Sự thắng thế của bất cứ doanh nghiệp nào không phải là sử dụng công
nghệ gì hay có bao nhiêu vốn mà là tổ chức con người như thế nào. Con
người là nguồn lực đắt nhất và khó quản lý nhất trong doanh nghiệp. Vẫn con
người đó ngày hôm qua còn hăng say làm việc mà hôm nay đã đến công ty để
rồi chẳng làm gì cả. Doanh nghiệp không thểlàm bất cứ điều gì nếu nhưnhân
viên không làm gì cả. Nguồn nhân lực là yếu tốquyết định thành công của tổ
chức. Chính vì vậy để đat được thành công các nhà quản lý phải làm cho
người lao động không chỉluôn luôn làm việc mà còn làm việc hăng say với
hiệu quảcao nhất. Đó là một bài toán mà lời giải đáp thật sựlà một thách
thức. Bởi vì con người vô cùng đa dạng và phức tạp với động cơlàm việc
luôn thay đổi theo thời gian. Động lực làm việc của con người chịu tác động
của nhiều yếu tố. Nhà quản lý phải chủ động nắm bắt các y ếu tố đó để đưa ra
các giải pháp hiệu quản nâng cao động lực cho người lao động.
Công cụkinh tếlà công cụhết sức hiệu quảmà các nhà quản lý từxưa
đến nay đều sửdụng, khẳng định một điều rằng công cụkinh tếlà công cụcơ
bản, công cụ đầu tiên khi muốn kích thích động lực lao động. Chúng ta có thể
sửdụng các phương pháp phi kinh tế đểkhuyến khích lao động, vì con người
không phải lúc nào cũng lao động vì tiền. Khi mức lương đã đáp ứng nhu cầu
cuộc sống ởmức cao thì con người lại có những nhu cầu khác không phải là
tiền. Tuy nhiên, tại Công ty cổphần vận tải ôtô NghệAn, một công ty hình
thành từkhá lâu và vẫn mang dáng dấp của con người cũ, thì công cụkinh tế
tỏra ưu việt nhất trong việc nâng cao động lực lao động. Chính vì vậy em
chọn đềtài: "Nâng cao động lực lao động bằng công cụkinh tếtại công ty
cổphần vận tải ôtô NghệAn” đểlàm chuyên đềthực tập của mình, mong
rằng có thểgóp phần hoàn thiện các phương pháp kinh tế đểcông ty nâng cao
3
động lực lao động, đưa công ty phát triển ngày càng mạnh mẽhơn nữa, để
sớm trởthành người khổng lồtrong lĩnh vực vận tải. Nội dung bản chuyên đề
gồm các phần nhưsau:
Chương I- Lý luận về động lực và tạo động lực cho người lao động.
Chương II- Thực trạng nâng cao động lực lao động bằng công cụkinh
tếtại công ty cổphần vận tải ô tô NghệAn.
Chương III- Giải pháp tạo động lực cho người lao động bằng công cụ
kinh tếtại công ty cổphần vận tải ô tô NghệAn.
66 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao động lực lao động bằng công cụ kinh tế tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Nâng cao động lực lao động
bằng công cụ kinh tế tại công ty cổ
phần vận tải ôtô Nghệ An.”
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sự thắng thế của bất cứ doanh nghiệp nào không phải là sử dụng công
nghệ gì hay có bao nhiêu vốn mà là tổ chức con người như thế nào. Con
người là nguồn lực đắt nhất và khó quản lý nhất trong doanh nghiệp. Vẫn con
người đó ngày hôm qua còn hăng say làm việc mà hôm nay đã đến công ty để
rồi chẳng làm gì cả. Doanh nghiệp không thể làm bất cứ điều gì nếu như nhân
viên không làm gì cả. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của tổ
chức. Chính vì vậy để đat được thành công các nhà quản lý phải làm cho
người lao động không chỉ luôn luôn làm việc mà còn làm việc hăng say với
hiệu quả cao nhất. Đó là một bài toán mà lời giải đáp thật sự là một thách
thức. Bởi vì con người vô cùng đa dạng và phức tạp với động cơ làm việc
luôn thay đổi theo thời gian. Động lực làm việc của con người chịu tác động
của nhiều yếu tố. Nhà quản lý phải chủ động nắm bắt các yếu tố đó để đưa ra
các giải pháp hiệu quản nâng cao động lực cho người lao động.
