các sản phẩm thực tế phát triển trên cơ sở giải pháp
của luận án đã được ứng dụng thành công trong thực tế.
Nội dụng của luận án được chia thành phần tổng quan và 4 chương chính, bao
gồm: 109 trang (không kể mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục), 93 tài liệu tham
khảo, 9 bảng, 52 hình vẽ và đồ thị.
28 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng cho các thiết bị định vị dẫn đường sử dụng gps phục vụ bài toán giám sát quản lý phương tiện giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC GIAO TH¤NG VËN T¶I
NG¤ THANH B×NH
N¢NG CAO CHÊT L¦îNG CHO C¸C THIÕT BÞ §ÞNH VÞ
DÉN §¦êNG Sö DôNG GPS PHôC Vô BµI TO¸N GI¸M S¸T
QU¶N Lý PH¦¥NG TIÖN GIAO TH¤NG §¦êNG Bé
ngµnh: Kü thuËt ®iÒu khiÓn vµ tù ®éng hãa
M· sè: 62520216
Tãm t¾t LUËN ¸N TIÕN SÜ Kü THUËT
Hµ Néi - 2015
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Hùng Lân
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải
Phản biện 1: GS.TSKH. Cao Tiến Huỳnh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Hoan
Phẩn biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Liễn
Luận án sẽ được bảo vên trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp
tại: .
vào hồi giờ, ngày ... tháng năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải
- Thư viện quốc gia
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
[1]. Chủ trì 01 đề tài nhánh trong đề tài NCKH cấp Nhà nước (KC.06.02/06-10)
và 01 nhánh Dự án chế thử trong Chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước (KC06.DA08/11-15); 01 đề tài cấp Bộ (B2007-04-27);
01 đề tài Dự án GDDH II (EEC 8.13); 03 đề tài cấp trường (T2009-ĐĐT-31,
T2010-ĐĐT-15 và T2011-ĐĐT- 15).
[2]. Ngô Thanh Bình (2009); “Phát triển công cụ làm trơn RTS trong xác định
quỹ đạo chuyển động”; Tạp chí khoa học GTVT, số 27, trang 112 – 117.
[3]. Thanh Binh Ngo, Hung Lan Le, Thanh Hai Nguyen (2009); “Survey of
Kalman Filters and Their Application in Signal Processing”; Hội thảo quốc
về Tính toán thông minh, AICI09, trang 335 – 339.
[4]. Ngô Thanh Bình (2010); “Phát triển công cụ lọc UKF (Unscented Kalman
Filter) trong xử lý tín hiệu”; Tạp chí Khoa học GTVT, số 32, trang 27 – 33.
[5]. Ngô Thanh Bình (2011); “Tính toán hệ INS trên miền rời rạc”; Tạp chí Khoa
học GTVT, số tháng 7/2011, trang 129 – 134.
[6]. Nguyễn Quang Tuấn, Ngô Thanh Bình (2011); “Công nghệ tích hợp INS-
GPS trong giám sát giao thông”; Tạp chí khoa học GTVT, Bộ Giao thông
Vận tải, số tháng 9, trang 39 – 43.
[7]. Le Hung Lan, Nguyen Thanh Hai, Nguyen Quang Tuan, Ngo Thanh Bình
(2011); “Introduction TBN Methode in z-Domain Using in Signal
Procesing”; Tạp chí khoa học quốc tế MADI – SWJTU – UTC số 3, trang 13
– 21.
[8]. Ngô Thanh Bình (2011); “Xử lý góc Heading trong hệ thống tích hợp
GPS/INS”; Tạp chí Khoa học GTVT, số 36, trang 62 – 67.
[9]. Thanh Binh Ngo, Thanh Hải Nguyễn (2012); “Design of a system for
management and monitoring of vehicles transporting solid waste in open-cast
coal mines”; Tạp chí khoa học quốc tế: Journal of Vietnamese Environment,
Vol.3 No.2, trang 92-97.
[10]. Thanh Binh Ngo (2012); “Improvement of the quality of integrated INS/GPS
devices based on fuzzy logic”; Hội thảo toàn quốc về Cơ Điện tử: The 6th
Vietnam Conference on Mechatronics; Hanoi, 14-15 Dec. 2012. VCM2012,
trang 411 – 418.
[11]. Binh T. Ngo, Francesco Biral, Lan H. Le, Hai T. Nguyen (2014);
“Improvement of the Quality of Vehicles Positioning and Management
Systems Based on using MEMS INS 9-DOF and GPS Devices”; International
conference nSTf 2014, NACENTECH, Hanoi; trang 361 – 376.
