Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển đang trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Có thể khẳng định không một quốc gia nào, một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu thiếu quan hệ giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau. Cũng một phần lý do đó mà hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang trở thành một chất xúc tác nối liền các nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các quốc gia từ đó gắn kết nền kinh tế toàn cầu vào một guồng quay chung của sự hợp tác và phát triển.
Trong quỹ đạo chung đó, hoạt động TTQT của hàng nghìn NHTM lớn nhỏ trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng đang ngày càng mở rộng luôn sát cánh cùng các công ty xuất nhập khẩu trong từng thương vụ. Với vai trò không thể thiếu của mình trong hoạt động ngoại thương, công tác TTQT đã không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện với những phương thức an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời đã đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các nhà kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên với môi trường hành lang pháp lý như hiện nay ở nước ta, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn còn có nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa được phát triển mạnh mẽ ở hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập ở phòng Kinh doanh đối ngoại NHCT Hai Bà Trưng, em đã chọn đề tài: " Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ và chất lượng của việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương II: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hai Bà Trưng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hai Bà Trưng.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng cồng thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
@&?
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ và chất lượng
của việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .... .... 3
I> Những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
I. Khái niệm, tính chất và vai trò của tín dụng chứng từ. 3
1.1 Khái niệm 3 1.2 Tính chất của tín dụng chứng từ ....... . .. .......3
1.3 Vai trò của tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế 5
2. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 6
2.1 Các bên tham gia và quy trình thanh toán 6
a) Các bên tham gia 6
b) Quy trình thanh toán 7
2.2 Những yêu cầu cơ bản trong phương thức TDCT 8
2.3 Các loại thư tín dụng thương mại 11
II> Chất lượng của việc thực hiện phương thức thanh toán TDCT............16
1. Khái niệm về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 16
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT............. 16
2.1 Về phía ngân hàng 17
2.2 Về phía các doanh nghiệp.............................................................17
III> Nhận xét chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ............18
1. Ưu điểm 19
2. Nhược điểm 20
chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 21
I> Khái quát chung về ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 22
3. Tóm lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng 24
3.1 Vài nét về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2002 24
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 27
a) Về công tác huy động vốn 27
b) Về công tác sử dụng vốn 29
c) Kết quả hoạt động TTQT 31
II> Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 34
1. Vị trí của tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Hai Bà Trưng .....34
2. Kết quả hoạt động mở và thanh toán L/C nhập khẩu 36
3. Kết quả hoạt động thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu 38
4. Đánh giá về. Đánh giá chất lượng việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưnng................................41
4.1 Những mặt đạt được 41
a) Về quy trình nghiệp vụ thanh toán 41
b) Sự tín nhiệm của khách hàng trong thanh toán L/C 41
c) Công tác tham mưu cho ban lãnh đạo 41
d) Phí dịch vụ thu từ phương thức TDCT.........................42
4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 43
a) Những khó khăn tồn tại.................................. .....................43
b) Nguyên nhân 45
Chương III: Một số giải phát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT tại NHCT Hai Bà Trưng 50
I> Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong thời gian tới của ngân hàng ..... 50
1. Định hướng chung 50
1.1 Mục tiêu........................................................................................50
1.2 Những nhiệm vụ chủ yếu.............................................................51
2. Định hướng phát triển cụ thể đối với thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 51
II> Một số giải pháp và kiến nghị 53
1. Giải pháp đối với NHCT Hai Bà Trưng 53
1.1 Nâng cao chất lượng quy trình nghiệp vụ thanh toán 53
1.2 Phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chúng từ 54
1.3 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 56
1.4 Đảm bảo an toàn trong thanh toán L/C 56
1.5 Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng 57
1.6 Không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ TTQT 61
2 Một số kiến nghị 62
2.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô Nhà nước 62 a) Cần có những văn bản pháp lý trong giao dịch 62
b) Cải thiện cán cân thương mại quốc tế 65
c) Hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái 66 2.2 Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam 67
a) Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ 67
b) Củng cố và phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý 67
c) Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho các cán bô ngân hàng 68
2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh TMQT 70
Kết luận ..72
Tài liệu tham khảo 73
Lời mở đầu
Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển đang trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Có thể khẳng định không một quốc gia nào, một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu thiếu quan hệ giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau. Cũng một phần lý do đó mà hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang trở thành một chất xúc tác nối liền các nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các quốc gia từ đó gắn kết nền kinh tế toàn cầu vào một guồng quay chung của sự hợp tác và phát triển.
Trong quỹ đạo chung đó, hoạt động TTQT của hàng nghìn NHTM lớn nhỏ trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng đang ngày càng mở rộng luôn sát cánh cùng các công ty xuất nhập khẩu trong từng thương vụ. Với vai trò không thể thiếu của mình trong hoạt động ngoại thương, công tác TTQT đã không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện với những phương thức an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời đã đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các nhà kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên với môi trường hành lang pháp lý như hiện nay ở nước ta, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn còn có nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa được phát triển mạnh mẽ ở hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập ở phòng Kinh doanh đối ngoại NHCT Hai Bà Trưng, em đã chọn đề tài: " Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ và chất lượng của việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương II: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hai Bà Trưng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hai Bà Trưng.