Công cụ kinh tế là công cụ hết sức hiệu quả mà các nhà quản lý từ xưa
đến nay đều sử dụng, khẳng định một điều rằng công cụ kinh tế là công cụ cơ
bản, công cụ đầu tiên khi muốn kích thích động lực lao động. Chúng ta có thể
sử dụng các phương pháp phi kinh tế để khuyến khích lao động, vì con người
không phải lúc nào cũng lao động vì tiền. Khi mức lương đã đáp ứng nhu cầu
cuộc sống ở mức cao thì con người lại có những nhu cầu khác không phải là
tiền. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Nghệ An, một công ty hình
thành từ khá lâu và vẫn mang dáng dấp của con người cũ, thì công cụ kinh tế
tỏ ra ưu việt nhất trong việc nâng cao động lực lao động. Chính vì vậy em
chọn đề tài: "Nâng cao động lực lao động bằng công cụ kinh tế tại công ty
cổ phần vận tải ôtô Nghệ An” để làm chuyên đề thực tập của mình, mong
rằng có thể góp phần hoàn thiện các phương pháp kinh tế để công ty nâng cao
3
động lực lao động, đưa công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, để
sớm trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực vận tải. Nội dung bản chuyên đề
gồm các phần như sau:
Chương I- Lý luận về động lực và tạo động lực cho người lao động.
Chương II- Thực trạng nâng cao động lực lao động bằng công cụ kinh
tế tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nghệ An.
Chương III- Giải pháp tạo động lực cho người lao động bằng công cụ
kinh tế tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nghệ An.
Cám ơn cô giáo Hồ Bích Vân đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn
thành bản chuyên đề thực tập này.
4
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC
VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I- Lý luận về động lực lao động và các mô hình tạo động lực lao động.
1. Động lực lao động
Động lực là thuật ngữ chung chỉ tập hợp tất cả các yếu tố bản năng về
xu thế, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những áp lực tâm sinh lý tương tự
của con người. Động lực là nguồn sức mạnh nội tại của con ngừoi thôi thúc và
hướng hành vi của con người tới việc đạt mục tiêu nhất định. Động lực xuất
phát từ bên trong con người, là những yếu tố sinh lý bắt nguồn từ nhu cầu
sống còn, phát triển, và những yếu tố tâm lý bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp
và thích nghi.
Nâng cao động lực là công việc được tiến hành nhằm kích thích động
cơ làm việc của con người. Để tiến hành khích lệ một cách hữu hiệu, thu được
hiệu quản một cách mong muốn, người lãnh đạo phải tìm hiều về quy luật
hành vi của con người. Khoa học hành vi cho rằng, hành vi của con người là
do động cơ nào đó quyết định và động cơ là do nhu cầu dẫn đến. Khi con
người có nhu cầu nào đó và trước khi nhu cầu đó được thoả mãn, con người
cảm thấy áy náy và ở trong trạng thái căng thẳng, do đó thành động lực muốn
làm việc gì đó. Sau khi động lực được sản sinh, người ta thường tìm kiếm
mục tiêu để thoả mãn nhu cầu. Động lực là sự sẵn sang, nỗ lực, say mê làm
việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như mục tiêu của bản thân
người lao động.
Động lực là hoạt động của mỗi cá nhân là kết quản của rất nhiều nguồn
lực hoạt động đồng thời trong con người, trong môi trường sống và làm việc
5
của con người. Vì thế có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động của
con người, đó là các nhân tố thuộc về bản thân người lao động, các nhân tố
thuộc về công việc cũng như các nhân tố thuộc về tổ chức.
Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân con người, nghĩa là
không thể nói người này có động lực, người kia không có động lực. Chúng ta
hoàn toàn có thể tạo động lực cho người lao động. Động lực của người lao
động là rất cao hay không cao lắm hay hoàn toàn không có động lực làm việc
phụ thuộc vào các biện pháp quản lý. Các nhà quản lý cần đưa ra những biện
pháp thích hợp để thúc đẩy động lực cho người lao động.