1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tóm tắt luận án
Luận án đi sâu nghiên cứu giải quyết vấn đề tồn tại trong suốt thời gian qua là
vấn đề trôi dữ liệu của INS. Từ đó, luận án đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống tích
hợp GPS/INS trên cơ sở cấu trúc phân tán nhằm nâng cao chất lượng cho các thiết
bị định vị dẫn đường sử dụng GPS phục vụ bài toán giám sát phương tiện giao
thông đường bộ. Bằng cách phát triển phương pháp tự động hiệu chỉnh ma trận
quay cho thiết bị trên xe và bộ lọc UKF cho thiết bị tại trạm. Giải pháp phân tán của
luận án đã giải quyết được vấn đề sai số tích lũy của INS, tính phi tuyến của hệ
thống và xử lý thời gian thực. Các sản phẩm thực tế phát triển trên cơ sở giải pháp
của luận án đã được ứng dụng thành công trong thực tế.
Nội dụng của luận án được chia thành phần tổng quan và 4 chương chính, bao
gồm: 109 trang (không kể mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục), 93 tài liệu tham
khảo, 9 bảng, 52 hình vẽ và đồ thị.
2. Đặt bài toán
Mục tiêu của bài toán giám sát phương tiện giao thông đường bộ là phát triển
hiệu quả việc quản lý, điều hành các phương tiện và kiểm tra các trạng thái của chúng
lúc đang hoạt động bình thường cũng như khi có sự cố. Chất lượng của hệ thống giám
sát không những thể hiện ở tính chính xác về vị trí và vận tốc theo thời gian, mà còn
thể hiện ở việc giám sát được các thông số chuyển động của đối tượng, đặc biệt là các
thông số về dao động của đối tượng. Thông thường các thông số này bao gồm: gia
tốc, các góc nghiêng, góc hướng thể hiện hướng di chuyển của đối tượng và một số
thông số về tình trạng hoạt động của đối tượng.
Hiện nay, ngoài các phương pháp xác định vị trí dựa vào đặc tính chuyển động
tương đối của đối tượng so với điểm mốc đã biết như hải đăng, các vì sao, radar hay
sóng vô tuyến, người ta dùng hai nhóm phương pháp cơ bản để định vị giám sát:
Phương pháp xác định vị trí thông qua việc xác định tọa độ của đối tượng trên cơ
sở các hệ tọa độ định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, GALILEO, COMPASS,
IRNSS, QZSS. Luận án này sử dụng thông tin thu được từ hệ thống GPS.
Phương pháp sử dụng hệ dẫn đường quán tính (INS). Dựa trên trạng thái ban đầu
đã biết, ta đo các vector gia tốc và vận tốc góc quay theo các hướng để tính toán
xác định vị trí tiếp theo của đối tượng chuyển động.
Một hệ thống quản lý giám sát gồm hai thành phần cơ bản là thiết bị thu dữ liệu
gắn trên đối tượng chuyển động và thiết bị giám sát tại trạm. Thiết bị gắn trên đối
tượng chuyển động thường sử dụng module thu tín hiệu từ hệ thống GPS, qua đó xác
định vị trí và vận tốc của đối tượng mang. Hệ thống GPS cung cấp thông tin về vị trí
và vận tốc trong khoảng thời gian dài nhưng tốc độ đưa ra dữ liệu chậm. Hệ thống
giám sát sẽ mất đi tính năng giám sát khi mất tín hiệu GPS. Hỗ trợ cho hệ GPS trong
bài toán giám sát thường sử dụng hệ thống INS kết hợp thêm các hệ thống khác. Hệ
INS chỉ đưa ra thông tin về vị trí và vận tốc chính xác trong khoảng thời gian ngắn do
sai số tích lũy. Nó còn bị ảnh hưởng bởi trọng lực, nhưng có các ưu điểm là tốc độ
2
tính toán cao và tính được đầy đủ được các thông số gia tốc cũng như các góc dao
động theo các hướng.
Giải quyết được vấn đề trôi dữ liệu của hệ thống INS sẽ mang yếu tố quyết định
và mở ra một hướng đi mới trong thiết kế, chế tạo thiết bị tích hợp GPS/INS. Từ đó,
kết hợp cả hai phương pháp GPS và INS ta sẽ được một hệ thống có ưu điểm tốt hơn
với khả năng cho ra thông tin về vị trí và vận tốc với độ chính xác trong khoảng thời
gian dài, đồng thời có được thông tin về trạng thái chuyển động của đối tượng.
3. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngoài các ứng dụng trong quân sự, hệ thống định vị toàn cầu GPS được
sử dụng trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực hoạt động phục vụ con người, đặc biệt là
trong lĩnh vực giao thông vận tải. Các thiết bị giám sát hành trình tại Việt Nam cho
phương tiện giao thông đường bộ hiện tại chỉ sử dụng hệ thống GPS. Tính đến thời
điển này các thiết bị MEMS INS 9-DOF hiện đại có chất lượng tốt, nhưng có giá
thành rất rẻ, cỡ 30 euro/1 thiết bị. Do đó việc tích hợp INS trên các thiết bị giám sát
hành trình sử dụng modul thu tín hiệu GPS là việc nên làm và sẽ dần trở thành tiêu
chuẩn của hệ thống. Ngoài tính năng hỗ trợ cho GPS, INS còn cung cấp thêm các
thông số đặc trưng cho chuyển động, qua đó nâng cao chất lượng hệ thống giám sát.
4. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và kết quả mong đợi của luận án
Mục tiêu đầu tiên của luận án là nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng tích hợp
hệ thống GPS và INS. Từ đó, luận án đã đưa ra một số khả năng phát triển ứng dụng
thực tế trên cơ sở cập nhật công nghệ mới. Trên cơ sở này, luận án đã thiết kế chế tạo
thành công thiết bị tích hợp GPS/INS sử dụng các thiết bị và giải pháp xử lý dữ liệu
tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hệ thống giám sát. Đối tượng áp dụng của luận án
là các phương tiện giao thông đường bộ, cụ thể là xe bus.
Trong trường hợp mất tín hiệu GPS hoặc thiết bị chạy trong môi trường đóng kín
như trong nhà, trong đường hầm hay những khu vực bị che khuất trong một khoảng
thời gian dài, hệ thống tích hợp GPS/INS lúc này chỉ làm việc với riêng tín hiệu INS
mà không có sự hỗ trợ của các hệ thống khác thì kết quả định vị sẽ không còn chính
xác nữa. Luận án này nghiên cứu về công nghệ và các thiết bị sử dụng GPS ứng dụng
cho phương tiện giao thông đường bộ, chưa đề cập tới các trường hợp đối tượng hoạt
động trong môi trường đóng kín hay mất GPS tín hiệu trong khoảng thời gian dài.
Kết quả mong đợi của luận án là sẽ kiểm soát được các sai số tích lũy của INS, từ
đó đưa ra giải pháp thiết kế thiết bị tích hợp GPS/INS nhằm loại bỏ những sai lệch
quỹ đạo của phương tiện giao thông đường bộ trên cơ sở sử dụng bộ lọc Kalman.
Thiết bị sẽ được ứng dụng cho hệ thống giám sát xe bus.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp giải pháp mới trong thiết kế thiết bị tích hợp GPS/INS
nhằm cải thiện chất lượng của các hệ thống giám sát phương tiện chuyển động.
Giải pháp không chỉ dừng ở lý thuyết mà còn đưa ra được sản phẩm cụ thể để thử
nghiệm, kiểm chứng.
Ý nghĩa thực tiễn: Giải pháp và sản phẩm của luận án có thể ứng dụng trong các
hệ thống quản lý, giám sát đối tượng giao thông đường bộ.
3
6. Tính sáng tạo và kết quả nghiên cứu
Đề xuất phương pháp tính toán trên miền rời rạc z-Domain kết hợp bù dữ liệu để
hiệu chỉnh quỹ đạo trên cơ sở logic mờ cho các hệ tích hợp sử dụng INS 6-DOF.
Các hệ thống hiện đại sử dụng INS 9-DOF sẽ được áp dụng phương pháp tự động
hiệu chỉnh các phần tử ma trận quay.
Đưa ra giải pháp tích hợp hệ thống GPS/INS dựa trên nguyên tắc điều khiển phân
tán, chia công việc xử lý chống trôi dữ liệu cho INS tại thiết bị trên xe và đưa bộ
lọc UKF về xử lý tại trạm. Hệ thống đã được áp dụng thực tế cho kết quả giám sát
tốt, quỹ đạo đã loại bỏ được các nhiễu cho dạng giống quỹ đạo thực. Ngoài ra, hệ
thống giám sát còn kiểm soát được các thông số về tình trạng chuyển động của xe.