Chương I
Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ
và chất lượng của việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
I> Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ
1. Khái niệm, tính chất và vai trò của tín dụng chứng từ
1.1 Khái niệm
Theo "Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (UCP500):
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (gọi là ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thư tín dụng.
Từ định nghĩa có thể thấy:
- Mục đích của L/C không phải là chuyển tiền từ nước nhà nhập khẩu sang nước nhà xuất khẩu mà nó là các bảo đảm quyền lợi cho nhà xuất khẩu giao hàng xong sẽ nhận đủ tiền hàng.
- Người hưởng lợi L/C không phải là người yêu cầu mở L/C mà là bạn hàng của người đó.
1.2 Tính chất của tín dụng chứng từ
- Tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức bảo đảm thanh toán của ngân hàng nhằm tạo nên sự tin cậy giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Chữ "tín dụng" ở đây còn được hiểu là sự "tín nhiệm" chứ không chỉ đơn thuần là khoản tiền cho vay. Trong trường hợp người nhập khẩu phải ký quỹ 100% số tiền của L/C thì thực chất là ngân hàng không cấp một khoản tín dụng nào cả mà là cho nhà nhập khẩu "vay sự tín nhiệm của ngân hàng". Lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu vì ngân hàng có uy tín hơn nhà nhập khẩu và như vậy nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà họ đã cung cấp.
- Căn cứ để thanh toán giữa các bên là chứng từ chứ không phải là thực tế hàng hoá. Sự tồn tại của các chứng từ này cũng như sự phù hợp của nó với các thời hạn tín dụng tạo nên cơ sở nền tảng của phương thức tín dụng chứng từ.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các bên
Ngân hàng
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
Hợp đồng
Đơn xin mở L/C
L/C
- Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán dựa trên sự thoả thuận của bên nhập khẩu và xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán nhưng khi thực hiện thì nó lại hoàn toàn độc lập đối với hợp đồng mua bán. Đây là tính chất quan trọng của L/C. Tính chất này thể hiện rõ trong Điều 3a, UCP500: "Về bản chất tín dụng chứng từ là các giao dịch riêng biệt với các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng và các ngân hàng không bị liên can đến hoặc bị ràng buộc vào các hợp đồng như thế thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó". Tính chất này chi phối toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua, người bán trong quá trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ.
- Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng tham gia không chỉ với tư cách là trung gian thu hộ và chi hộ mà còn đóng vai trò là người thiết kế, người tổ chức quản lý thanh toán tiền. Vì vậy đòi hỏi các bên sử dụng phương thức này phải điều tra vị thế của ngân hàng và chọn ngân hàng lớn có uy tín trong hoạt động kinh doanh.
1.3 Vai trò của tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế
Trong mua bán thương mại dù ở bất kỳ hình thức nào luôn tồn tại một mâu thuẫn người mua muốn nắm được hàng hoá trước khi trả tiền còn người bán lại muốn có tiền trước khi giao hàng cho người mua. Do vậy con đường hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này là sử dụng một bên thứ ba độc lập có thể đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Trong khi các phương thức thanh toán khác không giải quyết được mâu thuẫn này một các trọn vẹn và hợp lý nhất thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã làm được điều đó. Đây được coi là phương thức thanh toán chặt chẽ nhất vì nó bảo đảm tối đa quyền lợi cũng như hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho các bên tham gia.
a) Đối với người mua (nhà nhập khẩu)
- Thanh toán theo phương thức này với điều kiện, thời hạn giao hàng, chất lượng được quy định chặt chẽ. Người mua có thể nhận hàng hoá đúng theo yêu cầu của mình đề ra trong thư tín dụng. Đặc điểm này chỉ có ở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
+ Ngoài ra, nhà nhập khẩu còn tận dụng được một khoản tín dụng của ngân hàng. Điều này rất cần thiết trong kinh doanh quốc tế để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
b) Đối với người bán (nhà xuất khẩu)
Trong phương thức này, người bán chắc chắn sẽ thu được tiền hàng vì bản thân L/C là cam kết của ngân hàng chắc chắn sẽ trả tiền cho họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Nếu là L/C xác nhận thì càng được đảm bảo hơn. Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn tránh được rủi ro do sự quản lý ngoại hối của nhà nhập khẩu vì khi làm đơn mở L/C người nhập khẩu phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối.
c) Đối với ngân hàng
Tiến hành nghiệp vụ này giúp cho ngân hàng thu được khoản lợi ích như phí mở L/C, phí xác nhận, phí chiết khấu... Ngoài ra, ngân hàng còn huy động thêm một khoản tiền gửi (tiền ký quỹ L/C) phục vụ cho hoạt động kinh doanh khác của mình.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng trong hầu hết các hợp đồng mua bán thương mại quốc tế bởi các đặc tính thuận lợi và tính hiệu quả của nó. Việc vận dụng tốt phương thức thanh toán này ở Việt Nam sẽ có tác động rất tốt đến nền kinh tế quốc dân, bởi hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu một phần lớn nhờ vào chất lượng của khâu thanh toán.
2. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Theo UCP500, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
2.1 Các bên tham gia và quy trình nghiệp vụ thanh toán
a) Các bên tham gia
- Người yêu cầu mở thư tín dụng: Là người mua, người nhập khẩu, hoặc người được uỷ thác nhập khẩu, là người có đầy đủ các điều kiện để mở L/C.
- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng mở thư tín dụng hay ngân hàng phát hành L/C: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng phát hành thư tín dụng yêu cầu thông báo cho người hưởng lợi các điều khoản của thư tín dụng (thường ngân hàng này là ngân hàng của nước người xuất khẩu, người hưởng lợi).
Thông thường trong quan hệ tín dụng chứng từ chỉ có bốn bên tham gia là người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu, ngân hàng của người xuất khẩu... Nhưng ngoài ra có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán như:
- Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở L/C đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo L/C hay một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu thường là một ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế.
- Ngân hàng thanh toán: Có thể là ngân hàng mở L/C hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở L/C chỉ định. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán cũng giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến.
b) Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(6)
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(1)
(8)
(7)
(4)
(6)
(3)
(5)
(2)
(5)
Hợp đồng thương mại
Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một bức thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C, ngân hàng sẽ lập ra một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình để thông báo và gửi thư tín dụng đến cho người xuất khẩu.
Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ báo ngay cho người xuất khẩu biết toàn bộ nội dung của thông báo về việc mở L/C và ngay khi nhận được L/C thì chuyển đến cho người xuất khẩu.
Bước 4: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng nếu chấp nhận L/C, còn nếu không chấp nhận thì không giao hàng và yêu cầu sửa đổi bổ sung L/C.
Bước 5: Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá theo yêu cầu của L/C qua ngân hàng thông báo xuất trình đến cho ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ đến cho người nhập khẩu.
Bước 8: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp thì trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì từ chối không trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ.
2.2 Những yêu cầu cơ bản trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Bất cứ một L/C nào cũng phải ghi rõ đầy đủ các nội dung sau:
a) Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng
- Số hiệu: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, đồng thời, số hiệu còn dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C.
- Địa điểm mở thư tín dụng: Địa điểm mở thư tín dụng được coi là nơi mà ngân hàng mở thư tín dụng viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm rất có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về thư tín dụng đó.
- Ngày mở thư tín dụng: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng không.
b) Loại thư tín dụng: Đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia.
c) Tên và địa chỉ của các bên có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung chia làm hai loại: một là các thương nhân, hai là các ngân hàng.
- Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu (người mua), là người yêu cầu mở L/C; và người xuất khẩu (người bán), là người hưởng lợi L/C.
- Các ngân hàng tham gia cùng phương thức tín dụng chứng từ bao gồm ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàngthông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận..., đều phải được ghi rõ ràng, chính xác.
d) Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của thư tín dụng vừa phải ghi bằng số, vừa phải ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau.
Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối như "Chúng tôi mở một thư tín dụng không thể huỷ bỏ cho Tổng công ty xuất nhập khẩu than Việt Nam ở Hà Nội hưởng một số tiền là 57.354 đô la Mỹ...", vì ghi như thế người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, đặc biệt là đối với những mặt hàng rời (quặng, than,...). Một khi giá trị hàng hoá giao không khớp với giá trị trên L/C thì khó có thể được thanh toán vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện quy định ghi trong thư tín dụng. Theo điều 39 UCP500 quy định thì những từ như “vào khoảng”, "ước chừng", "độ chừng" hoặc những từ tương tự được dùng để nói về mức độ số tiền của L/C nên hiểu là cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó.
e) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền của và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng
- Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
- Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu trả tiền có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời gian giao hàng cũng phải được ghi trong thư tín dụng và do hợp đồng mua bán quy định. Đó là thời hạn quy định bên bàn giao hàng phải giao hàng cho bên mua kể từ ngày L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu vì lý do gì đó mà thời hạn giao hàng phải kéo dài thêm một số ngày thì đương nhiên ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực cũng được kéo dài thêm một số ngày.
f) Những nội dung về hàng hóa: Như miêu tả về hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu,...cũng được ghi vào thư tín dụng.
g) Những nội dung về vận tải và giao nhận hàng hoá: Như điều kiện cơ sở giao hàng (FOB,CIF,CFR,...), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng,...cũng được ghi vào thư tín dụng.
h) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Đây là một nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng để người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong L/C.
Thông thường bộ chứng từ bao gồm:
-Bản gốc thư tín dụng
-Hoá đơn thương mại
-Bảo hiểm đơn
-Vận đơn
-Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
-Bản kê khai hàng hóa
-Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu.
i) Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dụng cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Ngoài ra thư tín dụng còn phải được ngân hàng mở L/C ký, đóng dấu và mã khoá (test key