Động lực lao động là yếu tố từ bên trong con người. Con người có động
lực hay không là do kích thích vào các động cơ, nhu cầu của con người làm
cho họ cảm thấy phấn chấn, hăng say, nhiệt tình hơn khi thực hiện công việc.
Mọi biện pháp ép buộc đều không có tác dụng trong việc tạo ra động lực.
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, động lực lao động sẽ
góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quản kinh doanh cũng
như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những thế động lực lao
động còn góp phần giảm chi phí phát sinh do phải tiến hành các quy tắc hành
chính ép buộc, chi phí phát sinh do nhân viên đi làm nhưng lại không làm
việc. Thông tin không hoàn hảo khiến những nhà quản lý rất khó có khả năng
giám sát nhân viên, chi phí giám sát lại rất cao. Tạo động lực cho nhân viên
khiến người lao động tự nguyện làm hết sức mình các công việc được giao mà
mọi biện pháp hành chính đều tỏ ra không hiệu qủa.
2.Tạo động lực lao động
Tạo động lực lao động được hiểu là việc sử dụng một hệ thống các
chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý nhằm tác động đến người lao động,
làm cho họ có động lực trong công việc.
6
Trách nhiệm của các nhà quản lý là phải tìm ra các biện pháp, các thủ
thuật, các cách thức thích hợp để nâng cao động lực lao động. Khi người lao
động có động lực trong công việc họ sẽ làm việc hết sức mình mà không cần
tới biện pháp ép buộc. Người lao động sẽ làm việc hăng say với tất cả khả
năng mà họ có, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng tự
sang tạo, có thể tạo nên sự đột phá cho doanh nghiệp.
Có thể coi động lực lao động như đầu ra của một quá trình tạo
động lực lao động. Quá trình này có thể được mô tả như sau:
Quá trình tạo động lực
Đầu vào Đầu ra
(Lương, thưởng…) (chính sách, biện pháp…) (Động lực lao động)
Mỗi tổ chức có thể chọn cho mình các đầu vào khác nhau, các chính
sách khác nhau, các biện pháp, thủ thuật phù hợp với tổ chức của mình, từ đó
tạo ra động lực lao động đặc biệt cho nhân viên của mình, nâng cao khả năng
cậnh tranh cho doanh nghiệp.
3.Mục đích, vai trò của việc tạo động lực
3.1.Mục đích
Nâng cao động lực lao động tức là làm cho người lao động yêu thích
công việc, hứng thú hơn với công việc, góp phần định hướng động cơ làm
việc của người lao động phù hợp với mục tiêu của tổ chức, kích thích khả
năang sáng tạo. Việc gắn động cơ làm việc của người lao động phù hợp với
mục tiêu của tổ chức làm cho tổ chức có thể đạt được mục tiêu nhanh chóng
với hiệu quả và hiệu suất cao. Vì khi tất cả mọi người đề hướng tới một mục
tiêu thì khả năng thành công sẽ là cao nhất.
Thu hút người tài đã khó, giữ chân người tài còn khó hơn. Lương cao
không phải là tất cả, bởi vì khi thu nhập đã thừa thoả mãn các nhu cầu cho
7
một cuộc sống đầy đủ thì con người thường hướng tới những nhu cầu bậc cao
hơn như làm công việc mình yêu thích chứ không phải công việc lương cao. Lúc
này việc giữ chân người tài hoàn toàn phụ thuộc vào các biện pháp nâng cao
động lực lao động, làm cho họ cảm thấy yêu thích công việc, gắn bó với công ty,
gắn bó với đồng nghiệp…Như vậy việc nâng cao động lực lao động không chỉ
làm tăng hiệu quả công việc, nâng cao năng suất lao động, động lực lao động
còn góp phần giảm thiểu xu hướng rời xa tổ chức của người lao động.
3.2.Vai trò
Đối với người lao động:
Nâng cao động lực lao động làm cho người lao động cảm thấy hài
long hơn với công việc. Họ cảm thấy thích thú với công việc từ đó luôn duy
trì được tính tích cực, hăng say trong công việc. Sự nhàm chán là nguyên
nhân triệt tiêu tính sáng tạo của người lao động. Nâng cao động lực lao động
khiến người lao động không nhàm chán, tạo ra sự hưng phấn trong công việc,
kích thích tính sang tạo không ngừng nghỉ của nhân viên. Người lao động
càng ngày càng ham thích làm việc, điểu đó sẽ không khiến họ thấy mệt mỏi
hay street.