7. Những đóng góp mới của luận án
Phát triển và ứng dụng thành công phương pháp xử lý chống trôi các phần tử của
ma trận quay cho MEMS INS 9-DOF.
Xây dựng thành công bộ lọc UKF với hai chế độ hoạt động riêng biệt ở các tần số
lấy mẫu khác nhau, tự động chuyển đổi theo đặc điểm của tín hiệu đầu vào.
CHƢƠNG 1. HỆ THỐNG GPS VÀ CÁC HỆ THỐNG HỖ TRỢ
1.1. Hệ thống GPS
GPS là hệ thống định vị toàn cầu của Mĩ, gồm: Các vệ tinh không gian, Các
trạm điều khiển mặt đất và Bộ thu tín hiệu. Người sử dụng dùng module thu để
nhận thông tin từ GPS, xử lý và đưa ra thông số giám sát đối tượng chuyển động.
1.2. Hệ thống INS
Hệ thống hỗ trợ điển hình cho GPS trong giám sát chuyển động là hệ thống đo
lường quán tính INS. Dựa trên trạng thái ban đầu đã biết, người sử dụng dùng INS đo
gia tốc và góc quay theo các hướng, từ đó tính toán xác định vị trí tiếp theo và các
thông số thể hiện trạng thái của đối tượng chuyển động.
1.3. Hệ thống định vị tích hợp GPS/INS
Tích hợp các công nghệ dẫn đường sẽ cho ra một hệ thống hoạt động tốt hơn.
Việc tiền xử lý dữ liệu INS và bù dữ liệu giữa hai hệ thống GPS/INS sẽ tạo ra một hệ
thống có độ chính xác cao hơn, đồng thời có được các thông số thể hiện trạng thái
chuyển động của đối tượng. Giải pháp bù dữ liệu để nâng cao chất lượng hệ thống
giám sát thường sử dụng bộ lọc Kalman.
CHƢƠNG 2. LỌC KALMAN VÀ MATLAB TOOL-BOX
2.1. Lọc Kalman, EKF và UKF
Chương này trình bày về lọc Kalman, EKF và UKF. Sau khi phân tích lý thuyết,
luận án tiến hành mô phỏng các thuật toán lọc sử dụng tín hiệu phát trộn nhiễu ngẫu
nhiên trên cơ sở phát triển hệ thống thư viện Matlab Tool-box Kalman của Jouni
Hartikainen [31]. Các kết quả này được tiếp tục phát triển ứng dụng trong chương 4
cho đối tượng thực tế là xe bus.
4
2.2. Phát triển Tool-box và kết quả mô phỏng
Để làm sáng tỏ các lý thuyết về lọc KF, EKF và UKF nhằm đưa vào áp dụng
trong phần thiết kế cho đối tượng cụ thể trong chương sau, luận án triển khai các thuật
toán lọc và phát triển Tool-box [31] trên cơ sở sử dụng hàm phát sine ngẫu nhiên theo
mô hình vận tốc Wiener [53]. Các tham số hệ số biên độ, vận tốc góc và độ lớn của
góc được thay đổi, trộn với nhiễu ngẫu nhiên lớn và hạn biên tín hiệu.
Tkkkk ax (2.15)
kkkkkk rarkxhy )sin(),( (2.16)
Trong đó:
•
k
là tham số góc của hàm sin tại thời điểm k.
•
k là vận tốc góc trong bước tính thứ k.
•
ka là hệ số biên độ tại bước tính thứ k.
• là nhiễu Gaussian ồn trắng đơn biến tại bước tính thứ k.
Với:
dt
d ; )(t
dt
d
; )(t
dt
da
a
Hình 2.7, 2.8: Kết quả mô phỏng với tín hiệu phát trộn nhiễu ngẫu nhiên
5
Kết quả mô phỏng với tín hiệu phát trộn nhiễu ngẫu nhiên (Hình 2.7, 2.8) cho
thấy quỹ đạo có biên độ dao động quanh điểm cân bằng và luôn có hướng trở về bám
sát quỹ đạo thực sau khi bị dao động cưỡng bức. Trên đồ thị hình 2.8, các điểm chấm
(blue) là các giá trị đo đạc bị tác động của nhiễu, đường gạch (green) là tín hiệu thực,
đường liền (đỏ) là kết quả của bộ lọc. Với bộ lọc EKF, biên độ dao động của nhiễu có
những giá trị được tăng gấp 5 lần vẫn thu được giá trị sau lọc quanh điểm ổn định. Bộ
lọc UKF cho kết quả tốt hơn, sai lệch nhỏ và ổn định hơn so với EKF, với biên độ dao
động cưỡng bức của UKF có thể tăng từ 5 lên tới giá trị 15.
