Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ, thì bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào thậm chí một vùng kinh tế nào cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn và thách thức mới. Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển yêu cầu các đơn vị cần phải có một đội ngũ nhân lực vững mạnh. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và của mỗi đơn vị kinh tế hay vùng lãnh thổ nói riêng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm miền trung cũng đã và đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực con người nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG ”
PGS.TS. Bùi Quang Bình – Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng
Tạp chí Phát triển kinh tế, số 256 Tháng 2 năm 2012
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ, thì bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào thậm chí một vùng kinh tế nào cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn và thách thức mới. Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển yêu cầu các đơn vị cần phải có một đội ngũ nhân lực vững mạnh. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và của mỗi đơn vị kinh tế hay vùng lãnh thổ nói riêng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm miền trung cũng đã và đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực con người nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Thực tế đã có rất nhiều các bài viết khác nhau bày tỏ ý kiến của mình về tập trung phát triển nguồn nhân lực khu vực kinh tế trọng điểm miền trung. Tuy nhiên, mỗi bài viết đều đưa ra những quan điểm, những cái nhìn và những giải pháp khác nhau. Trong bài tập này, em xin bình luận về bài báo “ Nâng cao chất lượng nguốn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm miền trung ” của tác giả PGS.TS. Bùi Quang Bình – Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng. Do kiến thức còn hạn chế, nên bài viết còn có nhiều thiếu xót. Kính mong được sự bổ sung của cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung (VKTTĐMT) bao gồm có 7 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đây là các địa phương có hai yếu tố quan trọng nhất là lợi thế cho việc phát triển kinh tế của vùng: Thứ nhất có tổng chiều dài bờ biển khoảng 800 km chiếm 25% chiều dài bờ biển Việt Nam; Thứ hai đó là dân số 8,1 triệu người chiếm 9,4% dân số cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua VKTTĐMT mới chỉ đóng góp từ 8 – 10% GDP của cả nước, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của vùng. Vậy nguyên nhân từ đâu và giải pháp là gì? Phải chăng đó là do chất lượng nguồn nhân lực của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan. Chính vì thế tác giả đã viết bài báo này nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KVKTTTMT trong thời gian tới.
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở KVKTTĐMT
- Đưa ra kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực này trong thời gian tới.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như thông qua cuộc tổng điều tra dân số 2009 của Tổng cục Thống kê.
- Phương pháp phân tích:
+ Thống kê mô tả, Thống kê so sánh: Sử dụng số tương đối để biểu diễn, so sánh, phân tích yếu tố số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của các tỉnh thành trong khu vực với nhau: Tình hình gia tăng số lượng, và cấu trúc nguồn nhân lực; tình hình di cư; trình độ học vấn; cơ cấu nguồn nhận lực,...
+ Sử dụng phương pháp đồ thị để biếu thị các yếu tố trên.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chất lượng nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực (NNL) được hiểu là tiềm năng lao động của một quốc gia, lãnh thổ hay tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. NNL được thể hiện qua hai mặt số lượng và chất lượng.
- Chất lượng NNL là tổng thể các yếu tố bên trong con người hay tổng thể năng lực của họ mà nhờ đó họ có thể hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Chất lượng NNL được cấu thành từ trình độ thể chất, học vấn, chuyên môn và năng lực phẩm chất,...
- Chất lượng NNL có vai trò rất lớn đến sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng NNL thực sự rất cần thiết.
3.2. Tình hình chất lượng NNL VKTTĐMT
- Tình hình gia tăng số lượng và cấu trúc NNL VKTTĐMT:(Hình 1 trang 28)
+ Quy mô NNL của VKTTĐMT tăng chậm hơn của cả nước, trừ TP.Đà Nẵng, hay nói cách khác tương lai vùng này sẽ có số lượng NNL giảm dần.
+ NNL trong độ tuổi lao động ( trừ TP. Đà Nẵng có tỷ lệ là 67,7% cao hơn tỷ lệ của cả nước là 66%) của các tỉnh còn lại đều có tỷ lệ thấp hơn mức của cả nước.
+ Xu thế già hóa của các tỉnh đều cao hơn của cả nước ở ngưỡng 35%, trừ Đà Nẵng và Khánh Hòa ( Khoảng 34%). Nguyên nhân là do hiện tượng di cư mạnh ở đây.
+ Tình hình mất cân bằng giới tính tập trung ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
+ Học sinh tiểu học và cơ sở giảm dần só người trong độ tuổi lao động tăng dần.
- Tình hình di cư ở VKTTĐMT: ( Hình 2 trang 28)
+ VKTTĐMT là vùng có tình trạng xuất cư cao hơn nhập cư.
+ Tỉnh có tỷ suất di cư thuần cao là tỉnh có tình trạng già hóa cao và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động thấp.
+ Di cư có ảnh hưởng xấu đến cấu trúc NNL VKTTĐMT và ảnh hưởng xấu tới chất lượng NNL của vùng.
+ Tỷ lệ dân số bị tàn tật của vùng cũng cao hơn tỷ lệ trung bình cảu cả nước.