Nâng cao động lực lao động làm tăng năng suất, tăng hiệu qủn kinh
doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi làm tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp, thu nhập của người lao động cũng được tăng lên xứng đáng với
những đóng góp của họ cho doanh nghiệp. Thu nhập tăng làm nâng cao mức
sống cho người lao động, làm cho người lao động có một cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn.
Đối với doanh nghiệp:
Nâng cai động lực lao đông kích thích khả năng sáng tạo của nhân
viên góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tạo cho họ sự
hưng phấn trong công việc, nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quản kinh doanh.
8
Nâng cao động lực làm cho người lao động gắn bó hơn với doanh
nghiệp, giảm thiểu xu hướng rời xa tổ chức. Với một môi trường làm việc tốt,
các chính sách phù hợp thoả mãn nhu cầu của người lao đông không những
làm cho người lao động không rời xa tổ chức mà còn góp phần thu hút người
tài cho công ty.
Đối với xã hội:
Nâng cao động lực lao động làm tăng năng suât, làm tăng tổng sản
phẩm quốc dân, góp phần làm kinh tế ngày càng phát triển, nâng cao mức
sống cho mọi người trong xã hội.
Tạo động lực làm giảm thiều các tệ nạn do thất vọng, chán chường
công việc, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Tạo nên một
môi trường lành mạnh, tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
4. Các mô hình nâng cao động lực lao động.
4.1.Lý luận của A.Maslow về từng nấc nhu cầu.
Theo A.Maslow-nhà tâm lý học người Mỹ, nhu cầu con người phù hợp
với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm
nhu cầu được thoả mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy
nữa. Ông cho rằng nhu cầu con người có thể chia làm năm loại: nhu cầu sinh
lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự
mình thực hiện.
4.1.1. Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống
con người. Đó là nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại… Khi nhu cầu này chưa được
đáp ứng thì không thể tồn tại các nhu cầu khác để thúc đẩy con người.
4.1.2.Nhu cầu an toàn.
Sau khi đã thoả mãn các điều kiện sinh hoạt cơ bản, nhu cầu sinh lý
không còn là lực lượng mạnh mẽ nhất để thúc đẩy con người làm việc và thay
vào đó là nhu cầu an toàn. Nhu cầu an toàn là những nhu cầu về an toàn làm
9
việc, an toàn trong quá trình sản xuất, an toàn về thân thể trong đời sống xã
hội, nhu cầu đảm bảo cuộc sống tương lai…
4.1.3.Nhu cầu giao tiếp xã hội.
Con người là một loại động vật xã hội. Con người không sống và làm
việc một cách cô lập mà sống và làm việc trong một môi trường xã hội nhất
định, trong các mối quan hệ nhất định với các thành viên khác trong xã hội.
Điều này có nghĩa con người mong muốn được người khác chú ý, tiếp nhận,
quan tâm, yêu mến và thông cảm, tức là có được sự quy thuộc về tình cảm,
được ở trong quần thể nào đó chứ không muốn là một kẻ cô độc trong xã hội
hoặc tổ chức.
4.1.4.Nhu cầu tôn trọng.
Khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận làm thành
viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn
trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thoả mãn như quyền lực, uy tín, địa vị, và
lòng tự tin.
4.1.5.Nhu cầu tự chủ trong công việc.
Đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của Maslow. Nhu cầu này
nghĩa là mong muốn lập thành tích trong công tác, thành công trong sự
nghiệp, thực hiện lý tưởng, hoài bão của mình. Đó là sự mong muốn đạt tới
chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là tiềm năng của con người đạt tới
mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó.
4.2-Học thuyết về động cơ của Hergherg.
Hergherg chia động cơ thành hai nhóm:
Nhóm một gồm những nhân tố có thể định lượng như chính sách doanh
nghiệp, môi trường làm việc, điều kiện bảo hộ lao động, lương, thưởng…
Đây là những yếu tố duy trì làm cho con người hài lòng, thoả mãn. Những
nhân tố này nếu xử lý không tốt có thể gây ra sự không hài lòng đối với công
10
việc. Những nhân tố này không thể có tác dụng khích lệ, chỉ có thể duy trì
được tính tích cực và tác dụng của nó đối với công việc ở mức hiện trạng.