Những kết quả này được tiếp tục phát triển với thuật toán hạn biên và tính toán
trên miền rời rạc z-Domain. Đây là đóng góp mới ban đầu của luận án đã được báo
cáo tại hội thảo quốc tế AICI2009 (Vol.3, IEEE) tổ chức tại Trung Quốc [63].
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP TỰ ĐỘNG HIỆU CHỈNH MA TRẬN QUAY
CHO HỆ THỐNG INS
3.1. Phƣơng pháp tự động hiệu chỉnh các phần tử của ma trận quay
Chuyển động của một đối tượng được thể hiện trong khung đối tượng tham chiếu
b-frame, hay còn gọi là khung P (Plane), so với khung tham chiếu mặt đất e-frame,
hay còn gọi là khung G (Ground/Globle). Chuyển động của đối tượng có thể biểu diễn
bằng ba phép quay liên tục, tính toán trên cơ sở ma trận quay R (Rotation matrix).
Ma trận quay R còn được gọi là ma trận cosine chỉ phương DCM, bởi vì mỗi phần tử
được biểu diễng bằng cosine của các góc quay cơ sở roll, pitch và yaw (góc Euler).
[
] (3.2)
Ma trận quay R có 9 phần tử , hay còn gọi là 9 thành phần (element), trong đó
các phần tử luôn phụ thuộc nhau. Đặc tính trực giao của các ma trận quay về toán học
có nghĩa là bất kỳ các cặp cột (hoặc hàng) của ma trận là vuông góc, và tổng các bình
phương của các phần tử trong mỗi cột (hoặc hàng) bằng 1. Vì vậy, ta có thể hạn chế 9
yếu tố về 6 yếu tố (x, y, z) thông qua các phép biến đổi như sau:
Hình 3.3: Biểu diễn ma trận quay R dạng vector, đặc tính trực giao và tích chéo
6
Ma trận quay mô tả sự định hướng của hệ tọa độ quy chiếu này so với hệ tọa độ
quy chiếu khác. Với cách biểu diễn 9 phần tử của R thông qua 6 vector (xb, yb, zb,
xe, ye, ze) như trên, ta có thể xoay đối tượng thông qua xoay các vector bằng cách nhân
chúng với ma trận quay R. Ba cột của ma trận R là kết quả biến đổi của ba vector theo
ba trục của đối tượng (P) so với khung tham chiếu mặt đất (G). Ba hàng của ma trận R
là kết quả biến đổi của ba vector khung tham chiếu mặt đất (G) so với khung tham
chiếu đối tượng (P).
Một trong những đặc tính quan trọng của ma trận quay R là tính trực giao của các
thành phần, có nghĩa là nếu hai vector vuông góc trong một khung tham khảo (nhóm
quay) thì chúng sẽ vuông góc trong mỗi khung tham chiếu. Ngoài ra, độ dài của một
vector là không đổi trong mọi hệ quy chiếu. Các sai số của INS, chủ yếu là do lỗi số
(Numerical errors) làm vi phạm thuộc tính này. Ví dụ các hàng và cột phải đại diện
cho vector đơn vị có cường độ bằng 1, tuy nhiên do lỗi số có thể gây ra làm chúng sẽ
có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Quá trình tích lũy nếu không có sự điều chỉnh sẽ làm
cho chúng có thể bị suy biến đến không, hoặc tăng rất lớn.
Giải pháp cho vấn đề lệch trực giao là làm tiêu tan sai lệch nhanh hơn so với việc
chúng có thể được tạo ra thông qua việc sử dụng các vector tham chiếu để phát hiện
các sai lệch. Định hướng của đối tượng thường được mô tả bằng ba phép quay liên tục
theo thứ tự theo các trục. Xử lý sai số trên cơ sở những bước tính toán liên tiếp thông
qua việc kiểm soát hiện tượng lệch trực giao, qua đó sẽ kiểm soát được hiện tượng
trôi dữ liệu dẫn đến sai số tích lũy của INS.
