Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOANi LỜI CẢM ƠNii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTiii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒv MỤC LỤCvi PHẦN 1- MỞ ĐẦU1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI1 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN3 PHẦN 2- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU4 CHƯƠNG 14 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC4 QUẢN LÝ THU THUẾ4 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC4 1.1.1. Khái niệm về thuế4 1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế5 1.1.3. Hệ thống thuế và phân loại thuế8 1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế8 1.1.3.2 Phân loại thuế10 1.1.3.2.1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế10 1.1.3.2.2. Phân loại theo đối tượng đánh thuế11 1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường12 1.2. QUẢN LÝ THUẾ17 1.2.1. Khái niệm17 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế17 1.2.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế20 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy20 1.2.3.2. Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp21 1.2.4. Nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế23 1.2.4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế23 1.2.4.2. Quản lý đối tượng tính thuế24 1.2.4.3. Công tác tính thuế25 1.2.4.4. Nộp thuế vào ngân sách nhà nước26 1.2.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế27 1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ27 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ34 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thuế34 1.4.1.1. Hàn Quốc34 1.4.1.2. Anh quốc37 1.4.2. Một số nét về công tác quản lý thuế ở nước ta44 1.4.2.1. Những thành tựu đạt được44 1.4.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thuế47 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU51 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU51 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế51 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế54 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội54 2.1.2.2. Những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế (số liệu đến 2005)54 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU55 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu56 2.2.2. Phương pháp phân tích56 2.2.2.1. Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng56 2.2.2.2. Các phương pháp phân tích thống kê và phân tích định lượng56 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu57 2.2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích công tác quản lý thu thuế57 2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế58 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ59 3.1. TÌNH HÌNH THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001-200559 3.1.1. Tình hình thực hiện nguồn thu thuế59 3.1.2. Hiệu quả công tác quản lý thuế65 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ67 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành thuế Thừa Thiên Huế67 3.2.1.1. Cơ cấu bộ máy67 3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ68 3.2.2. Tình hình phân bố CBCC ngành Thuế Thừa Thiên Huế71 3.2.3. Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế71 3.2.3.1. Phân cấp quản lý thu71 3.2.3.2. Công tác quản lý với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ74 3.2.3.3 Công tác quản lý đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp80 3.2.3.4. Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể khai thác đánh bắt hải sản (thuế nghề cá)83 3.2.3.5. Quản lý thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế khác85 3.2.3.6. Tin học hoá công tác quản lý thu thuế86 3.2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế87 3.2.4.1. Tồn tại trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế87 3.2.4.2. Tồn tại trong công tác xác định doanh số tính thuế90 3.2.4.3. Tồn tại trong công tác tính thuế92 3.2.4.4. Tồn tại trong công tác hành thu và xử lý nợ đọng thuế93 3.2.4.5. Các công tác khác94 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ99 4.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ99 4.1.1. Mục tiêu99 4.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế103 4.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ104 4.2.1. Giải pháp cụ thể mang tính địa phương104 4.2.1.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trên cơ sở thực hiện tốt chế độ cấp mã số thuế104 4.2.1.2. Quản lý tốt căn cứ tính thuế trên cơ sở hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật và công tác kế toán lưu giữ sổ sách hoá đơn, chứng từ106 4.2.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế108 4.2.1.4. Xây dựng mô hình bộ máy theo chức năng109 4.2.1.5. Cải cách và áp dụng quy trình quản lý thuế mới111 4.2.1.6. Hiện đại hóa, tin học hóa quản lý thuế, nâng cao chất lượng nguồn lực113 4.2.1.8. Đẩy mạnh việc ủy nhiệm thu thuế các hộ kinh doanh cá thể hiện đang nộp thuế khoán cho chính quyền phường, xã118 4.2.2. Giải pháp mang tính vĩ mô119 4.2.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách thuế119 4.2.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý thuế, hành chính thuế129 4.3. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP132 4.3.1. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng nhân dân và UBND địa phương; có quy chế phối hợp giữa các ngành132 4.3.1.1 Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh.132 4.3.1.2. Cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành.133 4.3.2. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục thuế; phối hợp chặt chẽ với Sở KHĐT, Kho bạc NN, Cục Hải quan133 4.3.3. Đổi mới nhận thức về song trùng lãnh đạo giữa ngành thuế với chính quyền địa phương các cấp134 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực135 PHẦN 3 - KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ138 1. KẾT LUẬN138 2. KIẾN NGHỊ139 TÀI LIỆU THAM KHẢO142