Nhóm hai là nhứng yếu tố định tính như trách nhiệm, sự thành đạt,
được công nhận…Đây là những nhân tố liên quan đến động lực thúc đẩy. Nếu
xử lý tốt các nhân tố thúc đẩy diễn ra thoả đáng thì có thể làm cho con người
sản sinh tâm lý hài lòng.
Như vậy muốn duy trì và huy động tính tích cực của nhân viên thì trước
hết phải chú ý nhân tố duy trì, làm tốt những công việc liên quan đến nó để
tránh được sự sản sinh tâm lý không hài lòng. Nhưng điều quan trọng hơn là
cần lợi dụng nhân tố thúc đẩy để tạo động lực, kích thích nhiệt tình cố gắng
làm việc của công nhân viên.
4.3.Mô hình của Victor H. Room.
Đứng trước cùng một loại nhu cầu và những hoạt động nhằm thoả mãn
cùng một nhu cầu, các thành viên khác nhau của tổ chức có thể có những
hành động khác nhau. Có những người hăng hái làm việc, có những người
làm việc uể oải. Đó là vì sự đánh giá và tự đánh giá của người ta về những
điều mà những hoạt động đó có thể mang lại và mình có thể đảm đương được
công việc đó hay không. V.Room đưa ra công thức:
M=V*E
Trong đó:
M: cường độ thúc đẩy con người.
V: trị số hiệu quả.
E: trị số kỳ vọng.
Khi một người thờ ơ với việc đạt được một mục tiêu nhất định thì mức
độ ham mê coi như bằng không, và sẽ có một mức ham mê âm khi con người
phản đối việc thực hiện mục tiêu đó. Tất nhiên kết quả của hai trường hợp đều
không có động cơ thúc đẩy. Cũng như vậy, một người có thể không có động
11
cơ thúc đẩy nào để đạt tới mục tiêu nếu niềm hy vọng đạt được là số không
hoặc số âm. Sức mạnh để làm việc gì đó phụ thuộc vào cả sức mạnh đam mê
và niềm hy vọng. Sự kết hợp khác nhau giữa trị số hiệu quản sẽ sản sinh sức
mạnh thúc đẩy khác nhau và nói chung sẽ có các tình huống :
o E cao*V cao = M cao
o E trung bình * V trung bình = M trung bình
o E thấp * V thấp = M thấp
o E cao * V thấp = M thấp
o E thấp * V cao = M thấp
Như vậy để tạo động cơ lớn nhất, các nhà quản lý phải tác động đến cả
hai yếu tố thúc đẩy sự đam mê và niềm hy vọng.
4.4.Mô hình về sự công bằng của Adams.
Để các thàn viên của tổ chức giữ được nhiệt tình làm việc tương đối cao
thì sự báo đáp trong công tác phải công bằng, hợp lý, làm cho các thành viên
trong tổ chức cảm thấy sự phân phối của tổ chức là công bằng. Vậy các thành
viên trong tổ chức làm thế nào để đánh giá sự báo đáp đó có công bằng hay
không? Adam đã đưa ra công thức:
Iq
Oq
Ip
Op
=
Trong đó:
o Op là cảm giác của người ta về sự báo đáp mà mình nhận được.
o Oq là cảm giác về sự báo đáp mà đối tượng so sánh nhận được.
o Ip là cảm giác của người ta về sự cống hiến của mình đối với tổ chức.
o Iq là cảm giác của người ta về sự cống hiến của đối tượng so sánh với
tổ chức.
Công thức này cho thấy nếu tỷ số giữa sự báo đáp và sự cống hiến của
mình về cơ bản tương đương với tỷ số giữa sự báo đáp và sự cống hiến của
12
đối tượng so sánh thì sự phân phối của tổ chức là công bằng. Nếu không thì là
không công bằng. Có hai tình trạng không công bằng, đó là:
Iq
Oq
Ip
Op
< và Iq
Oq
Ip
Op
>
Tình trạng không công bằng thứ nhất là tình trạng không công bằng bất
lợi cho mình. Còn tình trạng không công bằng thứ hai là tình trạng không
công bằng có lợi cho mình.