- Trình độ học vấn của NNL VKTTĐMT: ( Hình 3 trang 29)
+ Trình độ học vấn của NNL không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng và so với cả nước thì không có chênh lệch nhiều.
+ Tỷ lệ biết chữ của hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Ngãi thấp hơn cả nước và của TP. Đà Nẵng là cao nhất.
+ Các tỉnh vùng này có tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học cao hơn của cả nước ( trừ Đà Nẵng), nhưng tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông lại thấp hơn ( trừ Đà Nẵng).
- Trình độ chuyên môn: ( Hình 4 trang 30)
+ Tổng số người có đào tạo, có bằng cấp và tổng số người có trình độ cao đẳng và đại học của vùng thấp hơn trung bình cảu cả nước. ( Trừ Đà Nẵng)
+ Mất cân đối trong đào tạo nghề: Tình trạng thừa thầy thiếu thợ
- Cơ cấu NNL ở VKTTĐMT:( Hình 5 trang 30)
+ NNL của khu vực này nói chung lạc hậu hơn của cả nước, lao động có trình đọ chuyên môn sẽ tham gia nhiều hơn vào khu vực phi nông nghiệp.
+ Tỷ lệ lao động làm việc trong LV nông nghiệp của Đà Nẵng là thấp nhất 9.9%, Thừa Thiên – Huế là 37.1% và của Khánh Hòa là 40.1%. Các tỉnh còn lại đều cao hơn 52% của cả nước.
=> Từ những phân tích trên, thì những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết là:
Sự gia tăng số lượng NNL đã chậm dần và mật độ dân số vùng này thấp.
Cấu trúc NNL đã có xu hướng chuyển dần sang già hóa, mất cân bằng giới đang tăng mạnh, số người trong độ tuổi lao động đang giảm.
Tình trạng di dân đang có chiều hướng tăng.
Trình độ học vấn chuyên môn NNL của vùng không đồng đều và thấp hơn cảu cả nước.
Cơ cấu lao động có sự khác biệt giữa các tỉnh và lạc hậu hơn so với cả nước.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng NNL của VKTTĐMT
- Liên kết phát triển kinh tế xã hội và NNL giữa các tỉnh trong KVKTTĐMT.
- Điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo.
- Có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động.
- Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
IV. KẾT LUẬN
Như vậy, nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu của VKTTĐMT là một yêu cầu cần thiết phải được giải quyết hiện nay để có thể tận dụng được tối đa nguồn tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cũng như con người nơi này. Như phân tích ở trên của tác giả đã cho thấy thực tế NNL của vùng còn rất nhiều các vấn đề tồn tại cần phải có phương án giải quyết. Chính vì thế Đảng bộ, các cơ quan chính quyền địa phương của khu vực cần phải kết hợp với người dân để thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện đội ngũ NNL hơn.
V. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
- Ưu điểm:
+ Về nội dung:
Cách phân tích đánh giá của tác giả đã giải quyết được mục tiêu của bài báo đó là: Đã chỉ ra được thực trạng NNL của vùng, đồng thời đã đưa ra được các kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL của vùng.
Các kiến nghị về giải pháp đưa ra sát với nhu cầu thực tế và có tính khả thi khá cao.
Đã có các số liệu minh họa cụ thể, các dẫn chứng cũng như các so sánh giữa các vùng, với cả nước, làm cho cách phân tích trở nên logic và thuyết phục hơn.
+ Về hình thức:
Tác giả đã có minh họa bằng đồ thị làm cho bài báo trở nên sinh động hơn ( Có những 5 đồ thị trong 1 bài báo). Đã có chú thích rõ ràng cho từng đồ thị.
Bố cục bài báo khá logic và dễ hiểu, cân đối.
Đã có các dẫn trích nguồn số liệu.
- Nhược điểm:
+ Về nội dung:
Phần lý luận về chất lượng nguồn nhân lực hơi dài ( Bởi mục tiêu cả bài báo là đánh giá thực trạng NNL của vùng, đồng thời đã đưa ra được các kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL của vùng), chúng ta nên tập trung phần sau hơn.
Mặc dù tác giả đã chỉ ra được thực trạng của NNL vùng, Nhưng hầu như tác giả chưa chỉ rõ được các nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó. Như thế, tác giả lại đưa luôn ra các giải pháp kiến nghị.
Các kiến nghị giải pháp tác giả đưa ra mới chỉ là trên lý thuyết, chưa chỉ rõ được những công việc cụ thể cần phải làm trong thời gian tới. Và chưa phân cấp được những ai là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện.
+ Về hình thức:
Có thể chia nhỏ các phần hơn để người đọc dễ nhìn nhận vấn đề hơn. Ví dụ như phần chất lượng nguồn nhân lực, tác giả viết hàng đoạn văn dài, đọc để lấy nội dung chính rất khó. Hay phần tình hình chất lượng NNL VKTTĐMT, tác giả có thể chia nhỏ làm 5 phần theo 5 đồ thị minh họa, để người đọc dễ hiều hơn.
Bổ sung đóng góp của em cũng tương tự như những phần hạn chế mà theo em nhận xét bài báo gặp phải ở trên.
“Kính mong được sự bổ sung, đóng góp của cô giáo”