doc157 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế, các nhà quản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trọng tâm của các nghiên cứu là: làm thế nào để chính sách thuế đạt được mục đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảo cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước; đồng thời góp phần phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh mới được tái thiết lập lại từ năm 1989, đã nhanh chóng hoà cùng với cả nước tạo thế, tạo đà vững bước đi lên; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá-du lịch ngày càng vững mạnh. Trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh đã luôn quan tâm xây dựng ngành tài chính - thuế tạo nguồn thu ngân sách, đáp ứng được nhiệm vụ chi tiêu ngày càng cao của tỉnh nhà. Kết quả thu ngân sách qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sách thuế đã phần nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; nuôi dưỡng được nguồn thu; Hệ thống quản lý thu thuế đã từng bước cải cách, hiện đại hóa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cho đội ngũ công chức thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thu thuế. Tuy nhiện, Hệ thống chính sách thuế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ở chính sách thuế, cũng như trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế. Hệ thống chính sách thuế chưa bắt nhịp được với sự phát triển ngày càng cao về khoa học, công nghệ. Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hóa một cách nhanh chóng đã làm cho chính sách thuế cũng như công tác tổ chức quản lý thuế bộc lộ nhiều bất cập và tính khả thi thấp. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý thu thì chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ, chồng chéo, nặng nề nên gây thất thu lớn về số lượng cơ sở, đơn vị thực tế có kinh doanh nhưng không nộp thuế hoặc nộp không đầy đủ, nợ đọng dây dưa thu ngân sách. Trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế chưa phát huy hết tác dụng của công cụ thuế để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc chọn đề tài : "Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện nhằm đạt được những mục đích sau đây: - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và công tác quản lý thuế. - Phân tích đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn, nhằm phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế gia nhập câu lạc bộ thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010. Đối tượng nghiên cứu là các sắc thuế chủ yếu đang thực hiện và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế Thừa Thiên Huế hiện tại, đề ra cơ cấu tổ chức mới theo hướng cải cách bộ máy hành chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia, phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực. Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý thuế trong đó có nhấn mạnh đến công tác thu thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với phạm vi đó, trọng tâm của vấn đề nghiên cứu chủ yếu bao gồm các loại thuế chủ yếu và các đối tượng quản lý thu thuế của địa phương. Nội dung chủ yếu của Luận văn : Từ phân tích kết quả thu thuế qua từng năm chỉ ra ưu, nhược điểm và tác động của chính sách thuế đến số thu Ngân sách, và phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội ở địa phương; nghiên cứu các nguyên nhân về mặt chính sách, chế độ, về tổ chức quản lý thu thuế, về đối tượng nộp thuế để đưa ra được những giải pháp tổ chức quản lý thuế khả thi trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do nét đặc thù của chủ đề nghiên cưu, để thưc hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội đã được sử dụng. Cụ thể của các phương pháp nghiên cứu này là: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê, phương pháp phân tích định lượng và phương pháp hạch toán, tứclà sử dụng hệ thống các chỉ tiêu GO, IC, ... để đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu thuế. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần chính : ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chính của luận văn gồm bốn chương : Chương 1 : Tổng quan lý luận về thuế và công tác quản lý thu thuế. Chương 2 : Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 : Thực trạng công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh TT-Huế. Chương 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Thừa Thiên Huế. PHẦN 2- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm về thuế Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song các lý luận về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế [33]. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra, mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó không phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này. Gần đây trong một số công trình nghiên cứu về thuế các nhà kinh tế cho rằng, để vạch rõ bản chất của thuế thì trong định nghĩa phải nêu bật được các khía cạnh sau : Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân; những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ‎ ý ‎‎‎nghĩa xã hội đặc biệt [39][42]. Kết hợp những hạt nhân hợp lý của các quan niệm về thuế kể trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo các mức độ mà pháp luật quy định. Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế để phục vụ cho mục tiêu phục vụ lợi ích công cộng. Nguồn thu về thuế không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Trong thực tế, ở nước ta hiện nay khi hình thành quỹ tiền tệ tập trung, Nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong đó có chức năng quản lý và xây dựng kinh tế thông qua việc kiến thiết, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội khác thì người nộp thuế thông qua đó đựơc hưởng một phần kết quả nộp thuế của mình [22]. Như vậy thuế ở nước ta luôn luôn là một khoản thu bắt buộc, không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế nhưng họ được gián tiếp hưởng lợi do chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước cho các công trình phúc lợi xã hội khác nhau [40][43]. 