Nếu thành viên trong tổ chức cảm thấy sự phân phối là công bằng thì ở
trong thời kỳ tiếp theo, họ sẽ tích cực làm việc ở mức tương đối cao hoặc hoàn
thiện hành vi của mình hơn nữa. Nếu kết quả so sánh là tình trạng không công
bằng thứ nhất thì họ sẽ cảm thấy mình làm việc vất vả nhưng không được báo
đáp xứng đáng thì lần sau họ sẽ không bỏ sức nữa. Nếu kết quản là tình trạng
không công bằng thứ hai, họ sẽ cảm thấy vui mừng trong chốc lát nhưng sau
đó sẽ lo lắng rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của đồng
nghiệp đối với mình, ảnh hưởng đến quan hệ giữa mình và những người khác
trong tổ chức, do đó mà sẽ cẩn thận trong thời kỳ tiếp theo. Điều này sẽ bất lợi
trong việc phát huy tính tích cực của các thành viên trong tổ chức.
II. Các nhân tố tạo động lực
1.Các nhân tố thuộc về người lao động.
Hệ thống nhu cầu của con người.
Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn, không
thoả mãn về một cái gì đó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
con người.
Mục tiêu cá nhân
Mục tiêu cá nhân là trạng thái mong đợi, đích hướng tới của mỗi cá
nhân. Mỗi con người đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau và họ sẽ
13
có những biện pháp, cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Tuỳ thuộc
vào mục tiêu đặt ra cao hay thấp mà mức độ cố gắng, nỗ lực thực hiện của cá
nhân nhiều ít tương ứng. Và từ đó hình thành nên động lực lao động với mức
độ phù hợp.
Lợi ích
Lợi ích là kết qủa mà con người có thể nhận được qua các hoạt động
của bản thân, cộng đồng, tập thể, xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
Lợi ích và động lực có mối quan hệ cùng chiều, tức là khi lợi ích thu được
càng lớn thì động lực làm việc của con người càng cao. Lợi ích buộc con
người phải cân nhắc, suy nghĩ, tìm tới các phương thức thực hiện nhằm đạt
được hiệu quản cao nhất.
Năng lực, khả năng người lao động.
Thông thường năng lực, khả năng của người lao động càng cao thì họ
càng dễ dàng , suôn sẻ trong việc thực hiện công việc của mình. Vì vậy họ có
xu hướng đặt ra mục tiêu và có nhu cầu đòi hỏi cao hơn so với những người
khác. Từ đó động lực của họ cũng lớn hơn.
2.Nhóm nhân tố xuất phát từ doanh nghiệp.
Các chính sách nhân sự và thực hiện chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự và thực hiện chính sách nhân sự đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra động lực cho người lao động. Trong chính sach nhân
sự bao gồm các chính sách tuyển dụng, đào tạo, trả lương, trả thưởng trực tiếp
hoặc dán tiếp tạo ra động lực lao động.
Phong cách người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là cách thức mà người lãnh đạo dùng để gây ảnh
hưởng đến hoạt động của một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức
nhằm đạt được mục đích của mình trong những tình huống cụ thể. Phong cách
lãnh đạo tác động rất lớn đến tâm lý của người lao động. Nếu người lãnh đạo
14
biết tìm một cách thức lãnh đạo phù hợp với mong muốn của người lao động
thì sẽ tạo ra động lực làm việc cho người lao động, hướng động cơ làm việc
của người lao động phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Các công cụ và phương pháp tạo động lực mà nhà quản lý sử dụng.
Nhà quản lý có thể sử dụng hệ thống các công cụ tác động đến động lực
lao động như lương, thưởng, môi trường làm việc... Hệ công cụ gắn liền với
việc đáp ứng các nhu cầu bức thiết hiện tại của người lao động, do vậy có tác
động rất lớn đến động cơ, động lực làm việc của họ. Nhu cầu của con người
thay đổi từ thấp đến cao, do vậy nhà quản lý cũng phải thay đổi các công cụ
và phương pháp tạo động lực theo sự thay đổi liên tục của nhu cầu, có như
vậy mới có thể tác động lên người lao động theo cách mà họ muốn.
Văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là tập hợp những quan niệm mà các thành viên
trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết vấn đề nội bộ và xử lý
các vấn đề với môi trường xung