Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không ngừng phát
triển cả về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh và ngày càng khẳng định
những đóng góp quan trọng của mình vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với nhiều đổi
mới trong các chính sách, Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nhu cầu
vốn để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn. Chính vì vậy, đối với các ngân hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ được đánh giá là đối tượng tiềm năng lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tăng
lợi nhuận, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một thực tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng
như việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng cũng
còn nhiều hạn chế trong công tác cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tiềm năng lớn từ đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã
chú trọng hơn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đến bộ phận khách
hàng này. Tuy nhiên, dù đã có được nhưng kết quả nhất định nhưng chất lượng cho vay
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vẫn còn
những mặt hạn chế. Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, qua việc
tìm hiểu và nghiên cứu thực tế công việc tại Ngân hàng, đề tài “Nâng cao chất lượng
cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” đã
được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội”
mục lục
Báo cáo tốt nghiệp .................................................................................... 1
Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ............................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 8
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ........................................... 8
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ................ 9
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn ....................................................... 10
Vốn chủ sở hữu....................................................................................... 10
Vốn nợ ..................................................................................................... 10
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn ......................................................... 11
Dự trữ ...................................................................................................... 11
Cho vay .................................................................................................... 11
Đầu tư ...................................................................................................... 12
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và
nhỏ 14
1.2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................. 14
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................. 15
Điểm mạnh của DNVVN ....................................................................... 15
Hạn chế ................................................................................................... 16
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế .... 17
1.2.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
ngân hàng thương mại .......................................................................... 20
1.2.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
ngân hàng thương mại .......................................................................... 20
1.2.2.2 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ 25
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại .................................. 26
1.3.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong hoạt
động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................... 26
1.3.2.2 Lãi thu được từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
27
1.3.2.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ 28
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại ....................... 28
CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 37
2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội ...... 37
2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động ................................................ 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 39
2.1.3 Tinh hình hoạt động kinh doanh của Habubank ...................... 40
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ................ 41
Đơn vị tính: Triệu đồng .......................................................................... 41
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn năm 2007của Habubank ............................... 43
Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội .. 43
Đơn vị: Triệu đồng ................................................................................. 43
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội ..................................................................................................... 46
Đơn vị: Triệu đồng ................................................................................. 46
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội trong thời gian
qua ........................................................................................................... 47
2.2.1 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............. 47
Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội ..................................................................................................... 48
Đơn vị: Tỷ đồng ...................................................................................... 48
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN của Ngân
hàng TMCP Nhà Hà Nội ....................................................................... 49
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn của Habubank ........... 51
Đơn vị: Tỷ đồng ...................................................................................... 51
Biểu đồ 2.3 Thay đổi trong tỷ trọng cho vay DNVVN của Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội theo kỳ hạn qua các năm ...................................... 52
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành kinh tế ............... 52
Đơn vị: %................................................................................................. 52
2.2.2 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............. 53
2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của DNVVN
.................................................................................................................. 53
Bảng 2.7 Nợ quá hạn của các DNVVN của Habubank ....................... 53
Đơn vị: Tỷ đồng ...................................................................................... 54
2.2.2.2 Lãi thu được từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 55
Bảng 2.8 Tỷ trọng lãi thu được từ cho vay DNVVN của Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội ................................................................................. 55
2.2.2.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ ........................................................................................................... 56
Bảng 2.9 Tỷ trọng thu nhập từ cho vay đối với DNVVN trong tổng thu
nhập của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ............................................ 56
2.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ..................................................... 57
2.3.1 Điểm mạnh .................................................................................... 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 58
2.3.2.1 Hạn chế ....................................................................................... 58
2.3.2.2 Nguyên nhân ............................................................................... 59
CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 63
3.1.1 Định hướng phát triển chung ...................................................... 63
3.2.1 Xây dưng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng
khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................. 66
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ................................... 68
3.2.3 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau cho vay .......... 69
3.2.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin .................................... 70
3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ .............................................. 71
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân hàng ............................. 72
3.2.7 Hiện đại hoá trang thiết bị, phát triển công nghệ ngân hàng .. 72
3.3 Kiến nghị........................................................................................... 73
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ.............................................................. 73
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .......................... 73
3.3.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................. 74
KẾT LUẬN ............................................................................................ 75
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................... 80
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 81
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không ngừng phát
triển cả về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh và ngày càng khẳng định
những đóng góp quan trọng của mình vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với nhiều đổi
mới trong các chính sách, Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nhu cầu
vốn để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn. Chính vì vậy, đối với các ngân hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ được đánh giá là đối tượng tiềm năng lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tăng
lợi nhuận, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một thực tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng
như việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng cũng
còn nhiều hạn chế trong công tác cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tiềm năng lớn từ đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã
chú trọng hơn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đến bộ phận khách
hàng này. Tuy nhiên, dù đã có được nhưng kết quả nhất định nhưng chất lượng cho vay
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vẫn còn
những mặt hạn chế. Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, qua việc
tìm hiểu và nghiên cứu thực tế công việc tại Ngân hàng, đề tài “Nâng cao chất lượng
cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” đã
được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
CHƯƠNG 1
CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một
kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Ngân
hàng có mối quan hệ mật thiết tới tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiện lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế, hàng
triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đều gửi tiền tại
ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp,
cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Hoạt động của ngân hàng góp
phần to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Các ngân hàng có
thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong
nền kinh tế. Đứng trên mỗi khía cạnh khác nhau thì có những định nghĩa khác nhau về
ngân hàng.
Xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung
cấp, có khái niệm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,
dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Dựa trên các hoạt động chủ yếu, theo Luật Các tổ chức tín dụng của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngân hàng được định nghĩa: “hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng là với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán”.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thương mại. Đây là
hoạt động đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu, tạo nền móng cho mọi hoạt động của
ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định.
Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa
cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn mà
ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng vì nó phản ánh năng
lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là
cơ sở để ngân hàng tiến hàng kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay.
Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính
của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Tuỳ theo tính chất sở hữu,
vốn chủ sở hữu có thể do ngân sách Nhà nước cấp, do các cổ đông đóng góp thông qua
mua cổ phần hoặc cổ phiếu, do các bên liên doanh góp hay vốn thuộc sở hữu tư nhân;
ngoài ra còn có các nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay
nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần.
Vốn nợ
Vốn nợ của ngân hàng thương mại có thể được huy động dưới nhiều hình thức
khác nhau như: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng khác
dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay các loại tiền gửi khác;Vay
trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu);
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngắn hạn ngân hàng Nhà nước và các
hình thức huy động khác như các nguồn từ uỷ thác, nguồn trong thanh toán và các
nguồn khác.
Trong các nguồn vốn huy động, tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên
quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động,
nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách
hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của
dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của
ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng đã không ngừng gia
tăng lượng tiền gửi cũng như chất lượng tiền gửi bằng cách đưa ra và thực hiện nhiều
hình thức huy động khác nhau.
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên NHTM không chỉ huy động vốn mà còn phải
sử dụng vốn đó sao cho có mức sinh lời cao nhất. Việc sử dụng vốn chính là quá trình
tạo nên các nguồn tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai
loại tài sản lớn và quan trọng. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM chủ yếu bao gồm:
Dự trữ, cho vay, đầu tư.
Dự trữ
Dự trữ của NHTM là những khoản có tính thanh khoản cao, được thiết lập nhằm
duy trì khả năng chi trả và các yêu cầu khác của NHTM. Dự trữ của ngân hàng bao
gồm: tiền mặt trong két, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi các tổ chức tài chính khác. Dự trữ
ngân hàng sinh lời rất thấp, song lại có tính thanh khoản cao, đáp ứng được nhu cầu chi
trả thường xuyên của NHTM, giúp các NHTM tranh nguy cơ phá sản.
Cho vay
“Cho vay là hoạt động theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
hoàn trả gốc và lãi”.
Thời gian nhất định ở đây được hiểu là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là
khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm
trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức
tín dụng và khác hàng.
Cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng của NHTM. Mục tiêu của ngân
hàng thương mại là lợi nhuận, vì thế, để tạo ra lợi nhuận, các ngân hàng thương mại
cần phải cho vay. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng nói riêng
và với nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế nó thúc đẩy sự phát triển của các
thành phần kinh tế, góp phần cung cấp kịp thời vốn cho sản xuất và kinh doanh cũng
như cung cấp vốn cho các cá nhân tiêu dùng hay cho Chính phủ để đầu tư phát triển đất
nước. Với các NHTM, cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất cho ngân hàng. Đây là
loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM.
NHTM thể cho vay dưới nhiều phương thức khác nhau như: thấu chi, cho vay
trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho
vay gián tiếp. Ngân hàng có thể cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống; cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Đầu tư
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ nên NHTM là người nắm vững các thông tin cũng
như tình hình kinh tế khá rõ nên có thể nói các NHTM là người đầu tư có hiệu quả
nhất. Các NHTM thường dùng vốn chủ sở hữu và các vốn dài hạn để đầu tư vào các
công ty liên doanh, các dự án…, trở thành cổ đông của các công ty cổ phần.
1.1.2.3 Các hoạt động trung gian
Khi mới ra đời, các ngân hàng thường có hai hoạt động chính là nhận tiền gửi và
cho vay, nhưng cùng với sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự phát triển
của trình độ khoa học công nghệ nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng, các
NHTM không chỉ đơn thuần thực hiện hai hoạt động trên mà còn mở rộng ra các hoạt
động khác. NHTM đóng vai trò trung gian tài chính khi thực hiện các dịch vụ bao gồm:
dịch vụ thanh toán, uỷ thác và nhận uỷ thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm và tư vấn tài
chính.
+ Dịch vụ thanh toán: Nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, các hình thức
thanh toán cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Vì vậy, nhu cầu đòi hỏi phải
đẩy nhanh tốc độ thanh toán cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng đã thúc
đẩy sự hình thành các dịch vụ thanh toán của các NHTM. Các NHTM cung ứng các
phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ khách hàng. Các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần
rút ngắn thời gian kinh doanh, giúp cho khách hàng kinh doanh nhanh chóng và hiệu
quả hơn, tạo thuận lợi cho khách hàng trong kinh doanh.
+ Uỷ thác và nhận uỷ thác: NHTM được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong
các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã
nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác còn
phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu
tư…
+Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm,
thành lập các công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định
của pháp luật.
+ Tư vấn tài chính: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các NHTM có rất
nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Nhiều khách hàng coi ngân hàng như một
chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính,
về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
1.2