1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế Từ khái niệm thuế nói trên ta có thể thấy được bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó, những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển [43]. Nghiên cứu về thuế, người ta thấy có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các công cụ tài chính khác như sau : a) Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp nhân dân cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự. Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của Ngân sách Nhà nước [43]. Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ, được hình thành khách quan và có ‎ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước ta [39]. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Tính cưỡng bức, bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những l‎ý do sau : Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyển giao. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc các đối tượng có thu nhập phải chuyển giao [21]. Thứ hai, trong một xã hội hiện đại, các thành viên của cộng đồng ngày càng có nhu cầu cao về hàng hóa công cộng [20]. Nhìn chung đại bộ phận hàng hóa công cộng do Nhà nước sản xuất và cung cấp. Để sản xuất và cung cấp hàng hóa công cộng tất yếu phải bỏ chi phí, các chi phí đó phải được bù đắp từ nguồn thu nhập của những người thụ hưởng hàng hóa công cộng. Song do tính chất của hàng hóa công cộng không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và không muốn sử dụng theo khẩu phần, do đó, không có tính cạnh tranh, không thể trao đổi theo cơ chế thị trường. Chính vì vậy trong việc cung cấp hàng hóa công cộng xuất hiện “người ăn không” nghĩa là không tự nguyện trả tiền cho việc thừa hưởng hàng hóa công cộng. Do vậy để có chi phí cho việc cung cấp hàng hóa công cộng, Nhà nước chỉ có thể sử dụng phương pháp bắt buộc “người ăn không” chuyển giao thu nhập từ khu vực tư sang khu vực công [22]. Tuy nhiên tính bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi biểu hiện phạm pháp, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân [26]. Từ đặc trưng này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước như phí, lệ phí, công trái hoặc hình thức phạt bằng tiền. Hình thức phạt bằng tiền cũng là hình thức bắt buộc, song việc phạt bằng tiền chỉ xảy ra đối với người nộp phạt khi có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi ích nhà nước hoặc cộng đồng [31]. b) Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, biểu hiện ở các khía cạnh: Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp [43], [20]. Người nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao khoản thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao [1], [21] Thứ hai, Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không hoàn trả trực tiếp có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các dịch vụ công cộng của Nhà nước. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí [23]. c) Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được quy định trước bằng pháp luật. Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp l‎í cao của ‎thuế, mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này ‎không mang tính chất tùy tiện mà dựa trên những cơ sở khoa học nhất định và đã được xác định trong luật thuế. Những tiêu thức thường được xác định trước đối với thuế là : đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác [23]. d) Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định. Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động của ngân sách Nhà nước... Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế của Nhà nước, tâm l‎í, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc...Do thuế chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như vậy nên người ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp [23]. e) Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp l‎í của nhà nước đối với con người và tài sản [23]. Tóm lại, những thuộc tính cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất và nội dung bên trong của thuế. Từ những thuộc tính đó giúp ta phân biệt thuế với các hình thức động viên khác của ngân sách nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau. 1.1.3. Hệ thống thuế và phân loại thuế 1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết bao hàm việc xây dựng các sắc thuế, loại thuế; phương pháp thu, nộp trên những nguyên tắc nhất định .Tùy thuộc vào khả năng và ý đồ của từng Nhà nước trong việc điều tiết dòng thu nhập quốc dân, ở những giai đoạn lịch sử cụ thể mà hình thành những hệ thống thuế khác nhau. Tuy vậy, bất kỳ một hệ thống thuế nào cũng phải bao gồm 2 bộ phận : Hệ thống chính sách thuế và Hệ thống quản lý thuế. Chính sách thuế là tổng hợp các phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực thu nộp thuế; quản lý thuế là các biện pháp, thủ pháp thực hiện chính sách thuế để đạt được những mục tiêu đã định Khi xem xét hệ thống thuế của một quốc gia nhất định, người ta ít chú ý đến số lượng của các sắc thuế, các loại thuế trong hệ thống đó, mà chủ yếu đánh giá, xem xét đến khía cạnh chất lượng của nó. Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn cụ thể mà định hướng xây dựng hệ thống thuế riêng của mình. Hệ thống thuế đó phản ánh những mục tiêu của Nhà nước đặt ra [41]. Ở Việt nam, trong giai đoạn 1990 – 1998, Hệ thống chính sách thuế đã được cải cách đáng kể, đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế gồm 9 sắc thuế và một số loại phí, lệ phí, cụ thể : Thuế doanh thu Thuế hàng hoá Thuế lợi tức Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế nông nghiệp Thuế tài nguyên Thuế nhà, đất Thuế thu nhập dân cư Thuế vốn Và một số thuế mang tính chất lệ phí (như thuế môn bài, thuế sát sinh…) [41]. Hệ thống chính sách thuế hiện nay được xây dựng và hoàn chỉnh có tính pháp lý cao nhất đó là các văn bản Luật và đã đáp ứng được một số yêu cầu của một hệ thống chính sách thuế hiện đại, đó là : + Về tài chính : Đã bao quát hết mọi nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác và động viên nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng của ngân sách nhà nước, tạo được phần tích lũy cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng . + Về kinh tế : Thực sự phát huy tác dụng là công cụ có hiệu lực của Nhà nước tích cực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tăng cường hạch toán kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. + Về xã hội : Từng bước thực hiện yêu cầu động viên đóng góp công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập và tiêu dùng xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, an toàn xã hội. + Về nghiệp vụ : Chính sách chế độ đã có sự đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra; phát huy được quyền dân chủ và nâng cao được trách nhiệm và nghĩa vụ công dân về thuế [41]. 1.1.3.2 Phân loại thuế Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và tổ chức hành thu trong thực tế, người ta tiến hành phân loại thuế theo một số tiêu thức nhất định. 1.1.3.2.1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế Theo cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, thuế được chia thành hai loại : thuế trực thu và thuế gián thu. Sự phân loại này phụ thuộc vào đối tượng đánh thuế, mối quan hệ tương hỗ giữa người nộp thuế và nhà nước. - Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp lên một khoản thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, lợi tức...) hoặc tài sản (ruộng đất, nhà cửa, chứng khoán...) nào đó của người nộp thuế. Thuế trực thu thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế, dễ gây ra tâm lý bất bình trong nhân dân. Ở nước ta, trong hệ thống thuế hiện hành, các loại thuế dưới đây được xem là thuế trực thu : như thuế lợi tức, thuế thu nhập, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuế gián thu là một loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ và được ấn định dưới hình thức một khoản phụ thêm được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ nhằm điều tiết một phần thu nhập của người tiêu dùng. Khi áp dụng hình thức thuế gián thu, mối quan hệ giữa người nộp thuế và nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp. Ngày nay, sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu không còn rõ nét như trước đây. Ở giác độ hành chính đã có sự thống nhất quản lý đối với hai loại thuế. Trong các hệ thống thuế hiện đại, còn tồn tại hai phương thức thu thuế, nhưng mỗi phương thức đều tương ứng với hình thức thu gián tiếp. Thuế lúc này sẽ do người chủ các đơn vị nộp đối với các khoản lương bổng, hoặc do chủ ngân hàng nộp đối với các khoản tiền lãi về động sản, hay do người bán hàng nộp đối với các khoản chi tiêu. Tuy nhiên, thuế trực thu đáp ứng yêu cầu đánh thuế dựa trên khả năng chi trả hơn thuế gián thu, thuế suất trung bình sẽ tăng khi thu nhập gia tăng, và những người có thu nhập cao sẽ phải chịu thuế suất trung bình cao hơn [43]. 1.1.3.2.2. Phân loại theo đối tượng đánh thuế Phân loại theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại: - Thuế đánh vào hàng hoá: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. - Thuế đánh vào thu nhập, như: thuế lợi tức, thuế thu nhập. - Thuế đánh vào tài sản, như: thuế nhà, thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng nhà, đất.... - Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng, như: thuế tài nguyên, thu vốn ngân sách. Vận dụng cách phân loại này trong thực tế cho thấy hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế với những tác dụng riêng có khác nhau, từng loại thuế phát huy vai trò điều tiết trong các lĩnh vực nhất định song chúng vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau để đảm bảo thực hiện chức năng toàn diện của hệ thống thuế. Ngoài ra còn một số cách phân loại như: - Phân loại thuế dựa vào tính chất lũy tiến và lũy thoái - Phân loại thuế theo chế độ phân cấp quản lý, điều hành ngân sách: Thuế nhà nước, thuế địa phương - Phân loại theo phương thức sử dụng: Thuế tổng hợp, thuế chuyên dùng [43]. 1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Quản lý Nhà nước đối với kinh tế là một chức năng vốn có của Nhà nước, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết vai trò đó càng được coi trọng và phát huy. Với vai trò chủ yếu là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự can thiệp tích cực của Nhà nước thông qua hệ thống Pháp luật, đặc biệt là pháp luật tài chính, thuế, ngân hàng, trong đó vai trò của thuế trở nên cực kỳ quan trọng. Thuế được coi là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuế điều tiết thu nhập trong xã hội và góp phần đảm bảo công bằng xã hội [20]. ( Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước : Để có một nền tài chính Quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, các khoản viện trợ giảm xuống nhiều thì thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách quốc gia, là một bộ phận cơ bản của chính sách tài chính quốc gia. Sau 20 năm đổi mới tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7,5% [42]. Lạm phát được kìm hãm và đẩy lùi, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển. Quan hệ kinh tế đối ngoại từng bước được mở rộng và phát triển hội nhập . Trong bối cảnh đó thu ngân sách hàng năm tăng đều đặn năm sau cao hơn năm trước đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, góp phần tích lũy cho Ngân sách và cả việc chi trả nợ vay. Được như vậy thuế đã góp phần tích cực trong việc tăng thu Ngân sách. Tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng. Trong đó mức động viên thuế và phí chiếm vai trò quan trọng.  Đơn Vị Tính Nghìn Tỷ Đồng Nguồn: Tổng Cục Thuế, 2005 Sơ Đồ 1 : Kết quả thu ngân sách của nước ta giai đoạn
Luận văn liên quan