Cuối năm 2009, trong dự án của Stalino Electronics [88], William Premerlani và
Sergiu Baluta giới thiệu giải pháp tự động hiệu chỉnh ma trận quay sử dụng MEMS
INS 6-DOF kết hợp tín hiệu GPS, còn gọi là lọc bổ sung DCM, có mô hình như sau:
Hình 3.4: Cấu trúc DCM của William Premerlani và Sergiu Baluta
Nhận xét rằng trong trường hợp mất tín hiệu GPS, thiết bị tích hợp GPS/INS
này sẽ bị mất dữ liệu góc hướng. Như vậy, việc cập nhật các phần tử của ma trận
quay trong thuật toán lọc DCM trên từ các giá trị cập nhật omega để tính góc yaw
của họ bị phá vỡ. Hơn nữa, tốc độ nhận dữ liệu góc hướng từ GPS so với INS là quá
chậm, và dữ liệu góc hướng từ tín hiệu GPS là không rất chính xác vì ăng ten của
7
module GPS không phải luôn luôn song song với hệ tham chiếu G trong thời gian di
chuyển của đối tượng. Như vậy, cấu trúc này có thể bị phá vỡ trong quá trình hoạt
động và cho kết quả chậm và không chính xác. Luận án đã phát triển và hoàn thiện
phương pháp này trên cơ sở cập nhật và tính toán theo ba vector từ trường từ IMU
Mag cơ sở tích hợp trên INS 9-DOF.
3.2. Phát triển thuật toán DCM trên cơ sở MEMS INS 9-DOF
3.2.1. Nguyên tắc tính toán
Các MEMS INS xoay cùng với đối tượng mang, tạo ra tín hiệu tỷ lệ thuận với tốc
độ quay. Khi biết các điều kiện ban đầu và thứ tự quay theo thời gian của các vector,
ta có thể biểu diễn công thức trực giao theo dạng các vector quay như sau:
(3.12)
Trong đó:
r(0) là giá trị khởi đầu của vector, biểu thị vị trí đầu của đối tượng
∫
là giá trị biểu thị sự thay đổi trong vector
Xử lý theo các hàng/cột của ma trận quay R và xem xét chúng như vector quay, ta có:
(3.14)
Giá trị tốc độ quay thực tế sẽ được tính toán theo công thức:
(3.16)
Trong đó:
Gyro(t) là giá trị vận tốc góc của gyro tính toán được theo 3 trục
Cor (t) là giá trị hiệu chỉnh vận tốc góc, Correction
Lặp lại phương trình (3.14) cho mỗi trục trái đất, ta có công thức bù các phần tử
của R theo tín hiệu góc quay dưới dạng một dạng ma trận như sau:
[
] (3.17)
Trong đó: ; ;
Tín hiệu tốc độ quay tính toán được này cần được điều chỉnh bằng cách bù
phần dữ liệu bị trôi dạt thông qua bộ điều khiển phản hồi Tỷ lệ - Tích phân (PI). Việc
bù giá trị vận tốc quay này nhằm mục đích điều chỉnh tín hiệu của các con quay hồi
chuyển tạo ra để có được tốc độ quay đúng. Các hệ số Kp, Ki của bộ điều khiển PI
được lựa chọn trên cơ sở phương pháp thực nghiệm trong quá trình Calib INS. Các
tham số này phụ thuộc đặc tính tín hiệu ra của cảm biến cơ sở Acc và Gyro, ngoài ra
còn phụ thuộc vào hệ thống nhúng sử dụng.
8
Trong thiết kế của William Premerlani và Sergiu Baluta, các tác giả đã khảo sát,
Calib các cảm biến cơ sở Acc ADXL345 và Gyro ITG-3200, để chọn ra các hệ số của
PI phù hợp với các tham số như sau:
Kp_ROLLPITCH = 0.02, Ki_ROLLPITCH = 0.00002;
Kp_YAW = 1.2, Ki_YAW = 0.00002.
Luận án này sử dụng cùng các IMU cơ sở trên, được tích hợp tạo nên INS 9-DOF
razor stick. Các hệ số ban đầu của bộ điều chỉnh PI được lựa chọn như trên, được cập
nhật và tiếp tục hiệu chỉnh trong suốt quá trình hoạt động của đối tượng. Chúng được
phối hợp tính toán với hàm trọng lượng w trong các vòng lặp phản hồi và hệ số COG
(Course Over Ground). Ở chế độ dao động nhỏ, bất thường, hoặc có gia tốc lớn như
đối với hệ bay, hàm trọng lượng được lựa chọn như sau: